PDA

View Full Version : Cha làm thày ... con đốt sách: Trường hợp Võ Phiến



khieman
09-25-2014, 05:22 AM
.


Trường hợp Võ Phiến




Chúng tôi vô cùng bất đắc dĩ mới lên tiếng
Chúng tôi hiểu nhà văn Võ Phiến hơn bất cứ ai
Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng
Nhà văn Võ Phiến trong những tư cách khác
Một lập trường chính trị hoàn toàn bất ổn
Một cách nhìn lịch sử cũng hoàn toàn bất ổn
Tại sao nhà văn Võ Phiến chống cộng
Tại sao nhà văn Võ Phiến nổi tiếng chống cộng
Một lòng yêu nước tự ti
Hai phát biểu riêng tư ý nghĩa
Lời tổng kết về văn nghiệp Võ Phiến



Chúng tôi vô cùng bất đắc dĩ mới lên tiếng

Chẳng ai muốn đi chỉ ra cái sai của người đẻ ra mình!

Chúng tôi làm việc này vì vừa được biết một tổ chức phi chính quyền trong nước đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác phẩm Võ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm. E rằng việc làm của họ có thể khiến một số người đọc hoang mang, hại đoàn kết dân tộc, chúng tôi quyết định tự mình phản bác nội dung này.

Chúng tôi cảm thấy có một chút trách nhiệm về việc làm nói trên của tổ chức phi chính quyền kia. Số là, trong hai năm qua, do nhà nước Việt Nam nới lỏng qui định về xuất bản, nhà xuất bản Nhã Nam ở Hà Nội có in lại hai tác phẩm của nhà văn Võ Phiến là Quê hương tôi và Tạp văn. Cả hai tác phẩm này đều do chúng tôi chọn lựa và biên tập, theo sự ủy quyền từ lâu của thân phụ. Chúng tôi cố chọn những tác phẩm vửa giá trị nhất vừa hoặc không chứa hoặc chứa rất ít nội dung chính trị. Nếu có nội dung chính trị, khi biên tập chúng tôi loại bỏ hết. Mục đích của việc chọn và bỏ như thế là đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước. Chúng tôi đã tưởng mình thế là chu đáo với nhà với nước! Hóa ra, việc hai tác phẩm Quê hương tôi và Tạp văn được người đọc quốc nội đón nhận khá tốt lại chính là cái nền rất tiện lợi cho tổ chức kia toan đặt lên đấy thứ nội dung hoàn toàn bất ổn trong tác phẩm Võ Phiến!

Chuyện đang xẩy ra còn làm chúng tôi sốt ruột về tương lai. Sẽ hết nhóm nọ đến phe kia những lúc nào đó đem vận dụng văn nghiệp Võ Phiến cách có hại cho nước. Phải làm cho thật rõ về cái phần nội dung chính trị sai lầm trong văn nghiệp ấy ngay bây giờ.


Chúng tôi hiểu nhà văn Võ Phiến hơn bất cứ ai

Chúng tôi lại còn một lý do nữa khiến việc lên tiếng càng không thể tránh được.

Do quan hệ đặc biệt và do đã ở gần nhà văn Võ Phiến trong không biết bao nhiêu năm, chúng tôi được nghe tận tai những phát biểu của ông về tình hình đất nước mà chắc chắn chưa ai từng nghe. Ngoài ra, do yêu thích văn học, chúng tôi đã đọc tất cả tác phẩm Võ Phiến rất kỹ. Hơn nữa, chúng tôi còn đọc để soát lại trước khi đưa in đa số tác phẩm Võ Phiến tái bản hoặc xuất bản ở nước ngoài. Kết quả của không biết bao nhiêu lượt nghe những lời phát biểu thoải mái và đọc rất kỹ tác phẩm là: không ai có thể biết lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của nhà văn Võ Phiến rõ bằng chúng tôi.

Cái biết ấy trong tình hình cái lập trường bất ổn và cái cách nhìn cũng bất ổn đang được một số người tìm cách tái phổ biến, nó trở thành một sức nặng bắt chúng tôi phải bất chấp quan hệ tối thân thiết mà lên tiếng chỉ sai.


Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng

Trước khi về thăm quê hương lần đầu tiên năm 1991 chúng tôi đã tuyệt đối tin những nghĩ ngợi của thân phụ mình về chuyện đất nước thời đánh Pháp và đánh Mỹ.

Chúng tôi về nước rất nhiều lần, mỗi lần rất lâu, thăm thân rất ít, coi như toàn bộ thời gian ở trong nước dành cho việc đi tham quan, chủ yếu miền Bắc. Chúng tôi không ở khách sạn sang trọng, không đi tua, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô, có lần mua xe đạp đạp dạo quanh vùng ngoại ô Hà Nội kia thường xuyên đến nỗi có người ngồi chợ tưởng nhầm là dân buôn! (Chúng tôi vẫn có lối du lịch “bụi” như vậy từ trước chứ không phải đến khi về nước mới thế.)

Với lối tham quan như vừa nói, chúng tôi nhanh chóng trở nên rất đỗi hoang mang! Chúng tôi thấy người Việt Nam ngoài Bắc vui vẻ, bình thản, vừa giữ được phần lớn nền nếp cũ, lại vừa có thêm cái phong cách “cách mạng”, mọi người bình đẳng, cũng rất hay. Bấy giờ miền Bắc cũng như cả nước, đang có một số hiện tượng xã hội tiêu cực do kinh tế trì trệ kéo dài, vật chất rất thiếu thốn, nhưng nhìn chung người tuy nghèo mà văn hóa tinh thần rất đáng hãnh diện.

Đâu là cái ảnh hưởng cực xấu của chủ nghĩa cộng sản đối với văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, mà mình đã đọc thấy trong tác phẩm của người đẻ ra mình?!

Than ôi, hóa ra chỉ là kết quả của những kinh nghiệm rất giới hạn cả về không gian lẫn thời gian cộng với những câu chuyện kể của một ít bạn bè người Trung cùng hoàn cảnh, một số đồng nghiệp người Bắc di cư, vài cán bộ cộng sản “hồi chánh”, thêm vài tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm”, tất cả được một trí tưởng tượng hết sức phong phú và một tâm lý đặc biệt bi quan suy diễn nên!

Ngoài cái biết trực tiếp như vừa nói, chúng tôi còn nhờ thói quen hay đọc sách báo mà biết thêm được vô số chuyện lạ đối với mình. Từ văn hóa, chúng tôi tìm hiểu sang lịch sử, mới biết đến hay biết rõ nhiều chuyện đất nước rất to, như Tuyên Ngôn Độc Lập, Hà Nội Kháng Chiến Sáu Mươi Ngày Đêm, chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Điện Biên Phủ, mà cho đến lúc ấy hoặc chưa nghe bao giờ hoặc chỉ nghe hết sức loáng thoáng với lời bình phẩm hạ giá kèm theo. Những “voi” sự kiện theo nhau lù lù bước ra từ quá khứ khiến chúng tôi hết sức bỡ ngỡ!

