PDA

View Full Version : Sinh viên Việt Nam tham gia biểu tình ở Hong Kong



duyanh
10-02-2014, 12:24 PM
9UJrywz4JNI

http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1412252640_2cf33426-8e0e-48c4-b7c0-773c6fcf38e7.jpeg
Sinh viên quốc tế ở Hong Kong đổ ra đường ủng hộ phong trào dân chủ khiến đặc khu kinh tế sôi sục nhiều ngày nay. Trong số này cũng có nhiều sinh viên gốc Việt.

Đoàn sinh viên quốc tế tuần hành trên đường phố đặc khu Hong Kong, trong tiếng hò reo cổ vũ của người dân địa phương. Họ hô vang khẩu hiệu: Chúng tôi yêu Hong Kong.

Trong đoàn này có sinh viên gốc Việt tên là Long, 22 tuổi. Long đang học năm thứ hai tại một công nghệ ở Hong Kong. Ban đầu, Long chỉ theo dõi biểu tình qua các trang phát video cập nhật trực tiếp trên mạng. Sau khi cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình, anh cảm thấy một bầu không khí tức giận bao trùm, đồng thời có nhiều người cũng có vẻ mất dần hy vọng. Vì thế, Long xuống đường để ủng hộ quyền dân chủ của người dân Hong Kong. Long chia sẻ với chúng tôi qua một tin nhắn trên mạng xã hội Facebook:

Tôi muốn họ thấy rằng họ không cô đơn. Mục đích đi biểu tình của chúng tôi là muốn dân chúng Hong Kong có được quyền lựa chọn, quyền được nói “không” với Bắc Kinh.

Long Gia nhập nhóm có tên Unison, gồm đa phần người Pakistan và Ấn Độ. Anh kể:

Người dân địa phương cảm động vì hành động của chúng tôi. Chúng tôi tuần hành qua phố trước tiếng hò reo của họ. Họ vỗ tay rào rào khi chúng tôi hét các khẩu hiệu bằng thứ tiếng Quảng Đông còn chưa sõi. Có người cảm động tới phát khóc.

Cuộc bãi khoá của học sinh, sinh viên Hong Kong để phản đối việc chính quyền Hoa Lục đòi chọn các ứng viên cho cuộc bầu cử năm 2017 nhanh chóng biến thành cuộc cách mạng dân chủ có tên Cách mạng Cây Dù.

Giờ đây, không chỉ thanh niên, sinh viên mà các bậc phụ huynh cùng nhiều người dân khác cũng tham gia biểu tình. Họ chọn biểu tượng của cuộc các mạng là chiếc ô: những chiếc ô bảo vệ họ trước ánh nắng mặt trời, mưa và súng hơi cay của cảnh sát bạo động.

Khánh Nhi, sinh viên năm cuối ngành chính trị ở Đại học Hong Kong, cũng xuống đường cùng các bạn trong ký túc xá. Cô kể:

Ký túc xá em khoảng một trăm mấy bạn thay phiên nhau đi. Tức là có hẳn một nhóm phân công mấy giờ thì bao nhiêu đứa phải đi, mấy giờ thì bao nhiêu đứa phải đi, đứa nào đi được, đứa nào trong nhóm sơ cấp cứu, đứa nào trong nhóm ngồi ở vị trí nào.

Cuộc biểu tình dân chủ này diễn ra trong hoà bình, trật tự. Người biểu tình cũng tránh gây rắc rối cho người dân xung quanh bằng việc dọn rác hay quét sạch đường phố. Khánh Nhi kể:

Tụi em ra đó cơ bản là chỉ ngồi thôi, ngồi im lặng nghe bài giảng của giáo sư, một số nhà hoạt động, hô theo mấy cái khẩu hiệu thôi.

