sophienguyen
09-27-2014, 03:36 AM
Cụ bà bị chồng “ném” ra đường vì tội... không sinh được con
Không chồng, không con, không người thân thích, không nhà cửa, cụ bà Lê Thị Thành (83 tuổi, ngụ phường Vinh Tân, TP.Vinh, Nghệ An) phải lay lắt sống một mình trên chiếc thuyền nhỏ lênh đênh giữa dòng nước, mưu sinh qua ngày bằng nghề nhặt phế liệu. Quá khứ của cụ là chuỗi ngày đầy nước mắt khi nhớ về người chồng vũ phu đã “ném” vợ ra đường giữa đêm giông bão vì không sinh được con.
Chồng đuổi vì “tội” không biết sinh con
http://docbao.com.vn/NewsMedia/Assets/21-09-2014/cu-ba.jpg
Chiếc thuyền nhỏ nằm lênh đênh trên mặt nước là nơi cụ Lê Thị Thành tá túc suốt 7 năm nay. Phía trong chiếc thuyền rộng khoảng 1m, dài 3m được cụ bày biện giống như một căn nhà nhỏ. Giữa thuyền có trải một chiếc chiếu, bên ngoài để vài cái xoong nhỏ, vài cái bát đũa cùng mấy bộ đồ treo lơ lửng trên một đoạn dây. Kế bên chiếc thuyền của cụ còn có ba chiếc thuyền cũ nát, đã lâu lắm không có người sử dụng. Không có điện, không nước sạch.
Ban ngày còn có bóng dáng người qua lại trên đường, người đi câu cá ở mép sông nhưng đêm về thì vắng ngắt, chỉ còn mình cụ với ánh đèn dầu leo lắt cùng tiếng ếch nhái kêu râm ran dưới sông.
Theo lời kể, quê cụ ở huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Lớn lên trong một gia đình có hai anh em, nhưng người anh trai sớm phải gánh chịu căn bệnh gan quái ác. Năm lên 7, người cha qua đời vì tai nạn. Người anh trai vì bệnh tật mà không lấy được vợ, đành ở vậy với người mẹ già. Sống bên mẹ và anh trai đến năm 20 tuổi thì cụ Thành cùng người đàn ông làng bên nên nghĩa vợ chồng.
Mới đầu, cuộc sống gia đình cũng vui vẻ, hạnh phúc như bao gia đình khác. Cả hai tỏ ra là những người có trách nhiệm, cùng nhau chung sức xây dựng gia đình. Nhưng suốt 5 năm gắn bó, mặc dù gia đình có của ăn, của để nhưng mong mỏi có một mụn con cho vui cửa vui nhà vẫn không thành hiện thực. Vì lý do đó mà những lời bàn ra tán vào của hàng xóm láng giềng cùng lời trách móc của gia đình chồng đã làm xáo trộn cuộc sống vốn bình yên của họ.
Chồng cụ vì buồn mà sinh chứng rượu chè, mỗi lần uống say, mọi ấm ức trong người đổ lên đầu vợ. Cụ Thành bị chồng đánh đập vì tội là một người phụ nữ mà không làm tròn bổn phận, không biết sinh con. Có lần đánh vợ chưa đã tay, chồng cụ còn khiêng cả bàn thờ tổ tiên ra ngoài sân, châm lửa đốt.
Những lúc như thế, cụ Thành đành bất lực để chồng đánh mà không một lời than trách vì nghĩ xảy ra cơ sự như ngày hôm nay là do cụ không biết sinh con. Cụ còn bị người chồng vũ phu lôi từ trong nhà ra đường đuổi đi. Làng trên, xóm dưới nhìn thấy còn “đổ thêm dầu vào lửa”, trách móc, đổ hết tội lỗi lên người phụ nữ, không ai đến khuyên can những lúc cụ bị chồng đánh. Cụ chỉ biết trốn đâu đó vài ngày, đợi chồng nguôi cơn giận rồi lại về xin lỗi chồng để được trở về nhà, cố gắng ngậm đắng nuốt cay để giữ lấy gia đình.
http://docbao.com.vn/NewsMedia/Assets/21-09-2014/cu-ba1.jpg
Đễn cuối đời, cụ Thành vẫn phải sống trong cảnh cơ cực.
