duyanh
12-01-2014, 01:42 PM
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/29/141129161514_pope_bartholomew_624x351_afp.jpg
Công giáo và Chính thống giáo từng xung đột gay gắt
Giáo hoàng Francis đã kêu gọi các lãnh đạo Hồi giáo trên khắp thế giới lên án các hành động khủng bố nhân danh đạo Hồi.
Phát biểu khi đang trên máy bay trở về Rome, Giáo hoàng nói rằng Ngài hiểu mối nguy hại của định kiến đánh đồng Hồi giáo với khủng bố.
Ngài nói ‘việc lên án toàn cầu’ các hành động khủng bố sẽ giúp cho phần đông người Hồi giáo xóa bỏ định kiến này.
Giáo hoàng Francis trở về Vatican sau chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài ba ngày. Ngài đã có cuộc nói chuyện về sự chia rẽ giữa các tôn giáo.
‘Không đánh đồng Hồi giáo với khủng bố’
Ngài lên án những ai nói rằng ‘tất cả những tín đồ Hồi giáo đều là kẻ khủng bố’.
“Cũng như chúng ta không thể nói rằng tất cả những tín đồ Thiên chúa giáo đều là cực đoan,” Ngài nói.
Ở Istanbul, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi chấm dứt sự ngược đãi người Thiên chúa giáo ở Trung Đông.
Trong một tuyên bố chung, Giáo hoàng Francis và Giáo chủ Bartholomew I họ không thể nào buông xuôi để cho Trung Đông không có người Thiên chúa giáo.
Giáo chủ Bartholomew I là lãnh đạo tinh thần của 250 triệu người Chính thống giáo, một nhánh của Thiên chúa giáo đã phân ly với Rome hồi năm 1054.
Istanbul từng là Constantinople – trung tâm của Chính thống giáo cho đến cuộc chinh phục của đế quốc Ottoman vào năm 1453 biến nơi này thành vùng đất Hồi giáo.
Ngày nay ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có 120.000 tín đồ Thiên chúa giáo trong khi đại đa số 80 triệu dân của nước này theo đạo Hồi.
Khi đến thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, Giáo hoàng Francis cũng kêu gọi đối thoại với người Hồi giáo để đẩy lùi sự cực đoan và tình cảm quá khích tôn giáo.
‘Hòa bình cho Ukraine’
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/30/141130200017_pope_francis_640x360_ap.jpg
Giáo hoàng Francis đã bàn về những mâu thuẫn với Chính thống giáo và Hồi giáo
Trong những năm qua, các tín đồ Thiên chúa giáo đã trở thành mục tiêu tấn công của những kẻ Hồi giáo quá khích ở Iraq và Syria với đỉnh điểm là chiến dịch phân biệt đối xử tàn bạo của các chiến binh Nhà nước Hồi giáo khi họ chiếm được thành phố Mosul của Iraq hồi mùa hè.
Trong một tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo hai Giáo hội Thiên chúa giáo nói: “Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại chung đối với tình hình ở Iraq, Syria và toàn bộ khu vực Trung Đông.”
“Nhiều anh chị em tín hữu của chúng tôi đã bị ngược đãi và đã bị ép buộc phải rời bỏ nhà cửa. Thậm chí dường như người ta không còn coi trọng mạng người nữa và mạng người không còn ý nghĩa và có thể hy sinh vì những mục đích khác và tất cả điều này diễn ra trước sự bàng quan của nhiều người.”
Giáo trưởng và giáo hoàng cũng cùng kêu gọi hòa bình cho Ukraine.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã càng đào sâu sự khác biệt giữa đông đảo người Chính thống giáo với các cộng đồng Công giáo ở đất nước này.
Cả hai nhà lãnh đạo tôn giáo nói: “Chúng tôi cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine, một quốc gia theo Thiên chúa giáo từ lâu đời và chúng tôi cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan theo đuổi con đường đối thoại và tôn trọng luật pháp quốc tế để chấm dứt cuộc xung đột và để cho tất cả mọi người dân Ukraine sống hòa hợp.”