Vì đã bị “tuyên truyền” rất kỹ, cũng phải đến hơn mười năm sau lần về nước đầu tiên, sau khi nghĩ đi nghĩ lại không biết bao nhiêu lần, chúng tôi mới thấy được thật rõ ràng lịch sử dân tộc trong khoảng 1945-1975 thực ra là như thế nào.


Nhà văn Võ Phiến trong những tư cách khác

Nhà văn Võ Phiến là một người đứng đắn, không bao giờ làm việc gì trái lương tâm để thủ lợi. Một người không bao giờ cậy thế bắt nạt, lấn lướt ai. Một người khiêm tốn, không bao giờ khoe khoang. Một người ăn nói luôn ôn tồn, thái độ luôn hòa nhã.

Nhà văn Võ Phiến là một thành viên tận tụy của gia đình, gia tộc.

Nhà văn Võ Phiến đóng góp rất đáng kể vào văn học Việt Nam trong thế kỷ 20.


Một lập trường chính trị hoàn toàn bất ổn

Nhà văn Võ Phiến viết nhiều thể loại. Lập trường chống cộng của ông được đưa ra rải rác khắp nơi trong nhiều loại tác phẩm khác nhau, khi là hẳn một bài tạp luận hay tạp bút, khi là lời nhân vật trong truyện ngắn hay truyện dài, khi là những đoạn trong một tác phẩm phê bình hay nhận định văn học v.v.

Lập trường chống cộng của nhà văn Võ Phiến liên hệ đến ba vấn đề: giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, chọn lựa ý thức hệ.

Về giải phóng dân tộc, nhà văn Võ Phiến khẳng định không có nhu cầu!!!

Ông cho rằng sớm muộn Pháp cũng trả độc lập cho ta, viện dẫn những chuyện xảy ra trên thế giới.

Đúng là đế quốc Anh đã tự giải tán trong hòa bình. Nhưng Pháp không phải là Anh. Pháp cương quyết tiếp tục giữ thuộc địa và cướp lại những thuộc địa tạm mất trong Thế chiến thứ Hai. Song song với hành động tái xâm lược ở Việt Nam, tháng 8-1945 quân đội Pháp thảm sát hàng chục ngàn người dân nổi dậy ở thành phố Sérif, An-giê-ri, và từ tháng 3-1947 đến tháng 12-1948 đàn áp kháng chiến ở Madagascar, giết có thể đến hơn 100.000 người! Ngay cả sau khi thua to ở Điện Biên Phủ, phải chấp nhận rút khỏi Việt Nam, Pháp vẫn cố giữ An-giê-ri để rất nhiều máu phải đổ nữa rồi mới chịu thôi làm đế quốc.

Nhà văn Võ Phiến nhắc những miền đất ở châu Phi được Pháp trả lại độc lập dễ dàng: thì những nơi ấy chính đã may mắn được hưởng thành quả rực rỡ của kháng chiến Việt Nam và kháng chiến An-giê-ri đấy chứ! Mà thực ra cũng không phải may mắn: ai cũng biết những “nước” Phi châu mới kia chỉ có cái vỏ độc lập chứ ruột thì vẫn nằm trong tay Pháp. Từ ngày “độc lập” năm 1960, các nước ấy đã bị Pháp ngang nhiên can thiệp quân sự hơn 30 lần! Vai trò áp đảo của Pháp trong vùng rõ ràng tới nỗi từ lâu đã sinh ra cái từ Francafrique: Phi nhưng mà “Phi Pháp”!

Dân tộc Việt Nam với ít nhất hai mươi mấy thế kỷ văn hiến, dân tộc Việt Nam mà chính toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã nhận xét là nhất ở Đông Nam Á, phải qua đến Nhật mới gặp được trình độ tương đương (1), dân tộc ấy lại nên như những giống người còn bán khai ở châu Phi ngồi chờ giặc thua to ở nơi khác, ban phát cho một thứ gọi-là-độc-lập hay sao?!!

Sau Thế chiến thứ Hai, không phải đế quốc nào cũng chọn buông thuộc địa. Chính dân tộc Việt Nam anh hùng đã dẫn đầu những dân tộc bị trị trong việc bắt đế quốc Pháp phải buông thuộc địa.

Hễ có kẻ đè đầu cưỡi cổ, thì khi có cơ hội ta phải vùng lên đánh hất nó xuống, chứ lẽ nào cứ ngồi yên đợi nó chán cưỡi chán đè!!!

Lý luận “không cần kháng chiến” hoàn toàn không có giá trị. Nó gốc ở cái ý muốn bào chữa cho những người không tham gia kháng chiến và cái ý muốn phủ nhận công lao to lớn của đảng cộng sản Việt Nam và ở một tâm lý tự ti về văn hóa dân tộc mà chúng tôi sẽ trình bày sau.

Về thống nhất đất nước, nhà văn Võ Phiến đặt việc chống cộng lên trên việc thống nhất đất nước.

Sau khi thua ở Điện Biên Phủ, đế quốc Pháp phải chấp nhận rời khỏi nước ta. Cuộc kháng chiến gian khổ, oai hùng do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã thành công! Nhưng một số người Việt Nam – những người đã không tham gia kháng chiến hoặc theo giặc đàn áp kháng chiến (!!!) - không chịu để toàn dân đi bầu tự chọn chính quyền mà dựa vào thế lực siêu cường Mỹ dựng lên một “nước” trên một nửa nước!!!

Tổ tiên ta bao nhiêu công phu, xương máu, qua bao nhiêu đời mới mở được chừng này đất, để bây giờ đất chia hai sao? Dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm trải bao lượt thử thách vẫn là một để bây giờ thôi là một sao?

Hễ có cơ hội, phải cố hết sức thống nhất đất nước.

Cơ hội đã có: từ năm 1960 chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu lung lay, khởi đầu do một số đảng phái bất mãn về chính sách, sau đó do đông đảo Phật tử đấu tranh chống thiên vị tôn giáo. Năm 1963 chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Tiếp theo là đảo chính liên miên.