Gia đình khốn khổ
Trong một đêm giông bão, cụ Thành lại bị chồng chửi mắng, đánh đập rồi nắm tóc lôi ra giữa đường. Chồng cụ thẳng thừng tuyên bố sẽ lấy vợ khác, kiếm con cái để khi chết còn có người chống gậy, hương khói. Trong đêm mưa tầm tã, cụ bất lực đứng khóc ròng rồi rảo bước tìm về nhà mẹ đẻ. Nhìn con gái ướt sũng, mình mẩy sưng tấy, mẹ cụ Thành bật khóc. Không muốn nhìn con gái phải tiếp tục gánh chịu những trận đòn từ chàng rể vũ phu, mẹ cụ khuyên con gái không nên trở về nơi đau khổ đó nữa.
Sau 5 năm gắn bó, vun đắp gia đình, cụ Thành chấp nhận ra đi để chồng tìm hạnh phúc mới, kiếm đứa con nối dõi tông đường. Ở tuổi 25, cụ trở thành người phụ nữ không chồng, không con, sống nương tựa vào mẹ già cùng người anh bệnh tật. Mặc dù có rất nhiều người đồng cảm với hoàn cảnh, muốn cùng cụ nên nghĩa vợ chồng nhưng vì sợ dẫm lên “vết xe đổ” ngày xưa nên cụ tự hứa sẽ không bao giờ đi thêm bước nữa.
Rồi mẹ cụ qua đời sau một cơn tai biến mạch máu não, nén nỗi đau, cụ cố gắng kiếm tiền chăm sóc người anh trai bệnh tật. Bệnh người anh trai ngày càng trầm trọng, những thứ giá trị trong nhà đều phải bán đi để có tiền chữa trị. Khi không còn gì để bán, cụ phải bán luôn cả ngôi nhà hai gian, nơi anh em cụ đêm ngày trú nắng mưa. Nhưng rồi người anh trai cũng không qua khỏi, ra đi để lại mình cụ với khoản nợ lớn từ ngân hàng, người thân.
Ma chay xong cho người anh trai xấu số, vì không còn nhà cửa để ở, cụ Thành đành đưa bàn thờ của cả gia đình mình vào trong một ngôi chùa tại Thanh Hóa nhờ nhà chùa hương khói rồi khăn gói ra Hà Nội tìm việc làm. Từ quét rác, rửa bát đến phụ hồ trong các công trình xây dựng, cụ đều cố gắng làm để có tiền gửi về quê trang trải nợ nần. Cứ đến ngày giỗ bố mẹ, giỗ anh trai, cụ lại về, vào chùa thắp hương.
Lúc trả hết khoản nợ hàng chục triệu đồng cũng là khi cụ bước qua tuổi 70. Vì không còn sức khỏe để làm việc nên chẳng chỗ nào chịu nhận cụ vào làm. Cũng từ đó, hàng ngày cụ phải lang thang khắp các ngõ hẻm hành nghề thu mua, nhặt phế liệu để kiếm sống
qua ngày. Tích góp mãi cũng không thể chịu đựng được mức sống cao nơi thị thành, cụ khăn gói trở về quê hương. Nhưng rồi, sau bao nhiêu năm tha phương kiếm sống, làng quê nghèo bây giờ chẳng còn một ai thân thích. Lục lại trí nhớ, cụ Thành vẫn còn người bạn thân cùng quê từ thuở chăn trâu cắt cỏ, đang sống tại TP.Vinh nên lặn lội đi tìm. Chẳng biết địa chỉ người bạn của mình, cuộc tìm kiếm của cụ chẳng khác nào “mò kim đáy biển”.
