duyanh
10-28-2014, 01:29 PM
Chống tham nhũng: voi, hổ đi săn, chỉ bắt được vài con chuột nhắt
Có lẽ hiếm có quốc gia nào có đội ngũ lực lượng chống tham nhũng mạnh mẽ như ở nước ta. Cả hệ thống chính trị Đảng, Chính Phủ và Mặt trận cùng vào cuộc chống tham nhũng. Về cơ quan chuyên môn trực tiếp hoặc gián tiếp chống tham nhũng thì khó có thể kể hết tên. Phía Đảng có Ủy Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Ủy ban Kiểm tra; phía nhà nước có Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Phòng chống tội phạm, hệ thống các cơ quan tố tụng từ trung ương đến địa phương; phía cơ quan quyền lực, Quốc hội có vai trò giám sát tối cao; phía nhân dân, Mặt trận Tổ Quốc các cấp cũng có vai trò phát hiện, phản biện đấu tranh chống tham nhũng. Quả là cả một đội ngũ trùng trùng điệp điệp.
http://3.bp.blogspot.com/-Rj4n-VnLtgs/VEqynU8P7AI/AAAAAAAACNk/8S47w6qIF5Q/s1600/20140304095405-biet-thu-ong-truyen-fqkw.jpg
Biệt thự của ông Trần Văn Truyền ở Bến Tre (ảnh "chôm" từ internet)
Về các văn bản luật pháp, quy định hành chính, nghị quyết của Đảng cũng có cả rừng văn bản luật lệ đủ mọi cấp độ để phòng và chống tham nhũng. Lực lượng đông, quyền lực mạnh, công cụ pháp lý có đầy đủ, ấy vậy mà càng chống tham nhũng càng tăng, càng tham nhũng với mức độ lớn hơn, từ “một bộ phận không nhỏ” không biết đến nay nó đã phát triển đến mức độ nào, cắm rễ sâu đến đâu mà ngay đến người lãnh đạo cao nhất của Đảng cũng phải tuyên bố “ném chuột coi chừng vỡ cái bình quý!”. Như vậy, có thể hiểu chuột đang nằm trong bình quý hoặc nằm lởn vởn quanh đâu đó mới có nguy cơ đáng sợ như vậy!
Chỉ có 1/1000.000 người vi phạm?
Thử khảo sát một số hoạt động cụ thể của công tác phòng chống tham nhũng xem vì sao việc chống tham nhũng không hiệu quả. Trước hết là việc minh bạch công khai tài sản, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2014, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cho biết qua tổng hợp kết quả minh bạch tài sản, thu nhập năm 2013 cho thấy có gần một triệu người đã kê khai tài sản, thu nhập. Tuy nhiên chỉ có 5 trường hợp phải xác minh, trong đó có một người xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực. Chỉ mới nghe qua tỉ lệ một trên một triệu người kê khai tài sản bị xử lý kỷ luật cho thấy việc kê khai và xử lý thông tin kê khai này không hiệu nghiệm. Những cơ quan, con người có trách nhiệm quản lý cán bộ, quản lý và xử lý kê khai đã làm không hết trách nhiệm.
Có môt so sánh vui, thử điểm qua một số tài sản khủng của cán bộ do bị trộm “phát hiện” ra và cách xử lý số tài sản này đủ cho thấy điều đó. Thì dụ điển hình là vợ chồng ông Đặng Xuân Thọ - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum và bà Trần Thị Xuân Lan - Trưởng phòng Tổ chức Cục thuế tỉnh Gia Lai. Kẻ trộm phát hiện dưới gầm giường một valy khóa số, bên trong có nhiều vàng thẻ đóng gói thành dây bọc trong túi nilon, nhiều nhẫn vàng, bông tai, lắc vàng, dây chuyền vàng... Tổng số tài sản do nhóm trộm lấy tại nhà ông Thọ khoảng 2,792 tỷ đồng, Nhóm trộm bị kêu án tù nhưng về phía người bị trộm không nghe thấy phải giải trình gì về số tài sản này. Tương tự như vậy, nhà Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn cũng bị trộm khoắng trên môt tỉ đồng, ông Phạm Minh Tú, Trưởng Ban quản lý dự án huyện Đông Hải (Bạc Liêu), ở thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai (Bạc Liêu) bị lấy trộm tài sản với trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng trong két sắt… Xem ra bọn trộm đã nắm được tài sản cán bộ tốt hơn nhiều so với cơ quan chức năng.