Nhân tình hình thuận lợi, quân kháng chiến Miền Nam và quân đội Miền Bắc tiến công mạnh mẽ. Đâu muốn chết đến người Mỹ, nhưng thấy “tiền đồn” Việt Nam Cộng Hòa quá nguy ngập, nhà nước Mỹ đành gấp rút cho hơn nửa triệu lính đổ bộ. Chính quyền Sài Gòn trở nên tạm ổn định, nhưng biển Mỹ kim tiền viện trợ lại nhanh chóng gây ra nạn quan chức tham nhũng hết sức trầm trọng. Tổn thất sinh mạng binh lính Mỹ, ảnh hưởng tai hại đến kinh tế Mỹ, sự kiên cường của kháng chiến Miền Nam và quân dân Miền Bắc, cùng với sự bất lực của chính quyền Sài Gòn, khiến nội bộ Mỹ trở nên chia rẽ trầm trọng, dẫn đến quyết định rút hết quân ra.

Chỉ hai năm sau khi lính Mỹ rút, nước Việt Nam thống nhất. Tổn thất hơn 210.000 lính chết và bị thương, thả xuống ba lần rưỡi lượng chất nổ đã thả trong Thế chiến thứ Hai (!!!), tiêu mất gần một ngàn tỉ đô-la (tính theo giá đô-la năm 2011), mà siêu cường Mỹ rút cuộc vẫn thất bại trong ý đồ chia hai nước ta.(2) Mỹ thảm bại, chắc chắn có một phần do đã ủng hộ một chính quyền không được lòng dân.

Bất chấp cơ hội thống nhất đất nước đã tới, nhà văn Võ Phiến vẫn tiếp tục ủng hộ sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn. Đó là một lập trường đi ngược lại với lý tưởng dân tộc.

Về chọn lựa ý thức hệ, nhà văn Võ Phiến tuyệt đối bác bỏ chọn lựa chủ nghĩa cộng sản.

Chọn lựa một chủ nghĩa, phải trên cơ sở nhu cầu đất nước và phải căn cứ vào kết quả cụ thể.

Xét nhu cầu thì:

Thời Pháp thuộc có nhu cầu hết sức lớn là đánh đuổi giặc Pháp. Đến cuối thập kỷ 1910, nỗ lực cứu nước của các nhà nho đã coi như hoàn toàn thất bại. Công cuộc giành lại độc lập đòi hỏi một đường hướng mới. Vừa đúng lúc ấy bên Tây phương nẩy ra một thứ chủ nghĩa nhiệt liệt bênh vực những người bị áp bức, với những phương cách rất cụ thể để tổ chức họ thành lực lượng đấu tranh lợi hại. Quốc gia tiên phong ứng dụng chủ nghĩa ấy là Liên Xô, một cường quốc.

Ở Việt Nam đang có vô số người bị áp bức, nếu chọn chủ nghĩa cộng sản thì trước mắt có phương tiện để tổ chức họ thành đoàn thể chặt chẽ, thêm về lâu dài có thể có được nguồn ngoại viện cần thiết cho kháng chiến: tại sao lại không?

Thời Pháp thuộc còn có nhu cầu khác cũng rất quan trọng là cải cách xã hội để san bằng những chênh lệch quá độ nẩy sinh như một kết quả của tình trạng đất nước bị ngoại nhân cai trị lâu ngày.(3) Chủ nghĩa cộng sản có vẻ là một phương tiện tốt để thực hiện việc cải cách này, tại sao lại không chọn?

Xét kết quả thì:

Đối với hai đại sự là giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, chủ nghĩa cộng sản rõ ràng là chọn lựa đúng. Nhờ đông đảo nhân dân đoàn kết chặt chẽ với tinh thần hy sinh cao độ và nhờ có ngoại viện cần thiết, mà cả hai đại sự đã thành công tốt đẹp.

Đối với việc cải cách xã hội, tuy trong một thời gian đã xảy ra sai lầm khiến một số người bị xử oan, nhưng mục đích san bằng bất công có đạt được. Nhân đây cũng nên nói về ý nghĩa của việc “sửa sai”. Nó chính là một ví dụ về khả năng Việt hóa món nhập ngoại của dân tộc Việt Nam. Ngay từ năm 1924 Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định cần xem xét lại chủ nghĩa cộng sản trên cơ sở lịch sử phương Đông.(4) Tiếc một phần do hoàn cảnh chiến tranh, trong cải cách ruộng đất việc xem xét lại đã không được tiến hành kịp thời. Nhìn chung, ở Miền Bắc văn hóa dân tộc đã làm mềm hẳn chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy, với kết quả là một xã hội về cơ bản vừa giữ được những giá trị truyền thống tốt đẹp vừa có một cái không khí bình đẳng hơn trước cũng tốt đẹp.

Nghĩa là, ít nhất trong khung thời gian liên hệ, việc chọn chủ nghĩa cộng sản không có gì sai.


Tóm tắt về lập trường chính trị của nhà văn Võ Phiến

Trong khi những người cộng sản Việt Nam lập hết công giải phóng dân tộc đến công thống nhất đất nước, cùng lúc dần dần cải cách ý thức hệ cộng sản cho hợp với văn hóa truyền thống và điều kiện xứ sở, thì nhà văn Võ Phiến hững hờ với giải phóng, thờ ơ với thống nhất, đem toàn lực tiến công cái bản gốc của ý thức hệ ấy!

Ông bảo chủ nghĩa cộng sản là xấu. Trông vào kết quả trên nhiều mặt, rõ ràng nó chẳng xấu cho đất nước quê hương một chút nào!


Một cách nhìn lịch sử cũng hoàn toàn bất ổn

Ngoài lập trường chống cộng, tác phẩm Võ Phiến còn chứa một cái nhìn về lịch sử dân tộc trong thế kỷ 20.

Ở đây có lẽ nên nhắc ngay đến cái khuynh hướng phân tích tâm lý nhân vật “chẻ sợi tóc làm tư” nổi tiếng của nhà văn Võ Phiến. Thực ra không chỉ khi viết truyện mà cả trong đời sống ông cũng thế, cũng thích chẻ cái mình nhìn ra cho thật nhỏ. Và ông đặc biệt ưa chú mục vào những cái xấu hoặc bất thường (tuy bản thân không hề xấu hoặc bất thường).

Mỗi người chỉ có đúng một cách nhìn. Tất nhiên nhà văn Võ Phiến đã nhìn lịch sử dân tộc bằng chính cách vừa nói trên.

Kết quả là, đọc ông ta gần như toàn gặp những người dân không biết yêu nước là gì (thỉnh thoảng có gặp thì nhân vật yêu nước hiếm hoi ấy lộ vẻ lạc lõng rõ rệt); không thấy thực dân khai thác tài nguyên bóc lột lao động đâu cả, chỉ thấy cán bộ cộng sản hủ hóa; không thấy giặc Pháp tàn bạo với người Việt Nam đâu cả, chỉ thấy có dân bị đấu tố oan; không thấy đông đảo nhân dân nô nức ủng hộ chiến sĩ, hàng hàng lớp lớp chiến sĩ hăng say đánh giặc ngoại xâm, lập chiến công oai hùng đâu cả, chỉ thấy nhiều người bị làm khổ và nhiều kẻ liều chết ngớ ngẩn!!! Không có những việc tốt nhà nước cộng sản đã làm cho dân nghèo nào hết, chỉ có những xáo trộn xã hội hoàn toàn vô ích!!!...

