PDA

View Full Version : Thiền sư kiếm sĩ Miyamoto Musashi



khieman
10-17-2014, 03:58 PM
.

Thiền sư kiếm sĩ
Miyamoto Musashi
Trí Tánh Đỗ Hữu Tài

http://www.luanhoan.net/gocchung2013/html/bm%2022-3-13%2013_files/image001.jpg (http://www.luanhoan.net/gocchung2013/html/bm%2022-3-13%2013_files/image001.jpg)


Miyamoto Musashi hồi trẻ, đang cầm kiếm gỗ


Miyamoto Musashi ra đời vào năm 1584 tại tỉnh Mimasaka, cách Đông Kinh 40 dặm về phía Tây Nam. Thân phụ của ông vốn là một lãnh chúa ngang tàng, đầu đội trời chân đạp đất, “biên thùy một cõi” trên hòn đảo lớn Kyushu dưới triều đại của Shogun Nobunaga. Musashi mồ côi cả cha lẫn mẹ năm mới lên bảy tuổi và được vị cậu ruột là một vị Hòa thương mang vào chùa nuôi nấng dạy dỗ. Gần giống như Lý Công Uẩn của nước ta 3.000 dặm gần đó và 600 năm trước đây.

Nhưng cơ chế nghiệp lực đã vận hành kỳ ảo khiến cho con đường tu chứng của ông phải kinh qua một trở ngại lớn, một thử thách dài trong thời đại loạn lạc bấy giờ, đó là phải trở thành kiếm khách số một trong số hơn tám vạn Samurai đang tranh nhau thư hùng. Nghĩa là trở thành một Độc cô cầu bại, cô đơn vác kiếm đi lang thang khắp xứ Phù Tang, thành tâm mong tìm được một đối thủ đánh bại được mình !

Cho nên chỉ tự học trong sân chùa vào những đêm thanh vắng mà mới 13 tuổi ông đã xẻ đôi thân xác Kihei, đệ nhất dũng sĩ của quân trường Shinto Ryu. Năm 16 tuổi, ông đánh bại Akiyama, trưởng tràng của kiếm phái Tadashima. Sau ngày đó, với nghịch giới sát sanh vần vũ trên đầu, ông bỏ chùa, lưng mang kiếm gỗ, một thân một bóng lên đường thực hiện cuộc hành trình chứng ngộ của một Võ sĩ đạo thời chinh chiến. Cuộc hành trình bi hùng tuyệt đẹp nầy sẽ mở lối khai đường cho kiếm pháp Nhật Bản, nâng kiếm thuật lên đỉnh cao kiếm đạo, và giúp Kiếm sĩ hóa thân thành Thiền sư.

Không vợ con và không hành lý. Cũng không sợ hãi và không giận hờn. Chỉ với hai bộ quần áo tả tơi dưới chiếc nón rộng vành, và một thanh kiếm gỗ đã săn cứng lại vì gió sương chiến trận, ông đã lang bạt trong núi cao hang sâu của miền Hokkaido băng giá, trong rừng dày bão dữ của vịnh Kyushu, trong cung cấm nghiêm ngặt lòe ánh thép của các lãnh chúa, và đọ kiếm 129 trận không một lần chiến bại. Lần duy nhất có làm ông ngẩn ngơ trong thoáng chốc là khi dùng kiếm gỗ chèo thuyền ra đảo Ogura, ông đã phải nhờ đến ánh nắng quái của chiều tà và tiếng sóng đập vào ghềnh đá để phân tâm đối thủ và giúp ông chém chết được Kojiro, chưởng môn lừng lẫy của kiếm phái Tadaoki. Đó là lần duy nhất ông phải vận dụng thiên nhiên để cho đường kiếm của mình phá được thế thủ vững chắc và kín đáo của một kỳ phùng địch thủ.



http://www.luanhoan.net/gocchung2013/html/bm%2022-3-13%2013_files/image002.jpg (http://www.luanhoan.net/gocchung2013/html/bm%2022-3-13%2013_files/image002.jpg)


Năm đó ông 29 tuổi, và từ đó ông được giới kiếm sĩ Nhật Bản tôn xưng là Kiếm Thánh. Nhưng cũng từ đó, ông bẻ kiếm và suy nghiệm về thanh kiếm như một cá thể hữu tình, về múa kiếm như một con đường tỉnh thức để tự giải thoát mình ra khỏi xao động của cuộc đời. Ông để ra 30 năm trời để suy nghiệm, sống âm thầm vô danh trong một làng đánh cá hẻo lánh, hành xử như một lão già khật khùng. Và đến năm 59 tuổi thì ông bỏ làng vào động đá Reigendo để bắt đầu viết tác phẩm duy nhất của đời ông. Tác phẩm dày chỉ 10 trang giấy bổn mà ông phải mất hai năm trời mới hoàn thành. Một tuần sau đó, ông từ giã cõi đời, ung dung và tự tại giải nghiệp để tan biến vào trời đất. Năm đó là năm 1645.

