duyanh
10-14-2014, 12:21 PM
70 đồng nghiệp của Nina Phạm có thể nhiễm Ebola
Cùng với Nina Phạm, có khoảng 70 nhân viên y tế khác chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Ebola tại thành phố Dallas, Mỹ, và những người này cũng có khả năng lây nhiễm.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1413289183_8543cc73dcefd8.img.jpg
Các nhân viên của CDC đang tiến hành tẩy dọn sau khi phát hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên.
Ông Thomas Frieden, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho rằng "một lượng lớn" nhân viên y tế cùng làm việc với Nina Phạm có thể bị nhiễm Ebola nếu như họ cũng bị ảnh hưởng bởi "quy trình sai", theo LA Times.
"Chúng ta cần xem xét khả năng có thể có thêm các ca nhiễm Ebola, đặc biệt là trong số các nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân khi anh ta tiến triển xấu. Chúng tôi lo ngại và cũng không ngạc nhiên nếu có thêm các ca nhiễm trong số các đồng nghiệp của Nina Phạm", ông Frieden nói.
Hôm qua, Nina Phạm, nữ y tá gốc Việt ở thành phố Dallas, bị xác định là người nhiễm virus Ebola đầu tiên trên đất Mỹ và hiện trong tình trạng "ổn định".
Sổ sách theo dõi bệnh nhân cho thấy Nina Phạm là một trong số 70 nhân viên y tế của CDC chăm sóc cho Thomas Eric Duncan, người bị nhiễm Ebola và nhập viện hôm 28/9, CBC News cho hay. Duncan qua đời hôm 8/10. Tổng số 48 người có tiếp xúc với Duncan vẫn đang bị cách ly và sẽ được theo dõi đến ngày 19/10, là ngày kết thúc thời kỳ ủ bệnh. Hiện chưa có ai có dấu hiệu bị sốt.
"Chúng ta cần xem lại cách kiểm soát việc lây nhiễm Ebola, bởi vì một trường hợp nhiễm cũng không thể chấp nhận được", ông Frieden nói trong cuộc họp báo.
Khi các điều tra viên đang xem xét vì sao Nina Phạm bị nhiễm bệnh, các quan chức ngành y tế của Mỹ cũng xem xét quy trình cần tăng cường ở các bệnh viện ở nước này. CDC cho biết sẽ kiểm tra từng khía cạnh trong việc xử lý các ca nhiễm hoặc nghi nhiễm Ebola để xác định "lỗ hổng" ở đâu.
Người dân Mỹ đang tăng cường kêu gọi chính quyền của Tổng thống Barack Obama xem xét việc cấm những người từ châu Phi tới Mỹ nhằm ngăn chặn việc lây nhiễm Ebola.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê khoảng 4.000 người thiệt mạng do nhiễm và nghi nhiễm Ebola tại Tây Phi từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng ba. Hơn 370 nhân viên y tế ở khu vực bị ốm hoặc thiệt mạng.
theo vnexpress
Cùng với Nina Phạm, có khoảng 70 nhân viên y tế khác chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Ebola tại thành phố Dallas, Mỹ, và những người này cũng có khả năng lây nhiễm.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1413289183_8543cc73dcefd8.img.jpg
Các nhân viên của CDC đang tiến hành tẩy dọn sau khi phát hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên.
Ông Thomas Frieden, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho rằng "một lượng lớn" nhân viên y tế cùng làm việc với Nina Phạm có thể bị nhiễm Ebola nếu như họ cũng bị ảnh hưởng bởi "quy trình sai", theo LA Times.
"Chúng ta cần xem xét khả năng có thể có thêm các ca nhiễm Ebola, đặc biệt là trong số các nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân khi anh ta tiến triển xấu. Chúng tôi lo ngại và cũng không ngạc nhiên nếu có thêm các ca nhiễm trong số các đồng nghiệp của Nina Phạm", ông Frieden nói.
Hôm qua, Nina Phạm, nữ y tá gốc Việt ở thành phố Dallas, bị xác định là người nhiễm virus Ebola đầu tiên trên đất Mỹ và hiện trong tình trạng "ổn định".
Sổ sách theo dõi bệnh nhân cho thấy Nina Phạm là một trong số 70 nhân viên y tế của CDC chăm sóc cho Thomas Eric Duncan, người bị nhiễm Ebola và nhập viện hôm 28/9, CBC News cho hay. Duncan qua đời hôm 8/10. Tổng số 48 người có tiếp xúc với Duncan vẫn đang bị cách ly và sẽ được theo dõi đến ngày 19/10, là ngày kết thúc thời kỳ ủ bệnh. Hiện chưa có ai có dấu hiệu bị sốt.
"Chúng ta cần xem lại cách kiểm soát việc lây nhiễm Ebola, bởi vì một trường hợp nhiễm cũng không thể chấp nhận được", ông Frieden nói trong cuộc họp báo.
Khi các điều tra viên đang xem xét vì sao Nina Phạm bị nhiễm bệnh, các quan chức ngành y tế của Mỹ cũng xem xét quy trình cần tăng cường ở các bệnh viện ở nước này. CDC cho biết sẽ kiểm tra từng khía cạnh trong việc xử lý các ca nhiễm hoặc nghi nhiễm Ebola để xác định "lỗ hổng" ở đâu.
Người dân Mỹ đang tăng cường kêu gọi chính quyền của Tổng thống Barack Obama xem xét việc cấm những người từ châu Phi tới Mỹ nhằm ngăn chặn việc lây nhiễm Ebola.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê khoảng 4.000 người thiệt mạng do nhiễm và nghi nhiễm Ebola tại Tây Phi từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng ba. Hơn 370 nhân viên y tế ở khu vực bị ốm hoặc thiệt mạng.
theo vnexpress