khieman
12-01-2014, 01:23 AM
.
Một khoảnh khắc hòa bình
giữa Ferguson bạo động
(Xây dựng) - Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một sĩ quan cảnh sát da trắng ôm ghì lấy cậu bé da đen 12 tuổi, nước mắt lăn dài trên má, ngay giữa đám đông biểu tình ở Portland, Oregon, Mỹ. Bức ảnh do nhiếp ảnh gia gốc Việt Johnny Huu Nguyen chụp, đã thu hút được sự chú ý lớn vào tạo nên cơn sốt trên các phương tiện truyền thông.
http://www.baoxaydung.com.vn/stores/news_dataimages/hiep/112014/30/16/160129baoxaydung_18.jpg (http://www.baoxaydung.com.vn/stores/news_dataimages/hiep/112014/30/16/160129baoxaydung_18.jpg)
Bức ảnh của nhiếp ảnh gia gốc Việt Johnny Nguyễn
khiến hàng trăm nghìn người dân Mỹ chết lặng.
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc đầy cảm động này được Johnny Nguyen chụp lại và đăng tải trên Facebook hôm 29/11 vừa qua. Truyền thông Mỹ mô tả đây là bức ảnh mang thông điệp mạnh mẽ, gây chấn động toàn thế giới và có tốc độ lây lan đến chóng mặt của nhiếp ảnh gia gốc Việt. Vài giờ sau khi bức ảnh được đăng tải trên Facebook, nó đã nhận được hơn 150.000 lượt chia sẻ, đồng loạt xuất hiện và được ca ngợi trên khắp các phương tiện truyền thông Mỹ. Cậu bé trong bức ảnh được xác định có tên Devonte Hart, 12 tuổi và người cảnh sát là trung sĩ Bret Barnum của Sở Cảnh sát Portland.
Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia tự do gốc Việt Johnny Nguyen, 20 tuổi, chụp trong một cuộc biểu tình tại Portland, Oregon (Mỹ) hôm 25/11. Nhiếp ảnh gia Johnny Nguyen cho biết anh chụp được cảnh này khi đang đi cùng đám đông biểu tình ở Ferguson phản đối nạn phân biệt chủng tộc.
“Khi đi ngang qua Devonte, cậu bé cầm tấm biển “Free Hugs” và nước mắt đang lăn dài, tôi biết rằng cậu bé này thật đặc biệt. Vì vậy, tôi đã nán lại quan sát và nhìn thấy cậu bé nói chuyện với viên cảnh sát Barnum. Sau đó, 2 người họ còn ôm nhau và tôi liền bấm máy vì nghĩ rằng thật là một cảnh tượng tuyệt vời. Một cảnh tượng đầy mạnh mẽ. Một cảnh tượng mang một thông điệp cần phải truyền tải. Một cảnh tượng hội tụ mọi thứ”, nhiếp ảnh gia Johnny Nguyen nói.
http://www.baoxaydung.com.vn/stores/news_dataimages/hiep/112014/30/16/160130baoxaydung_19.jpg (http://www.baoxaydung.com.vn/stores/news_dataimages/hiep/112014/30/16/160130baoxaydung_19.jpg)
Khoảng khắc cậu bé 12 tuổi, Devonte Hart tiến tới,
nói chuyện và ôm lấy sĩ quan cảnh sát Bret Barnum.
Ảnh: Facebook
Trong khi đó, bà Jen Hart, mẹ của Devonte Hart nói Trung sĩ Bret Barnum đã hỏi tại sao con tôi khóc và trong lúc ôm cậu bé, anh không ngừng nói xin lỗi.
“Phản ứng của con tôi có lẽ đã trả lời cho những lo ngại của viên cảnh sát về nạn bạo lực, phân biệt chủng tộc trong cộng đồng. Anh ta ôm lấy con tôi và nói xin lỗi nhiều lần”, bà Jen Hart nói.
