duyanh
12-03-2014, 12:49 PM
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/corruption21.jpg
GENERIC *2013* china corruption tham nhũng Ảnh minh họa
Sắp tới Pháp sẽ tiến hành các thủ tục dẫn độ đối với các nghi phạm người Trung Quốc, đặc biệt là hai đến ba quan chức tham nhũng có thể được tìm thấy. Ông Robert Gelli, giám đốc phụ trách về hình sự và ân xá hôm 01/12/2014 cho hãng tin Reuters biết như trên.
Chính quyền Trung Quốc sắp đưa cho Paris một danh sách các quan chức bị truy nã vì tội tham nhũng, nghi ngờ là đã trốn sang Pháp. Ông Robert Gelli, đã đến Trung Quốc gặp các đồng nhiệm hồi tháng 11, nói : « Theo Bắc Kinh, đó là những người đã làm giàu bằng cách tham nhũng, hoặc đã tị nạn ở nước khác, hoặc dùng tiền tham nhũng đầu tư vào các nước ».
Trong số các điều kiện được đưa ra để cho phép dẫn độ có các cam kết: không được áp dụng án tử hình, và phải tính đến thời hạn miễn tố.
Tập Cận Bình đã tung ra chiến dịnh chống tham nhũng quy mô, chủ yếu nhắm vào các quan chức và doanh nhân đã bỏ trốn ra ngoại quốc. Theo Tân Hoa Xã, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ 288 quan chức tham nhũng trốn chạy, trong đó có 126 người tự ra đầu thú. Tổ chức Global Financial Integrity Group chuyên phân tích các luồng tài chính bất hợp pháp, ước lượng có khoảng 1.080 tỉ đô la vốn đã được tuồn từ Trung Quốc ra nước ngoài từ 2002 đến 2011.
Theo các dữ liệu đầu tiên được Bắc Kinh cung cấp, sau khi đưa công an Trung Quốc sang công tác Paris vào tháng 11, có khoảng hơn một chục cái tên trong danh sách trao cho Pháp. Tuy nhiên không nhất thiết là các nghi can này đang có mặt tại Pháp, mà có thể trong khu vực châu Âu, trong đó chỉ hai hoặc ba người có khả năng đang trốn trên đất Pháp.
Bắc Kinh không ký hiệp định dẫn độ với Hoa Kỳ, Canada và Úc – các hướng đến ưa thích của tội phạm kinh tế, nhưng Úc chấp nhận hỗ trợ trong việc dẫn độ và tịch biên tài sản của các quan chức tham nhũng Trung Quốc. Còn với Pháp thì một hiệp định dẫn độ sắp được phê chuẩn.
Trong khi chờ đợi, mỗi yêu cầu dẫn độ của Bắc Kinh sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên phải tuân theo các thủ tục của Pháp. Chỉ có thể dẫn độ một nghi can nếu tòa phúc thẩm chấp thuận, và cuối cùng tùy thuộc vào sắc lệnh của Thủ tướng.
RFI
GENERIC *2013* china corruption tham nhũng Ảnh minh họa
Sắp tới Pháp sẽ tiến hành các thủ tục dẫn độ đối với các nghi phạm người Trung Quốc, đặc biệt là hai đến ba quan chức tham nhũng có thể được tìm thấy. Ông Robert Gelli, giám đốc phụ trách về hình sự và ân xá hôm 01/12/2014 cho hãng tin Reuters biết như trên.
Chính quyền Trung Quốc sắp đưa cho Paris một danh sách các quan chức bị truy nã vì tội tham nhũng, nghi ngờ là đã trốn sang Pháp. Ông Robert Gelli, đã đến Trung Quốc gặp các đồng nhiệm hồi tháng 11, nói : « Theo Bắc Kinh, đó là những người đã làm giàu bằng cách tham nhũng, hoặc đã tị nạn ở nước khác, hoặc dùng tiền tham nhũng đầu tư vào các nước ».
Trong số các điều kiện được đưa ra để cho phép dẫn độ có các cam kết: không được áp dụng án tử hình, và phải tính đến thời hạn miễn tố.
Tập Cận Bình đã tung ra chiến dịnh chống tham nhũng quy mô, chủ yếu nhắm vào các quan chức và doanh nhân đã bỏ trốn ra ngoại quốc. Theo Tân Hoa Xã, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ 288 quan chức tham nhũng trốn chạy, trong đó có 126 người tự ra đầu thú. Tổ chức Global Financial Integrity Group chuyên phân tích các luồng tài chính bất hợp pháp, ước lượng có khoảng 1.080 tỉ đô la vốn đã được tuồn từ Trung Quốc ra nước ngoài từ 2002 đến 2011.
Theo các dữ liệu đầu tiên được Bắc Kinh cung cấp, sau khi đưa công an Trung Quốc sang công tác Paris vào tháng 11, có khoảng hơn một chục cái tên trong danh sách trao cho Pháp. Tuy nhiên không nhất thiết là các nghi can này đang có mặt tại Pháp, mà có thể trong khu vực châu Âu, trong đó chỉ hai hoặc ba người có khả năng đang trốn trên đất Pháp.
Bắc Kinh không ký hiệp định dẫn độ với Hoa Kỳ, Canada và Úc – các hướng đến ưa thích của tội phạm kinh tế, nhưng Úc chấp nhận hỗ trợ trong việc dẫn độ và tịch biên tài sản của các quan chức tham nhũng Trung Quốc. Còn với Pháp thì một hiệp định dẫn độ sắp được phê chuẩn.
Trong khi chờ đợi, mỗi yêu cầu dẫn độ của Bắc Kinh sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên phải tuân theo các thủ tục của Pháp. Chỉ có thể dẫn độ một nghi can nếu tòa phúc thẩm chấp thuận, và cuối cùng tùy thuộc vào sắc lệnh của Thủ tướng.
RFI