duyanh
11-10-2014, 02:19 PM
Hội nghị thượng đỉnh Apec diễn ra tại Bắc Kinh trong khi lãnh đạo Trung-Nhật gặp gỡ song phương lần đầu tiên sau hai năm.
http://images.motthegioi.vn/Uploaded/triqte/2014_11_10/cu-bat-tay-lich-su-hinh-anh-1_TCWB.JPG?width=600&height=300&crop=auto&scale=both
Cú bắt tay giữa ông Abe với ông Tập Cận Bình
Lãnh đạo Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương khác hiện đang có mặt tại Bắc Kinh để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Apec.
Các cuộc gặp song phương sẽ diễn ra trong ngày thứ Hai 10/11, và hội nghị thượng đỉnh chính thức sẽ diễn ra vào thứ Ba.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp người tương nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe bên lề hội nghị, lần đầu tiên sau nhiều tháng căng thẳng giữa hai bên.
Trung Quốc đang nỗ lực vươn lên vị thế lãnh đạo khu vực và cường quốc kinh tế.
Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (Apec) là hoạt động lớn nhất từ trước tới nay mà ông Tập chủ trì kể từ khi ông lên nắm quyền tháng 3/2013.
Lãnh đạo 21 nước thành viên Apec đã tới Bắc Kinh để tham dự hội nghị.
Cả Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều được trông đợi có bài phát biểu và cuối ngày 10/11.
Thế nhưng hai ông không có kế hoạch gặp nhau trong bối cảnh quan hệ song phương lạnh nhạt với Mỹ cáo buộc Nga ủng hộ hoạt động ly khai tại Đông Ukraine.
Thủ tướng Australia Tony Abbott thì nói ông tìm kiếm "đối thoại tích cực" với ông Putin về vụ máy bay MH17 của hãng Malaysia Airlines bị tên lửa bắn rơi ở Ukraine.
Ông Abbott nói cuộc đối thoại sẽ tập trung vào "kỳ vọng của chúng tôi rằng Nga đã nói là sẽ làm và hợp tác toàn diện trong cuộc điều tra đang diễn ra, đồng thời làm tất cả những gì có thể để bảo đảm công lý sẽ được thực thi".
Máy bay của Malaysia Airlines được cho là đã bị hỏa tiễn phóng từ khu vực do phe ly khai thân Nga kiểm soát nhưng giới chức Nga bác bỏ liên quan.
Tranh chấp lãnh thổ
Cuộc gặp của lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản có thể là dấu hiệu giảm nhiệt căng thẳng giữa đôi bên.
Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Hoa Đông đã khiến mối quan hệ giữa hai cường quốc lâm vào tình trạng xấu nhất trong nhiều năm.
Cuối tuần trước, Bắc Kinh nói hai bên đã thống nhất sẽ thiết lập cơ chế quản lý khủng hoảng nhằm ngăn chặn tình hình đi đến chỗ xấu hơn.
Trước khi lên đường tới Hội nghị Apec hôm Chủ nhật, ông Abe tuyên bố quyết tâm cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Ngay trước hội nghị, Nga và Trung Quốc vừa ký một hợp đồng khí đốt lớn và hứa "hợp tác cùng có lợi".
Bắc Kinh cũng cam kết 40 tỷ đôla trong một dự án giúp các quốc gia Á châu cải thiện làm ăn thương mại.
BBC
http://images.motthegioi.vn/Uploaded/triqte/2014_11_10/cu-bat-tay-lich-su-hinh-anh-1_TCWB.JPG?width=600&height=300&crop=auto&scale=both
Cú bắt tay giữa ông Abe với ông Tập Cận Bình
Lãnh đạo Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương khác hiện đang có mặt tại Bắc Kinh để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Apec.
Các cuộc gặp song phương sẽ diễn ra trong ngày thứ Hai 10/11, và hội nghị thượng đỉnh chính thức sẽ diễn ra vào thứ Ba.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp người tương nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe bên lề hội nghị, lần đầu tiên sau nhiều tháng căng thẳng giữa hai bên.
Trung Quốc đang nỗ lực vươn lên vị thế lãnh đạo khu vực và cường quốc kinh tế.
Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (Apec) là hoạt động lớn nhất từ trước tới nay mà ông Tập chủ trì kể từ khi ông lên nắm quyền tháng 3/2013.
Lãnh đạo 21 nước thành viên Apec đã tới Bắc Kinh để tham dự hội nghị.
Cả Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều được trông đợi có bài phát biểu và cuối ngày 10/11.
Thế nhưng hai ông không có kế hoạch gặp nhau trong bối cảnh quan hệ song phương lạnh nhạt với Mỹ cáo buộc Nga ủng hộ hoạt động ly khai tại Đông Ukraine.
Thủ tướng Australia Tony Abbott thì nói ông tìm kiếm "đối thoại tích cực" với ông Putin về vụ máy bay MH17 của hãng Malaysia Airlines bị tên lửa bắn rơi ở Ukraine.
Ông Abbott nói cuộc đối thoại sẽ tập trung vào "kỳ vọng của chúng tôi rằng Nga đã nói là sẽ làm và hợp tác toàn diện trong cuộc điều tra đang diễn ra, đồng thời làm tất cả những gì có thể để bảo đảm công lý sẽ được thực thi".
Máy bay của Malaysia Airlines được cho là đã bị hỏa tiễn phóng từ khu vực do phe ly khai thân Nga kiểm soát nhưng giới chức Nga bác bỏ liên quan.
Tranh chấp lãnh thổ
Cuộc gặp của lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản có thể là dấu hiệu giảm nhiệt căng thẳng giữa đôi bên.
Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Hoa Đông đã khiến mối quan hệ giữa hai cường quốc lâm vào tình trạng xấu nhất trong nhiều năm.
Cuối tuần trước, Bắc Kinh nói hai bên đã thống nhất sẽ thiết lập cơ chế quản lý khủng hoảng nhằm ngăn chặn tình hình đi đến chỗ xấu hơn.
Trước khi lên đường tới Hội nghị Apec hôm Chủ nhật, ông Abe tuyên bố quyết tâm cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Ngay trước hội nghị, Nga và Trung Quốc vừa ký một hợp đồng khí đốt lớn và hứa "hợp tác cùng có lợi".
Bắc Kinh cũng cam kết 40 tỷ đôla trong một dự án giúp các quốc gia Á châu cải thiện làm ăn thương mại.
BBC