duyanh
11-19-2014, 01:40 PM
Thua thầu 2,7 tỉ USD ở Mỹ, “vua rác” David Dương ngậm ngùi nhận lót tay 15 triệu USD
Vua rác David Dương mất hợp đồng 1 tỷ đô la Mỹ với chính quyền thành phố Oakland là một sự kiện chấn động ở thành phố cảng xinh đẹp của tiểu bang Cali. Xung quanh vụ việc này có nhiều tình tiết gay cấn. Để rộng đường dư luận chúng tôi xin tổng hợp những thông tin đăng tải trên báo tiếng Anh về vụ David Dương để vuột hợp đồng béo bở này.
http://static9.nguyentandung.org/files/2014/11/david_duong_tuwv.jpg
Hồi tháng 7.2014, báo chí Mỹ đưa tin Công ty California Waste Solution (CWS) của ông vua phế liệu gốc Việt David Dương
được sự hậu thuẫn của chính quyền thành phố Oakland (Mỹ) giành hợp đồng thu gom và xử lý rác trọn gói trị giá 1 tỷ đô la.
Thế nhưng, sau đó tin tức trở nên nhiễu khi một số tờ báo trong nước giật tít David Dương giành hợp đồng cũng tại thành phố Oakland với giá …2,7 tỉ đô la.
Nhưng sự chênh lệnh về giá trị hợp đồng giữa truyền thông trong nước và truyền thông Mỹ chưa phải là điều kỳ lạ nhất trong thương vụ này.
Cuối tháng 9, tức gần hai tháng sau vụ thắng thầu ầm ĩ, doanh nhân gốc Việt David Dương buộc phải ngậm ngùi nhường lại hợp đồng cho chính công ty đối thủ Waste Management (WM) mà ông từng hùng hồn tuyên bố đã đánh bại.
Câu chuyện thần thoại chàng David nhỏ bé đánh thắng người khổng lồ Goliah được truyền thông sử dụng để tung hô David Dương khi ông thắng thầu hồi tháng 7. Nhưng rốt cuộc, giấc mơ đẹp của “người tí hon” chỉ là giấc mơ mà thôi.
David đã không thể đánh bại người khổng lồ Goliah, CWS bị dồn vào thế phải nghẹn ngào từ bỏ hợp đồng 1 tỷ đô với hội đồng thành phố Oakland. Đổi lại, công ty WM trả cho CWS một khoản tiền rất khiêm tốn nếu so với con số 1 tỷ đô la mà lẽ ra CWS có thể kiếm được trong vòng 10 năm.
Theo bài báo đăng trên trang tin eastbayexpress.com của tác giả Sam Levin, hai công ty CWS và WM đã đi đến một thỏa hiệp nhằm chấm dứt những điều tiếng ồn ào xung quanh bản hợp đồng tỷ đô với chính quyền thành phố Oakland.
Theo thỏa hiệp này, WM tiếp tục nắm quyền thu gom rác trong khi CWS giành quyền tái chế toàn bộ rác thải thu gom được.
Ngài thị trưởng thành phố cũng tuyên bố rằng WM đã đồng ý trả án phí trong vụ đơn phương kiện chính quyền thành phố sau khi để mất hợp đồng vào công ty của David Dương.
Động thái này chứng tỏ sự nhượng bộ của chính quyền thành phố Oakland trước những đòn hiểm mà công ty WM đã kỳ công lên kế hoạch rất bài bản. Phía chính quyền không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc đứng giữa làm cầu nối cho hai công ty cùng chia phần hưởng lợi từ rác thải sinh hoạt của dân chúng thành phố Oakland…
Câu hỏi đặt ra là tại sao CWS phải chịu nhả miếng ăn ngay cả khi bữa ăn thịnh soạn của họ dường như đã được chính quyền an bài ?
Đương nhiên không phải là số tiền bồi thường mang tính an ủi mà họ nhận được từ WM.