Một trong những yêu cầu của người biểu tình là đòi được gặp mặt trực tiếp với trưởng đặc khu kinh tế Lương Chấn Anh, yêu cầu ông từ chức và hơn nữa là sự nhượng bộ của chính quyền Bắc Kinh. Khánh Nhi cho biết:

Quyền dân chủ này là quyền rất đúng đắn. Họ nên được phép đi biểu tình như này để giành quyền đó cho mình. Cho nên em sợ, sau khi cảnh sát tấn công như vậy, không ai ra đường nữa thì rất là buồn, rất là đáng tiếc. Bởi vì cá nhân mình, mình ở Việt Nam không có cái quyền đó cho nên họ đang có mà họ để mất đi thì thật là đáng tiếc.

Bùi Huyền Trang, tên tiếng Anh là Christine Leung, 27 tuổi cũng tham gia cuộc biểu tình vì quá giận dữ trước phản ứng dữ dội của chính phủ Hong Kong trước người dân vô tội. Trang nói với chúng tôi:

Tôi muốn họ thấy rằng họ không cô đơn. Mục đích đi biểu tình của chúng tôi là muốn dân chúng Hong Kong có được quyền lựa chọn, quyền được nói “không” với Bắc Kinh.
- Long, sinh viên gốc Việt

Tôi cảm thấy tôi cần biểu tình cho tới khi trưởng đặc khu kinh tế từ chức. Kể từ khi cuộc biểu tình bắt đầu từ cả tuần nay, ông ấy không hề nói lời một lời nào, kể cả khi cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình. Như thế thật là vô trách nhiệm.

Tờ New York Times nhận định rằng việc giới chức Hong Kong im lặng có vẻ là để người biểu tình tự nản rồi tan vỡ. Chiến lược này dường như được sự ủng hộ của các nhà tài phiệt Hong Kong, những người thu bộn tiền từ việc cho thuê giá cắt cổ các cơ sở buôn bán nhỏ và văn phòng. Những tiểu thương này vẫn phải trả tiền thuê nhà trong lúc người biểu tình chặn đường buôn bán của họ.

Giới chức hy vọng điều đó sẽ khiến những người buôn bán nhỏ và tầng lớp trung lưu quay lưng lại với phong trào dân chủ. Họ cũng hy vọng dân chúng coi người biểu tình là những kẻ quấy nhiễu chứ không phải là biểu tượng dân chủ như các sinh viên chiếm giữ Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Khánh Nhi nói:

Bọn em đang bàn về sau 3, 4 ngày thì bọn em phải tiếp tục làm như thế nào. Vì chính phủ không có thiện ý, sẽ không có hòa giải không có thương lượng gì hết. Người biểu tình từ sau hôm bị cảnh sát tấn công, 2, 3 hôm nay quá là yên bình đi nên mọi người bắt đầu có cảm giác hơi chán nản một chút.

Khi được hỏi liệu có sợ bị giới chức đàn áp đẫm máu như ở Thiên An Môn hay không, các bạn sinh viên đều cho biết khi ở giữa đám đông người biểu tình dân chủ, họ không còn nghĩ gì tới sự an toàn của bản thân nữa.

Huyền Trang nhận định khả năng xảy ra một Thiên An Môn thứ hai có thể xảy ra vì Hong Kong nay thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, cô nói một phần trong cô tin rằng an ninh Hong Kong sẽ không đàn áp đẫm máu.

Chúng tôi viết đơn thỉnh cầu trên mạng gửi tới Tổng thống Mỹ Barack Obama và quốc tế để họ nhận thức được thực trạng ở Hong Kong. Tôi nhờ anh chị em họ ở Việt Nam và Anh ký vào đơn này. Dù khả năng xảy ra việc đàn áp đẫm máu chỉ nhỏ thôi, chúng tôi hy vọng có thể ngăn chặn được điều đó.

Một cố vấn giấu tên của chính quyền Hoa Lục thì nhận định với New York Times rằng, giới chức nước này sẽ không để xảy ra một Thiên An Môn thứ hai. Họ không thể lặp lại sai lầm của 25 năm trước đó, ông nói.