May mắn một ngày nhặt rác được 10 ngàn đồng
Sau nhiều ngày lang thang khắp thành phố tìm kiếm không có kết quả, cụ tìm đến một chiếc thuyền cũ đậu tại sông Cửa Tiền (thuộc địa phận phường Vinh Tân, TP.Vinh) xin trú mưa. Qua thăm dò, cụ dốc hết số tiền tích góp, mua cho mình chiếc thuyền 2 triệu đồng để có chỗ ở. Từ đó đến nay đã hơn 7 năm, bà lão bất hạnh, vốn không nhà cửa, không người thân này vẫn thui thủi sống một mình trên chiếc thuyền nhỏ ở mép sông, xem nơi đây như căn nhà, quê hương thứ hai của mình. Hàng ngày, cụ lom khom đi dọc các con phố, đến các bãi tập kết rác thải để nhặt những mẩu giấy loại, những chai nhựa cũ bị người ta vứt bỏ rồi mang đi bán, kiếm tiền đong gạo, mua con cá, con mắm ăn qua ngày.
“Có ngày may mắn nhặt được nhiều, bán được 10.000 đồng, có tiền đong gạo. Gắn bó nơi này lâu dần cũng quen, vì già yếu, chẳng người thân thích, có cái nơi như vậy mà sống cũng may mắn lắm rồi. Không biết mai mốt tôi nằm xuống có ai thương tình, chôn cất” - cụ Thành nhòa lệ.
Muốn có nước sạch uống, cụ phải còng lưng đi gần một cây số để vào nhà dân xin. Mỗi lần như vậy, cụ chỉ xách được 5 lít nước, tằn tiện lắm cũng dùng được vài ba ngày. Cụ chỉ tay vào túp lều nhỏ phía trước mặt, được dựng lên bằng những cành củi, phía ngoài được bao bọc bởi những tấm bao tải mà khoe: “Nhà bếp của tui đó, trước đây tui nấu cơm ngoài trời, mưa xuống là mất ăn luôn. Vừa rồi có đoàn thanh niên tình nguyện đến thăm hỏi, họ cùng nhau kiếm cọc, dựng cho căn bếp để nấu nướng”.
Cụ cho biết thêm, những khi trời mưa, cụ vẫn trú ngay trong thuyền, khi nước dâng thì thuyền cũng dâng nên không sợ gì cả. Nhưng khi có cơn bão lớn, sợ mưa lũ cuốn thuyền, cụ phải tìm nhà dân xin trú nhờ. Rất may có nhiều người thương tình, có lần cụ ở nhờ đến cả tuần lễ mới về lại “nhà” của mình.
83 tuổi, già yếu, mắt mờ, chân chậm, không người thân, nhà cửa, cũng chẳng có của để dành, kiếm miếng ăn qua ngày bằng việc nhặt phế liệu, bảy năm nay, cụ Thành vẫn chưa có cơ hội để trở về quê hương, nhang khói cho ông bà, tổ tiên. Giờ đây, thay vì về quê nhang khói cho tổ tiên thì hàng tháng, cụ lại cuốc bộ gần 5 cây số để lên chùa, thắp hương khấn phật những mong người thân nơi chín suối an lòng. Ở những ngày cuối đời, cụ bà bất hạnh này chỉ mong một lần được trở về mà an lòng nhắm mắt trên chính quê hương của mình. Nhưng ước mơ đó, không biết khi nhắm mắt rồi cụ Lê Thị Thành có thực hiện được không.