BBC
Công giáo và Chính thống giáo từng xung đột gay gắt
Giáo hoàng Francis đã kêu gọi các lãnh đạo Hồi giáo trên khắp thế giới lên án các hành động khủng bố nhân danh đạo Hồi.
Phát biểu khi đang trên máy bay trở về Rome, Giáo hoàng nói rằng Ngài hiểu mối nguy hại của định kiến đánh đồng Hồi giáo với khủng bố.
Ngài nói ‘việc lên án toàn cầu’ các hành động khủng bố sẽ giúp cho phần đông người Hồi giáo xóa bỏ định kiến này.
Giáo hoàng Francis trở về Vatican sau chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài ba ngày. Ngài đã có cuộc nói chuyện về sự chia rẽ giữa các tôn giáo.
‘Không đánh đồng Hồi giáo với khủng bố’
Ngài lên án những ai nói rằng ‘tất cả những tín đồ Hồi giáo đều là kẻ khủng bố’.
“Cũng như chúng ta không thể nói rằng tất cả những tín đồ Thiên chúa giáo đều là cực đoan,” Ngài nói.
Ở Istanbul, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi chấm dứt sự ngược đãi người Thiên chúa giáo ở Trung Đông.
Trong một tuyên bố chung, Giáo hoàng Francis và Giáo chủ Bartholomew I họ không thể nào buông xuôi để cho Trung Đông không có người Thiên chúa giáo.
Giáo chủ Bartholomew I là lãnh đạo tinh thần của 250 triệu người Chính thống giáo, một nhánh của Thiên chúa giáo đã phân ly với Rome hồi năm 1054.
Istanbul từng là Constantinople – trung tâm của Chính thống giáo cho đến cuộc chinh phục của đế quốc Ottoman vào năm 1453 biến nơi này thành vùng đất Hồi giáo.
Ngày nay ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có 120.000 tín đồ Thiên chúa giáo trong khi đại đa số 80 triệu dân của nước này theo đạo Hồi.
Khi đến thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, Giáo hoàng Francis cũng kêu gọi đối thoại với người Hồi giáo để đẩy lùi sự cực đoan và tình cảm quá khích tôn giáo.
‘Hòa bình cho Ukraine’
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/30/141130200017_pope_francis_640x360_ap.jpg
Giáo hoàng Francis đã bàn về những mâu thuẫn với Chính thống giáo và Hồi giáo
Trong những năm qua, các tín đồ Thiên chúa giáo đã trở thành mục tiêu tấn công của những kẻ Hồi giáo quá khích ở Iraq và Syria với đỉnh điểm là chiến dịch phân biệt đối xử tàn bạo của các chiến binh Nhà nước Hồi giáo khi họ chiếm được thành phố Mosul của Iraq hồi mùa hè.
Trong một tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo hai Giáo hội Thiên chúa giáo nói: “Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại chung đối với tình hình ở Iraq, Syria và toàn bộ khu vực Trung Đông.”
“Nhiều anh chị em tín hữu của chúng tôi đã bị ngược đãi và đã bị ép buộc phải rời bỏ nhà cửa. Thậm chí dường như người ta không còn coi trọng mạng người nữa và mạng người không còn ý nghĩa và có thể hy sinh vì những mục đích khác và tất cả điều này diễn ra trước sự bàng quan của nhiều người.”
Giáo trưởng và giáo hoàng cũng cùng kêu gọi hòa bình cho Ukraine.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã càng đào sâu sự khác biệt giữa đông đảo người Chính thống giáo với các cộng đồng Công giáo ở đất nước này.
Cả hai nhà lãnh đạo tôn giáo nói: “Chúng tôi cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine, một quốc gia theo Thiên chúa giáo từ lâu đời và chúng tôi cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan theo đuổi con đường đối thoại và tôn trọng luật pháp quốc tế để chấm dứt cuộc xung đột và để cho tất cả mọi người dân Ukraine sống hòa hợp.”
BBC