Trong lúc này, sinh viên Hong Kong vẫn biểu tình hiền hoà. Có người dọn rác, có người tổ chức hậu cần, có người làm bài tập. Một bạn sinh viên Việt Nam đến xem biểu tình thì cho biết có người nước ngoài còn bỏ ra cả 4-5000 đôla mua thực phẩm tiếp sức cho sinh viên.

RFA

duyanh
10-02-2014, 12:49 PM
64 thành phố trên thế giới ủng hộ cuộc biểu tình ở Hồng Kông



Hàng ngàn người từ khắp nơi trên thế giới đã lên tiếng ủng hộ cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông trong các sự kiện diễn ra tại 64 thành phố.

Ngày 2-10, hàng loạt các cuộc biểu tình được tổ chức tại ít nhất 64 thành phố, bao gồm cả Đài Bắc (Đài Loan), Canberra (Úc), Singapore (Singapore), Paris (Pháp), London (Anh), Los Angeles, Washington (Mỹ) và Montreal (Canada) với sự hỗ trợ và phối hợp của nhóm Đoàn kết vì Dân chủ: Tình hữu nghị Toàn cầu với Hồng Kông (UDGS, thành lập trên mạng xã hội).

Khoảng 3.000 ngàn người tập trung bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở London - Anh, trong khi hàng trăm người đứng ở Quảng trường Thời đại tại New York – Mỹ, bao gồm nhiều nhà hoạt động Trung Quốc kỳ cựu của phong trào Dân chủ năm 1989. Họ hô vang khẩu hiệu “Hồng Kông, Dân chủ, Dân chủ, Hồng Kông”.


http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=667353&d=1412251641 (http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=667353&d=1412251641)
Biểu tình ở Quảng trường Thời đại, New York - Mỹ ngày 2-10. Ảnh: Reuters


Tại Montreal - Canada, hơn 200 người lên tiếng ủng hộ những người vì dân chủ. Một người tên Michael Law phát biểu: “Chúng tôi rất ấn tượng với số lượng người tham gia biểu tình, trong đó có nhiều sinh viên Hồng Kông và các đồng minh ủng hộ dân chủ cũng như nhân quyền. Chúng tôi muốn chứng minh tinh thần đoàn kết, dân chủ xuyên biên giới và tính hợp pháp thuộc về sinh viên (Hồng Kông)”.
Hơn 37.000 người đến từ 42 trường cao đẳng và đại học ở phía Bắc nước Mỹ cầm những tấm bảng màu vàng vẽ hình chiếc ô, biểu tượng mới của phong trào “bất tuân dân sự” tại Hồng Kông để thể hiện sự ủng hộ và tinh thần đoàn kết hôm 1-10.
Heather Pickerell, sinh viên Đại học Harvard cho biết cô cảm thấy ngạc nhiên và tự hào khi các sinh viên Hồng Kông giống như cô trên toàn nước Mỹ đã nhanh chóng tham gia sự kiện. Pickerell hy vọng các cuộc biểu tình có thể giúp nâng cao nhận thức ở Mỹ và giúp bảo vệ người biểu tình tại Hồng Kông tránh bị đàn áp.


http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=667354&d=1412251641 (http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=667354&d=1412251641)
Sinh viên cao đẳng, đại học ở miền Bắc nước Mỹ ủng hộ phong trào dân chủ tại Hồng Kông. Ảnh: Facebook


Nhóm tin tặc lừng danh thế giới Anonymous cũng tuyên chiến với chính quyền Hồng Kông khi đe dọa tấn công các website do chính quyền quản lý vì hành động phun hơi cay trấn áp người biểu tình. Trong đoạn video gửi đến cổng thông tin News2share ở Mỹ hôm 1-10, Anonymous so sánh vụ bắn đạn hơi cay của cảnh sát Hồng Kông với hành động tương tự của cảnh sát TP Ferguson, bang Missouri – Mỹ vào đầu năm nay.
Nhóm này cũng đe dọa sẽ tiết lộ thông tin cá nhân và sẽ can thiệp nội dung nhiều trang web của Hồng Kông những ngày sắp tới.



[B]P.Nghĩa (Theo SCMP)
NLD