khieman
11-29-2014, 09:06 PM
.
Quyền-được-chết?
Tuyên án buộc phải sống
Anna-Lena Roth
Chớp mắt là cách giao tiếp duy nhất của ông Tony Nicklinson với thế giới bên ngoài. Người đàn ông gốc Anh này đã sống trong trạng thái bệnh Locked-in-Syndrom từ bảy năm nay: cơ thể ông bại liệt nhưng trí óc ông tráng kiện. Trước tòa thượng thẩm Luân Đôn ông đã đệ đơn kiện quyền được chết và đã thua.
(http://cdn1.spiegel.de/images/image-389924-galleryV9-pqqq.jpg)http://cdn1.spiegel.de/images/image-389924-galleryV9-pqqq.jpg (http://cdn1.spiegel.de/images/image-389924-galleryV9-pqqq.jpg)
Tony Nicklinson không được phép chết. Từ nhiều năm nay, người đàn ông người Anh tranh đấu cho quyền được chết. Bất toại. Ngay cả tòa thượng thẩm ở Luân Đôn cũng phán cho người đàn ông 58 tuổi này phải sống tiếp tục. Không một bác sĩ nào được phép giúp đỡ ông kết thúc mạng sống của mình.
Hình ảnh và các đoạn quay phim diễn tả phản ứng của ông sau khi nghe tuyên bố. Thân thể Nicklinson rung lên, ông lắc lư qua lại thoát ra những tiếng rên rỉ bi thương, nước mắt tuôn trào. Ông có vẻ như đang đau đớn ngã quỵ trong lòng.
Nicklinson bị mang chứng bệnh Locked-in-Syndrom (bệnh chứng nội chế). Ông là tù nhân của chính cơ thể mình. Từ cổ trở xuống hoàn toàn bại liệt, trí óc lại hoàn toàn minh mẫn. Người đàn ông 58 tuổi không thể tự ăn uống, á khẩu và không thể tự vẫn. Tờ "The Independent" cho hay, trước kia ông là kỹ sư công chánh, cầu thủ chơi bầu dục cầu, thích uống bia, whisky và đi du lịch. Trong một lần đi công vụ năm 2005 ở Athen ông bị đột quỵ. Từ đó ông phải ngồi xe lăn và thường trực cần sự giúp đỡ bên ngoài.
Cách duy nhất để ông giao tiếp với thế giới bên ngoài là qua đôi mắt. Nicklinson sử dụng đôi mắt để trao đổi với vợ ông và qua sự trợ giúp của một nhu liệu máy tính, ông viết ra những đoạn văn ngắn ngủi. Ông đã viết thường xuyên nhật ký mạng và twitter từ ngày 13 tháng sáu. Đối với những đoạn văn mà người thường cần 20 phút thì ông phải cần 3 giờ đồng hồ để hoàn thành.
13. June: Hello world. I am tony nicklinson, I have locked-in syndrome and this is my first ever tweet.
13 tháng sáu: Xin chào mọi người. Tôi tên là Tony Nicklinson. Tôi bị bệnh Locked-in-Syndrom (bệnh chứng nội chế) và đây là đoạn tin tweet đầu tiên của tôi.
Nicklinson viết về sinh hoạt hằng ngày của ông, viết về những cuộc phỏng vấn với báo chí và viết về gia đình của ông: người vợ tên Jane và hai cô con gái Beth và Lauren hỗ trợ ông thực hiện các dự tính trong đầu. Ông cũng viết về những chuyện tầm phào ví dụ như ông viết con chó của ông bụng bị sình hơi, tán dóc về nữ tu và gái điếm.
16. June: A while ago Tyson, our dog, farted. The smell was awful and I immediately barred him from my room.
16 tháng sáu: mới đây Tyson, con chó của chúng tôi đánh rấm. Khó ngửi quá nên tôi đã đuổi cổ nó ngay lập tức ra khỏi phòng mình.
Cuộc đời của Nicklinson được tóm tắt trên vài trang giấy hồ sơ lưu của tòa Luân Đôn. Tự ông diễn tả về mình là một mẫu người "nhàm chán, khốn khổ, mất nhân phẩm và khó ưa". Ông chỉ còn được ăn thức ăn đã nghiền nát, nước uống được chuyển trực tiếp vào bao tử. Thường hay ho và phải nhờ người ngoài lau sạch đờm giải trên mặt của mình.
17. June: Can taste food (it's all a bit bland) but I cannot chew. I really miss chewing a crusty sandwich. Chewing enhances taste.
17 tháng sáu: Tôi có lại vị giác (thức ăn hơi vô vị) nhưng tôi không thể nhai. Tôi nhớ nhung cảm giác được cắn một mẩu sandwich giòn giòn. Nhai sẽ làm cho mùi vị thăng hoa.
