PDA

View Full Version : "Phan Thị Bích Hằng báng bổ giáo lý đạo Phật"



khieman
11-17-2014, 11:05 PM
.


"Phan Thị Bích Hằng
báng bổ giáo lý đạo Phật"



"Với tôi “thần tượng ngoại cảm Việt Nam” hoặc là kẻ lừa đảo, hoặc là người tâm thần. Ngoài ra bà ta còn là một kẻ báng bổ giáo lý đạo Phật", Đại tá, tiến sĩ Đỗ Kiên Cường nói lý do ông từ chối phản biện ý kiến của bà Phạn Thị Bích Hằng giao lưu trực tuyến trên một trang báo sáng 1/11.

- Sau khi ông đề nghị cấm giới ngoại cảm hành nghề, nhiều bạn đọc đồng ý với ông, nhưng cũng có không ít bạn đọc phản đối. Vậy ông có suy nghĩ như thế nào?

- Trước một vấn đề nhạy cảm như vậy, ý kiến bạn đọc khác nhau là chuyện rất bình thường, nhất là khi lưu tâm tới bản tính sinh học “chúng ta muốn tin” trong mỗi con người.

Tuy nhiên tôi đề nghị bạn đọc không cùng quan điểm nên đọc kỹ các nội dung mà tôi đã trình bày. Tôi đề nghị cấm “hành nghề ngoại cảm”, vì đây là một hiện tượng đang gây tranh cãi, chứ không phải là một nghề như các nghề nghiệp khác trong xã hội. Và tôi cũng không hề muốn đóng sập cánh cửa với người ưa thích chuyện lạ, khi đề nghị những ai muốn chứng tỏ khả năng dị thường của mình hãy thực hiện điều đó trước một hội đồng khoa học đủ tư cách chuyên môn. Tôi xin nhấn mạnh lại, đó chỉ là một hoạt động học thuật thuần túy.



(http://media.tinmoi.vn/2013/11/02/daitadokiencuong.jpg)http://media.tinmoi.vn/2013/11/02/daitadokiencuong.jpg (http://media.tinmoi.vn/2013/11/02/daitadokiencuong.jpg)

Đại tá, tiến sĩ Đỗ Kiên Cường:
"Phan Thị Bích Hằng báng bổ giáo lý đạo Phật"

- Xin ông cho biết, trên thế giới có nơi nào mà "nhà ngoại cảm" nhiều như nấm sau mưa giống ta hay không?

- Hoàn toàn không có chuyện đó. Tôi lại dẫn nước Mỹ, nơi mà cả hai phía ủng hộ và phản đối chuyện lạ đều hoạt động rất năng nổ và sáng tạo. Do chính phủ Mỹ không bao giờ chi tiền thuế của dân cho các hiện tượng đáng ngờ về mặt khoa học, nên toàn bộ kinh phí của cả hai phía đều là đóng góp tư nhân. Tuy nhiên sự ủng hộ của công chúng Mỹ đối với ngoại cảm và tâm linh có vẻ đang nguội đi khi những người ủng hộ không đưa ra được các bằng chứng có tính thuyết phục cao.

Một trong tám lý do ngoại cảm bị nghi ngờ là các nghiên cứu về nó không hề tiến bộ sau 130 năm nghiên cứu công phu; mà như chúng ta đều biết, sự tiến bộ không ngừng chính là tiêu chí của một khoa học tốt. Từ gần 20 năm trước, tôi đã nhiều lần viết sách và báo về những nghiên cứu như vậy, bạn đọc có thể tự tìm hiểu thêm.

Một ý kiến đã bình luận trên mạng rằng, chúng ta rất nghèo nếu tính theo thu nhập trên đầu người (đứng khoảng thứ 50 từ dưới lên), nhưng nếu xét về sự “hâm mộ” đối với ngoại cảm và tâm linh thì có lẽ chúng ta vô địch thế giới. Liệu có mối tương quan nào ở đây không? Chúng ta hãy cùng suy ngẫm.

- Nhiều bạn đọc phản đối vì ông kết luận tâm linh không có thật. Vậy niềm tin tôn giáo và các hoạt đông tín ngưỡng thì sao?




(http://dokiencuong.com/public/images/articles/phat-to.jpg)http://dokiencuong.com/public/images/articles/phat-to.jpg (http://dokiencuong.com/public/images/articles/phat-to.jpg)

Tại Việt Nam, chưa có sự phân định rõ
giữa hai thuật ngữ tín ngưỡng và tâm linh

- Đúng là có thực tế đó; chẳng hạn một bạn đọc nhận xét, nói tâm linh không có thật phải chăng là phủ nhận các hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo. Theo tôi, đó là sự hiểu lầm.