Theo một bài báo của tác giả Doug Oakley mà trang tin contracostratimes.com đăng lại từ tờ Oakland Tribune, ông David Dương lý giải hành động nhường món lợi béo bở cho đối thủ vì công ty ông đang ở trong tình thế “phải đối mặt với nhiều chi phí cao ngất ngưởng.” Ông đành chọn giải pháp an toàn là rút êm với 15 triệu đô tiền lót tay từ WM. Sự thật ông đã để lỡ cơ hội kiếm 1 tỷ đô la trong 10 năm tới.
15 triệu đô của công ty của David Dương nhận từ WM gồm 2,5 triệu đô la tiền án phí và 12,5 triệu đô la để chi trả cho những khoản tiền mà CWS đã đầu tư để thu gom rác sau khi thắng thầu hồi tháng 7.2014.
Theo thông tin trong bài viết của tác giả Doug Oakley, thay vì vớ bẫm hợp đồng thu gom trọn gói, CWS chỉ nhận 20 triệu đô la mỗi năm trong vòng 20 năm cho công đoạn tái chế rác thải của thành phố..
Ông Hội đồng Dan Kalb giữ thể diện cho David Dương khi trao đổi với Doug Oakley:
“Chúng tôi trao trả hợp đồng cho WM vì CWS muốn như thế.”
Đối với chính quyền, vụ dàn xếp giữa WM và CWS có thể khiến họ thở phào nhẹ nhõm. Sau khi thua thầu, WM phát động chiến dịch kêu gọi nhân dân thành phố Oakland gửi kiến nghị lên hội đồng thành phố. Mối quan hệ giữa WM và giới chức địa phương càng trở nên căng thẳng.
Về phía WM, cuối cùng họ cũng muốn làm hòa với chính quyền. Công ty WM đồng ý trả giúp thành phố khoản án phí trị giá 800.000 đô la.
Nhưng chính khách khôn ngoan không bao giờ muốn gây sự với những gã nhà giàu. Bởi trong một nền chính trị nổi tiếng với các cuộc vận động hành lang, tương lai của các chính khách phụ thuôc rất nhiều vào hầu bao và mưu lược của giới doanh gia.
Khi doanh nghiệp nổi giận, họ tố ngược lại chính quyền. Đó là những gì xảy ra trong vụ thắng thầu rồi bị thua ngược của CWS. Công ty đối thủ WM buộc tội chính quyền đã làm một việc đầy rủi ro khi cho phép công ty gia đình David Dương thắng thầu.
CWS chiếm 50% thị phần rác tái chế của thành phố nhưng chưa từng có hợp đồng thu gom rác sinh hoạt của cư dân thành phố Oakland. Trong khi đó, WM hiện sở hữu 50% thị phần rác tái chế và điều hành toàn bộ đội xe thu gom rác ở đây. WM là một ông lớn trong ngành thu gom rác thải và có trụ sở ở Texas.
Với lập luận này, công ty WM khởi kiện chính quyền thành phố Oakland đã bỏ qua việc tuân thủ những quy trình của việc đấu thầu. Họ tố chính quyền đã chấp thuận cho CWS nộp hồ sơ dự thầu vào phút chót sau khi công ty này nắm được những thông tin bí mật có trong hồ sơ đấu thầu của WM.
Tuy nhiên, chính quyền phản bác. Họ đưa ra lý do chọn CWS vì công ty địa phương, có trụ sở tại Tây Oakland của ông David Dương đã dự thầu với giá thấp hơn giá WM đề nghị.
Công ty WM ra đòn hiểm khi quyết định kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý nhằm đảo ngược tình thế.
WM phải thu thập được 21.000 chữ ký ủng hộ họ tiếp tục hợp đồng thu gom rác cho thành phố trong thời gian ngắn.
Đòn chính trị này làm cho chính quyền Oakland bối rối. Hội đồng thành phố triệu tập phiên họp khẩn. Sau cuộc họp dài lê thê, thỏa hiệp giữa các bên đã đạt được.
Theo đó, WM sẽ được tiếp tục hợp đồng thu gom rác cho cư dân Oakland trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên, họ phải nhường toàn bộ thị phần tái chế cho công ty của ông David Dương.
Một thỏa thuận khác là WM phải lệnh cho cái gọi “Liên Minh Cư Dân Oakland vì một thành phố xanh,” phải chấm dứt ngay việc kêu gọi xin chữ ký để tổ chức trưng cầu dân ý. Cái “liên minh” này thực chất là một tổ chức nhận tài trợ của WM.
