khieman
10-20-2014, 05:28 PM
.
Nhà văn Văn Quang từ Sài Gòn
“hy vọng một ngày sáng sủa”
Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Tạp Chí Khởi Hành 2009
http://viendongdaily.com/images/galary/VietNamHaiNgoai/@2010/@Oct10/NV_VanQuang/vanquang100_6500.jpg (http://viendongdaily.com/images/galary/VietNamHaiNgoai/@2010/@Oct10/NV_VanQuang/vanquang100_6500.jpg)
Ông Nguyễn Quang Hà anh em ruột nhà văn Văn Quang (phải), cùng chủ nhiệm chủ bút Viên Linh
trên bục lễ trao Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009
ảnh: Quốc Hương/Viễn Đông.
“Thưa quý vị độc giả Tạp Chí Khởi Hành,
Từ Saigon, tôi rất xúc động nhận được tin tức: đa số độc giả Tạp Chí Khởi Hành đã ưu ái dành cho tôi giải thưởng ‘Toàn bộ sự nghiệp văn chương’ (Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp). Nhất là tin tức đó đến với tôi trong giai đoạn khó khăn của người cầm bút mà không được viết.
Trước hết, tôi xin gửi đến quý độc giả lời cảm ơn chân thành. Hơn 50 năm viết văn làm báo, tôi vẫn quan niệm rằng bất cứ tác phẩm văn học nghệ thuật nào, cũng chỉ có giá trị khi được độc giả công nhận, chứ không phải của một cơ quan quyền lực hay một phe nhóm nào. Trên chặng đường dài ấy, tôi đã từng gặp một vài phe nhóm hoặc cá nhân tìm mọi cách ‘đánh phá’ chặn bước, vu khống, xuyên tạc. Đó là điều mà hầu hết những tác giả, những vị có chút tên tuổi, gây được ít nhiều uy tín trong phạm vi văn chương và nhiều lĩnh vực khác thường gặp. Hẳn quý vị cũng đã biết quá rõ và quá chán nản với tình trạng này. Vì ghen ghét đố kỵ, vì cạnh tranh chút quyền lợi, danh vọng nhỏ nhen và không loại trừ họ bị lợi dụng.
Biết vậy, nên tôi không chùn bước, vẫn trung thành đi theo con đường mình đã chọn. Viết trung thực, cố gắng phản ảnh hình ảnh thời đại mình thật chính xác. Nhưng tiếc rằng hiện nay, như quý vị đã biết, tôi đang ở trong hoàn cảnh không được viết qua internet gửi bài ra ngoại quốc. Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng một ngày sáng sủa, tôi sẽ lại được phục vụ độc giả qua những bài viết, những phóng sự và những trang truyện dài truyện ngắn của mình.
Một lần nữa, trong dịp này, tôi xin cảm ơn tất cả độc giả và anh chị em trong Tạp Chí Khởi Hành. Tôi cũng xin cảm ơn quý độc giả đã từng có tấm lòng ưu ái dành cho tôi trên tất cả các tờ báo tôi đã từng cộng tác hơn 50 năm qua và thời gian gần đây ở Mỹ, Canada, Úc Châu trong hơn gần 20 năm vừa qua.
Trân trọng kính chào quý vị.
Saigon, tháng 7 năm 2010
Văn Quang”
http://i83.photobucket.com/albums/j312/lienlacgioocom/VanQuang/VanQuangDinhCuong.jpg (http://i83.photobucket.com/albums/j312/lienlacgioocom/VanQuang/VanQuangDinhCuong.jpg)
Nhà văn Văn Quang qua nét vẽ của hoạ sĩ Đinh Cường
Đó là lá thư được đọc bởi ông Nguyễn Quang Hà, anh em ruột với nhà văn Văn Quang hiện diện trong lễ trao Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009, tổ chức tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt vào 1 giờ trưa ngày 30-10-2010. Giải thưởng 3.000 Mỹ kim đã được gởi về Sài Gòn, Việt Nam, đến nhà văn Văn Quang. Trong lễ trao giải cũng có trưng bày nhiều hình ảnh của các nhà văn tên tuổi Việt Nam, trong đó có các nhà văn Sài Gòn, miền Nam.
