PDA

View Full Version : Trái Lê Trung Quốc để 5 tháng vẫn còn tươi , Tiến sĩ VN ‘bó tay’



duyanh
10-13-2014, 01:27 PM
Trái Lê Trung Quốc để 5 tháng vẫn còn tươi , Tiến sĩ VN ‘bó tay’

Hoa quả, gia cầm, bánh kẹo TQ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chứa chất bảo quản vượt quy định ảnh hưởng sức khỏe người dân Việt.


http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1413206785_154155b997cc3d.img.jpg
Lê, lựu, táo... Trung Quốc để vài tháng trong môi trường bình thường vẫn tương ngon, không bị hỏng.


Quả lê Trung Quốc để 5 tháng không hỏng Điều này được kiểm chứng bởi PGS TS Phạm Xuân Đà - Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia sau những phản ánh từ dư luận liên quan đến hiện tượng trái cây như lê, lựu, táo... để vài tháng trong môi trường bình thường vẫn tươi ngon, không bị hỏng. Theo đó, PGS TS Phạm Xuân Đà đã để quả lê Trung Quốc tại phòng làm việc của mình tại Viện. PGS TS Phạm Xuân Đà thông tin tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế, UBND Lạng Sơn rằng, hiện trên thị trường có khoảng 2.000 loại chất bảo quản nhưng mới chỉ kiểm nghiệm được 600 loại. Đáng nói là có nhiều hóa chất lạ rất khó phát hiện, thậm chí không tìm thấy trong quá trình kiểm nghiệm. Nhiều chất không định danh được thì rất khó để giám sát. Đoàn công tác cũng đã lấy 15 mẫu trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh, chợ đầu mối ở Lạng Sơn gồm: táo đỏ, lê và dưa hấu để kiểm nghiệm hóa chất bảo quản... Được biết, từ đầu năm đến nay có gần 240.000 tấn rau, củ quả nhập qua cửa khẩu, với 21 mặt hàng như: bưởi, cà chua, dưa hấu, dưa vàng, khai môn, lê, mận, nấm, nho, rau xanh các loại, quýt, táo... Nhưng để kiểm soát chất lượng hoa quả nhập khẩu, trái cây ướp bảo quản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì rất khó khăn. Mới đây, trả lời PV trước sự việc Cục Bảo vệ thực vật vừa phát hiện 17 lô hàng với gần 300 tấn hoa quả có dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn từng cho biết, với mức vi phạm như vậy, ông vẫn ăn vì chưa ảnh hưởng đến sức khỏe. "Sau khi lấy dẫn chứng: một quả táo có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, một người ngày nào cũng phải ăn 70 quả táo thì mới mất an toàn. Chúng ta không thể ăn mỗi ngày bằng ấy táo được nên không thể ảnh hưởng đến sức khỏe được. Hay 1 thanh niên 17 tuổi ăn 50kg cà rốt có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép thì mới mất an toàn. "Nói thế để thấy mức người ta đưa ra để cảnh báo đang còn rất an toàn cho người sử dụng", ông Nguyễn Xuân Hồng nói. Gia cầm lậu Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam Hiện vấn đề gia cầm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc cũng nóng hơn bao giờ mặc dù vấn đề này đã được đặt ra nhiều lần trong suốt thời gian qua do số lượng tăng mạnh. Cụ thể, thông tin trên Báo cho thấy, riêng tháng 8/2014, lực lượng chống buôn lậu Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện, bắt giữ 06 vụ, tang vật gồm 17.250 con gà, vịt, ngỗng giống và 16.960 quả trứng gia cầm, tổng trị giá 177,4 triệu đồng. http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/09/14/le-trung-quoc-tuoi-5-thang-tien-si-bo-tay2.jpg
Gà thải loại chủ yếu nhập lậu vào Việt Nam qua
cửa khẩu tại Lạng Sơn, Quảng Ninh
Tại Lạng Sơn, sáng 11/9 vừa qua, tại bãi đất trống thuộc km 8 quốc lộ 4B địa phận thôn Hợp Tân, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), tổ công tác Phòng PC49 Công an tỉnh Lạng Sơn đã bất ngờ tập kích bắt giữ 30 lồng nhựa chứa 3.915 con gà giống nhập lậu. Lợi dụng đêm tối các chủ hàng đã bỏ chạy. Ông Nguyễn Nam Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn cho biết, từ đầu năm đến nay cơ quan này đã tổ chức 202 vụ tiêu hủy 16.477 kg gà Trung Quốc thải loại, 685kg gà thương phẩm, 138.883 con gà giống, 162.537 con vịt giống... Ngoài ra còn một số lượng rất nhiều ngỗng, chim bồ câu... Đặc biệt, trong tháng 7 và tháng 8, số lượng gia cầm giống nhập lậu bị cơ quan chức năng bắt giữ giao cho Chi cục Thú y tiêu hủy tăng đột biến. Chỉ trong vòng hơn một tháng đã tiêu hủy hơn 110 nghìn con gia cầm giống. Thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng là dùng xe tải nhỏ chạy với tốc độc cao để vận chuyển hàng lậu vào nội địa tiêu thụ. Hầu hết các vụ nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm đều không xác định được chủ sở hữu nên gây khó khăn cho công tác xử lý của lực lượng Hải quan. Bánh Đài Loan chứa dầu ăn thừa Không chỉ hàng hóa, rau quả, gia cầm từ Trung Quốc tràn về Việt Nam không đảm bảo những tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm thậm chí còn chứa nhiều chất hóa học, chất bảo quản vượt quá mức độ cho phép, mới đây thông tin hàng hóa cụ thể là bánh xuất xứ từ Đài Loan cũng khiến không ít người dân giật mình do các sản phẩm được chế biến từ dầu bẩn, dầu thừa và rác thải nhà bếp từ các nhà hàng pha trộn với mỡ lợn. Đa dạng nhất là loại bánh cuộn dinh dưỡng gồm năm hoặc 12 loại ngũ cốc với các vị rong biển, khoai môn, phô mai, bí đỏ và trứng, trọng lượng 180g/gói. Giá bán lẻ từ 49.000-51.900đ/gói. Thành phần của bánh ngoài các loại ngũ cốc như đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu đỏ hạt nhỏ, đậu tây, đậu đen; các loại bột như bột lúa mạch, bột yến mạch, gạo nếp than, gạo lứt... còn có dầu cọ.
theo ngoisao.