Dân tộc Việt Nam đâu phải như vậy. Sự thực về cuộc cai trị của đế quốc Pháp, về kháng chiến Việt Nam, về những việc làm của đảng cộng sản Việt Nam, đâu phải như vậy.

Sở dĩ nhà văn Võ Phiến thấy vậy, ấy bởi ông đã chăm chú nhìn những thành phần thiểu số, những chuyện lẻ tẻ, nhất thời. Chỉ có một việc cải cách ruộng đất thực hiện quá tay là đã xảy ra ở khá nhiều nơi và kéo dài khá lâu. Nhưng “sai” ấy đã được “sửa”.

Cái nhìn Võ Phiến ngoài tính rất đỗi cục bộ và tập trung vào cái xấu hoặc bất thường, còn một đặc tính nữa là hay khuếch đại.

Nhìn chỗ xấu, chẻ nhỏ, phóng to... Có là Tây Thi thì cũng không thể còn đẹp nổi dưới cái nhìn như thế! Thực ra đâu còn khuôn mặt nào nữa mà đẹp với xấu! Một công cuộc vĩ đại đầy ý nghĩa tốt đẹp cũng chẳng khác gì. Nhìn nó như nhà văn Võ Phiến nhìn thì thấy thật rõ những tiêu cực rời rạc bé nhỏ, mà không sao thấy được cái toàn thể tích cực liền lạc lớn lao.

Cách nhìn là quan trọng nhất. Nhưng nhìn đâu cũng có đóng góp vào cái thấy của người nhìn.

Có thể đặt vấn đề, hay là quê hương nhỏ của nhà văn Võ Phiến là huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định nó đã “ngoại lệ” khiến ông đâm ra dễ nghĩ lệch về chuyện đất nước? Quả thực, ở Phù Mỹ thời Pháp thuộc gần như không thấy bóng giặc Pháp mà chênh lệch giàu nghèo cũng không đáng kể. Nhưng ngay ở Phù Mỹ, chắc chắn cũng đã có rất nhiều người yêu nước, chẳng qua nhà văn không chú ý đến họ. Hơn nữa, dù chỉ nhìn tình hình Phù Mỹ mà thôi khó thấy được đại cục nước Việt Nam, thì thiết tưởng một người lên tiếng về đại cục như nhà văn Võ Phiến có trách nhiệm phải nhìn cho thật rộng, nhìn khắp cả nước, chứ đâu được nhận định về toàn quốc trên cơ sở tình hình ở chỉ địa phương mình!

Cuối cùng, về “cách nhìn Võ Phiến”, có lẽ cũng nên nêu lên rằng nó lẽ tự nhiên dẫn tới tâm lý bi quan, là một nét nổi tiếng của văn chương Võ Phiến. Bi quan trong văn thì không sao cả. Nhưng trong cuộc đấu tranh để sinh tồn của cả một dân tộc, thì hết sức tai hại.


Tại sao nhà văn Võ Phiến chống cộng

Nhà văn Võ Phiến lớn lên ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Cái lối giặc Pháp cai trị nước ta mỗi nơi một khác đã làm cho giặc gần như vô hình đối với người thanh niên mà sau này sẽ là nhà văn Võ Phiến. Bởi về kinh tế Phù Mỹ không có gì hấp dẫn, nơi ấy giặc chỉ hiện diện nhỏ xíu, cho có mà thôi. Đã ít lại “hiền”, chẳng làm gì ai, giặc cơ hồ như không phải giặc! Không gian chính trị như thế bất lợi cho lòng yêu nước. (Tuy vì việc học người thanh niên có xa quê một thời gian, nhưng Phù Mỹ là môi trường chủ yếu. Hơn nữa, ngay tại những nơi ở trọ ông cũng không có dịp thấy giặc nhiều và dữ. Người ấy đã chỉ lo học, không tham gia bất cứ tổ chức cách mạng nào.)

Ở Phù Mỹ, không gian văn hóa cũng không lợi cho lòng yêu nước. Như chính nhà văn Võ Phiến hơn một lần viết ra, nơi vùng quê ấy hết sức hiếm những cái nó có giá trị khiến người dân địa phương dễ dàng cảm thấy hãnh diện về đường tinh thần. Không kiến trúc truyền thống ấn tượng như mái đình mái đền mái chùa cong vút, không sinh hoạt truyền thống tưng bừng như lễ hội, hát quan họ hát chèo, rất ít làng nghề với những sản phẩm mỹ thuật tinh tế, cũng không nhà nho tài tử thơ phú tài hoa... Chỉ có bài chòi vài ngày dịp Tết và hát bộ rất thi thoảng.

Người thanh niên Võ Phiến có trình độ học vấn tương đối cao. Như một kết quả của chương trình giáo dục thuộc địa, thanh niên ấy mang nặng ấn tượng tốt đẹp về văn hóa Tây phương.

Người thanh niên Võ Phiến có đầu óc thực tế, chú ý nhiều đến điều kiện vật chất, mà văn hóa Tây phương thì từ khi sáng kiến ra phương pháp khoa học đã tỏ ra rất xuất sắc về cải tiến điều kiện vật chất.(5) Thanh niên ấy ưa phân tích tâm lý, mà văn học Tây phương thì sở trường phân tích tâm lý... Không phải không đáng kể đâu. Những chỗ hợp với Tây do bản tính ấy đã kết hợp với kết quả của chương trình giáo dục thuộc địa tạo nên một lòng đặc biệt nể mến Tây có ảnh hưởng nhất định đến thái độ riêng về chuyện chung.

Người thanh niên Võ Phiến hay nghĩ ngợi, với cái nhìn “tập trung vào chỗ xấu, chẻ nhỏ, phóng to”, hay hoài nghi, hay lo (rất) xa và đặc biệt nặng lòng với gia đình gia tộc.

Người thanh niên Võ Phiến tuy vậy có theo kháng chiến một thời gian, nhưng rồi một phần do bị chấn động tâm lý nặng bởi những quá độ trong cải cách ruộng đất, đã bỏ kháng chiến; được ít lâu, gia nhập một đảng phái chống cộng ở địa phương, hình như chủ yếu do một người bà con thân lôi kéo, chẳng bao lâu bị những người cộng sản bắt, nhận một án tù nhẹ vì đã không phải là một thành viên tích cực của tổ chức kia, trong khi người bà con thân bị án tử hình...

