duyanh
11-28-2014, 02:02 PM
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/08/04/140804151654_pattaramon_chanbua_512x288_afp.jpg
Bé Gammy và mẹ đẻ
Nghị viện Thái Lan bỏ phiếu nhằm thông qua lệnh cấm mang thai hộ sau khi nhiều người bày tỏ bất bình trước nhiều vụ đẻ thuê thương mại diễn ra thiếu kiểm soát.
Dự luật được thông qua lần đầu vào hôm thứ Sáu 28/11 với 177 phiếu bầu, với quy định người vi phạm có thể phải chịu tới 10 năm tù.
Hồi tháng 8/2014, truyền thông quốc tế đưa tin về vụ một cặp đôi người Úc bị cáo buộc bỏ rơi Gammy, cậu bé do một người mẹ gốc Thái Lan được thuê đẻ, và bị mắc chứng Down.
Bất bình về các vụ đẻ thuê thương mại ở Thái Lan ngày càng tăng khi một người Nhật bị phát hiện là cha của chín trẻ em là con thuê đẻ.
Lãnh đạo quân đội đang nắm quyền Thái Lan hứa sẽ chấm dứt tình trạng thuê mang thai ở Thái Lan.
“Chúng tôi muốn chấm dứt việc người nước ngoài cho rằng Thái Lan là nhà máy sản xuất trẻ em,” nhà làm luật Wallop Tungkananurak nói với hãng tin AFP.
Tai tiếng
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/28/141128113432__76855326_76855319.jpg
Wendy và David Farnell cùng em gái sinh đôi của Gammy
Thuê mang thai bị Ủy ban Y tế Thái Lan cấm từ năm 1997.
Cơ quan này từng nói rất cụ thể rằng “không gì có thể bù đắp lại được” cho những người hiến tặng giao tử hay những phụ nữ mang thai hộ.
Họ cũng nói thêm rằng, người phụ nữ mang thai hộ phải “có quan hệ ruột thịt với một trong hai người của cặp đôi”.
Tuy nhiên, đẻ thuê đã bùng nổ thành một ngành công nghiệp ở Thái Lan, thu hút rất nhiều người nước ngoài.
Gần đây Thái Lan đã vướng phải nhiều vụ tai tiếng về các vụ thuê mang thai hộ.
Vụ đầu tiên lộ ra khi người mẹ đẻ thuê cáo buộc đôi vợ chồng người Úc David và Wendy Farnell bỏ lại Gammy với cô và chỉ đón em gái sinh đôi về nhà.
Pattharamon Chanbua sau đó cũng nói cặp đôi đã yêu cầu cô phá thai khi biết Gammy bị khuyết tật, vi phạm đức tin Phật giáo của cô.
Hai vợ chồng Farnell phủ nhận cáo buộc trên, và nói với truyền thông Úc rằng họ đã muốn mang bé đi nhưng cô Chanbua kiên quyết giữ Gammy lại.
Theo luật pháp Thái Lan, những người mang thai hộ vẫn được coi là người mẹ hợp pháp của đứa trẻ do họ sinh ra.
Không lâu sau vụ Gammy và vụ người đàn ông Nhật, chính phủ Thái Lan bắt đầu áp dụng một số thiết chế đối với các cặp vợ chồng bỏ lại con đã thuê đẻ.
Quyết định trên ảnh hưởng tới nhiều cặp vợ chồng khác, buộc phải có giấy của tòa án để mang con về.
BBC
Bé Gammy và mẹ đẻ
Nghị viện Thái Lan bỏ phiếu nhằm thông qua lệnh cấm mang thai hộ sau khi nhiều người bày tỏ bất bình trước nhiều vụ đẻ thuê thương mại diễn ra thiếu kiểm soát.
Dự luật được thông qua lần đầu vào hôm thứ Sáu 28/11 với 177 phiếu bầu, với quy định người vi phạm có thể phải chịu tới 10 năm tù.
Hồi tháng 8/2014, truyền thông quốc tế đưa tin về vụ một cặp đôi người Úc bị cáo buộc bỏ rơi Gammy, cậu bé do một người mẹ gốc Thái Lan được thuê đẻ, và bị mắc chứng Down.
Bất bình về các vụ đẻ thuê thương mại ở Thái Lan ngày càng tăng khi một người Nhật bị phát hiện là cha của chín trẻ em là con thuê đẻ.
Lãnh đạo quân đội đang nắm quyền Thái Lan hứa sẽ chấm dứt tình trạng thuê mang thai ở Thái Lan.
“Chúng tôi muốn chấm dứt việc người nước ngoài cho rằng Thái Lan là nhà máy sản xuất trẻ em,” nhà làm luật Wallop Tungkananurak nói với hãng tin AFP.
Tai tiếng
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/28/141128113432__76855326_76855319.jpg
Wendy và David Farnell cùng em gái sinh đôi của Gammy
Thuê mang thai bị Ủy ban Y tế Thái Lan cấm từ năm 1997.
Cơ quan này từng nói rất cụ thể rằng “không gì có thể bù đắp lại được” cho những người hiến tặng giao tử hay những phụ nữ mang thai hộ.
Họ cũng nói thêm rằng, người phụ nữ mang thai hộ phải “có quan hệ ruột thịt với một trong hai người của cặp đôi”.
Tuy nhiên, đẻ thuê đã bùng nổ thành một ngành công nghiệp ở Thái Lan, thu hút rất nhiều người nước ngoài.
Gần đây Thái Lan đã vướng phải nhiều vụ tai tiếng về các vụ thuê mang thai hộ.
Vụ đầu tiên lộ ra khi người mẹ đẻ thuê cáo buộc đôi vợ chồng người Úc David và Wendy Farnell bỏ lại Gammy với cô và chỉ đón em gái sinh đôi về nhà.
Pattharamon Chanbua sau đó cũng nói cặp đôi đã yêu cầu cô phá thai khi biết Gammy bị khuyết tật, vi phạm đức tin Phật giáo của cô.
Hai vợ chồng Farnell phủ nhận cáo buộc trên, và nói với truyền thông Úc rằng họ đã muốn mang bé đi nhưng cô Chanbua kiên quyết giữ Gammy lại.
Theo luật pháp Thái Lan, những người mang thai hộ vẫn được coi là người mẹ hợp pháp của đứa trẻ do họ sinh ra.
Không lâu sau vụ Gammy và vụ người đàn ông Nhật, chính phủ Thái Lan bắt đầu áp dụng một số thiết chế đối với các cặp vợ chồng bỏ lại con đã thuê đẻ.
Quyết định trên ảnh hưởng tới nhiều cặp vợ chồng khác, buộc phải có giấy của tòa án để mang con về.
BBC