Ở nước ta, thuật ngữ tâm linh không được dùng chính xác trong nhiều hoàn cảnh do chưa có sự đồng thuận về nội hàm của nó. Tôi đã từng viết bài báo mang tựa đề “Tâm linh là gì?” trên tờ Phụ san Văn nghệ Quân đội năm 2000. Nói một cách ngắn gọn, thuật ngữ tâm linh ở đây được dùng theo nghĩa chuyện lạ (psychic phenomena) hoặc hiện tượng dị thường (paranormal phenomena). Nó hoàn toàn khác với khái niệm tâm linh trong tín ngưỡng và tôn giáo.

Trong một bài viết năm 2007, tôi đã đề nghị thay “tâm linh” bằng “tinh thần”, theo đúng định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt và từ điển Hán Việt (của Đào Duy Anh); chẳng hạn đáng lẽ nói “đời sống tâm linh”, thì nói đơn giản là “đời sống tinh thần”. Nếu không ưa thuật ngữ tâm linh, bạn đọc có thể thay bằng thuật ngữ dị thường. Và tôi xin nhấn mạnh lại rằng, các hiện tượng dị thường (hoặc tâm linh) như tiên tri, thấu thị, cầu hồn hoặc áp vong chưa hề có một bằng chứng xác đáng nào ủng hộ nào cả.


(http://media.tinmoi.vn/2013/11/01/bahanga2.jpg)http://media.tinmoi.vn/2013/11/01/bahanga2.jpg (http://media.tinmoi.vn/2013/11/01/bahanga2.jpg)

Bà Phan Thị Bích Hằng trần tình vụ tìm thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên
sau phóng sự "vạch mặt" của VTV

- Xin được hỏi tại sao ông không nhận lời phản biện ý kiến của bà Phạn Thị Bích Hằng trả lời trực tuyến trên một trang báo sáng 1/11/2013?

- Tôi là nhà nghiên cứu, nên chỉ phản biện các lý thuyết khoa học và các nhà khoa học, chứ không bao giờ phản biện ý kiến của giới ngoại cảm, những người nói mà có vẻ không hiểu mình đang nói gì. Với tôi “thần tượng ngoại cảm Việt Nam” hoặc là kẻ lừa đảo, hoặc là người tâm thần. Ngoài ra bà ta còn là một kẻ báng bổ giáo lý đạo Phật.

- Ông có quá lời không?

- Tôi không hề quá lời; và tôi sẽ chứng minh điều đó trong phần hai của cuộc trao đổi.

- Vậy ông nhận xét gì về phản ứng của những người ủng hộ “huyền thoại” Phan Thị Bích Hằng?

- Trước những cáo buộc lừa đảo, tất nhiên những ai từng ủng hộ và lăng xê Phan Thị Bích Hằng phải đứng ra bảo vệ “thần tượng” và phản bác lại VTV và những ai không ủng hộ ngoại cảm rồi. Tuy nhiên tôi khá bất ngờ trước sự mất bình tĩnh đến mức hoảng loạn của họ.

- Mất bình tĩnh đến mức hoảng loạn? Có thật như vậy hay không? Ông có chứng cớ gì cho nhận định “ghê gớm” đó?

- Với tư cách một nhà khoa học thực chứng, tôi luôn “nói có sách mách có chứng”. Để bênh vực “thần tượng”, trên vietnamnet ngày 28-10-2013, ông Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người cho rằng “Nói nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng lừa bịp là một sự xúc phạm”. Mặc dù VTV biết mười nói một, có đầy đủ vật chứng và nhân chứng, nhưng đối với ông N.P.G.H., đó chỉ là sự xúc phạm không hơn không kém.

Tuy nhiên, phản ứng của ông Phó Viện trưởng chưa là gì so với cấp dưới của ông. Trên Tạp chí Đông Nam Á, được trang mạng **f24.com.vn dẫn lại ngày 28-10-2013, ông Phó Chủ nhiệm Bộ môn Cận Tâm lý tuyên bố phóng sự của VTV là “sự phỉ báng cực kỳ vô luân”. Sự mất bình tĩnh đến mức hoảng loạn đã khiến ông H.T.V. quy kết một vấn đề học thuật thành vấn đề luân lý và đạo đức!