Bị tố giác xác minh xử lý quá chậm
Việc phát hiện tài sản bất minh của người và cơ quan quản lý quá mù mờ đã đành, thế nhưng đối với các trường hợp đã được báo chí tố cáo thì việc kiểm tra xử lý lại càng quá chậm. Thí dụ điển hình là từ tháng 3/2014, báo Người Cao Tuổi đã có loạt bài phản ánh khối "tài sản nổi" của ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng TTCP đếm sơ sơ cũng lên tới sáu cái bất động sản (ba nhà đất ở Bến Tre và ba nhà đất ở TP HCM), trong đó có hai tài sản khủng là căn biệt thự rộng 30.000 m2 ở Sơn Đông và một bất động sản ở Khu Đô thị 5 sao Phú Mỹ Hưng. Riêng căn nhà đất tại Phú Mỹ Hưng cũng lên tới 3 - 4 triệu USD, thì tổng số "của nổi" của ông Truyền phải chục triệu USD. Ông Truyền đã lý giải loanh quanh trong đó có cho rằng một phần tài sản là của người em nuôi làm doanh nghiệp cho tặng.
Luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TP HCM), cho rằng, với một người có chức vụ cao trong bộ máy thanh tra Chính phủ mà “kết nghĩa” và được quà tặng có giá trị đặc biệt lớn là điều bất bình thường, có thể xem điều đó có dấu hiệu vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng, thậm chí vi phạm pháp luật hình sự. Nếu em kết nghĩa tặng quà với giá trị rất lớn, đặc biệt lớn, nhưng hoàn toàn không có mối quan hệ về lợi ích liên quan đến hoạt động công vụ của ông Truyền thì ông Truyền vẫn phải có nghĩa vụ kê khai thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.
Thế nhưng từ đó đến nay đã hơn sáu tháng, việc xác minh tài sản của ông Trần Văn Truyền vẫn chưa có kết quả. Mới đây, ông Trần Đức Lượng Phó Thanh tra chính phủ cho biết Ban Bí thư đã giao cho Ủy ban Kiểm tra trung ương làm rõ nội dung này. Đến nay, TTCP chưa nhận được kết quả. Sáu tháng vẫn chưa xác minh xong tài sản chỉ một cá nhân đã được tố cáo công khai thì tiến độ công việc này quả là chậm chạp đạt kỷ lục.
8000 cuộc thanh tra, chỉ xử lý 48 người
Cũng theo báo cáo của Thanh Tra, từ đầu năm đến nay, cả nước đã tiến hành gần 8.000 cuộc thanh tra hành chính và 190.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành... Chỉ đọc mấy con số trên, có thể đã thấy một kỉ lục về tinh thần chống tham nhũng hào hùng, khẩn trương, quyết liệt của lực lượng thanh tra cả nước. Bởi từ đầu năm đến nay (ngày 20/10) mà có đến những 198.000 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính và chuyên ngành. Tức là quãng 20.000 cuộc thanh, kiểm tra mỗi tháng và cũng tức là mỗi ngày có khoảng... 700 cuộc thanh, kiểm tra tính cả thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ. Tuy nhiên, báo cáo còn cho thấy một “kỉ lục” khác, đó là cả năm 2014 chỉ có 48 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý, trong đó chỉ có 3 người bị xử lý hình sự.