Cuốn sách ông viết có tựa đề là Ngũ Đai Thư (Go Rin No Sho - Cuốn sách về Năm Vòng đai), gồm 5 chương: chương Thổ, Thủy, Hỏa, Phong và chương Hư Vô. Trong phần mở đầu, ông viết vài dòng ngắn ngủi và khiêm cung về cuộc đời và thân phận của ông rồi tự thú rằng “Tất cả chiến thắng của tôi từ trước đến nay có lẽ nhờ trời cho, hoặc nhờ tôi khéo tay, vì mãi cho đến năm 50 tuổi tôi mới chứng ngộ được kiếm đạo chân thực... Tôi viết cuốn này mà cố tình quên đi kinh Phật dạy và lời Khổng viết, lại càng không nhớ đến bất kỳ một chiêu thức kiếm pháp nào ... Tôi chỉ quy chiếu vào Tâm mà viết”

Bốn chương đầu, Thổ, Thủy, Hỏa và Phong, ông nhận định về thanh kiếm như một ngoại vật vô thường, có đó nhưng không đó; về người múa kiếm như một tha nhân vô ngã, vừa có thật vừa không có thật; về kiếm thuật như một nghệ thuật vô hình vô tướng; và về các kiếm phái khác như cõi ta bà chứa đầy mộng ảo bào ảnh. Cũng trong bốn chương nầy, ông luận về các sách lược đấu kiếm thông qua hai phạm trù diệu hữu và chân không, cho rằng trong vọng tâm, kiếm và kiếm sĩ đều có thật, nhưng không thật có vì giả hợp. Cho nên có đấu kiếm mà vẫn không có kiếm đấu.

Riêng chương thứ năm Hư Vô và cũng là chương cuối cùng, chỉ dài có nửa trang giấy, ông đề cập đến Kiếm Đạo như một con đường giải thoát rồi ông kết thúc cuốn sách như sau:

“Biết rằng cái gì Có chính là Không Có, mà cái Không Có chính là Có, tức là biết được Đạo vậy. Nhưng lúc biết được chính cái Đạo cũng không có nốt thì mới hoàn toàn chứng ngộ.
Năm Shoho đệ nhị, tháng thứ Năm, ngày thứ Mười hai, Miyamoto Musashi cẩn ký”.

Chưa hề đọc Bát Nhã Tâm Kinh, chỉ múa kiếm để giết người rồi buông kiếm để quán chiếu, thế là “đồ tể” kiếm thánh Musashi bỗng trở thành thiền sư Musashi. Cho nên khi ông buông bút chấm dứt cuốn sách trong động đá quạnh hiu, 129 nhát kiếm oan nghiệt chém chết 129 mạng người bỗng chỉ còn là những nghiệp chướng nhân quả lồng lộng. Mười sáu năm tung hoành trong chốn gió tanh mưa máu bỗng trở thành mười sáu năm trùng trùng duyên khởi.

Ông đã đứng dậy, thanh thoát nhẹ tay phủi đám bụi hồng. Cho Tâm trong Tâm tĩnh. Cho Tâm không còn là Tâm.


http://ecx.images-amazon.com/images/I/41sco28Y8LL._AA160_.jpg (http://ecx.images-amazon.com/images/I/41sco28Y8LL._AA160_.jpg)
Shinmen Musashi No Kami Fujiwara No Genshin
Sinh khoảng 1584 Harima, Nhật Bản.
Mất khoảng 12-6-1645 (61tuổi) tại Higo Nhật Bản
Các tên đã dùng : Shinmen Takezō; Miyamoto Bennosuke; Niten Dōraku; Shinmen Musashi no Kami Fujiwara no Genshin
Theo môn võ :Kenjutsu
Các học trò: Terao Magonojo; Terao Motomenosuke; Furuhashi Sozaemon


Lính thủy sưu tầm, minh họa và kính chuyển
http://www.luanhoan.net/