- Ông cho rằng theo cách diễn đạt đó thì chỉ những ai ủng hộ và lăng xê Phan Thị Bích Hằng mới có luân lý và đạo đức; còn những ai phản đối thì bị xem là vô luân lý và thiếu đạo đức?

- Chúng ta có thể hiểu khác được không? Điều đó cho thấy một số nhà khoa học tại Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam đang rất mất bình tĩnh. Chúng ta có thể hiểu sự mất bình tĩnh đó.

- Liên quan tới viện nghiên cứu này, một giáo sư rất nổi tiếng viết trên facebook ngày 28-10-2013 rằng, nên rút Hội Toán học ra khỏi Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam, vì không nên để nó cùng chỗ với một cơ sở phản khoa học. Ông suy nghĩ gì về nhận định đó?

- Tôi có đọc nhận định đó trên trang cá nhân của nhà toán học đang là niềm tự hào của chúng ta. Và tôi hoàn toàn đồng cảm với ông, khi ông cho rằng, các hội khoa học như Hội Toán học, Hội Vật lý hoặc Hội Sinh học thì làm sao mà “liên hiệp” được với một cơ sở phản khoa học như Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người. Tuy nhiên vị giáo sư khả kính của chúng ta còn chưa biết Trung tâm đã biến thành Viện rất “hoành tráng” rồi!

- Xin ông nói rõ hơn về sự phản khoa học đó.

- Trong lúc khoa học hiện đại khẳng định rằng, không có linh hồn như một tồn tại sau cái chết, mà các nhà khoa học tại đó cứ khẳng định “nhà ngoại cảm” tìm mộ bằng cách nhập hồn hoặc áp vong thì đó chính là sự phản khoa học. Giữa Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người và khoa học hiện đại, chúng ta nên đứng về phía nào?

Rồi cũng trong bài bênh vực nói ở trên, ông Phó Viện trưởng còn cho rằng, nếu được cấp kinh phí để mua thiết bị đo trường sinh học, Viện có thể đánh giá và phân loại các nhà ngoại cảm. Điều đó chứng tỏ ông không biết rằng sinh lực luận, một quan điểm triết học và khoa học xem sự sống xuất phát từ loại sinh khí hoặc vật chất đặc biệt khác với vật chất không sống, đã bị khai tử từ 1828, khi Wohler tổng hợp được urea, và từ sau thí nghiệm Miller 1953, khi Miller thu được nhiều axít amin khi cho tia lửa điện (mô phỏng sét) phóng qua hỗn hợp khí giống khí quyển Trái đất xưa.

Ngay cả khi xem trường sinh học chỉ là trường điện từ (trong bốn tương tác trong tự nhiên, chỉ tương tác điện từ trực tiếp chi phối sự sống), ông Phó Viện trưởng cũng không biết các nghiên cứu trên thế giới nên mới đề nghị được cấp kinh phí để mua máy đo trường sinh học.

Còn một số nguyên do khác buộc nhà toán học đáng kính phải đưa ra nhận định nghiệt ngã nói trên; và tôi sẽ nói kỹ hơn khi có dịp

- Cũng có một cơ sở bảo chứng khác, khi tặng gương Huyền thông để tôn vinh nhiều nhà ngoại cảm?

- Đó là Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA do tiến sỹ V.T.Kh làm Tổng Giám đốc. Như tôi đã nói trong bài phỏng vấn trước, tôi vô cùng kinh ngạc khi thấy ông Tổng Giám đốc hoàn toàn không biết ngoại cảm là gì. Do đó ông không biết thử nghiệm đúng cách nên bị giới ngoại cảm qua mặt. Từ 2007, tôi đã buộc phải viết rằng, “mọi nghiên cứu và kết luận với sự tham gia của ông V.T.Kh. và UIA đều mắc sai lầm nghiêm trọng trong quan niệm và trong phương pháp. Cần bác bỏ chúng”.

Xin cảm ơn ông và mong gặp lại ông trong phần trao đổi sau.


***





PHAN THỊ BÍCH BẰNG BÁNG BỔ GIÁO LÝ PHẬT GIÁO (P2)


Khi khoa học hiện đại (và một tôn giáo là đạo Phật) bác bỏ linh hồn, mà “huyền thoại ngoại cảm Việt Nam” cứ khăng khăng áp vong hoặc nhập hồn thì đó là sự lừa đảo không hơn không kém. Vấn đề chỉ còn là lừa đảo chủ ý (thuật ngữ khoa học là lừa gạt mức ý thức) hoặc không chủ ý (thuật ngữ khoa học là lừa gạt mức vô thức) mà thôi, Đại tá, Tiến sỹ Đỗ Kiên Cường nói với phóng viên báo Người đưa tin như vậy.