Chủ nhân của bức ảnh cho biết, cậu đã nhận được hàng trăm email, tin nhắn chia sẻ cái cách mà bức ảnh của cậu khiến cho người ta cảm thấy tràn trề hi vọng, lấy lại được niềm tin vào con người, và khiến họ rơi nước mắt. Anh chia sẻ:
“Tôi nghĩ bức ảnh đã nói lên được rằng tất cả mọi người đang khao khát hi vọng giữa mịt mùng bạo lực và xung đột hôm nay. Tôi vui vì bức ảnh của tôi đã làm điều đó”.
Bức ảnh hiện vẫn đang được chia sẻ rộng rãi trên khắp các diễn đàn, mạng xã hội. Nhiều người cho rằng bức ảnh đã khiến họ thực sự xúc động rơi nước mắt và có thêm niềm tin vào tình người và nhận định đây chính là bức ảnh xúc động nhất năm 2014. CNN dẫn lời một người dùng Facebook chia sẻ rằng:
“Từ trái tim mình, tôi thật sự tin tưởng rằng đây là điều mà hầu hết tất cả mọi người mong muốn. Tôi yêu bức ảnh này và mong rằng cậu bé sẽ có được cuộc sống tốt đẹp nhất”.
Một tin nhắn trên mạng xã hội Twitter nói rằng:
“Đây là một hình ảnh cảm động nhất của năm. Cảm ơn bạn đã chụp lại khoảnh khắc này. Quốc gia này đang tuyệt vọng và cần những cái ôm”.
Cuộc biểu tình tại Portland, Oregon hôm 25/11 chỉ là một trong hàng loạt các sự kiện tương tự diễn ra khắp nước Mỹ, phản đối việc cảnh sát da trắng Darren Wilson không bị truy tố sau khi bắn chết thanh niên da đen Michael Brown tại Ferguson. Ở nhiều nơi, biểu tình đã biến thành bạo động.
Hồng Nhung
(Theo Dailymail, AP, USA Today)
Một khoảnh khắc hòa bình
giữa Ferguson bạo động
(Xây dựng) - Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một sĩ quan cảnh sát da trắng ôm ghì lấy cậu bé da đen 12 tuổi, nước mắt lăn dài trên má, ngay giữa đám đông biểu tình ở Portland, Oregon, Mỹ. Bức ảnh do nhiếp ảnh gia gốc Việt Johnny Huu Nguyen chụp, đã thu hút được sự chú ý lớn vào tạo nên cơn sốt trên các phương tiện truyền thông.
http://www.baoxaydung.com.vn/stores/news_dataimages/hiep/112014/30/16/160129baoxaydung_18.jpg (http://www.baoxaydung.com.vn/stores/news_dataimages/hiep/112014/30/16/160129baoxaydung_18.jpg)
Bức ảnh của nhiếp ảnh gia gốc Việt Johnny Nguyễn
khiến hàng trăm nghìn người dân Mỹ chết lặng.
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc đầy cảm động này được Johnny Nguyen chụp lại và đăng tải trên Facebook hôm 29/11 vừa qua. Truyền thông Mỹ mô tả đây là bức ảnh mang thông điệp mạnh mẽ, gây chấn động toàn thế giới và có tốc độ lây lan đến chóng mặt của nhiếp ảnh gia gốc Việt. Vài giờ sau khi bức ảnh được đăng tải trên Facebook, nó đã nhận được hơn 150.000 lượt chia sẻ, đồng loạt xuất hiện và được ca ngợi trên khắp các phương tiện truyền thông Mỹ. Cậu bé trong bức ảnh được xác định có tên Devonte Hart, 12 tuổi và người cảnh sát là trung sĩ Bret Barnum của Sở Cảnh sát Portland.
Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia tự do gốc Việt Johnny Nguyen, 20 tuổi, chụp trong một cuộc biểu tình tại Portland, Oregon (Mỹ) hôm 25/11. Nhiếp ảnh gia Johnny Nguyen cho biết anh chụp được cảnh này khi đang đi cùng đám đông biểu tình ở Ferguson phản đối nạn phân biệt chủng tộc.
“Khi đi ngang qua Devonte, cậu bé cầm tấm biển “Free Hugs” và nước mắt đang lăn dài, tôi biết rằng cậu bé này thật đặc biệt. Vì vậy, tôi đã nán lại quan sát và nhìn thấy cậu bé nói chuyện với viên cảnh sát Barnum. Sau đó, 2 người họ còn ôm nhau và tôi liền bấm máy vì nghĩ rằng thật là một cảnh tượng tuyệt vời. Một cảnh tượng đầy mạnh mẽ. Một cảnh tượng mang một thông điệp cần phải truyền tải. Một cảnh tượng hội tụ mọi thứ”, nhiếp ảnh gia Johnny Nguyen nói.
http://www.baoxaydung.com.vn/stores/news_dataimages/hiep/112014/30/16/160130baoxaydung_19.jpg (http://www.baoxaydung.com.vn/stores/news_dataimages/hiep/112014/30/16/160130baoxaydung_19.jpg)
Khoảng khắc cậu bé 12 tuổi, Devonte Hart tiến tới,
nói chuyện và ôm lấy sĩ quan cảnh sát Bret Barnum.
Ảnh: Facebook
Trong khi đó, bà Jen Hart, mẹ của Devonte Hart nói Trung sĩ Bret Barnum đã hỏi tại sao con tôi khóc và trong lúc ôm cậu bé, anh không ngừng nói xin lỗi.
“Phản ứng của con tôi có lẽ đã trả lời cho những lo ngại của viên cảnh sát về nạn bạo lực, phân biệt chủng tộc trong cộng đồng. Anh ta ôm lấy con tôi và nói xin lỗi nhiều lần”, bà Jen Hart nói.
Chủ nhân của bức ảnh cho biết, cậu đã nhận được hàng trăm email, tin nhắn chia sẻ cái cách mà bức ảnh của cậu khiến cho người ta cảm thấy tràn trề hi vọng, lấy lại được niềm tin vào con người, và khiến họ rơi nước mắt. Anh chia sẻ:
“Tôi nghĩ bức ảnh đã nói lên được rằng tất cả mọi người đang khao khát hi vọng giữa mịt mùng bạo lực và xung đột hôm nay. Tôi vui vì bức ảnh của tôi đã làm điều đó”.
Bức ảnh hiện vẫn đang được chia sẻ rộng rãi trên khắp các diễn đàn, mạng xã hội. Nhiều người cho rằng bức ảnh đã khiến họ thực sự xúc động rơi nước mắt và có thêm niềm tin vào tình người và nhận định đây chính là bức ảnh xúc động nhất năm 2014. CNN dẫn lời một người dùng Facebook chia sẻ rằng:
“Từ trái tim mình, tôi thật sự tin tưởng rằng đây là điều mà hầu hết tất cả mọi người mong muốn. Tôi yêu bức ảnh này và mong rằng cậu bé sẽ có được cuộc sống tốt đẹp nhất”.
Một tin nhắn trên mạng xã hội Twitter nói rằng:
“Đây là một hình ảnh cảm động nhất của năm. Cảm ơn bạn đã chụp lại khoảnh khắc này. Quốc gia này đang tuyệt vọng và cần những cái ôm”.
Cuộc biểu tình tại Portland, Oregon hôm 25/11 chỉ là một trong hàng loạt các sự kiện tương tự diễn ra khắp nước Mỹ, phản đối việc cảnh sát da trắng Darren Wilson không bị truy tố sau khi bắn chết thanh niên da đen Michael Brown tại Ferguson. Ở nhiều nơi, biểu tình đã biến thành bạo động.
Hồng Nhung
(Theo Dailymail, AP, USA Today)