Mọi sự giúp đỡ cho nhân vật trong bài viết, xin vui lòng gửi về địa chỉ: Cụ Lê Thị Thành (xóm Cửa Tiền, phường Vinh Tân, TP.Vinh, Nghệ An)
Thực hiện: Hoàng Cát / Nguồn: Baophapluat.vn
Không chồng, không con, không người thân thích, không nhà cửa, cụ bà Lê Thị Thành (83 tuổi, ngụ phường Vinh Tân, TP.Vinh, Nghệ An) phải lay lắt sống một mình trên chiếc thuyền nhỏ lênh đênh giữa dòng nước, mưu sinh qua ngày bằng nghề nhặt phế liệu. Quá khứ của cụ là chuỗi ngày đầy nước mắt khi nhớ về người chồng vũ phu đã “ném” vợ ra đường giữa đêm giông bão vì không sinh được con.
Chồng đuổi vì “tội” không biết sinh con
http://docbao.com.vn/NewsMedia/Assets/21-09-2014/cu-ba.jpg
Chiếc thuyền nhỏ nằm lênh đênh trên mặt nước là nơi cụ Lê Thị Thành tá túc suốt 7 năm nay. Phía trong chiếc thuyền rộng khoảng 1m, dài 3m được cụ bày biện giống như một căn nhà nhỏ. Giữa thuyền có trải một chiếc chiếu, bên ngoài để vài cái xoong nhỏ, vài cái bát đũa cùng mấy bộ đồ treo lơ lửng trên một đoạn dây. Kế bên chiếc thuyền của cụ còn có ba chiếc thuyền cũ nát, đã lâu lắm không có người sử dụng. Không có điện, không nước sạch.
Ban ngày còn có bóng dáng người qua lại trên đường, người đi câu cá ở mép sông nhưng đêm về thì vắng ngắt, chỉ còn mình cụ với ánh đèn dầu leo lắt cùng tiếng ếch nhái kêu râm ran dưới sông.
Theo lời kể, quê cụ ở huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Lớn lên trong một gia đình có hai anh em, nhưng người anh trai sớm phải gánh chịu căn bệnh gan quái ác. Năm lên 7, người cha qua đời vì tai nạn. Người anh trai vì bệnh tật mà không lấy được vợ, đành ở vậy với người mẹ già. Sống bên mẹ và anh trai đến năm 20 tuổi thì cụ Thành cùng người đàn ông làng bên nên nghĩa vợ chồng.
Mới đầu, cuộc sống gia đình cũng vui vẻ, hạnh phúc như bao gia đình khác. Cả hai tỏ ra là những người có trách nhiệm, cùng nhau chung sức xây dựng gia đình. Nhưng suốt 5 năm gắn bó, mặc dù gia đình có của ăn, của để nhưng mong mỏi có một mụn con cho vui cửa vui nhà vẫn không thành hiện thực. Vì lý do đó mà những lời bàn ra tán vào của hàng xóm láng giềng cùng lời trách móc của gia đình chồng đã làm xáo trộn cuộc sống vốn bình yên của họ.
Chồng cụ vì buồn mà sinh chứng rượu chè, mỗi lần uống say, mọi ấm ức trong người đổ lên đầu vợ. Cụ Thành bị chồng đánh đập vì tội là một người phụ nữ mà không làm tròn bổn phận, không biết sinh con. Có lần đánh vợ chưa đã tay, chồng cụ còn khiêng cả bàn thờ tổ tiên ra ngoài sân, châm lửa đốt.
Những lúc như thế, cụ Thành đành bất lực để chồng đánh mà không một lời than trách vì nghĩ xảy ra cơ sự như ngày hôm nay là do cụ không biết sinh con. Cụ còn bị người chồng vũ phu lôi từ trong nhà ra đường đuổi đi. Làng trên, xóm dưới nhìn thấy còn “đổ thêm dầu vào lửa”, trách móc, đổ hết tội lỗi lên người phụ nữ, không ai đến khuyên can những lúc cụ bị chồng đánh. Cụ chỉ biết trốn đâu đó vài ngày, đợi chồng nguôi cơn giận rồi lại về xin lỗi chồng để được trở về nhà, cố gắng ngậm đắng nuốt cay để giữ lấy gia đình.
http://docbao.com.vn/NewsMedia/Assets/21-09-2014/cu-ba1.jpg
Đễn cuối đời, cụ Thành vẫn phải sống trong cảnh cơ cực.
