PDA

View Full Version : Ukraine đang bị xé ra thành từng mảnh



duyanh
11-06-2014, 01:56 PM
Ukraine đang bị xé ra thành từng mảnh

Ukraine không chỉ bị chia rẽ bởi cuộc chiến giữa quân đội chính phủ Kiev với phe ly khai miền đông mà ngay cả bộ máy lãnh đạo trung ương cũng không thể đoàn kết để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay


http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/11/06/3545b4eed14137.img.jpg
Ukraine đang bị chia rẽ dưới tác động của cuộc nội chiến và chia rẽ chính trị.

Kết quả cuộc bầu cử quốc hội Ukraine hôm 26/10 cho thấy gần 3/4 số ghế trong quốc hội nước này đã thuộc về những đảng phái có thiên hướng thân phương Tây. Theo tờ National Review (NR), thực tế, các đảng thân phương Tây đã giành được phần thắng khi thuyết phục được đa số cử tri. Trong khi, phe đối lập thân Nga bao gồm những chính trị gia từ Đảng Các Khu vực chỉ giành được chưa tới 8% số phiếu bầu. Thậm chí, tờ NR còn nhận định: "Những người theo chủ nghĩa cộng sản sẽ không còn xuất hiện trong quốc hội Ukraine sắp tới". Ngoài ra, các thành viên thuộc những đảng phái đối lập tại Ukraine còn phải đối mặt với tình trạng bạo lực và đe dọa từ phía những người được cho là "sống nhờ phương Tây". Tuy nhiên, viễn cảnh về một đất nước thống nhất vẫn còn quá xa vời với Ukraine ngay cả khi Kiev đã tổ chức cuộc bầu cử quốc hội hôm 26/10. Kết quả của cuộc bầu cử này đã cho thấy mức độ chia rẽ sâu sắc giữa chính quyền thân phương Tây - EU với khu vực miền đông nam Ukraine. Khi mà tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hôm 26/10 trên toàn lãnh thổ Ukraine chỉ đạt 52%. Ngoài ra, tỷ lệ đi bầu tại khu vực đông nam với đa số người dân nói tiếng Nga và hai vùng phía tây với đại đa số người dân là người Romania và Hungary, lại khá thấp. Tại khu vực vùng tây bắc, đa số cử tri đi bỏ phiếu cho Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk thuộc Đảng Mặt trận Nhân dân. Điển hình, tại Lviv, ông Yatsenyuk đã giành được 70% số phiếu bầu. Ngoài ra, kết quả cuộc bầu cử hôm 26/10 còn đặt lên vai những đảng phái giành chiến thắng bài toán làm thế nào để theo đuổi chính sách duy trì hòa bình tại các khu vực ly khai. Thực tế, đảng Poroshenko của Tổng thống Petro Poroshenko lại không thể tạo mối liên kết chặt chẽ như kỳ vọng với đảng Mặt trận Nhân dân của Thủ tướng Yatsenyuk. Do đó, Tổng thống Poroshenko đã nhanh chóng cứu vãn tình hình bằng cách tuyên bố đảng của ông sẵn lòng ủng hộ ông Yatsenyuk tiếp tục giữ chức vụ Thủ tướng. Theo chuyên gia Pietro Shakarian tại Đại học Michigan, mối quan tâm lớn nhất hiện nay của Thủ tướng Yatsenyuk là "dự án con cưng xây dựng một thành lũy kiên cố như kiểu Bức tường Berlin dọc khu vực biên giới Nga – Ukraine". Tình hình chính trị tại Ukraine còn trở nên bi đát hơn khi Cộng hòa Nhân dân Luhansk và Donetsk tự xưng tự tổ chức cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội của riêng mình vào ngày 2/11. Hành động này được xem là đòn phản pháo trước cuộc bầu cử của chính quyền Kiev hôm 26/10. Ngay lập tức, các nhà lãnh đạo châu Âu đã lên tiếng phản đối cuộc bầu cử này và cho rằng nó đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn Minsk được ký kết hôm 5/9 cũng như vi phạm hiến pháp Ukraine. Và cũng không có gì phải ngạc nhiên, khi trái với quan điểm của phương Tây, Nga lại tuyên bố công nhận kết quả cuộc bầu cử tại miền đông Ukraine. Dù phương án "lựa chọn đi theo phương Tây" của Kiev đã quá rõ ràng nhưng hôm 24/10, Nga và Ukraine vẫn ký kết thỏa thuận để Moscow cung cấp khí đốt cho Kiev phục vụ mùa đông năm nay. Phản ứng trước thông tin này, Dmitry Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Endowment về Hòa bình Quốc tế Moscow cho rằng: "Công thức trong thỏa thuận giữa EU – Ukraine – Nga là Ukraine nhận khí đốt, châu Âu có Ukraine để ủng hộ và Nga nhận được tiền".


http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/11/06/ukraine_chien_tranh_nga_infonet1.jpg
Số tiền giúp Ukraine trả nợ tiền mua khí đốt cho Nga được trích từ tiền thu thuế của người dân Mỹ.

Còn theo National Interest, cái mà ông Trenin cần phải nói thêm là Nga đang nhận được tiền từ chính nguồn thu thuế của Mỹ bởi nó chính xác là những gì đang diễn ra. Trong đó, thỏa thuận giữa Nga – Ukraine đã đưa ra điều kiện ràng buộc Kiev phải trả ngay 1,45 tỷ USD cho Moscow mới được nhận nguồn khí đốt. Ngoài ra, Ukraien còn phải thanh toán khoản tiền 1,65 tỷ USD cho Nga vào cuối năm nay.
Theo Cao ủy phụ trách vấn đề năng lượng của EU, Gunther Oettinger đồng thời là trung gian trong thỏa thuận mua bán khí đốt giữa Kiev- Moscow, số tiền giúp Ukraine chi trả cho Nga sẽ lấy từ quỹ của IMF (mà thực chất là tiền thu thuế của Mỹ) và Liên minh châu Âu (EU). Trong bài viết nhận được nhiều sự quan tâm đăng trên tạp chí lừng danh New York Review of Books vào ngày 20/11 tới, tác giả George Soros cho rằng các tổ chức tư nhân nắm khoản vay của Ukraine như Franklin Templeton - tổ chức hiện đang giữ 7 tỷ USD hỗ trợ cho Kiev, "không cần phải chịu thất thu khoản đầu tư của mình xem như là điều kiện tiền đề để hỗ trợ thêm cho Ukraine". Ông Soros cho rằng IMF nên "ngay lập tức bơm khoản tiền mặt trị giá ít nhất 20 tỷ USD cũng như cam kết hỗ trợ thêm khi Ukraine cần".
Còn theo National Interest, hàng tỷ USD từ tiền thu thuế của người dân Mỹ và châu Âu đang đổ vào nơi mà hàng ngàn người đã thiệt mạng do chiến tranh và gần 1 triệu người phải đi sơ tán. Hoàn cảnh này hoàn toàn có thể tránh được nhưng thật lạ lùng và khó hiểu, nó lại là chính sách ngoại giao mà Mỹ và châu Âu đang thi hành. Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.


theo infonet.