Không gian chính trị, không gian văn hóa, hoàn cảnh giáo dục, đặc tính cá nhân, tất cả đã cùng nhau khiến một thanh niên theo kháng chiến không mấy hăng say. Sau đó, một số biến cố chung, riêng đẩy thanh niên ấy về phía những người chống cộng.


Tại sao nhà văn Võ Phiến nổi tiếng chống cộng

Viết văn chống cộng thì lắm cây bút từ Miền Bắc di cư vào chịu khó viết. Nhưng tác phẩm của họ điển hình lớn lời mà thiếu chi tiết cụ thể, rỗng lý luận. Tác phẩm chống cộng của nhà văn Võ Phiến ngược lại: lời nhỏ kể lể tỉ mỉ, đay nghiến, với lý luận (sai) kèm theo.

Chính quyền Sài Gòn để ý và đánh giá cao lối viết ấy. Năm 1960, truyện vừaMưa đêm cuối năm của nhà văn Võ Phiến được giải thưởng “Văn học Toàn quốc”. Như Nhất Linh nhận xét trong Viết và đọc tiểu thuyết, lời văn trong tác phẩm giật giải văn chương ấy hãy còn thô vụng.(6) Nó được chọn rõ ràng vì nội dung chính trị phù hợp với nhu cầu tuyên truyền của những người đang cai trị Miền Nam.

Sau Mưa đêm cuối năm, được chính quyền Sài Gòn khuyến khích và được “đồng chí” tán thưởng, nhà văn Võ Phiến tiếp tục cho ra đời những tác phẩm có nội dung tương tự, viết chống cộng mỗi lúc một thêm “tinh vi”. Thực ra tác phẩm Võ Phiến trở nên “vi” (tỉ mỉ) hơn nữa, chứ không phải “tinh” (thấy đúng bản chất) hơn chút nào, vì nhìn cục bộ thì không thể thấy toàn thể. Cái tiếng “chống giỏi” của nhà văn nhanh chóng lan rộng trong cái tiểu xã hội phức tạp của những người chống cộng mà có lẽ đại đa số không thực sự chia xẻ nội dung cụ thể của tác phẩm Võ Phiến, chưa nói nhiều người hình như không hề cầm tới sách! Nhà văn Mai Thảo có lần đọc, thấy “nhiều sắc thái địa phương”. Nhà văn Vũ Khắc Khoan cũng thử đọc, rồi phàn nàn về những nhân vật “tù lù mù”. Chi tiết khó “chia”, mà lý luận hẳn họ càng thấy khó “sẻ”, vì vốn dĩ chính bản thân họ có hay lý luận rắc rối gì đâu. Đại khái, mỗi người chống cộng vì một số lý do riêng, rồi hễ cứ nghe ai “chống giỏi” là rủ nhau hoan hô, không cần biết người kia cụ thể chống thế nào!

Cái lối được trầm trồ mà không được đọc rồi cũng xảy ra cho nhà văn Võ Phiến ở ngoài Bắc. Một số người “Nhân Văn Giai Phẩm” nghe tiếng chống cộng của ông, sinh ngay cảm tình, tuy hầu hết những người ấy chắc chắn rút cuộc chưa bao giờ đọc được một chữ văn Võ Phiến! Thực ra giữa họ và nhà văn Võ Phiến có chỗ khác nhau rất căn bản: họ đều đồng lòng kháng chiến đánh đuổi giặc Pháp, lấy việc ấy làm quan trọng hơn cả, trong khi nhà văn Võ Phiến thì không. Nông nỗi của họ xảy ra là do họ nghĩ giải phóng dân tộc xong rồi, Đảng không nên lãnh đạo văn hóa nữa, mà nên để “trăm hoa đua nở”. Nhưng việc nước đã xong đâu! Còn phải thống nhất đất nước. Với sự can thiệp của siêu cường Mỹ, công việc sẽ vô cùng khó khăn. Cần phải duy trì ý chí chính trị và tinh thần kỷ luật ở mức cao nhất. Tự do văn hóa sẽ ảnh hưởng xấu đến nỗ lực duy trì này, do đó Đảng không thể chấp nhận được. Nhìn cách khác, tình hình đất nước bấy giờ chưa thích hợp với một cải cách chủ nghĩa lớn như vậy.

Vào cái khoảng thời gian Liên Xô vừa sụp, cái tiếng chống cộng của nhà văn Võ Phiến còn khiến một số nhà văn Việt Nam ở trong nước tìm cách bắt liên lạc với ông, hẳn vì họ nghĩ nhà nước cộng sản Việt Nam cũng sắp sụp! Có người nhân dịp đi công tác qua Mỹ, đã tỏ tình thân ái bằng cách tặng nhà văn Võ Phiến một chiếc đồng hồ đeo tay dùng lâu năm. Người ấy từng tự nói nhờ Đảng mà tôi mới được thế này. Ấy thế mà khi tưởng Đảng sắp đổ, ông vội vã đi ôm chầm lấy kẻ thù của Đảng! Ngán cho “nhân tình thế thái”. Thân phụ chúng tôi có kể rằng, qua trò chuyện, thấy nhà văn kia dường như chưa hề đọc một tác phẩm nào của mình!

Ra hải ngoại, tiếng tăm của nhà văn Võ Phiến lớn hơn khi ông còn ở Sài Gòn. Vì hai lý do. Thứ nhất, lẽ tự nhiên trong cái cộng đồng của những người bỏ nước, ai chống chính quyền của nước đã bỏ thì được hoan nghênh, chống càng mạnh càng được hoan nghênh. Thứ hai, việc nhà văn Võ Phiến bắt đầu viết và viết trong một thời gian dài tác phẩm Văn học Miền Nam khiến rất nhiều văn nhân hải ngoại đua nhau ca ngợi ông trong thời gian dài. Sau khi toàn bộ tác phẩm ấy được trình làng, có khá nhiều phản ứng bất lợi từ chính những người đã từng trông ngóng nó ra đời. Họ không bằng lòng về một số nhận định văn học của tác giả. Chúng tôi cho rằng về nhận định văn học, Văn học Miền Nam chứa nhiều ý kiến giá trị. Nhưng cũng như đa số tác phẩm Võ Phiến, đáng tiếc, nó cùng lúc chứa những phát biểu hoàn toàn sai lầm về lịch sử đất nước trong thế kỷ 20.


Một lòng yêu nước tự ti

Không biết bằng Paul Doumer

Khi còn ở quê, do kiến thức rất giới hạn, người thanh niên Võ Phiến đinh ninh Việt chỉ là học trò của Tàu. Sau khi vào Sài Gòn năm 1960, kiến thức của nhà văn trẻ Võ Phiến tăng lên rất đáng kể. Ông dần dần biết ta có những nét riêng...