Một thành viên trong Hội đồng thành phố, ông Desley Brooks chỉ trích đường đi nước bước của WM là trò bắt nạt của doanh nghiệp đối với chính quyền. Ông Brooks còn buộc tội WM thiếu trung thực. Trong khi đó, một thành viên khác của Hội đồng thành phố tên là Larry Reid vắng mặt trong cuộc họp khẩn này.
Tuy nhiên, sự chống đối của ông Brooks và sự vắng măt của ông Reid, không làm ảnh hưởng đến thỏa hiệp cuối cùng mà chính quyền thành phố Oakland đứng ra dàn xếp cho WM và CWS.
Bà Hội đồng Lynette Gibson McElhaney là người đảm trọng trách hòa giải cuộc xung đột quyền lợi giữa WM và CWS.
Trong một thông báo gởi tới giới truyền thông, bà McElhaney nói cuộc chiến giữa David nhỏ bé và người khổng lồ Goliah đi đến hồi kết. Cái được của thỏa thuận này là thành phố sẽ bỏ ra chi phí thấp hơn để sử dụng dịch vụ cung cấp từ cả hai công ty.
Tổng số tiền mà chính quyền Oakland phải chi trả theo thỏa thuận mới này cho cả WM và CWS thậm chí còn thấp hơn số tiền mà thành phố phải trả cho một mình công ty của David Dương nếu như hợp đồng thu gom rác 10 năm của CWS thành hiện thực.
Ngoài ra, hai công ty WM và CWS sẽ phối hợp với các đơn vị khác do chính quyền chọn để tham gia sản xuất năng lượng từ rác thải hữu cơ.
Trong thông cáo báo chí, bà Mclhaney ca ngợi liên minh CWS và WM là một sự kiện lịch sử, thu hút sự quan tâm của dân chúng. Trong khi đó, thành phố Oakland đã khởi động một mô hình trong đó đối tượng được hưởng lợi là các doanh nghiệp địa phương, các nhà cung cấp dịch vụ dài hạn, và toàn bộ cư dân thành phố.
Thỏa hiệp giữa WM và CWS bao gồm những điểm quan trọng sau:
CWS sẽ thực hiện toàn bộ công đoạn tác chế rác thải trong hợp đồng, cho nên quy mô kinh doanh của họ được nhân đôi, và họ được trao cơ hội để tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Công ty của ông David Dương tiếp tục được mở rộng địa bàn của mình bằng việc mua thêm xe tải chở rác có tiêu chuẩn kỹ thuật thân thiện với môi trường trị giá 40 triệu đô.
Hơn nữa, CWS được tiếp tục xây dựng nhà máy tái chế rác sử dụng công nghệ tiên tiến nhất tại căn cứ quân sự cũ ở Tây Oakland.
Trong khi đó, WM sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ thu gom rác thải trên toàn thành phố Oakland. Họ sẽ phối hợp với các đối tác để tham gia quá trình sản xuất năng lượng xanh và sạch.
Bản thỏa thuận còn nhấn mạnh hai công ty sẽ đảm bảo công ăn việc làm cho nhân viên của mình. Đáng lưu ý, người đóng thuế ở Oakland hưởng lợi khi công ty CWS của David Dương chấp nhận giảm 50% của chi phí phụ trội mà đối thủ WM đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu của họ trước đây.
Đi kèm với thông cáo báo chí của chính quyền Oakland là một bản cáo bạch dài 190 trang nhằm đưa ra những con số cụ thể mà người dân Oakland phải chi trả cho vấn đề rác thải sinh hoạt.
Theo đó, khi hợp đồng có hiệu lực từ tháng 7.2015, mỗi hộ gia đình ở Oakland sẽ phải trả thêm mỗi tháng 36,82 đô la Mỹ, tăng 23.56% so với chi phí hiện nay.
Tuy gặp khó khăn ở Mỹ nhưng việc làm ăn ở công ty của David Dương ở Việt Nam lại đầy hứa hẹn với lợi thế kinh doanh độc quyền của công ty VWS của ông David Dương ở Bãi rác Đa Phước thành phố Hồ Chí Minh.Trên thực tế, thành phố Hồ Chí Minh hàng ngày phải trả số tiền xử lý rác cao gấp 17 lần so với thành phố Đà Nẵng.