(http://cdn2.spiegel.de/images/image-389805-galleryV9-jort.jpg)http://cdn2.spiegel.de/images/image-389805-galleryV9-jort.jpg (http://cdn2.spiegel.de/images/image-389805-galleryV9-jort.jpg)
Trong một điện thư in lại trong tập hồ sơ, Nicklinson đã thành tâm cầu khẩn quan tòa hãy để cho ông chết. Ông nộp đơn để kiện cần có quyền nhận được sự giúp đỡ, nhưng việc trợ tử bị nghiêm cấm ở Anh quốc. Trong một điện thư ông cho hay:
"Tôi đã mong muốn chấm dứt cuộc sống của mình từ năm 2007, việc này không phải là sự ham muốn nhất thời".
Một sự quyết định ngược lại ý ông sẽ đẩy ông vào một cuộc sống khốn khổ khôn cùng, ông viết:
19. Juni: I have always said that I want the choice so that when the time comes, I can go.
19 tháng sáu: Tôi luôn nói rằng tôi mong có được sự lựa chọn ra đi vào thời điểm thích hợp
Tuy nhiên các quan tòa ở Luân Đôn từ chối đơn kiện của ông, họ không muốn thỏa hiệp đi ngược lại luật pháp. Dù tình cảnh bi đát của người đàn ông 58 tuổi phơi bày, ngành tư pháp vẫn không dám xem thường luật pháp, mà theo đó "mỗi một sự trợ tử là tội cố sát", quan tòa tuyên bố như vậy. Câu hỏi được đặt ra có tầm quan trọng quá lớn để có thể quyết định trong tòa. Chỉ có quốc hội dưới danh nghĩa đại diện cho dân chúng mới có thể cho câu trả lời.
(http://cdn1.spiegel.de/images/image-389800-galleryV9-cgxr.jpg)http://cdn1.spiegel.de/images/image-389800-galleryV9-cgxr.jpg (http://cdn1.spiegel.de/images/image-389800-galleryV9-cgxr.jpg)
Liên quan đến sự kiện này ngoài Nicklinson ra, còn một người đàn ông, mà tòa án gọi tên là 'Martin'. Người đàn ông 47 tuổi này cũng bị tai biến đột quỵ, ông cũng bị bệnh Locked-in-Syndrom và cũng không được quyền chết. Ông này kiện ra tòa để những người tự nguyện giúp ông chuyển sang bệnh viện tư Dignitas ở Thụy Sĩ mà không cần sợ hãi truy tố của luật pháp nữa. Ông này cũng kiện bị thua. Sau khi nghe phán, ông nhờ luật sư đại diện bày tỏ rằng ông càng "giận dữ hơn, càng hãi hùng hơn nữa".
Trong lời biện hộ của chánh tòa, hai người đàn ông qua sự kiện cáo của họ đã "khơi dậy vấn đề trầm trọng mang tính cách tâm linh, đạo đức, tôn giáo và xã hội". Quan tòa Roger Toulson cho hay, cho phép họ được nhận trợ tử, sẽ có những hậu quả khôn lường khác, rộng rãi hơn, vượt qua cả trường hợp minh bạch của họ.
16. August: I believe the legal team acting on my behalf is prepared to go all the way with this but unfortunately for me it means yet another period of physical discomfort, misery and mental anguish while we find out who controls my life - me or the state.
16 tháng tám: Tôi tin tưởng các luật sư đại diện tôi, họ đã sẵn sàng cùng tôi tranh đấu đến cùng. Nhưng điều này với tôi cũng có nghĩa là bắt đầu một giai đoạn đau đớn thể xác, khốn nạn và đọa đày tâm trí cho đến khi có câu trả lời - ai quyết định cuộc đời của tôi - chính tôi hay là nhà nước.
Theo báo "Guardian" kể lại lời người vợ tên Jane của ông, Nicklinson muốn kháng án đến cuối năm nay. Từ bây giờ đến đó với ông là: tiếp tục cuộc sống. Sáng 8 giờ 30 cẩu ra khỏi giường, được làm vệ sinh cá nhân, được thay quần áo, được cho ăn; buổi trưa viết lách, xế chiều xem truyền hình; tối lúc 22 giờ 30 được thay quần áo, vệ sinh cá nhân và cẩu lên giường. Trong đêm được trở tới trở lui ba bốn lần.
Theo tờ báo thuật lại, vợ ông cho biết rằng Nicklinson chỉ có hai cách. Đợi xem có được gọi thẩm định hoặc là tuyệt thực cho đến chết.