Đọc Quê hương tôi và Tạp văn, mọi người khen tác giả uyên bác, biết nhiều về văn hóa Việt Nam.

Thực ra ngay trong Quê hương tôi vốn cũng vẫn còn có chỗ tác giả lặp lại cái thành kiến sai lầm cũ kỹ rằng ta chỉ là học trò của Tàu, song song với một số phát biểu xác đáng về tiếng Việt, về ẩm thực Việt Nam, về áo dài..., nhưng chúng tôi đã biên tập bỏ đi. Tác phẩm vẫn còn chứa vài ý được diễn rất kín đáo mà nếu đọc thật kỹ độc giả có thể cảm thấy đằng sau những dòng chữ là chờn vờn một tâm lý tự ti về văn hóa dân tộc.

Làm sao mà nhà văn Võ Phiến lại tự ti thế?

Xin hãy để ý “quê hương tôi” chỉ là một nửa của đất nước thôi! Trong khi nói cho thành thật, thì những thành tích cao nhất của văn hóa Việt Nam trong chiều dài lịch sử dĩ nhiên đã được lập trên nửa khác, ngoài Bắc, nơi đất gốc của dân tộc. So “cao” về văn hóa với ai, phải căn cứ vào thành tích ở Bắc bộ. Thế mà kiến thức của nhà văn Võ Phiến về văn hóa Việt Nam ở Bắc bộ đã không bao giờ đạt độ rộng và sâu cần thiết. Ngoại trừ văn học, ông biết rất ít! Chính do cái biết thiếu ngặt nghèo ấy, mà ông không được thoải mái khi so sánh văn hóa ta với văn hóa người.

Kể ra, trên nửa phía nam của đất nước, nếu nhìn toàn thể những biểu lộ nơi con người thì có lẽ cũng vẫn thấy được đúng trình độ dân tộc. Nhà văn Võ Phiến không thấy đúng, hẳn bởi cái cách nhìn cục bộ và cái khuynh hướng nhấn mạnh tiến bộ vật chất...

Hết sức đáng tiếc, rút cuộc nhà văn Võ Phiến không biết trình độ tiến hóa của dân tộc Việt Nam bằng Paul Doumer đã biết hơn hai mươi năm trước ngày ông chào đời!

Vì không biết nên mới “Á Phi”

Không phải tình cờ mà khi bàn chuyện đất nước, nhà văn Võ Phiến hay nhắc tới Phi châu. Ông ngỡ ta chắc không hơn Phi bán khai bao nhiêu, trong khi thực ra giữa ta với họ có cái khoảng cách hai mươi mấy thế kỷ văn hiến!!!

Chỉ tính từ sau Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam cũng đã lập quốc hàng ngàn năm. Trong khi ở phần lớn Phi châu, gọi “nước” nọ “nước” kia là mới gọi thôi, các biên giới nước cơ bản chỉ là biên giới thuộc địa do các đế quốc Âu châu vẽ ra! Ta với Phi chỉ giống nhau ở chỗ cùng bị Tây chiếm, chứ về trình độ tiến hóa thì khác hẳn nhau, nhập ta vào với Phi thành “Á Phi nhược tiểu” là nhập thế nào!!! Vấn đề của ta là giành lại độc lập, tổ chức lại xã hội để cạnh tranh về vật chất với Tây phương. Vấn đề của Phi châu là tiến hóa! Pháp gọi Á Phi là đế quốc gọi chung thuộc địa, không thèm phân biệt. Còn ta phải biết cái “giá ngọc” của ta chứ! Nhà văn Võ Phiến phần không biết đúng trình độ dân tộc Việt Nam, phần không rõ tình hình ở Phi châu, phần bị ảnh hưởng lời giặc Pháp, mà đã nhầm lẫn rất to.

Học sau cũng được chứ

Nói rằng nhà văn Võ Phiến không yêu nước thì không đúng. Nhưng ông yêu nước tự ti, yêu mà không hăng hái đứng lên vì nước, vì quá nể cái kẻ đang chiếm nước!

Lòng yêu nước tự ti của ông, chúng tôi còn nhớ ngày niên thiếu ở Sài Gòn có lần trong một bữa cơm gia đình đã được nghe nó hiện ra thành một câu bình phẩm về chuyện giặc Pháp cai trị nước ta. Câu ấy “kinh khủng” tới nỗi chúng tôi thấy không nên viết ra đây.

Nhà văn Võ Phiến như thế là không giống các nhà nho Việt Nam xưa kia. Tuy rất quý Khổng Tử, nhưng cứ hễ con cháu Mã Viện xâm phạm bờ cõi là nho Việt hăng hái tham gia kháng chiến ngay, đánh cho kỳ giặc phải rút sạch về mới thôi.

Học giả Đào Duy Anh khi nghiên cứu truyền thống trí thức yêu nước trong văn hóa Việt Nam đã nhận xét rằng đến thời đánh Pháp truyền thống ấy vẫn còn. Đa số trí thức Tây học đã theo kháng chiến, nhiều người bỏ sự nghiệp thành công tột bực mà theo.

Tàu Tây có gì hay thì ta chọn học sau cũng được, đâu cần phải để cho nó kéo vào hay tiếp tục cưỡi trên cổ ta mà dạy!


Hai phát biểu riêng tư ý nghĩa

Để kết thúc những điều muốn nói về lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của nhà văn Võ Phiến, chúng tôi xin kể hai phát biểu của ông trong chỗ riêng tư.

Một hôm, về cuối thập kỷ 1990, đang trò chuyện với chúng tôi về tài hành quân thần tốc của vua Quang Trung (một đề tài ưa thích do hãnh diện địa phương), ông chợt lạc đề, trầm trồ việc những người cộng sản đã đánh bại liên tiếp hai giặc thật lớn! Ông buông ra chỉ đúng một câu rồi thôi, quay về với chuyện quân Tây Sơn như không hề đã nói gì lạ cả.

Một hôm khác, có lẽ khoảng năm 2004, 2005, cũng trong một dịp trò chuyện lan man, ông bỗng thốt lên rằng may quá, vào đúng lúc cần thì dân tộc có một người lãnh đạo hết sức giỏi là Hồ Chí Minh! Lần ấy, ông có nói thêm một chút, nhắc Hồ Chủ tịch là con một nhà nho.

Như vậy... Tiếc thay, mọi việc đã lỡ làng từ rất lâu.

Về phía chúng tôi, hai phát biểu bất ngờ nói trên của nhà văn Võ Phiến làm chúng tôi thấy nhẹ lòng đáng kể mỗi khi nghĩ về thân phụ mình như một người dân của tổ quốc Việt Nam.