Giống như chống tham nhũng thuê cho Nhật
Đó là việc tham nhũng bị tố cáo trong nước, những hành vi tham nhũng bị phát giác và tố cáo ở nước ngoài thì việc xử lý còn chậm chạp nhiêu khê hơn nhiều thậm chí là chừng như có cả những động thái bao che bênh vực. Điển hình là vụ Đại lộ Đông Tây ở TPHCM, khi phía Nhật đã truy tố bắt giam và công bố công khai việc này trước dư luận quốc tế thì phía ta còn có tuyên bố ngược lại. Phải đến lúc phía Nhật cắt viện trợ ODA vụ án mới được xem xét. Mặc dù vụ án xảy ra ở Việt Nam, kẻ nhận hối lộ là Huỳnh Ngọc Sỹ và đồng phạm là người Việt Nam nhưng các cơ quan chức năng vẫn khoanh tay chờ phía Nhật cung cấp hồ sơ. Đến khi có được hồ sơ lại than hồ sơ quá nhiều không có tiền để thuê dịch thuật. Gần đây nhất là vụ nhận hối lộ của Tổng Công Ty đường sắt, phía Nhật cũng là người phát hiện, công bố và cung cấp hồ sơ, còn phía ta các bản kiểm điểm của các quan chức vi phạm đều cho rằng mình trong sạch. Cách làm thờ ơ này chừng như ta đang chống tham nhũng thuê cho Nhật Bản chứ không phải chống cho ta.
Lý giải về nguyên nhân chậm chạp và không hiệu quả này, ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng “Chúng ta trải qua thời kỳ hoàn thiện chính sách từ năm 2007 đến nay và đã nhiều lần sửa đổi quy định về kê khai tài sản, thu nhập. Các lần sửa đổi ấy đều hướng đến giải quyết bài toán làm sao để khai được trung thực, khách quan. Thực tế hiện nay TTCP được Chính phủ giao tiếp tục nghiên cứu các biện pháp để đảm bảo việc kê khai tài sản trung thực”. Nói cách khác hơn là chúng ta đã có bảy năm nghiên cứu ban hành và sửa đổi chính sách rồi nhưng vẫn chưa phù hợp. Sắp tới sẽ còn nghiên cứu tiếp nhưng nghiên cứu đến bao giờ thì chưa biết được.
Thời gian soạn thảo chính sách, kiểm tra xác minh từng vụ việc chậm chạp kéo dài từ năm này qua năm khác mà không có điểm dừng làm cho người dân băn khoăn liệu các cơ quan trách nhiệm có muốn chống tham nhũng thật hay không? Đàn voi, hổ, chó săn ấy có thật lòng muốn săn tham nhũng thật hay là để cho những con voi tham nhũng đi qua lỗ kim và chỉ bắt những con chuột lắc.
Trong khi chúng ta mất thời gian ngắc ngứ cân nhắc hàng tháng, hàng năm trời với những tài sản bất minh hàng triệu đô la thì hai vị nữ bộ trưởng của Nhật đã nhanh chóng từ chức sau khi bị tố giác thâm lạm một số tiền trong quỹ bầu cử để mua mỹ phẩm. Ông Bộ trưởng Kinh tế mới lên thay có hai ngày đã lung lay chỉ vì số tiền hơn 130 Euro mà nhân viên của ông đã thanh toán cho dịch vụ sex. Chấn động này không chỉ ảnh hưởng đến an toàn của ông Bộ trưởng mà còn tác động đến chỉ số tín nhiệm của người dân đến Thủ tướng Nhật.
Phải chăng chính sự nghiêm khắc đối với các quan chức cao cấp chính là động lực để sự minh bạch, chống tham nhũng trở nên hữu hiệu ở cả quốc gia? Chống tham nhũng phải bắt đầu và tập trung vào những người nắm quyền lực cao nhất của quốc gia. Kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy muốn chống tham nhũng phải diệt hổ chứ không chỉ diệt ruồi.
