PDA

View Full Version : Lời nguyền thủy ngân ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng



giavui
11-02-2014, 06:27 PM
Lời nguyền thủy ngân ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng



Tần Vương huy động hàng vạn người xây lăng mộ cho ông từ khi vừa lên ngôi và sai lấy thủy ngân làm thành trăm con sông để giết chết những kẻ xâm nhập chốn yên nghỉ của hoàng đế.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=677830&stc=1&d=1414005667 (http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=677830&stc=1&d=1414005667)
Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ảnh minh họa: Baidu


Tần Thủy Hoàng, tên thật Doanh Chính, là vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa và là hoàng đế đầu tiên xây dựng lăng mộ cho bản thân. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được phát hiện nằm ở khu vự chân núi Ly Sơn, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, và còn có tên gọi khác là Địa lăng Tần Thủy Hoàng.

Quần thể lăng mộ là một công trình kiến trúc hết sức quy mô, hùng vĩ. Trong quá trình khảo cổ và khai quật, người ta phát hiện ra nhiều bí ẩn mà khoa học hiện đại không thể giải thích nổi. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được UNESCO xếp hạng kỳ quan thế giới.

Bắt đầu từ năm 13 tuổi (tức năm 246 trước Công nguyên), khi vừa lên ngôi, Tần Thủy Hoàng Doanh Chính bắt đầu ra lệnh xây dựng lăng mộ. Thừa tướng Lý Tư là người phụ trách lên kế hoạch và thiết kế, đại tướng quân Trương Hán là người giám sát thi công. Thời gian xây dựng tổng cộng lên tới 38 năm, huy động nguồn nhân lực khổng lồ 700.000 người, bằng 1/10 tổng dân số lúc bây giờ.

Để giữ bí mật thông tin về lối vào mộ và của cải trong đó, nhà Tần đã giết hết lực lượng tham gia xây dựng khu lăng mộ bằng cách bít đường ra vào lăng mộ và chôn sống họ cũng như giết hết những người liên quan đến việc chôn sống này.

Quy mô lăng mộ

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=677831&stc=1&d=1414005667 (http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=677831&stc=1&d=1414005667)
Binh mã dũng, đội quân đất nung to bằng người thật được chôn để bảo vệ lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Baidu

Theo các nhà khảo cổ Trung Quốc, lăng xây theo hình bát quái, bên trên bao bọc bởi một lớp đất được đắp nổi cao 76 m. Mặt đông tây dài khoảng 260 m, nam bắc dài 160 m, tương đương với diện tích của 5 sân bóng tiêu chuẩn quốc tế. Từ trên xuống dưới có ba tầng: trên cùng là Ngoại cung, tiếp theo là Nội cung và dưới cùng là tẩm cung hay còn gọi là Địa cung.

Bên trong lăng mộ mô phỏng kiến trúc kinh đô Hàm Dương của thời Tần, bao bọc bởi các thành quách, được chia làm hai phần Thành nội và Thành ngoại.

Thành nội có chu vi khoảng 2,5 km, thành ngoại chu vi 6,3 km. Giữa hai lớp thành có các giác lâu, cung tẩm, chùa chiền, nhà ở... Bên dưới mặt đất là địa cung hình chữ nhật, dài 460 m từ nam sang bắc, rộng 392 m từ tây sang đông, bốn phía có tường bao bọc. Tường bao cao 27 m, dày 4 m, bốn phía đều có cửa. Tổng diện tích địa cung là 18.000 m².

Địa cung nằm ở phía tây nam của Thành nội, lưng dựa hướng tây, mặt hướng đông, là nơi đặt quách của Tần Thủy Hoàng. Ngoài địa cung, gần khu vực có lớp đất bao bọc bên trên phát hiện thấy 300 đường hầm bồi táng, chôn kèm theo xác với trên 50.000 cổ vật quan trọng. Địa cung là khu vực có giá trị nhất trong lăng, nhưng với trình độ kinh tế và khoa học hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa thể khai quật được đến khu vực này.