- Ông có ngạc nhiên không khi thấy sau bao thị phi mà Phan Thị Bích Hằng vẫn được hâm mộ khá nồng nhiệt, được mời giao lưu trực tuyến?

- Nếu mới vào nghề thì tôi ngạc nhiên, nhưng do đã hơn 30 năm nghiên cứu trong lĩnh vực dị thường, nên tôi thấy mọi việc đang diễn tiến đúng như tôi hình dung. Tôi muốn dẫn nhà tâm lý nổi tiếng Susan Blackmore. Đã từng xuất hồn và sau gần 30 năm nghiên cứu về xuất hồn hay thoát xác, bà và các nhà khoa học hoàn toàn bất lực trong việc thuyết phục quần chúng rằng, các hiện tượng ngoại cảm và tâm linh (theo nghĩa dị thường chứ không theo nghĩa tín ngưỡng) không có thật.

Do đó vào năm 2004, bà phải đưa ra định luật Blackmore thứ nhất:

“Niềm tin của mọi người vào các hiện tượng dị thường lớn hơn mọi chứng cớ phản bác”!

Nói cách khác, với tư cách một động vật mê tín, chúng ta có xu hướng tin tưởng các hiện tượng dị thường một cách không phê phán, theo quan điểm của Blackmore.



http://dokiencuong.com/public/images/articles/blackmore.jpg (http://dokiencuong.com/public/images/articles/blackmore.jpg)

- Theo Susan Blackmore, con người là loài động vật mê tín, khi có xu hướng tin các hiện tượng dị thường có thật
Ông từng nhận định "toàn bộ quá trình tìm mộ của Phan Thị Bích Hằng đều là sự lừa gạt". Vậy xin ông trình bày cụ thể hơn các luận cứ để bạn đọc được rõ.

- Đúng vậy, tôi xin khẳng định toàn bộ những gì “huyền thoại ngoại cảm Việt Nam” tiến hành chỉ là sự lừa gạt không hơn không kém. Do Phan Thị Bích Hằng và giới ngoại cảm nói chung tìm mộ bằng cách gọi hồn hoặc áp vong, nên muốn hiểu rõ sự lừa gạt đó, cần đặt ra và trả lời bốn câu hỏi như sau:

1) Có linh hồn như một tồn tại sau cái chết hay không?;

2) Tại sao “nhà ngoại cảm” tìm được mộ?;

3) Tại sao chúng ta tin các chiêu trò nhiều khi rất thô thiển của “giới ngoại cảm”?;

4) Có thể thử nghiệm Phan Thị Bích Hằng và “giới ngoại cảm” như thế nào?

Tôi đã giải đáp bốn câu hỏi đó trong loạt bài “Phan Thị Bích Hằng đã lừa gạt như thế nào?” trên tờ Hôn nhân và Pháp luật. Bạn đọc cũng có thể thấy chúng trên chính trang mạng này.

- Có nghĩa là nếu trả lời được bốn câu hỏi đó thì giải quyết được vấn đề ngoại cảm tìm mộ?

- Chỉ giải quyết được về mặt nhận thức khoa học thôi; còn về mặt xã hội, đó là một cuộc chiến lâu dài. Tuy nhiên cuộc chiến đó chỉ có thể thành công khi nhận thức khoa học của xã hội thay đổi, giống như ở các nước phát triển vậy.

- Tại sao ông khẳng định Phan Thị Bích Hằng báng bổ giáo lý đạo Phật?

- Theo tôi được biết, đạo Phật là tôn giáo duy nhất không công nhận linh hồn và đấng sáng tạo tối cao tạo ra tất cả mọi thứ trong vũ trụ, kể cả bản thân vũ trụ. Do đó khi Phan Thị Bích Hằng “nhập hồn” Quang Trung tại một đại lễ cầu siêu cuối tháng 7-2013, bà ta đã báng bổ giáo lý đạo Phật, cũng như đã từng nhiều lần báng bổ (mỗi khi áp vong để tìm mộ). Điều đáng nói là bà ta lại báng bổ giáo lý đạo Phật tại một buổi lễ do chính nhà Phật tổ chức!