Gia đình khốn khổ
Trong một đêm giông bão, cụ Thành lại bị chồng chửi mắng, đánh đập rồi nắm tóc lôi ra giữa đường. Chồng cụ thẳng thừng tuyên bố sẽ lấy vợ khác, kiếm con cái để khi chết còn có người chống gậy, hương khói. Trong đêm mưa tầm tã, cụ bất lực đứng khóc ròng rồi rảo bước tìm về nhà mẹ đẻ. Nhìn con gái ướt sũng, mình mẩy sưng tấy, mẹ cụ Thành bật khóc. Không muốn nhìn con gái phải tiếp tục gánh chịu những trận đòn từ chàng rể vũ phu, mẹ cụ khuyên con gái không nên trở về nơi đau khổ đó nữa.
Sau 5 năm gắn bó, vun đắp gia đình, cụ Thành chấp nhận ra đi để chồng tìm hạnh phúc mới, kiếm đứa con nối dõi tông đường. Ở tuổi 25, cụ trở thành người phụ nữ không chồng, không con, sống nương tựa vào mẹ già cùng người anh bệnh tật. Mặc dù có rất nhiều người đồng cảm với hoàn cảnh, muốn cùng cụ nên nghĩa vợ chồng nhưng vì sợ dẫm lên “vết xe đổ” ngày xưa nên cụ tự hứa sẽ không bao giờ đi thêm bước nữa.
Rồi mẹ cụ qua đời sau một cơn tai biến mạch máu não, nén nỗi đau, cụ cố gắng kiếm tiền chăm sóc người anh trai bệnh tật. Bệnh người anh trai ngày càng trầm trọng, những thứ giá trị trong nhà đều phải bán đi để có tiền chữa trị. Khi không còn gì để bán, cụ phải bán luôn cả ngôi nhà hai gian, nơi anh em cụ đêm ngày trú nắng mưa. Nhưng rồi người anh trai cũng không qua khỏi, ra đi để lại mình cụ với khoản nợ lớn từ ngân hàng, người thân.
Ma chay xong cho người anh trai xấu số, vì không còn nhà cửa để ở, cụ Thành đành đưa bàn thờ của cả gia đình mình vào trong một ngôi chùa tại Thanh Hóa nhờ nhà chùa hương khói rồi khăn gói ra Hà Nội tìm việc làm. Từ quét rác, rửa bát đến phụ hồ trong các công trình xây dựng, cụ đều cố gắng làm để có tiền gửi về quê trang trải nợ nần. Cứ đến ngày giỗ bố mẹ, giỗ anh trai, cụ lại về, vào chùa thắp hương.
Lúc trả hết khoản nợ hàng chục triệu đồng cũng là khi cụ bước qua tuổi 70. Vì không còn sức khỏe để làm việc nên chẳng chỗ nào chịu nhận cụ vào làm. Cũng từ đó, hàng ngày cụ phải lang thang khắp các ngõ hẻm hành nghề thu mua, nhặt phế liệu để kiếm sống
qua ngày. Tích góp mãi cũng không thể chịu đựng được mức sống cao nơi thị thành, cụ khăn gói trở về quê hương. Nhưng rồi, sau bao nhiêu năm tha phương kiếm sống, làng quê nghèo bây giờ chẳng còn một ai thân thích. Lục lại trí nhớ, cụ Thành vẫn còn người bạn thân cùng quê từ thuở chăn trâu cắt cỏ, đang sống tại TP.Vinh nên lặn lội đi tìm. Chẳng biết địa chỉ người bạn của mình, cuộc tìm kiếm của cụ chẳng khác nào “mò kim đáy biển”.