* dịch lại theo Spiegel
Nguồn: dactrung online
Quyền-được-chết?
Tuyên án buộc phải sống
Anna-Lena Roth
Chớp mắt là cách giao tiếp duy nhất của ông Tony Nicklinson với thế giới bên ngoài. Người đàn ông gốc Anh này đã sống trong trạng thái bệnh Locked-in-Syndrom từ bảy năm nay: cơ thể ông bại liệt nhưng trí óc ông tráng kiện. Trước tòa thượng thẩm Luân Đôn ông đã đệ đơn kiện quyền được chết và đã thua.
(http://cdn1.spiegel.de/images/image-389924-galleryV9-pqqq.jpg)http://cdn1.spiegel.de/images/image-389924-galleryV9-pqqq.jpg (http://cdn1.spiegel.de/images/image-389924-galleryV9-pqqq.jpg)
Tony Nicklinson không được phép chết. Từ nhiều năm nay, người đàn ông người Anh tranh đấu cho quyền được chết. Bất toại. Ngay cả tòa thượng thẩm ở Luân Đôn cũng phán cho người đàn ông 58 tuổi này phải sống tiếp tục. Không một bác sĩ nào được phép giúp đỡ ông kết thúc mạng sống của mình.
Hình ảnh và các đoạn quay phim diễn tả phản ứng của ông sau khi nghe tuyên bố. Thân thể Nicklinson rung lên, ông lắc lư qua lại thoát ra những tiếng rên rỉ bi thương, nước mắt tuôn trào. Ông có vẻ như đang đau đớn ngã quỵ trong lòng.
Nicklinson bị mang chứng bệnh Locked-in-Syndrom (bệnh chứng nội chế). Ông là tù nhân của chính cơ thể mình. Từ cổ trở xuống hoàn toàn bại liệt, trí óc lại hoàn toàn minh mẫn. Người đàn ông 58 tuổi không thể tự ăn uống, á khẩu và không thể tự vẫn. Tờ "The Independent" cho hay, trước kia ông là kỹ sư công chánh, cầu thủ chơi bầu dục cầu, thích uống bia, whisky và đi du lịch. Trong một lần đi công vụ năm 2005 ở Athen ông bị đột quỵ. Từ đó ông phải ngồi xe lăn và thường trực cần sự giúp đỡ bên ngoài.
Cách duy nhất để ông giao tiếp với thế giới bên ngoài là qua đôi mắt. Nicklinson sử dụng đôi mắt để trao đổi với vợ ông và qua sự trợ giúp của một nhu liệu máy tính, ông viết ra những đoạn văn ngắn ngủi. Ông đã viết thường xuyên nhật ký mạng và twitter từ ngày 13 tháng sáu. Đối với những đoạn văn mà người thường cần 20 phút thì ông phải cần 3 giờ đồng hồ để hoàn thành.
13. June: Hello world. I am tony nicklinson, I have locked-in syndrome and this is my first ever tweet.
13 tháng sáu: Xin chào mọi người. Tôi tên là Tony Nicklinson. Tôi bị bệnh Locked-in-Syndrom (bệnh chứng nội chế) và đây là đoạn tin tweet đầu tiên của tôi.
Nicklinson viết về sinh hoạt hằng ngày của ông, viết về những cuộc phỏng vấn với báo chí và viết về gia đình của ông: người vợ tên Jane và hai cô con gái Beth và Lauren hỗ trợ ông thực hiện các dự tính trong đầu. Ông cũng viết về những chuyện tầm phào ví dụ như ông viết con chó của ông bụng bị sình hơi, tán dóc về nữ tu và gái điếm.
16. June: A while ago Tyson, our dog, farted. The smell was awful and I immediately barred him from my room.
16 tháng sáu: mới đây Tyson, con chó của chúng tôi đánh rấm. Khó ngửi quá nên tôi đã đuổi cổ nó ngay lập tức ra khỏi phòng mình.
Cuộc đời của Nicklinson được tóm tắt trên vài trang giấy hồ sơ lưu của tòa Luân Đôn. Tự ông diễn tả về mình là một mẫu người "nhàm chán, khốn khổ, mất nhân phẩm và khó ưa". Ông chỉ còn được ăn thức ăn đã nghiền nát, nước uống được chuyển trực tiếp vào bao tử. Thường hay ho và phải nhờ người ngoài lau sạch đờm giải trên mặt của mình.
17. June: Can taste food (it's all a bit bland) but I cannot chew. I really miss chewing a crusty sandwich. Chewing enhances taste.
17 tháng sáu: Tôi có lại vị giác (thức ăn hơi vô vị) nhưng tôi không thể nhai. Tôi nhớ nhung cảm giác được cắn một mẩu sandwich giòn giòn. Nhai sẽ làm cho mùi vị thăng hoa.