- Nhiều trang mạng đã vạch rõ sự hàm hồ trong những thông tin mà Phan Thị Bích Hằng đưa ra nhân danh Quang Trung. Mới đây trong buổi giao lưu trực tuyến bà Hằng cũng nói rằng các linh hồn cũng yêu cũng ghét nhưng không lấy nhau. Ông có ý kiến gì về các thông tin đó.

- Tôi xin nhấn mạnh lại một lần nữa rằng, tôi không bao giờ phản biện ý kiến của giới ngoại cảm, những người nói mà dường như không biết họ đang nói gì. Tại sao tôi lại phản biện ý kiến của một kẻ lừa đảo hoặc tâm thần?

- Tại sao lại là lừa đảo hoặc tâm thần, thưa ông? Liệu có nặng lời quá không?

- Khi khoa học hiện đại (và một tôn giáo là đạo Phật) bác bỏ linh hồn, mà “huyền thoại ngoại cảm Việt Nam” cứ khăng khăng áp vong hoặc nhập hồn thì đó là sự lừa đảo không hơn không kém. Vấn đề chỉ còn là lừa đảo chủ ý (thuật ngữ khoa học là lừa gạt mức ý thức) hoặc không chủ ý (thuật ngữ khoa học là lừa gạt mức vô thức) mà thôi.

Nếu lừa gạt chủ ý thì không còn gì để nói. Còn nếu lừa gạt không chủ ý, tức lừa gạt mà không biết mình đang lừa gạt, thì đó là một kẻ tâm thần.

Khi Phan Thị Bích Hằng nói, “mỗi tối tôi nói chuyện với 4 - 5 vong hồn”, đó chính là lúc bà ta bị tâm thần thể hoang tưởng, nếu bà ta không “bịa” ra các cuộc nói chuyện đó. Cả buổi ngồi lảm nhảm một mình mà không phải là “người điên” thì là cái gì!

- Đó là những lập luận mang tính học thuật, còn tính hiện thực trong màn “nhập hồn” Lý Thường Kiệt hoặc Quang Trung thì sao, thưa ông?

- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chính Lý Thường Kiệt hoặc Quang Trung bất ngờ xuất hiện giữa chúng ta. Câu trả lời là các vị anh hùng dân tộc sẽ vô cùng lúng túng khi ngôn ngữ, phong tục, cảnh sắc, văn hóa… đã hoàn toàn thay đổi. Thế mà chúng ta có thấy các vị anh hùng đó có lúng túng gì đâu, mà ứng xử mang đầy phong cách Phan Thị Bích Hằng, với một mớ kiến thức ngớ ngẩn! Tôi chỉ lấy làm lạ là tại sao ban tổ chức đại lễ cầu siêu không thẳng tay đuổi cổ kẻ báng bổ giáo lý Phật giáo ra ngoài đường.

- Cũng có mặt trong cuộc giao lưu trực tuyến, tiến sỹ Vũ Thế Khanh cho rằng, linh hồn là cái phần vật chất vô hình đi vào không gian, giống như người lái xe (hồn) rời khỏi cái xe (xác) hỏng để chuyển sang lái cái xe mới. Theo ông quan niệm đó có đúng không?

- Ông Vũ Thế Khanh với bà Phan Thị Bích Hằng quả là một “cặp đôi hoàn hảo”. Tôi đề nghị ông tiến sỹ Tổng Giám đốc UIA đi học lại nhập môn triết học để biết cách phân biệt hai phạm trù vật chất và tinh thần. Bất cứ ai có kiến thức tối thiểu về triết học và sinh học cũng chỉ ra được những sai lầm rất sơ đẳng của ông Tổng Giám đốc.

Trong thí dụ xe - lái xe, cả hai đều là các vật thể thuộc phạm trù vật chất. Do đó người lái xe có thể lái bao nhiêu xe cũng được, mỗi khi đổi xe. Còn linh hồn thuộc phạm trù tinh thần, nôm na là chức năng lái của một cái xe. Khi xe hỏng thì chức năng lái của nó cũng mất. Cũng trong thí dụ xe - lái xe, chúng ta có thể thò tay qua cửa xe để bắt tay người lái xe. Vậy chúng ta có thể thọc tay vào óc ông Vũ Thế Khanh để “bắt tay” với hồn của ông trong đó được không? Từ 150 năm trước Ăng-ghen đã diễu cợt cái quan niệm bộ óc tạo ra linh hồn giống như gan tiết ra mật đó rồi. Vậy mà ông tiến sỹ Tổng Giám đốc lại không biết, thật đáng buồn!

H.Minh (thực hiện)
Nguồn: tinmoi online