Được biết, tại Nam California, từ tháng 4-2007, mục “Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự” của nhà văn Văn Quang đăng trên nhật báo Viễn Đông mỗi thứ Ba hàng tuần và tuần báo Người Việt Tự Do (một ấn phẩm ở San Diego cùng công ty với Viễn Đông) mỗi thứ Năm, được rất nhiều độc giả đón đọc. Bài cuối cùng trong mục này đề ngày 17-5-2009, mang tựa đề “Lần thứ nhất ở Việt Nam xảy ra một vụ kiện lớn”. Sau đó, nhà văn Văn Quang đã phải ngưng cầm bút. Các bài này hiện nay vẫn còn đang được lưu trữ trên trang mạng Viễn Đông (www.viendongdaily.com)
Theo chủ nhiệm, chủ bút Viên Linh của Tạp Chí Khởi Hành: “Nhà văn Văn Quang sinh năm 1933 tại Thái Bình, là tác giả khoảng 30 cuốn truyện, mà tác phẩm đầu tay là Thùy Dương Trang 1957, Nghìn Năm Mây Bay 1963, Nét Môi Cuồng Vọng 1964, Người Yêu Của Lính 1965, Đường Vào Bến Mê 1966, Tiếng Hát Học Trò 1969, Trong Cơn Mê Này 1970, Chân Trời Tím, v.v… (chúng tôi kể theo thứ tự, ông còn rất nhiều tác phẩm khác)… Phim Chân Trời Tím đã được thực hiện theo tác phẩm này. Ông tên thật là Nguyễn Quang Tuyến, tốt nghiệp khóa 4 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, cấp bậc cuối cùng là Trung tá, chức vụ cuối cùng là quản đốc Đài Phát Thanh Quân Đội, tọa lạc trong cục Tâm Lý Chiến.
Tháng 4-1975, ông quyết định ở lại. Là sĩ quan cao cấp, nhưng ông cũng không xuất ngoại theo chương trình H.O. mà ở lại trong nước cho đến ngày nay, trong khi các con ông hoặc đi du học ở Mỹ từ trước 75, hoặc đã vượt biên được hết ngay sau 75. Ra tù khoảng 1989, ông đi học ngay: đi học computer, để viết. Ông đã viết được 187 bài Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự, gửi đăng trên báo chí ở hải ngoại, từ Úc đến Hoa Kỳ; cho tới khi cách đây một năm, tất cả đồ hành nghề của ông, máy computer, điện thoại, máy scan hình, máy in để bàn, đều bị tịch thu.
Khoảng hơn một năm nay, loạt bài ‘tường trình’ về Quê Hương của ông đã phải im tiếng. Dù im tiếng, những gì ông đã viết từ sau 1975, vẫn là những gì chưa nhà văn nào viết được trong khoảng thời gian đó. Văn Quang được nhiều người gọi là ‘người tù cuối cùng’, vì trên thực tế, ông ở tù hơn 12 năm ở K5 Vĩnh Phú và K2 Z30 Hàm Tân.
Ông là nhà văn quân đội đầu tiên được trao Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp, do Tạp Chí Văn Học Nghệ Thuật Lịch Sử Khởi Hành tổ chức. Giải này trị giá 3.000 Mỹ kim, trong các lần trước đã trao cho nhà thơ Hữu Loan, tác giả Màu Tím Hoa Sim ở Thanh Hóa và Nguyễn Thụy Long, tác giả Loan Mắt Nhung ở Sài Gòn. Thư nhận giải của các tác giả, cũng như hình ảnh và bài tường thuật lễ phát giải, một phần tác phẩm trúng giải, đã được tường thuật trên các báo, các cơ quan truyền thông, và nhất là trên Tạp Chí Khởi Hành, là cơ sở thành lập giải”.
Nhà văn, nhà báo Viên Linh cũng lưu ý có thể, sau giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp lần này, mỗi năm sẽ trao giải tác phẩm hay nhất. Điều đó theo giáo sư Trần Ngọc Ninh, cũng có mặt tích cực càng khuyến khích người cầm viết sáng tác ra các tác phẩm mới hay. Có mặt trong lễ trao giải thưởng, có nhiều vị tên tuổi trong giới văn nghệ, như nhà văn, nhà báo Phan Nhật Nam, đài truyền hình SBTN, người cũng từng 3 lần được giải Văn Chương Việt Nam. Hay nhà văn/dược sĩ Lưu Văn Vịnh, từ San Jose cũng xuống cùng với Little Saigon… Little Saigon thủ đô người Việt hải ngoại ngày nay hướng về Sài Gòn thủ đô Việt Nam Cộng Hòa xưa, vì một ngày mai Big Saigon trên khắp năm châu, hải ngoại cùng quốc nội, như nhà văn Văn Quang “hy vọng một ngày sáng sủa”?
