duyanh
11-14-2014, 01:45 PM
Trong lúc thay váy của bệnh viện để siêu âm, nữ bệnh nhân đã bị trộm mất chiếc quần cùng số tài sản để ngay dưới chân bác sĩ tại một bệnh viện nổi tiếng ở Sài Gòn.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/198038-mat-quan-400.jpg
Nơi bà V. đi siêu âm bị mất trộm quần và tài sản ( Hình: Người Lao Động)
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 13 tháng 10, bà N.T.T.V. ở quận 10 đến Bệnh Viện Đại Học Y Dược Sài Gòn khám bệnh, thì được bác sĩ chỉ định siêu âm phụ khoa ở phòng 21.
“Khi tôi thay váy của bệnh viện để siêu âm, do trong phòng không có móc treo quần áo nên tôi để dưới chân bác sĩ. Lúc này, trong phòng chỉ có một bác sĩ, một điều dưỡng tên D. và một bệnh nhân mới được siêu âm trước đó.
Khi siêu âm xong, tôi lấy quần áo để mặc thì phát hiện chiếc quần của tôi biến mất cùng 15 triệu đồng và một chiếc điện thoại iPhone 4S trong túi quần,” bà V. cho biết.
Sau khi phát hiện bị mất đồ, bà V. nghi ngờ bệnh nhân trước đó đã lấy đồ của mình, nên đề nghị điều dưỡng D. cho thông tin bệnh nhân, song bà D. đã không cho, thậm chí “Khi tôi kiểm tra đồ xung quanh đó xem quần tôi có lẫn ở đâu không, cô D. còn lớn tiếng với tôi, ‘Tưởng tôi lấy đồ của bà hả?’”
“Trên người tôi lúc này chỉ có cái váy của bệnh viện. Tôi mếu máo ra ngoài mượn điện thoại gọi cho người thân thì lúc này mới được sự hỗ trợ của cô y tá trưởng,” bà V. uất ức kể lại.
Sau khi hỏi chuyện, y tá trưởng đã báo công an và đề nghị bà V. làm bản tường trình vụ việc. “Tôi nghĩ, nếu được sự hỗ trợ của nhân viên bệnh viện sớm hơn, tôi đã tìm được đồ của mình,” bà V. tiếc nuối.
Ông Trần Văn Hùng, phó trưởng phòng hành chính Bệnh Viện Đại Học Y Dược Sài Gòn cho biết, “Sau khi sự việc xảy ra, điều dưỡng trưởng đã mời bảo vệ tiếp nhận sự việc, đồng thời trình báo công an phường. Đây chuyện đáng tiếc xảy ra ngoài dự kiến.”
Theo ông Hùng, việc điều dưỡng D. không cung cấp thông tin cá nhân của người bệnh siêu âm trước đó cho bà V. là do bệnh viện phải giữ thông tin bí mật của bệnh nhân. Tuy nhiên, sau đó bệnh viện đã cung cấp cho cơ quan công an để phục vụ công tác điều tra.
Liên quan đến việc này, điều dưỡng D. chỉ bị viết bản tường trình, bệnh viện đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không cho biết cụ thể và tạm đình chỉ công việc...hai tuần.
Thật ra đây chỉ là giọt nước làm tràn ly về việc mất cắp tài sản tương tự đã từng xảy ra ở bệnh viện này, cũng như nhiều bệnh viện khác ở Việt Nam.
Chuyện mất đồ của bà V. là một cảnh báo cho nhiều người rằng, dù ở bất cứ địa điểm đông người nào ở Việt Nam cũng phải cố gắng tự giữ gìn, bảo quản tài sản của mình để tránh rơi vào tình huống “dở khóc, dở cười” như trên.
Người Việt(Tr.N)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/198038-mat-quan-400.jpg
Nơi bà V. đi siêu âm bị mất trộm quần và tài sản ( Hình: Người Lao Động)
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 13 tháng 10, bà N.T.T.V. ở quận 10 đến Bệnh Viện Đại Học Y Dược Sài Gòn khám bệnh, thì được bác sĩ chỉ định siêu âm phụ khoa ở phòng 21.
“Khi tôi thay váy của bệnh viện để siêu âm, do trong phòng không có móc treo quần áo nên tôi để dưới chân bác sĩ. Lúc này, trong phòng chỉ có một bác sĩ, một điều dưỡng tên D. và một bệnh nhân mới được siêu âm trước đó.
Khi siêu âm xong, tôi lấy quần áo để mặc thì phát hiện chiếc quần của tôi biến mất cùng 15 triệu đồng và một chiếc điện thoại iPhone 4S trong túi quần,” bà V. cho biết.
Sau khi phát hiện bị mất đồ, bà V. nghi ngờ bệnh nhân trước đó đã lấy đồ của mình, nên đề nghị điều dưỡng D. cho thông tin bệnh nhân, song bà D. đã không cho, thậm chí “Khi tôi kiểm tra đồ xung quanh đó xem quần tôi có lẫn ở đâu không, cô D. còn lớn tiếng với tôi, ‘Tưởng tôi lấy đồ của bà hả?’”
“Trên người tôi lúc này chỉ có cái váy của bệnh viện. Tôi mếu máo ra ngoài mượn điện thoại gọi cho người thân thì lúc này mới được sự hỗ trợ của cô y tá trưởng,” bà V. uất ức kể lại.
Sau khi hỏi chuyện, y tá trưởng đã báo công an và đề nghị bà V. làm bản tường trình vụ việc. “Tôi nghĩ, nếu được sự hỗ trợ của nhân viên bệnh viện sớm hơn, tôi đã tìm được đồ của mình,” bà V. tiếc nuối.
Ông Trần Văn Hùng, phó trưởng phòng hành chính Bệnh Viện Đại Học Y Dược Sài Gòn cho biết, “Sau khi sự việc xảy ra, điều dưỡng trưởng đã mời bảo vệ tiếp nhận sự việc, đồng thời trình báo công an phường. Đây chuyện đáng tiếc xảy ra ngoài dự kiến.”
Theo ông Hùng, việc điều dưỡng D. không cung cấp thông tin cá nhân của người bệnh siêu âm trước đó cho bà V. là do bệnh viện phải giữ thông tin bí mật của bệnh nhân. Tuy nhiên, sau đó bệnh viện đã cung cấp cho cơ quan công an để phục vụ công tác điều tra.
Liên quan đến việc này, điều dưỡng D. chỉ bị viết bản tường trình, bệnh viện đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không cho biết cụ thể và tạm đình chỉ công việc...hai tuần.
Thật ra đây chỉ là giọt nước làm tràn ly về việc mất cắp tài sản tương tự đã từng xảy ra ở bệnh viện này, cũng như nhiều bệnh viện khác ở Việt Nam.
Chuyện mất đồ của bà V. là một cảnh báo cho nhiều người rằng, dù ở bất cứ địa điểm đông người nào ở Việt Nam cũng phải cố gắng tự giữ gìn, bảo quản tài sản của mình để tránh rơi vào tình huống “dở khóc, dở cười” như trên.
Người Việt(Tr.N)