[INDENT]Công nhân biểu tình chống CWS của David Dương tại Mỹ
Được biết, từ năm 1998, tại Công ty CWS có rất nhiều cuộc biểu tình do công nhân không đồng tình với mức lương, các chính sách mà công ty mang lại.
Tại thời điểm diễn ra vụ thương thảo cho gói thầu “khủng” thu gom, tái chế rác vào tháng 7/2013, hơn 200 công nhân tái chế của công ty CWS đồng loạt biểu tình, xuống đường phản đối Ban Giám đốc công ty.
Ông Emanuel San Gabriel, công nhân tái chế đã rời bỏ nơi làm việc đầy bụi bặm và ồn ào để tham gia cuộc biểu tình. Ông không hề đơn độc bởi bên cạnh ông là 100% đồng nghiệp cùng tham gia. Ông San Gabriel nói tại cuộc biểu tình rằng, công việc họ làm có giá trị cho cộng đồng và môi trường nhưng không được tôn trọng vì lương thấp và thiếu các lợi ích chính đáng.
Một công nhân tái chế tên Alejandra León từng chia sẻ vì công ty đối xử không tốt với câu nói “bỏ lửng” đầy ẩn ý: “Chúng tôi muốn cuộc sống tốt hơn cho gia đình. Chúng tôi làm công việc rất quan trọng cho môi trường và cộng đồng, và chúng tôi nghĩ công ty chắc chắn có đủ khả năng để có chính sách tốt hơn”.
Sự việc này diễn ra do sự xâm phạm nghiêm trọng luật lao động của CWS, dẫn tới cuộc bãi công hợp pháp của công nhân. Hầu hết mọi người đều nêu những vấn đề về việc không được tôn trọng. Đó là điều thường thấy chung ở những người lao động nhập cư. Điều đáng nói, cũng là dân nhập cư tại đất Mỹ nhưng David Dương dường như không quan trọng đến vấn đề này.
(Theo Một Thế Giới)
Vua rác David Dương mất hợp đồng 1 tỷ đô la Mỹ với chính quyền thành phố Oakland là một sự kiện chấn động ở thành phố cảng xinh đẹp của tiểu bang Cali. Xung quanh vụ việc này có nhiều tình tiết gay cấn. Để rộng đường dư luận chúng tôi xin tổng hợp những thông tin đăng tải trên báo tiếng Anh về vụ David Dương để vuột hợp đồng béo bở này.
http://static9.nguyentandung.org/files/2014/11/david_duong_tuwv.jpg
Hồi tháng 7.2014, báo chí Mỹ đưa tin Công ty California Waste Solution (CWS) của ông vua phế liệu gốc Việt David Dương
được sự hậu thuẫn của chính quyền thành phố Oakland (Mỹ) giành hợp đồng thu gom và xử lý rác trọn gói trị giá 1 tỷ đô la.
Thế nhưng, sau đó tin tức trở nên nhiễu khi một số tờ báo trong nước giật tít David Dương giành hợp đồng cũng tại thành phố Oakland với giá …2,7 tỉ đô la.
Nhưng sự chênh lệnh về giá trị hợp đồng giữa truyền thông trong nước và truyền thông Mỹ chưa phải là điều kỳ lạ nhất trong thương vụ này.
Cuối tháng 9, tức gần hai tháng sau vụ thắng thầu ầm ĩ, doanh nhân gốc Việt David Dương buộc phải ngậm ngùi nhường lại hợp đồng cho chính công ty đối thủ Waste Management (WM) mà ông từng hùng hồn tuyên bố đã đánh bại.
Câu chuyện thần thoại chàng David nhỏ bé đánh thắng người khổng lồ Goliah được truyền thông sử dụng để tung hô David Dương khi ông thắng thầu hồi tháng 7. Nhưng rốt cuộc, giấc mơ đẹp của “người tí hon” chỉ là giấc mơ mà thôi.