Dòng sông thủy ngân







(http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=677833&stc=1&d=1414005667)






(http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=677833&stc=1&d=1414005667)





(http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=677833&stc=1&d=1414005667)





(http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=677833&stc=1&d=1414005667)http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=677833&stc=1&d=1414005667 (http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=677833&stc=1&d=1414005667)
Mô hình khu lăng mộ với dòng sông thủy ngân bao quanh quan tài Tần Vương. Ảnh: Dianping

Bộ Sử ký của sử gia thời Tây Hán - Tư Mã Thiên thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: "Khi Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đổ đồng nung và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung điện, của trăm quan xuống cất đầy ở dưới. Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông, như Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn. Các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy đầu cá nhân ngư để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy mãi mãi".

Hoàng đế Tần Thủy Hoàng được chôn trong quan tài cùng nhiều ngọc ngà châu báu, nhiều tác phẩm thủ công tinh xảo và một mô hình vũ trụ hoàn chỉnh được khảm ngọc, những viên trân châu được gắn trên vòm mộ dùng để biểu tượng cho những ngôi sao và các hành tinh, xung quanh được bao bọc bởi hàng trăm dòng sông thủy ngân lớn nhỏ tượng trưng cho sông, suối, biển, hồ trên mặt đất.

Những khai quật khảo cổ cho thấy có một lượng thủy ngân cao gấp nhiều lần, khoảng 280 lần, trên diện rộng của mẫu đất vùng núi Ly Sơn xác nhận sự trùng hợp với sách cổ.

Thủy ngân là kim loại dạng lỏng có độc tính cao, những dòng sông thủy ngân trong lăng mộ vừa có tác dụng cách nhiệt, khí độc thủy ngân bốc lên vừa có tác dụng diệt khuẩn, đồng thời là vũ khí kịch độc có thể giết chết những kẻ mạo phạm xâm nhập chốn yên nghỉ của hoàng đế. Do đó, trong dân gian thường gọi đây là "lời nguyền thủy ngân" và đến nay các nhà khoa học Trung Quốc cũng chưa thể tiếp cận khu vực này mà chỉ có thể nghiên cứu từ xa.

Nguồn gốc của lượng thủy ngân khổng lồ để tạo thành trăm sông trong lăng mộ cũng như các chi tiết về đội quân đất nung chôn cùng hoàng đế vẫn là điều bí ẩn chờ đợi được giải đáp.

Nguồn gốc của dòng sông thủy ngân

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=679436&stc=1&d=1414337169 (http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=679436&stc=1&d=1414337169)
Mô hình minh họa toàn bộ khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng ở Tây An. Ảnh: Cnwest

Theo sử ký ghi chép, để đạt được tham vọng trường sinh bất tử, từ khi còn trẻ, Tần Thủy Hoàng đã say mê việc luyện "Thuốc trường sinh" và thủy ngân là một thành phần chính trong "thuốc tiên". Do vậy dòng sông thủy ngân phải chăng thể hiện sự thịnh vượng, giàu có và tham vọng trường tồn vĩnh cửu của Tần Thủy Hoàng? Bên cạnh đó, nguồn thủy ngân khổng lồ được dẫn từ đâu để tạo thành trăm sông trong lăng mộ vẫn là một câu hỏi lớn không thể giải thích được.

Lật lại lịch sử, hai thiên niên kỷ trước, quận Ba ở thời Tần (thành phố Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc, ngày nay) có người quả phụ họ Thanh, chuyên nghề khai thác đá chu sa mà trở nên giàu có. Tần Thủy Hoàng đã cho xây dựng "Hoài Thanh Đài" để ca ngợi sự trinh liệt của người phụ nữ này. Vì sao Tần Thủy Hoàng lại đặc biệt chiếu cố đến nữ thương nhân họ Thanh này đến vậy? Liệu bên trong có huyền cơ nào khác không?