Lời tổng kết về văn nghiệp Võ Phiến

Văn nghiệp Võ Phiến vừa tích cực vừa tiêu cực.

Tích cực, đáng lưu truyền, là phần văn học. Tiêu cực, đáng bỏ đi, là phần chính trị.

Về văn học, ấy là một tấm gương sáng về cố gắng học hỏi, trau giồi, cần lao đứng đắn, tự phát huy tối đa năng khiếu bẩm sinh.

Về chính trị, ấy là cái bi kịch của một người Việt Nam sống giữa thời kỳ lịch sử dân tộc cực kỳ khó khăn mà trước không tha thiết với độc lập, sau không tha thiết với thống nhất, khăng khăng đặt chuyện chống chủ nghĩa cộng sản lên trên tất cả. Rút cuộc, nhà văn Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản!

Sai lầm chính trị đã đưa tác phẩm Võ Phiến ra khỏi lòng dân tộc. Đất nước đã độc lập, thống nhất lâu rồi. Nay đến lúc, nhân danh bảo tồn những giá trị văn hóa Việt Nam, đưa tác phẩm Võ Phiến trở về, sau khi lọc bỏ nội dung chính trị.

Nhà nước Việt Nam đã sáng suốt khi quyết định cho tái bản sách Võ Phiến trong nước. Đáng tiếc, một thiểu số đang lợi dụng tình hình quốc tế mà âm mưu tái phổ biến cả những nội dung chính trị sai lầm. Việc tái phổ biến này vừa có thể gây mất đoàn kết, hại cho nước, vừa xúc phạm sự thực lịch sử.



Tháng Tám, năm 2014

_______
(1) “... phải sang đến tận Nhật Bản người ta mới thấy được một giống dân tương xứng (...) Cả hai giống người Việt và Nhật (...) đều thông minh, chăm chỉ và can đảm (...) Người Việt (...) vượt xa các dân khác (ở Ðông Nam Á)” (P. Doumer, L”Indochine francaise (hồi ký), nxb. Vuibert et Nouy, Paris, 1905, dẫn theo Phạm Cao Dương, Lịch sử dân tộc Việt Nam, nxb. Truyền Thống Việt, California, 1987). Năm 1905 Nhật đang lừng lẫy, Việt đang nhục nhã: “Khen cho con mắt tinh đời, anh hùng đoán giữa trần ai mới già”! P. Doumer thật là đại tri kỷ của dân tộc ta. Nhưng nhận định chính xác của Doumer rồi nằm sâu chôn chặt trong hồi ký, không được mấy người biết. Mà dù nhiều người Pháp có biết, thì chắc chắn cũng không vì thế mà họ tự ý trả lại độc lập cho ta. Cưỡi cổ giống dân ưu tú như thế, càng sướng chứ sao!

(2) Số liệu theo trang thevietnamwar.info và trang en.wikipedia.org.

(3) Chúng tôi chia xẻ ý kiến của học giả Nguyễn Hiến Lê rằng “thời trước nước mình không có giai cấp đấu tranh” (Hồi ký NHL, nxb. Văn Học, VN, 1992, tr. 98-99). Nhưng tuy không có vấn đề giai cấp như một kết quả của cấu trúc xã hội truyền thống, trong thời Pháp thuộc đã xảy ra chênh lệch giàu nghèo quá độ, vì lúc bấy giờ quan điển hình không còn là cha mẹ dân, không lo cho dân nữa, mà vừa ngay ngáy lo phục vụ giặc cho thật kỹ vừa ngày đêm tận tụy bóc lột dân! Dưới quan, bọn hào lý cũng bận bịu “hai lo”: một phục vụ quan, hai bóc lột dân! Và vì trên quan dưới hào đều không vì dân, nên các địa chủ cũng tha hồ bóc lột!

(4) “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu, mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại (...) Mác cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản (...) Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai đoạn (đầu) này không? (...) (Phải) xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” (Nguyễn Ái Quốc, bài viết năm 1924, in lại trong Hồ Chí Minh toàn tập, 1995, tập I, tr. 464-469, dẫn theo Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb. Văn Hóa – Thông Tin, Hà Nội, 1998, tr. 451-452).

(5) Trong văn chương Võ Phiến ta thấy có khuynh hướng nhìn ra ngoài cuộc sống, hướng về vũ trụ thay vì nhân sinh. Nhưng lúc nào nhìn “ra” thì nhìn, còn cứ hễ quay đầu lại nhìn cuộc sống thì Võ Phiến thực tế chứ không lý tưởng.

(6) Sau khi đọc lời phê bình thẳng thắn của Nhất Linh, Võ Phiến đã cố cải tiến phần lời và đã đạt kết quả rất tốt. Lời văn truyện ông trở nên sáng nhẹ hơn trước nhiều, trong khi lời tùy bút, tạp văn tuy không bao giờ đẹp được như văn Nguyễn Tuân nhưng nhiều khi gợi cảm, có sức lôi cuốn người đọc. Nhân thể, xin nhắc người đọc bây giờ rằng nhà văn Võ Phiến đã có nhiều dịp sửa văn bản của những tác phẩm ban đầu, nên nếu căn cứ vào sách được tái bản thì sẽ khó hiểu tại sao Nhất Linh lại phê bình như vừa nói.

Thu Tứ Đoàn Thế Phúc
Nguồn: gocnhin online

khieman
09-25-2014, 05:34 AM
.

Facebook: Tin Không Lề

Con đấu tố cha thời nay

Theo Facebooker Huỳnh Duy Lộc, bài viết "Trường hợp Võ Phiến" của tác giả Đoàn Thế Phúc, con trai nhà văn Võ Phiến (tên thật là Đoàn Thế Nhơn), đăng trên báo Văn nghệ Thành phố HCM.

Nhà văn Võ Phiến sinh năm 1925 ở Bình Định, tháng 4/1975 ông trốn chạy Cộng sản và định cư ở Mỹ. Hiện ông sống cùng gia đình ở TP Highland Park, thuộc quận Los Angeles, bang California, Mỹ. Ông có 4 người con, 3 con trai là: Đoàn Giao Liên, Đoàn Thế Long, Đoàn Thế Phúc và một gái là Đoàn Minh Đức.

Facebooker Huynh Duy Loc cho biết:

"Mới đây, tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có đăng bài viết của con trai nhà văn Võ Phiến (hiện đang ở Mỹ) ngăn chặn dự án tái bản những tác phẩm của Võ Phiến ở trong nước và kết án quan điểm chống cộng của cha anh ta, nhưng đọc xong, người đọc không khỏi có suy nghĩ: Việc con đấu tố cha mẹ đâu chỉ diễn ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc cách đây hơn 60 năm, mà còn có thể tái diễn vào đầu thế kỷ 21 dưới những hình thái có vẻ trí thức hơn".