(VienDongDaily.Com - 31/10/2010)
http://viendongdaily.com/nha-van-van-quang-tu-sai-gon-hy-vong-mot-ngay-sang-sua-7FGocfHw.html
Nhà văn Văn Quang từ Sài Gòn
“hy vọng một ngày sáng sủa”
Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Tạp Chí Khởi Hành 2009
http://viendongdaily.com/images/galary/VietNamHaiNgoai/@2010/@Oct10/NV_VanQuang/vanquang100_6500.jpg (http://viendongdaily.com/images/galary/VietNamHaiNgoai/@2010/@Oct10/NV_VanQuang/vanquang100_6500.jpg)
Ông Nguyễn Quang Hà anh em ruột nhà văn Văn Quang (phải), cùng chủ nhiệm chủ bút Viên Linh
trên bục lễ trao Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009
ảnh: Quốc Hương/Viễn Đông.
“Thưa quý vị độc giả Tạp Chí Khởi Hành,
Từ Saigon, tôi rất xúc động nhận được tin tức: đa số độc giả Tạp Chí Khởi Hành đã ưu ái dành cho tôi giải thưởng ‘Toàn bộ sự nghiệp văn chương’ (Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp). Nhất là tin tức đó đến với tôi trong giai đoạn khó khăn của người cầm bút mà không được viết.
Trước hết, tôi xin gửi đến quý độc giả lời cảm ơn chân thành. Hơn 50 năm viết văn làm báo, tôi vẫn quan niệm rằng bất cứ tác phẩm văn học nghệ thuật nào, cũng chỉ có giá trị khi được độc giả công nhận, chứ không phải của một cơ quan quyền lực hay một phe nhóm nào. Trên chặng đường dài ấy, tôi đã từng gặp một vài phe nhóm hoặc cá nhân tìm mọi cách ‘đánh phá’ chặn bước, vu khống, xuyên tạc. Đó là điều mà hầu hết những tác giả, những vị có chút tên tuổi, gây được ít nhiều uy tín trong phạm vi văn chương và nhiều lĩnh vực khác thường gặp. Hẳn quý vị cũng đã biết quá rõ và quá chán nản với tình trạng này. Vì ghen ghét đố kỵ, vì cạnh tranh chút quyền lợi, danh vọng nhỏ nhen và không loại trừ họ bị lợi dụng.
Biết vậy, nên tôi không chùn bước, vẫn trung thành đi theo con đường mình đã chọn. Viết trung thực, cố gắng phản ảnh hình ảnh thời đại mình thật chính xác. Nhưng tiếc rằng hiện nay, như quý vị đã biết, tôi đang ở trong hoàn cảnh không được viết qua internet gửi bài ra ngoại quốc. Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng một ngày sáng sủa, tôi sẽ lại được phục vụ độc giả qua những bài viết, những phóng sự và những trang truyện dài truyện ngắn của mình.
Một lần nữa, trong dịp này, tôi xin cảm ơn tất cả độc giả và anh chị em trong Tạp Chí Khởi Hành. Tôi cũng xin cảm ơn quý độc giả đã từng có tấm lòng ưu ái dành cho tôi trên tất cả các tờ báo tôi đã từng cộng tác hơn 50 năm qua và thời gian gần đây ở Mỹ, Canada, Úc Châu trong hơn gần 20 năm vừa qua.
Trân trọng kính chào quý vị.
Saigon, tháng 7 năm 2010
Văn Quang”
http://i83.photobucket.com/albums/j312/lienlacgioocom/VanQuang/VanQuangDinhCuong.jpg (http://i83.photobucket.com/albums/j312/lienlacgioocom/VanQuang/VanQuangDinhCuong.jpg)
Nhà văn Văn Quang qua nét vẽ của hoạ sĩ Đinh Cường
Đó là lá thư được đọc bởi ông Nguyễn Quang Hà, anh em ruột với nhà văn Văn Quang hiện diện trong lễ trao Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009, tổ chức tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt vào 1 giờ trưa ngày 30-10-2010. Giải thưởng 3.000 Mỹ kim đã được gởi về Sài Gòn, Việt Nam, đến nhà văn Văn Quang. Trong lễ trao giải cũng có trưng bày nhiều hình ảnh của các nhà văn tên tuổi Việt Nam, trong đó có các nhà văn Sài Gòn, miền Nam.