Theo khoa học hiện đại, chu sa hay thần sa, đan sa, xích đan, cống sa, là các tên gọi dành cho loại khoáng vật của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ. Thành phần chính của nó là sulfur thủy ngân (II) (HgS). Chu sa được người Trung Hoa cổ đại sử dụng phổ biến để luyện thủy ngân, làm thuốc và làm thủ cung sa để đánh dấu trinh tiết người phụ nữ. Thời đó người Tần đã biết cách luyện thủy ngân từ đá chu sa. Tư Mã Thiên viết "Giang Nam có đá chu sa. Chu sa là nguyên liệu chính để luyện thủy ngân".

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=679437&stc=1&d=1414337169 (http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=679437&stc=1&d=1414337169)
Mẫu đá chu sa được khai thác ở Trung Quốc. Ảnh: Shantouwang

Gần đây, các nhà khảo cổ đã khai quật được lăng mộ của quả phụ họ Thanh, từ đó nghiên cứu được rằng ở thời Tần, gia tộc họ Thanh ở quận Ba vốn là một gia tộc giàu có và thế lực. Vùng quận Ba có ngọn núi Vu Sơn, trong các câu chuyện cổ, chuyện thần thoại Trung Quốc, đây là nơi các vị thần linh thường ghé đến, đây là nơi khởi nguồn cho văn hóa mo và thuật luyện đan.

Văn hóa mo thời Trung Hoa cổ đại là loại hình gần giống nghi thức nhập đồng. Trong quá trình nhập đồng để nói chuyện với thần linh, người nhập phải uống thuốc tiên được luyện từ chu sa tức lượng nhỏ thủy ngân. Sau khi uống, toàn thân sẽ tê cứng, run rẩy. Các thầy mo là những người có quyền lực, có tài chính hùng hậu và nắm trong tay các bí mật về thuật mo.

Từ những khám phá khảo cổ, có thể suy luận rằng "Thanh" chính là một truyền nhân thuật mo cũng như nắm giữ được nguồn chu sa và thủy ngân khổng lồ. Nhiều khả năng, người phụ nữ họ Thanh chính là người đã có công lớn trong việc cung cấp thủy ngân trong Địa cung và hoàn tất giấc mộng sánh cùng thần tiên của Tần Thủy Hoàng.










Đội quân đất nung - Binh mã dũng

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=679438&stc=1&d=1414337169 (http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=679438&stc=1&d=1414337169)
Khuôn mặt, kích cỡ, trang phục của các binh mã dũng không có tượng nào giống nhau, cao to hơn người thật. Ảnh: 2fajue

Tháng 3/1974, một người nông dân trong quá trình đào giếng ở khu vực chân núi Ly Sơn đã phát hiện ra dấu vết của hầm chứa đội quân đất nung được chôn để bảo vệ Tần Thủy Hoàng. Cho đến nay đã có 8.099 pho tượng đã được khai quật ra khỏi lòng đất. Quần thể tượng được đặt trong 3 hầm mộ riêng biệt tạo thành hình chữ Phẩm. Khu hầm thứ 4 là khu hầm trống, không có tượng bên trong.

Người ta cho rằng, hầm mộ thứ nhất nằm ở mặt tây của lăng mộ có pho tượng 6.000 binh mã, là đội quân chủ lực của Tần Thủy Hoàng. Hầm mộ thứ hai chứa khoảng 1.400 pho tượng kỵ binh và bộ binh đi cùng xe ngựa, đây được xem là đội cảnh binh, trên diện tích 19.659 m². Hầm mộ thứ ba là đội chỉ huy các cấp khác nhau và xe tứ mã trên diện tích 1.524 m² và có khoảng 68 pho tượng ở đây.

Khuôn mặt, kích cỡ, trang phục không có tượng nào giống nhau, nét mặt thể hiện sống động như người thật. Chiều cao của mỗi bức tượng khoảng 1,8 m đến 2 m, nặng khoảng 180 kg, to cao hơn nhiều so với thể trạng trung bình của người thời đó.