Người Đồng Bằng
Theo blog Người Đồng Bằng
Có lẽ hiếm có quốc gia nào có đội ngũ lực lượng chống tham nhũng mạnh mẽ như ở nước ta. Cả hệ thống chính trị Đảng, Chính Phủ và Mặt trận cùng vào cuộc chống tham nhũng. Về cơ quan chuyên môn trực tiếp hoặc gián tiếp chống tham nhũng thì khó có thể kể hết tên. Phía Đảng có Ủy Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Ủy ban Kiểm tra; phía nhà nước có Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Phòng chống tội phạm, hệ thống các cơ quan tố tụng từ trung ương đến địa phương; phía cơ quan quyền lực, Quốc hội có vai trò giám sát tối cao; phía nhân dân, Mặt trận Tổ Quốc các cấp cũng có vai trò phát hiện, phản biện đấu tranh chống tham nhũng. Quả là cả một đội ngũ trùng trùng điệp điệp.
http://3.bp.blogspot.com/-Rj4n-VnLtgs/VEqynU8P7AI/AAAAAAAACNk/8S47w6qIF5Q/s1600/20140304095405-biet-thu-ong-truyen-fqkw.jpg
Biệt thự của ông Trần Văn Truyền ở Bến Tre (ảnh "chôm" từ internet)
Về các văn bản luật pháp, quy định hành chính, nghị quyết của Đảng cũng có cả rừng văn bản luật lệ đủ mọi cấp độ để phòng và chống tham nhũng. Lực lượng đông, quyền lực mạnh, công cụ pháp lý có đầy đủ, ấy vậy mà càng chống tham nhũng càng tăng, càng tham nhũng với mức độ lớn hơn, từ “một bộ phận không nhỏ” không biết đến nay nó đã phát triển đến mức độ nào, cắm rễ sâu đến đâu mà ngay đến người lãnh đạo cao nhất của Đảng cũng phải tuyên bố “ném chuột coi chừng vỡ cái bình quý!”. Như vậy, có thể hiểu chuột đang nằm trong bình quý hoặc nằm lởn vởn quanh đâu đó mới có nguy cơ đáng sợ như vậy!
Chỉ có 1/1000.000 người vi phạm?
Thử khảo sát một số hoạt động cụ thể của công tác phòng chống tham nhũng xem vì sao việc chống tham nhũng không hiệu quả. Trước hết là việc minh bạch công khai tài sản, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2014, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cho biết qua tổng hợp kết quả minh bạch tài sản, thu nhập năm 2013 cho thấy có gần một triệu người đã kê khai tài sản, thu nhập. Tuy nhiên chỉ có 5 trường hợp phải xác minh, trong đó có một người xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực. Chỉ mới nghe qua tỉ lệ một trên một triệu người kê khai tài sản bị xử lý kỷ luật cho thấy việc kê khai và xử lý thông tin kê khai này không hiệu nghiệm. Những cơ quan, con người có trách nhiệm quản lý cán bộ, quản lý và xử lý kê khai đã làm không hết trách nhiệm.
Có môt so sánh vui, thử điểm qua một số tài sản khủng của cán bộ do bị trộm “phát hiện” ra và cách xử lý số tài sản này đủ cho thấy điều đó. Thì dụ điển hình là vợ chồng ông Đặng Xuân Thọ - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum và bà Trần Thị Xuân Lan - Trưởng phòng Tổ chức Cục thuế tỉnh Gia Lai. Kẻ trộm phát hiện dưới gầm giường một valy khóa số, bên trong có nhiều vàng thẻ đóng gói thành dây bọc trong túi nilon, nhiều nhẫn vàng, bông tai, lắc vàng, dây chuyền vàng... Tổng số tài sản do nhóm trộm lấy tại nhà ông Thọ khoảng 2,792 tỷ đồng, Nhóm trộm bị kêu án tù nhưng về phía người bị trộm không nghe thấy phải giải trình gì về số tài sản này. Tương tự như vậy, nhà Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn cũng bị trộm khoắng trên môt tỉ đồng, ông Phạm Minh Tú, Trưởng Ban quản lý dự án huyện Đông Hải (Bạc Liêu), ở thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai (Bạc Liêu) bị lấy trộm tài sản với trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng trong két sắt… Xem ra bọn trộm đã nắm được tài sản cán bộ tốt hơn nhiều so với cơ quan chức năng.