duyanh
10-13-2014, 01:43 PM
TPHCM: Phát hiện 1/3 mẫu bánh phở chứa hóa chất độc hại

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, qua kết quả lấy mẫu các sản phẩm lưu thông trên thị trường, Chi Cục An toàn thực phẩm phát hiện 1/3 mẫu bánh phở chứa Formol.


http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/09/06/2540ad4b7f14bd.img.jpg
ảnh minh họa

Vừa qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh đã giám sát và phát hiện 1/3 mẫu bánh phở chứa Formol (52.8mg/kg, chất không có trong danh mục các hóa chất, phụ gia được phép sử dụng trong danh mục cho phép của Bộ Y tế).
Bộ Y tế cũng cho biết, Chi Cục An toàn thực phẩm tại TPHCM cũng phát hiện 1/3 mẫu hủ tiếu chứa chất bảo quản Natri benzoate gấp 1,1 lần mức giới hạn cho phép.
Được biết, ở dạng thông thường formol chứa 37%. Khí formaldehyde có thể gây bỏng mũi, bỏng mắt, hệ hô hấp, gây hắt hơi, đau cổ, co thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi. Formaldehyde cũng có thể gây viêm da hoặc dị ứng da. Theo Tổ chức Y tế thế giới, con người bị nguy hiểm nhất khi tiếp xúc với formol qua đường hô hấp.
Theo TS Nguyễn Bá Đức - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Trung ương, mỗi năm, Việt Nam có thêm 150.000 người mắc bệnh ung thư, trong đó khoảng 50.000 người mắc bệnh do ăn uống phải thực phẩm bị ô nhiễm và tất nhiên không thể loại trừ formol trong thực phẩm.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, kết quả giám sát cho thấy trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn chế biến thực phẩm có sử dụng hóa chất không nằm trong danh mục phụ gia cho phép và chất bảo quản vượt quá mức giới hạn theo quy định.
Theo Bộ Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan để xử lý vụ việc theo thẩm quyền; tuyên truyền, khuyến cáo các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm nâng cao ý thức trách nhiệm, nhanh chóng khắc phục những tồn tại của cơ sở nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như sức khỏe cho người tiêu dùng.
Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng cập nhật thông tin và cảnh báo sớm với cộng đồng.

theo khampha