Áo giáp và mũ trụ bằng đá của các binh mã dũng. Mỗi chiếc áp giáp được kết từ 800 miếng đá được mài thủ công hết sức tỉ mỉ rồi được kết lại bằng sợi đồng.

Các bức tượng người có lính bộ binh, cung thủ, các tướng lĩnh trong tư thế đứng thẳng hoặc cúi mình cầm cung, kích, giáo, mác,gươm bọc đồng... đây là những vũ khí được sử dụng ở Trung Hoa thời đó. Các vũ khí được làm bằng đồng, được đúc tinh xảo, và được mạ một lớp chống gỉ sét ở bên ngoài, trải qua hai thiên niên kỷ, đến khi được tìm thấy các vũ khí vẫn sáng đẹp.

Ngoài các vũ khí thông dụng như đao, mác, kiếm, cung nỏ…các nhà khảo cổ còn tìm thấy những vũ khí lạ, như máy bắn tên tự động, máy bắn tầm gần, tầm xa…chứng tỏ trình độ chế tạo vũ khí hết sức siêu việt ở thời Tần.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=679439&stc=1&d=1414337169 (http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=679439&stc=1&d=1414337169)
Ngựa xe trong đội binh mã dũng được chôn cùng Tần Vương. Ảnh: Gmw

Các bức tượng đất nung được nặn từ đất sét, nung trong lò ở nhiệt độ thấp, sau khi nung xong được phết một lớp sơn lên bên ngoài để tăng độ bền. Một phát hiện chấn động mới đây cho thấy các tượng đất này được phết một lớp lòng trắng trứng ở bên ngoài. Trải qua hai thiên niên kỷ, tượng vẫn giữ được tương đối hoàn chỉnh hình dáng ban đầu, thể hiện độ tinh xảo của người thợ điêu khắc lúc bấy giờ.

Tượng được sơn chủ yếu với tám mảng màu chính gồm đỏ, xanh, vàng, tím, nâu, trắng, đen, với độ đậm nhạt khác nhau, tạo nên hàng chục hiệu ứng màu sắc. Tiếc là, trong quá trình khai quật, do phản ứng oxy hóa khi được đưa ra ngoài, màu sắc các bức tượng bị biến đổi chỉ trong vòng vài chục giây thành một màu nâu sét. Vì vậy khi khai quật, các nhà khoa học phải bảo quản tượng bằng phương pháp "đông khô" để tránh nứt, vỡ, phai màu. Hiện vật đào lên được đưa ngay vào hầm lạnh âm 40 độ C để tạo lớp băng mỏng bao bọc, sau đó bảo quản lâu dài trong kho chứa.

Ngoài tượng binh mã, xe ngựa bằng đồng có kích cỡ và tinh xảo như thật cũng được phát hiện trong khu hầm binh mã. Phần thân xe được đúc bằng đồng xanh, một số phụ kiện được làm từ vàng và bạc, kích cỡ của xe, ngựa và người điều khiển được mô phỏng y như thật. Các bộ phận được đúc riêng, sau đó được lắp ráp, hàn nối lại với nhau, thể hiện trình độ cơ khí đáng nể của người thợ thời Tần.

Đặc biệt, phần đầu ngựa có thể cử động được linh hoạt, là nhờ được hàn bằng những sợi tơ đồng rất mảnh. Dưới kính hiển vi, các chuyên gia phát hiện những sợi tơ đồng này có độ mảnh khoảng 0,5 mm, đều nhau. Kỹ thuật nào được áp dụng để kéo ra những sợi đồng mảnh như tơ và làm thế nào để hàn nối những đầu sợi đồng này vẫn còn là một bí ẩn không thể giải đáp, cũng giống như rất nhiều bí ẩn khác trong khu lăng mộ của vị hoàng đế nổi tiếng của lịch sử Trung Hoa.


Thu Hằng
(ZING/tổng hợp)