Bị tố giác xác minh xử lý quá chậm
Việc phát hiện tài sản bất minh của người và cơ quan quản lý quá mù mờ đã đành, thế nhưng đối với các trường hợp đã được báo chí tố cáo thì việc kiểm tra xử lý lại càng quá chậm. Thí dụ điển hình là từ tháng 3/2014, báo Người Cao Tuổi đã có loạt bài phản ánh khối "tài sản nổi" của ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng TTCP đếm sơ sơ cũng lên tới sáu cái bất động sản (ba nhà đất ở Bến Tre và ba nhà đất ở TP HCM), trong đó có hai tài sản khủng là căn biệt thự rộng 30.000 m2 ở Sơn Đông và một bất động sản ở Khu Đô thị 5 sao Phú Mỹ Hưng. Riêng căn nhà đất tại Phú Mỹ Hưng cũng lên tới 3 - 4 triệu USD, thì tổng số "của nổi" của ông Truyền phải chục triệu USD. Ông Truyền đã lý giải loanh quanh trong đó có cho rằng một phần tài sản là của người em nuôi làm doanh nghiệp cho tặng.
Luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TP HCM), cho rằng, với một người có chức vụ cao trong bộ máy thanh tra Chính phủ mà “kết nghĩa” và được quà tặng có giá trị đặc biệt lớn là điều bất bình thường, có thể xem điều đó có dấu hiệu vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng, thậm chí vi phạm pháp luật hình sự. Nếu em kết nghĩa tặng quà với giá trị rất lớn, đặc biệt lớn, nhưng hoàn toàn không có mối quan hệ về lợi ích liên quan đến hoạt động công vụ của ông Truyền thì ông Truyền vẫn phải có nghĩa vụ kê khai thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.
Thế nhưng từ đó đến nay đã hơn sáu tháng, việc xác minh tài sản của ông Trần Văn Truyền vẫn chưa có kết quả. Mới đây, ông Trần Đức Lượng Phó Thanh tra chính phủ cho biết Ban Bí thư đã giao cho Ủy ban Kiểm tra trung ương làm rõ nội dung này. Đến nay, TTCP chưa nhận được kết quả. Sáu tháng vẫn chưa xác minh xong tài sản chỉ một cá nhân đã được tố cáo công khai thì tiến độ công việc này quả là chậm chạp đạt kỷ lục.
8000 cuộc thanh tra, chỉ xử lý 48 người
Cũng theo báo cáo của Thanh Tra, từ đầu năm đến nay, cả nước đã tiến hành gần 8.000 cuộc thanh tra hành chính và 190.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành... Chỉ đọc mấy con số trên, có thể đã thấy một kỉ lục về tinh thần chống tham nhũng hào hùng, khẩn trương, quyết liệt của lực lượng thanh tra cả nước. Bởi từ đầu năm đến nay (ngày 20/10) mà có đến những 198.000 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính và chuyên ngành. Tức là quãng 20.000 cuộc thanh, kiểm tra mỗi tháng và cũng tức là mỗi ngày có khoảng... 700 cuộc thanh, kiểm tra tính cả thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ. Tuy nhiên, báo cáo còn cho thấy một “kỉ lục” khác, đó là cả năm 2014 chỉ có 48 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý, trong đó chỉ có 3 người bị xử lý hình sự.