Được biết, tại Nam California, từ tháng 4-2007, mục “Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự” của nhà văn Văn Quang đăng trên nhật báo Viễn Đông mỗi thứ Ba hàng tuần và tuần báo Người Việt Tự Do (một ấn phẩm ở San Diego cùng công ty với Viễn Đông) mỗi thứ Năm, được rất nhiều độc giả đón đọc. Bài cuối cùng trong mục này đề ngày 17-5-2009, mang tựa đề “Lần thứ nhất ở Việt Nam xảy ra một vụ kiện lớn”. Sau đó, nhà văn Văn Quang đã phải ngưng cầm bút. Các bài này hiện nay vẫn còn đang được lưu trữ trên trang mạng Viễn Đông (www.viendongdaily.com)
Theo chủ nhiệm, chủ bút Viên Linh của Tạp Chí Khởi Hành: “Nhà văn Văn Quang sinh năm 1933 tại Thái Bình, là tác giả khoảng 30 cuốn truyện, mà tác phẩm đầu tay là Thùy Dương Trang 1957, Nghìn Năm Mây Bay 1963, Nét Môi Cuồng Vọng 1964, Người Yêu Của Lính 1965, Đường Vào Bến Mê 1966, Tiếng Hát Học Trò 1969, Trong Cơn Mê Này 1970, Chân Trời Tím, v.v… (chúng tôi kể theo thứ tự, ông còn rất nhiều tác phẩm khác)… Phim Chân Trời Tím đã được thực hiện theo tác phẩm này. Ông tên thật là Nguyễn Quang Tuyến, tốt nghiệp khóa 4 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, cấp bậc cuối cùng là Trung tá, chức vụ cuối cùng là quản đốc Đài Phát Thanh Quân Đội, tọa lạc trong cục Tâm Lý Chiến.
Tháng 4-1975, ông quyết định ở lại. Là sĩ quan cao cấp, nhưng ông cũng không xuất ngoại theo chương trình H.O. mà ở lại trong nước cho đến ngày nay, trong khi các con ông hoặc đi du học ở Mỹ từ trước 75, hoặc đã vượt biên được hết ngay sau 75. Ra tù khoảng 1989, ông đi học ngay: đi học computer, để viết. Ông đã viết được 187 bài Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự, gửi đăng trên báo chí ở hải ngoại, từ Úc đến Hoa Kỳ; cho tới khi cách đây một năm, tất cả đồ hành nghề của ông, máy computer, điện thoại, máy scan hình, máy in để bàn, đều bị tịch thu.
Khoảng hơn một năm nay, loạt bài ‘tường trình’ về Quê Hương của ông đã phải im tiếng. Dù im tiếng, những gì ông đã viết từ sau 1975, vẫn là những gì chưa nhà văn nào viết được trong khoảng thời gian đó. Văn Quang được nhiều người gọi là ‘người tù cuối cùng’, vì trên thực tế, ông ở tù hơn 12 năm ở K5 Vĩnh Phú và K2 Z30 Hàm Tân.
Ông là nhà văn quân đội đầu tiên được trao Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp, do Tạp Chí Văn Học Nghệ Thuật Lịch Sử Khởi Hành tổ chức. Giải này trị giá 3.000 Mỹ kim, trong các lần trước đã trao cho nhà thơ Hữu Loan, tác giả Màu Tím Hoa Sim ở Thanh Hóa và Nguyễn Thụy Long, tác giả Loan Mắt Nhung ở Sài Gòn. Thư nhận giải của các tác giả, cũng như hình ảnh và bài tường thuật lễ phát giải, một phần tác phẩm trúng giải, đã được tường thuật trên các báo, các cơ quan truyền thông, và nhất là trên Tạp Chí Khởi Hành, là cơ sở thành lập giải”.
Nhà văn, nhà báo Viên Linh cũng lưu ý có thể, sau giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp lần này, mỗi năm sẽ trao giải tác phẩm hay nhất. Điều đó theo giáo sư Trần Ngọc Ninh, cũng có mặt tích cực càng khuyến khích người cầm viết sáng tác ra các tác phẩm mới hay. Có mặt trong lễ trao giải thưởng, có nhiều vị tên tuổi trong giới văn nghệ, như nhà văn, nhà báo Phan Nhật Nam, đài truyền hình SBTN, người cũng từng 3 lần được giải Văn Chương Việt Nam. Hay nhà văn/dược sĩ Lưu Văn Vịnh, từ San Jose cũng xuống cùng với Little Saigon… Little Saigon thủ đô người Việt hải ngoại ngày nay hướng về Sài Gòn thủ đô Việt Nam Cộng Hòa xưa, vì một ngày mai Big Saigon trên khắp năm châu, hải ngoại cùng quốc nội, như nhà văn Văn Quang “hy vọng một ngày sáng sủa”?
(VienDongDaily.Com - 31/10/2010)
http://viendongdaily.com/nha-van-van-quang-tu-sai-gon-hy-vong-mot-ngay-sang-sua-7FGocfHw.html