May mắn một ngày nhặt rác được 10 ngàn đồng
Sau nhiều ngày lang thang khắp thành phố tìm kiếm không có kết quả, cụ tìm đến một chiếc thuyền cũ đậu tại sông Cửa Tiền (thuộc địa phận phường Vinh Tân, TP.Vinh) xin trú mưa. Qua thăm dò, cụ dốc hết số tiền tích góp, mua cho mình chiếc thuyền 2 triệu đồng để có chỗ ở. Từ đó đến nay đã hơn 7 năm, bà lão bất hạnh, vốn không nhà cửa, không người thân này vẫn thui thủi sống một mình trên chiếc thuyền nhỏ ở mép sông, xem nơi đây như căn nhà, quê hương thứ hai của mình. Hàng ngày, cụ lom khom đi dọc các con phố, đến các bãi tập kết rác thải để nhặt những mẩu giấy loại, những chai nhựa cũ bị người ta vứt bỏ rồi mang đi bán, kiếm tiền đong gạo, mua con cá, con mắm ăn qua ngày.
“Có ngày may mắn nhặt được nhiều, bán được 10.000 đồng, có tiền đong gạo. Gắn bó nơi này lâu dần cũng quen, vì già yếu, chẳng người thân thích, có cái nơi như vậy mà sống cũng may mắn lắm rồi. Không biết mai mốt tôi nằm xuống có ai thương tình, chôn cất” - cụ Thành nhòa lệ.
Muốn có nước sạch uống, cụ phải còng lưng đi gần một cây số để vào nhà dân xin. Mỗi lần như vậy, cụ chỉ xách được 5 lít nước, tằn tiện lắm cũng dùng được vài ba ngày. Cụ chỉ tay vào túp lều nhỏ phía trước mặt, được dựng lên bằng những cành củi, phía ngoài được bao bọc bởi những tấm bao tải mà khoe: “Nhà bếp của tui đó, trước đây tui nấu cơm ngoài trời, mưa xuống là mất ăn luôn. Vừa rồi có đoàn thanh niên tình nguyện đến thăm hỏi, họ cùng nhau kiếm cọc, dựng cho căn bếp để nấu nướng”.
Cụ cho biết thêm, những khi trời mưa, cụ vẫn trú ngay trong thuyền, khi nước dâng thì thuyền cũng dâng nên không sợ gì cả. Nhưng khi có cơn bão lớn, sợ mưa lũ cuốn thuyền, cụ phải tìm nhà dân xin trú nhờ. Rất may có nhiều người thương tình, có lần cụ ở nhờ đến cả tuần lễ mới về lại “nhà” của mình.
83 tuổi, già yếu, mắt mờ, chân chậm, không người thân, nhà cửa, cũng chẳng có của để dành, kiếm miếng ăn qua ngày bằng việc nhặt phế liệu, bảy năm nay, cụ Thành vẫn chưa có cơ hội để trở về quê hương, nhang khói cho ông bà, tổ tiên. Giờ đây, thay vì về quê nhang khói cho tổ tiên thì hàng tháng, cụ lại cuốc bộ gần 5 cây số để lên chùa, thắp hương khấn phật những mong người thân nơi chín suối an lòng. Ở những ngày cuối đời, cụ bà bất hạnh này chỉ mong một lần được trở về mà an lòng nhắm mắt trên chính quê hương của mình. Nhưng ước mơ đó, không biết khi nhắm mắt rồi cụ Lê Thị Thành có thực hiện được không.
Mọi sự giúp đỡ cho nhân vật trong bài viết, xin vui lòng gửi về địa chỉ: Cụ Lê Thị Thành (xóm Cửa Tiền, phường Vinh Tân, TP.Vinh, Nghệ An)
Thực hiện: Hoàng Cát / Nguồn: Baophapluat.vn