David đã không thể đánh bại người khổng lồ Goliah, CWS bị dồn vào thế phải nghẹn ngào từ bỏ hợp đồng 1 tỷ đô với hội đồng thành phố Oakland. Đổi lại, công ty WM trả cho CWS một khoản tiền rất khiêm tốn nếu so với con số 1 tỷ đô la mà lẽ ra CWS có thể kiếm được trong vòng 10 năm.
Theo bài báo đăng trên trang tin eastbayexpress.com của tác giả Sam Levin, hai công ty CWS và WM đã đi đến một thỏa hiệp nhằm chấm dứt những điều tiếng ồn ào xung quanh bản hợp đồng tỷ đô với chính quyền thành phố Oakland.
Theo thỏa hiệp này, WM tiếp tục nắm quyền thu gom rác trong khi CWS giành quyền tái chế toàn bộ rác thải thu gom được.
Ngài thị trưởng thành phố cũng tuyên bố rằng WM đã đồng ý trả án phí trong vụ đơn phương kiện chính quyền thành phố sau khi để mất hợp đồng vào công ty của David Dương.
Động thái này chứng tỏ sự nhượng bộ của chính quyền thành phố Oakland trước những đòn hiểm mà công ty WM đã kỳ công lên kế hoạch rất bài bản. Phía chính quyền không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc đứng giữa làm cầu nối cho hai công ty cùng chia phần hưởng lợi từ rác thải sinh hoạt của dân chúng thành phố Oakland…
Câu hỏi đặt ra là tại sao CWS phải chịu nhả miếng ăn ngay cả khi bữa ăn thịnh soạn của họ dường như đã được chính quyền an bài ?
Đương nhiên không phải là số tiền bồi thường mang tính an ủi mà họ nhận được từ WM.
Theo một bài báo của tác giả Doug Oakley mà trang tin contracostratimes.com đăng lại từ tờ Oakland Tribune, ông David Dương lý giải hành động nhường món lợi béo bở cho đối thủ vì công ty ông đang ở trong tình thế “phải đối mặt với nhiều chi phí cao ngất ngưởng.” Ông đành chọn giải pháp an toàn là rút êm với 15 triệu đô tiền lót tay từ WM. Sự thật ông đã để lỡ cơ hội kiếm 1 tỷ đô la trong 10 năm tới.
15 triệu đô của công ty của David Dương nhận từ WM gồm 2,5 triệu đô la tiền án phí và 12,5 triệu đô la để chi trả cho những khoản tiền mà CWS đã đầu tư để thu gom rác sau khi thắng thầu hồi tháng 7.2014.
Theo thông tin trong bài viết của tác giả Doug Oakley, thay vì vớ bẫm hợp đồng thu gom trọn gói, CWS chỉ nhận 20 triệu đô la mỗi năm trong vòng 20 năm cho công đoạn tái chế rác thải của thành phố..
Ông Hội đồng Dan Kalb giữ thể diện cho David Dương khi trao đổi với Doug Oakley:
“Chúng tôi trao trả hợp đồng cho WM vì CWS muốn như thế.”
Đối với chính quyền, vụ dàn xếp giữa WM và CWS có thể khiến họ thở phào nhẹ nhõm. Sau khi thua thầu, WM phát động chiến dịch kêu gọi nhân dân thành phố Oakland gửi kiến nghị lên hội đồng thành phố. Mối quan hệ giữa WM và giới chức địa phương càng trở nên căng thẳng.
Về phía WM, cuối cùng họ cũng muốn làm hòa với chính quyền. Công ty WM đồng ý trả giúp thành phố khoản án phí trị giá 800.000 đô la.
Nhưng chính khách khôn ngoan không bao giờ muốn gây sự với những gã nhà giàu. Bởi trong một nền chính trị nổi tiếng với các cuộc vận động hành lang, tương lai của các chính khách phụ thuôc rất nhiều vào hầu bao và mưu lược của giới doanh gia.
Khi doanh nghiệp nổi giận, họ tố ngược lại chính quyền. Đó là những gì xảy ra trong vụ thắng thầu rồi bị thua ngược của CWS. Công ty đối thủ WM buộc tội chính quyền đã làm một việc đầy rủi ro khi cho phép công ty gia đình David Dương thắng thầu.
