duyanh
10-23-2014, 01:21 PM
‘HK không thể tự quyết định chính trị’
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/10/23/141023045439_cn_hongkong_occupy_oct21_dialogue_hkf s_640x360_ap.jpg (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/10/141023_hk_march_leung_home#share-tools)
Đại diện các sinh viên Hong Kong tại bàn đàm phán Đại diện của chính quyền Hong Kong tham gia đàm phán với sinh viên đã khẳng định rằng Hong Kong ‘không thể tự mình quyết định tiến trình chính trị’ vì lãnh thổ này là một đặc khu hành chính của Trung Quốc.
Đây là cuộc đàm phán đầu tiên giữa chính quyền Hong Kong và các đại diện sinh viên kể từ khi cuộc biểu tình đòi dân chủ nổ ra.
Trong lúc này, những người biểu tình đã tiến về tư dinh của Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh để chỉ trích lập trường của ông về các cải cách dân chủ.
Sẽ báo cáo với Bắc KinhCuộc đàm phán hôm thứ Ba ngày 21/10 đã kéo dài hai tiếng đồng hồ và được truyền hình trực tiếp.
Phía chính quyền cho rằng yêu sách của người biểu tình là không thể chấp nhận được trong khi các sinh viên cáo buộc chính quyền ‘mơ hồ’.
Bà Carrie Lam, Chánh văn phòng Đặc khu, nói với các đại diện sinh viên rằng chính quyền Hong Kong sẽ có báo cáo về quan điểm của các sinh viên với chính quyền trung ương và sẽ thiết lập một cơ chế để thúc đẩy đối thoại về những thay đổi Hiến pháp trong tương lai.
Trong khi đó các lãnh đạo sinh viên thì cho rằng người dân phải được phép đề cử ứng cử viên cho chức danh đặc khu trưởng và rằng ủy ban đề cử do theo mô hình của Bắc Kinh đề ra không ‘đủ tính đại diện’.
Sau cuộc đàm phán, anh Alex Chow, một lãnh đạo của sinh viên Hong Kong, nói: “Chính quyền phải có cách nào đó giải quyết vấn đề, nhưng những gì mà họ đưa ra không có nội dung thực chất.”
Trong một diễn biến khác, những người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong đã tuần hành đến tư dinh của ông Lương Chấn Anh để chỉ trích lập trường của ông về cải cách dân chủ.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/590/amz/worldservice/live/assets/images/2014/10/23/141023045226_cn_cy_leung_640x360_reuters.jpg
Ông Lương nói bầu cử theo ý người biểu tình là 'dân túy' Họ tức giận với một phát biểu mới đây của ông Lương hôm 20/10 rằng người nghèo không nên có quá nhiều ảnh hưởng chính trị.
Ông nói rằng việc bầu cử dân chủ hoàn toàn theo đòi hỏi của người biểu tình sẽ dẫn đến những chính sách dân túy vì lúc đó người nghèo sẽ có ảnh hưởng chi phối đến chính trị.
“Nếu đây hoàn toàn là bài toán số thì rõ ràng anh phải nói chuyện với một nửa số dân ở Hong Kong – những người kiếm ít hơn 1.8000 đô la Mỹ một tháng,” ông nói.
Nhiều người biểu tình xem lời bình luận này của ông Lương là bằng chứng cho thấy hệ thống chính trị của Hong Kong đã bị méo mó vì lợi ích của người giàu, phóng viên BBC Juliana Liu ở Hong Kong nhận định.
Hôm 22/10, chính quyền Hong Kong ra thông báo nói rằng ông Lương phải ‘tính đến nhu cầu của mọi tầng lớp với tầm quan trọng như nhau... chứ không phải chỉ của số đông’.
Thông báo nói rằng ông rất coi trọng ‘việc nâng cao cuộc sống của những người dân bình thường’.
BBC
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/10/23/141023045439_cn_hongkong_occupy_oct21_dialogue_hkf s_640x360_ap.jpg (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/10/141023_hk_march_leung_home#share-tools)
Đại diện các sinh viên Hong Kong tại bàn đàm phán Đại diện của chính quyền Hong Kong tham gia đàm phán với sinh viên đã khẳng định rằng Hong Kong ‘không thể tự mình quyết định tiến trình chính trị’ vì lãnh thổ này là một đặc khu hành chính của Trung Quốc.
Đây là cuộc đàm phán đầu tiên giữa chính quyền Hong Kong và các đại diện sinh viên kể từ khi cuộc biểu tình đòi dân chủ nổ ra.
Trong lúc này, những người biểu tình đã tiến về tư dinh của Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh để chỉ trích lập trường của ông về các cải cách dân chủ.
Sẽ báo cáo với Bắc KinhCuộc đàm phán hôm thứ Ba ngày 21/10 đã kéo dài hai tiếng đồng hồ và được truyền hình trực tiếp.
Phía chính quyền cho rằng yêu sách của người biểu tình là không thể chấp nhận được trong khi các sinh viên cáo buộc chính quyền ‘mơ hồ’.
Bà Carrie Lam, Chánh văn phòng Đặc khu, nói với các đại diện sinh viên rằng chính quyền Hong Kong sẽ có báo cáo về quan điểm của các sinh viên với chính quyền trung ương và sẽ thiết lập một cơ chế để thúc đẩy đối thoại về những thay đổi Hiến pháp trong tương lai.
Trong khi đó các lãnh đạo sinh viên thì cho rằng người dân phải được phép đề cử ứng cử viên cho chức danh đặc khu trưởng và rằng ủy ban đề cử do theo mô hình của Bắc Kinh đề ra không ‘đủ tính đại diện’.
Sau cuộc đàm phán, anh Alex Chow, một lãnh đạo của sinh viên Hong Kong, nói: “Chính quyền phải có cách nào đó giải quyết vấn đề, nhưng những gì mà họ đưa ra không có nội dung thực chất.”
Trong một diễn biến khác, những người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong đã tuần hành đến tư dinh của ông Lương Chấn Anh để chỉ trích lập trường của ông về cải cách dân chủ.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/590/amz/worldservice/live/assets/images/2014/10/23/141023045226_cn_cy_leung_640x360_reuters.jpg
Ông Lương nói bầu cử theo ý người biểu tình là 'dân túy' Họ tức giận với một phát biểu mới đây của ông Lương hôm 20/10 rằng người nghèo không nên có quá nhiều ảnh hưởng chính trị.
Ông nói rằng việc bầu cử dân chủ hoàn toàn theo đòi hỏi của người biểu tình sẽ dẫn đến những chính sách dân túy vì lúc đó người nghèo sẽ có ảnh hưởng chi phối đến chính trị.
“Nếu đây hoàn toàn là bài toán số thì rõ ràng anh phải nói chuyện với một nửa số dân ở Hong Kong – những người kiếm ít hơn 1.8000 đô la Mỹ một tháng,” ông nói.
Nhiều người biểu tình xem lời bình luận này của ông Lương là bằng chứng cho thấy hệ thống chính trị của Hong Kong đã bị méo mó vì lợi ích của người giàu, phóng viên BBC Juliana Liu ở Hong Kong nhận định.
Hôm 22/10, chính quyền Hong Kong ra thông báo nói rằng ông Lương phải ‘tính đến nhu cầu của mọi tầng lớp với tầm quan trọng như nhau... chứ không phải chỉ của số đông’.
Thông báo nói rằng ông rất coi trọng ‘việc nâng cao cuộc sống của những người dân bình thường’.
BBC