(http://cdn2.spiegel.de/images/image-389805-galleryV9-jort.jpg)http://cdn2.spiegel.de/images/image-389805-galleryV9-jort.jpg (http://cdn2.spiegel.de/images/image-389805-galleryV9-jort.jpg)
Trong một điện thư in lại trong tập hồ sơ, Nicklinson đã thành tâm cầu khẩn quan tòa hãy để cho ông chết. Ông nộp đơn để kiện cần có quyền nhận được sự giúp đỡ, nhưng việc trợ tử bị nghiêm cấm ở Anh quốc. Trong một điện thư ông cho hay:
"Tôi đã mong muốn chấm dứt cuộc sống của mình từ năm 2007, việc này không phải là sự ham muốn nhất thời".
Một sự quyết định ngược lại ý ông sẽ đẩy ông vào một cuộc sống khốn khổ khôn cùng, ông viết:
19. Juni: I have always said that I want the choice so that when the time comes, I can go.
19 tháng sáu: Tôi luôn nói rằng tôi mong có được sự lựa chọn ra đi vào thời điểm thích hợp
Tuy nhiên các quan tòa ở Luân Đôn từ chối đơn kiện của ông, họ không muốn thỏa hiệp đi ngược lại luật pháp. Dù tình cảnh bi đát của người đàn ông 58 tuổi phơi bày, ngành tư pháp vẫn không dám xem thường luật pháp, mà theo đó "mỗi một sự trợ tử là tội cố sát", quan tòa tuyên bố như vậy. Câu hỏi được đặt ra có tầm quan trọng quá lớn để có thể quyết định trong tòa. Chỉ có quốc hội dưới danh nghĩa đại diện cho dân chúng mới có thể cho câu trả lời.
(http://cdn1.spiegel.de/images/image-389800-galleryV9-cgxr.jpg)http://cdn1.spiegel.de/images/image-389800-galleryV9-cgxr.jpg (http://cdn1.spiegel.de/images/image-389800-galleryV9-cgxr.jpg)
Liên quan đến sự kiện này ngoài Nicklinson ra, còn một người đàn ông, mà tòa án gọi tên là 'Martin'. Người đàn ông 47 tuổi này cũng bị tai biến đột quỵ, ông cũng bị bệnh Locked-in-Syndrom và cũng không được quyền chết. Ông này kiện ra tòa để những người tự nguyện giúp ông chuyển sang bệnh viện tư Dignitas ở Thụy Sĩ mà không cần sợ hãi truy tố của luật pháp nữa. Ông này cũng kiện bị thua. Sau khi nghe phán, ông nhờ luật sư đại diện bày tỏ rằng ông càng "giận dữ hơn, càng hãi hùng hơn nữa".
Trong lời biện hộ của chánh tòa, hai người đàn ông qua sự kiện cáo của họ đã "khơi dậy vấn đề trầm trọng mang tính cách tâm linh, đạo đức, tôn giáo và xã hội". Quan tòa Roger Toulson cho hay, cho phép họ được nhận trợ tử, sẽ có những hậu quả khôn lường khác, rộng rãi hơn, vượt qua cả trường hợp minh bạch của họ.
16. August: I believe the legal team acting on my behalf is prepared to go all the way with this but unfortunately for me it means yet another period of physical discomfort, misery and mental anguish while we find out who controls my life - me or the state.
16 tháng tám: Tôi tin tưởng các luật sư đại diện tôi, họ đã sẵn sàng cùng tôi tranh đấu đến cùng. Nhưng điều này với tôi cũng có nghĩa là bắt đầu một giai đoạn đau đớn thể xác, khốn nạn và đọa đày tâm trí cho đến khi có câu trả lời - ai quyết định cuộc đời của tôi - chính tôi hay là nhà nước.
Theo báo "Guardian" kể lại lời người vợ tên Jane của ông, Nicklinson muốn kháng án đến cuối năm nay. Từ bây giờ đến đó với ông là: tiếp tục cuộc sống. Sáng 8 giờ 30 cẩu ra khỏi giường, được làm vệ sinh cá nhân, được thay quần áo, được cho ăn; buổi trưa viết lách, xế chiều xem truyền hình; tối lúc 22 giờ 30 được thay quần áo, vệ sinh cá nhân và cẩu lên giường. Trong đêm được trở tới trở lui ba bốn lần.
Theo tờ báo thuật lại, vợ ông cho biết rằng Nicklinson chỉ có hai cách. Đợi xem có được gọi thẩm định hoặc là tuyệt thực cho đến chết.
* dịch lại theo Spiegel
Nguồn: dactrung online