CWS chiếm 50% thị phần rác tái chế của thành phố nhưng chưa từng có hợp đồng thu gom rác sinh hoạt của cư dân thành phố Oakland. Trong khi đó, WM hiện sở hữu 50% thị phần rác tái chế và điều hành toàn bộ đội xe thu gom rác ở đây. WM là một ông lớn trong ngành thu gom rác thải và có trụ sở ở Texas.
Với lập luận này, công ty WM khởi kiện chính quyền thành phố Oakland đã bỏ qua việc tuân thủ những quy trình của việc đấu thầu. Họ tố chính quyền đã chấp thuận cho CWS nộp hồ sơ dự thầu vào phút chót sau khi công ty này nắm được những thông tin bí mật có trong hồ sơ đấu thầu của WM.
Tuy nhiên, chính quyền phản bác. Họ đưa ra lý do chọn CWS vì công ty địa phương, có trụ sở tại Tây Oakland của ông David Dương đã dự thầu với giá thấp hơn giá WM đề nghị.
Công ty WM ra đòn hiểm khi quyết định kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý nhằm đảo ngược tình thế.
WM phải thu thập được 21.000 chữ ký ủng hộ họ tiếp tục hợp đồng thu gom rác cho thành phố trong thời gian ngắn.
Đòn chính trị này làm cho chính quyền Oakland bối rối. Hội đồng thành phố triệu tập phiên họp khẩn. Sau cuộc họp dài lê thê, thỏa hiệp giữa các bên đã đạt được.
Theo đó, WM sẽ được tiếp tục hợp đồng thu gom rác cho cư dân Oakland trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên, họ phải nhường toàn bộ thị phần tái chế cho công ty của ông David Dương.
Một thỏa thuận khác là WM phải lệnh cho cái gọi “Liên Minh Cư Dân Oakland vì một thành phố xanh,” phải chấm dứt ngay việc kêu gọi xin chữ ký để tổ chức trưng cầu dân ý. Cái “liên minh” này thực chất là một tổ chức nhận tài trợ của WM.
Một thành viên trong Hội đồng thành phố, ông Desley Brooks chỉ trích đường đi nước bước của WM là trò bắt nạt của doanh nghiệp đối với chính quyền. Ông Brooks còn buộc tội WM thiếu trung thực. Trong khi đó, một thành viên khác của Hội đồng thành phố tên là Larry Reid vắng mặt trong cuộc họp khẩn này.
Tuy nhiên, sự chống đối của ông Brooks và sự vắng măt của ông Reid, không làm ảnh hưởng đến thỏa hiệp cuối cùng mà chính quyền thành phố Oakland đứng ra dàn xếp cho WM và CWS.
Bà Hội đồng Lynette Gibson McElhaney là người đảm trọng trách hòa giải cuộc xung đột quyền lợi giữa WM và CWS.
Trong một thông báo gởi tới giới truyền thông, bà McElhaney nói cuộc chiến giữa David nhỏ bé và người khổng lồ Goliah đi đến hồi kết. Cái được của thỏa thuận này là thành phố sẽ bỏ ra chi phí thấp hơn để sử dụng dịch vụ cung cấp từ cả hai công ty.
Tổng số tiền mà chính quyền Oakland phải chi trả theo thỏa thuận mới này cho cả WM và CWS thậm chí còn thấp hơn số tiền mà thành phố phải trả cho một mình công ty của David Dương nếu như hợp đồng thu gom rác 10 năm của CWS thành hiện thực.
Ngoài ra, hai công ty WM và CWS sẽ phối hợp với các đơn vị khác do chính quyền chọn để tham gia sản xuất năng lượng từ rác thải hữu cơ.
Trong thông cáo báo chí, bà Mclhaney ca ngợi liên minh CWS và WM là một sự kiện lịch sử, thu hút sự quan tâm của dân chúng. Trong khi đó, thành phố Oakland đã khởi động một mô hình trong đó đối tượng được hưởng lợi là các doanh nghiệp địa phương, các nhà cung cấp dịch vụ dài hạn, và toàn bộ cư dân thành phố.