Giống như chống tham nhũng thuê cho Nhật
Đó là việc tham nhũng bị tố cáo trong nước, những hành vi tham nhũng bị phát giác và tố cáo ở nước ngoài thì việc xử lý còn chậm chạp nhiêu khê hơn nhiều thậm chí là chừng như có cả những động thái bao che bênh vực. Điển hình là vụ Đại lộ Đông Tây ở TPHCM, khi phía Nhật đã truy tố bắt giam và công bố công khai việc này trước dư luận quốc tế thì phía ta còn có tuyên bố ngược lại. Phải đến lúc phía Nhật cắt viện trợ ODA vụ án mới được xem xét. Mặc dù vụ án xảy ra ở Việt Nam, kẻ nhận hối lộ là Huỳnh Ngọc Sỹ và đồng phạm là người Việt Nam nhưng các cơ quan chức năng vẫn khoanh tay chờ phía Nhật cung cấp hồ sơ. Đến khi có được hồ sơ lại than hồ sơ quá nhiều không có tiền để thuê dịch thuật. Gần đây nhất là vụ nhận hối lộ của Tổng Công Ty đường sắt, phía Nhật cũng là người phát hiện, công bố và cung cấp hồ sơ, còn phía ta các bản kiểm điểm của các quan chức vi phạm đều cho rằng mình trong sạch. Cách làm thờ ơ này chừng như ta đang chống tham nhũng thuê cho Nhật Bản chứ không phải chống cho ta.
Lý giải về nguyên nhân chậm chạp và không hiệu quả này, ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng “Chúng ta trải qua thời kỳ hoàn thiện chính sách từ năm 2007 đến nay và đã nhiều lần sửa đổi quy định về kê khai tài sản, thu nhập. Các lần sửa đổi ấy đều hướng đến giải quyết bài toán làm sao để khai được trung thực, khách quan. Thực tế hiện nay TTCP được Chính phủ giao tiếp tục nghiên cứu các biện pháp để đảm bảo việc kê khai tài sản trung thực”. Nói cách khác hơn là chúng ta đã có bảy năm nghiên cứu ban hành và sửa đổi chính sách rồi nhưng vẫn chưa phù hợp. Sắp tới sẽ còn nghiên cứu tiếp nhưng nghiên cứu đến bao giờ thì chưa biết được.
Thời gian soạn thảo chính sách, kiểm tra xác minh từng vụ việc chậm chạp kéo dài từ năm này qua năm khác mà không có điểm dừng làm cho người dân băn khoăn liệu các cơ quan trách nhiệm có muốn chống tham nhũng thật hay không? Đàn voi, hổ, chó săn ấy có thật lòng muốn săn tham nhũng thật hay là để cho những con voi tham nhũng đi qua lỗ kim và chỉ bắt những con chuột lắc.
Trong khi chúng ta mất thời gian ngắc ngứ cân nhắc hàng tháng, hàng năm trời với những tài sản bất minh hàng triệu đô la thì hai vị nữ bộ trưởng của Nhật đã nhanh chóng từ chức sau khi bị tố giác thâm lạm một số tiền trong quỹ bầu cử để mua mỹ phẩm. Ông Bộ trưởng Kinh tế mới lên thay có hai ngày đã lung lay chỉ vì số tiền hơn 130 Euro mà nhân viên của ông đã thanh toán cho dịch vụ sex. Chấn động này không chỉ ảnh hưởng đến an toàn của ông Bộ trưởng mà còn tác động đến chỉ số tín nhiệm của người dân đến Thủ tướng Nhật.
Phải chăng chính sự nghiêm khắc đối với các quan chức cao cấp chính là động lực để sự minh bạch, chống tham nhũng trở nên hữu hiệu ở cả quốc gia? Chống tham nhũng phải bắt đầu và tập trung vào những người nắm quyền lực cao nhất của quốc gia. Kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy muốn chống tham nhũng phải diệt hổ chứ không chỉ diệt ruồi.
Người Đồng Bằng
Theo blog Người Đồng Bằng