Thỏa hiệp giữa WM và CWS bao gồm những điểm quan trọng sau:
CWS sẽ thực hiện toàn bộ công đoạn tác chế rác thải trong hợp đồng, cho nên quy mô kinh doanh của họ được nhân đôi, và họ được trao cơ hội để tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Công ty của ông David Dương tiếp tục được mở rộng địa bàn của mình bằng việc mua thêm xe tải chở rác có tiêu chuẩn kỹ thuật thân thiện với môi trường trị giá 40 triệu đô.
Hơn nữa, CWS được tiếp tục xây dựng nhà máy tái chế rác sử dụng công nghệ tiên tiến nhất tại căn cứ quân sự cũ ở Tây Oakland.
Trong khi đó, WM sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ thu gom rác thải trên toàn thành phố Oakland. Họ sẽ phối hợp với các đối tác để tham gia quá trình sản xuất năng lượng xanh và sạch.
Bản thỏa thuận còn nhấn mạnh hai công ty sẽ đảm bảo công ăn việc làm cho nhân viên của mình. Đáng lưu ý, người đóng thuế ở Oakland hưởng lợi khi công ty CWS của David Dương chấp nhận giảm 50% của chi phí phụ trội mà đối thủ WM đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu của họ trước đây.
Đi kèm với thông cáo báo chí của chính quyền Oakland là một bản cáo bạch dài 190 trang nhằm đưa ra những con số cụ thể mà người dân Oakland phải chi trả cho vấn đề rác thải sinh hoạt.
Theo đó, khi hợp đồng có hiệu lực từ tháng 7.2015, mỗi hộ gia đình ở Oakland sẽ phải trả thêm mỗi tháng 36,82 đô la Mỹ, tăng 23.56% so với chi phí hiện nay.
Tuy gặp khó khăn ở Mỹ nhưng việc làm ăn ở công ty của David Dương ở Việt Nam lại đầy hứa hẹn với lợi thế kinh doanh độc quyền của công ty VWS của ông David Dương ở Bãi rác Đa Phước thành phố Hồ Chí Minh.Trên thực tế, thành phố Hồ Chí Minh hàng ngày phải trả số tiền xử lý rác cao gấp 17 lần so với thành phố Đà Nẵng.
[INDENT]Công nhân biểu tình chống CWS của David Dương tại Mỹ
Được biết, từ năm 1998, tại Công ty CWS có rất nhiều cuộc biểu tình do công nhân không đồng tình với mức lương, các chính sách mà công ty mang lại.
Tại thời điểm diễn ra vụ thương thảo cho gói thầu “khủng” thu gom, tái chế rác vào tháng 7/2013, hơn 200 công nhân tái chế của công ty CWS đồng loạt biểu tình, xuống đường phản đối Ban Giám đốc công ty.
Ông Emanuel San Gabriel, công nhân tái chế đã rời bỏ nơi làm việc đầy bụi bặm và ồn ào để tham gia cuộc biểu tình. Ông không hề đơn độc bởi bên cạnh ông là 100% đồng nghiệp cùng tham gia. Ông San Gabriel nói tại cuộc biểu tình rằng, công việc họ làm có giá trị cho cộng đồng và môi trường nhưng không được tôn trọng vì lương thấp và thiếu các lợi ích chính đáng.
Một công nhân tái chế tên Alejandra León từng chia sẻ vì công ty đối xử không tốt với câu nói “bỏ lửng” đầy ẩn ý: “Chúng tôi muốn cuộc sống tốt hơn cho gia đình. Chúng tôi làm công việc rất quan trọng cho môi trường và cộng đồng, và chúng tôi nghĩ công ty chắc chắn có đủ khả năng để có chính sách tốt hơn”.
Sự việc này diễn ra do sự xâm phạm nghiêm trọng luật lao động của CWS, dẫn tới cuộc bãi công hợp pháp của công nhân. Hầu hết mọi người đều nêu những vấn đề về việc không được tôn trọng. Đó là điều thường thấy chung ở những người lao động nhập cư. Điều đáng nói, cũng là dân nhập cư tại đất Mỹ nhưng David Dương dường như không quan trọng đến vấn đề này.
(Theo Một Thế Giới)