Mời bà con đọc bài viết này để biết con đấu tố cha thời nay, khác với con cái đấu tố cha mẹ thời Cải cách Ruộng đất như thế nào:


http://gocnhin.net/cgi-bin/viewitem.pl?6390

khieman
09-26-2014, 03:36 PM
.

NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI
"TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN" của THU TỨ

Kiều Phong
(Lê Tất Điều)


(Thu Tứ là bút hiệu của ĐTP, con trai thứ nhà văn Võ Phiến. Anh được cha mẹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho đi du học từ nhỏ, trở thành một khoa học gia ở Mỹ. Anh là nhà văn có tài. Nhưng, như hầu hết sinh viên du học của miền Nam, Thu tứ đền đáp lại cho miền đất đã nuôi dưỡng mình bằng một quả “thân Cộng” to đùng. Tháng 8- 2014, cái tâm địa phản phúc, vô ơn, “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản” của Thu Tứ tràn ra đầu ngọn bút, trút lên chính thân phụ của anh. Thu Tứ viết một bài dài mạt sát nhà văn Võ Phiến về tội “chống Cộng”, “làm hại nước”.

Sau đây là những lá thư nhà báo KP viết cho TT.)


Cháu Thu Tứ,

Đây là những sai lầm trong bài: “Trường hợp Võ Phiến”:

1- Cháu lên án những người chống Cộng ở miền Nam là: rước ngoại bang Mỹ về để giữ cho đất nước tiếp tục bị chia đôi! và “nhà văn Võ Phiến đặt việc chống Cộng lên trên việc thống nhất đất nước.”

Không có dân miền nào ngu dại thích chuyện “đất nước bị chia đôi” đến độ hy sinh máu xương để giữ cái “chia đôi” cho bằng được. Quân dân miền Nam và bố cháu đặt việc chống Cộng lên trên hết là để bảo vệ vùng đất cuối cùng của Việt Nam nơi con người còn được sống như nguời, không lọt vào gông cùm của một loại chế độ bị cả loài người kinh tởm.

Tóm tắt vài chi tiết lịch sử mà vì đọc toàn sách báo Cộng sản, cháu không biết:

Kháng chiến chống Tây là việc của toàn dân. Đảng Cộng sản chỉ là một trong những đảng tham gia vào cuộc chiến đấu chung. Nhờ tổ chức giỏi, mưu mô xảo quyệt và tàn bạo – nhất là tàn bạo – vừa gặp cơ hội là đảng cướp chính quyền làm của riêng, đẩy các “đồng minh sát cánh chiến đấu” ra rìa. Rồi sợ họ bất mãn thì phiền, Đảng Cộng sản ra tay tiêu diệt các đảng khác. Việt Nam Quốc dân Đảng đóng góp cho kháng chiến 13 nguời liệt sĩ ở Yên Bái thành tích kháng chiến lẫy lừng, đảng viên cao cấp vẫn bị CS thủ tiêu, đảng viên cắc ké nhiều người bị giam cầm tới chết.

Thanh toán những đảng phái quốc gia cùng chiến đấu với mình vì sợ phải chia quyền lực cho họ, ta hiểu được. Nhưng bác Hồ còn thanh toán chính các đồng chí của mình, hung hãn không thua bác Staline, rồi thừa thắng xông lên, thanh toán luôn… nhân dân, Bác “cải cách ruộng đất” một phát long trời lở đất, biến những ngôi làng hiền hòa muôn thủa của dân tộc thành những pháp trường đẫm máu, rùng rợn chả kém gì làng quê của bác Mao, ông thầy dậy và bắt Bác phải giở trò man rợ này với chính đồng bào ruột thịt.

Mà khi đó, Bác mới làm vua nửa nước!

Trong bài, có chỗ cháu bào chữa cho Bác và Đảng là: bác Hồ đã sửa sai rồi! Chú cũng biết chuyện ấy, khi nghe bác Hồ hối hận, rơm rớm nước mắt, chú cũng mềm lòng, bùi ngùi cảm động.

Nhưng cảm thông với kẻ giết người hàng loạt xong biết tuyên bố sửa sai, thì ta cũng phải thông cảm với những người vì cái sai ấy mà chịu cảnh tang thương, nuôi lòng oán hận, và hàng triệu người sau khi chứng kiến cảnh đồng bào mình bị tàn sát, hoảng kinh co giò chạy thục mạng cho thật xa Bác và Đảng. Nếu Bác tiếp tục xông tới đòi chiếm luôn mảnh đất sống cuối cùng của họ thì nhất định họ phải chống cự. Bởi vì lúc đó họ không tiên đoán được là có lúc Bác hối hận. Mà biết thì cũng không ai ham làm nắm xương tàn trong mộ chờ ngày được Bác ban cho vài giọt lệ sửa sai lâm ly.

Mà đâu phải sau khi sửa sai, hối hận, Bác trở nên hiền như ma sơ. Tết Mậu Thân, có “thời cơ tốt”, Đảng Cộng sản quang vinh và Bác Hồ muôn vàn kính yêu ra tay chôn sống hàng ngàn đồng bào Huế tỉnh bơ. Rồi ở “một thời cơ tốt” khác, có đám đông đồng bào, đa số đàn bà con trẻ, khóc mếu bồng bế dắt díu nhau chạy loạn, các đồng chí dùng hỏa tiễn súng cối Nga Tầu phát cho, pháo kích chết la liệt hàng cây số trên đại lộ kinh hoàng. Khi không gặp thời cơ tốt, các đồng chí vẫn tạo ra thật nhiều “thời cơ hơi hơi tốt” bằng cách pháo kích đều đều vào thành phố, thịt xương con cháu đám Ngụy Dân lâu lâu lại tan nát, rải khắp sân trường.

Cháu có thể theo đúng kinh sách Cộng sản, lý luận rằng “cứu cánh biện minh cho phượng tiện” các đồng chí phải tàn sát không gớm tay để cứu nước, giúp cho những đứa may mắn sống sót được hưởng cuộc đời hạnh phúc phồn vinh trên thiên đường xã hội chủ nghĩa.

Cháu tin thế là quyền của cháu, nhưng đừng đòi hỏi nhà văn Võ Phiến và những người văn minh, nhân bản ở miền Nam phải buông súng, dâng mảnh đất tự do cuối cùng cho bọn người cuồng tín, bất nhân, và hung bạo như thế, để “nước khỏi bị chia hai”.

Bố cháu theo kháng chiến, dạy học, giúp những cán bộ cao cấp mở mang kiến thức (nhờ vậy mà được một người học trò cứu mạng). Trông thấy đảng Cộng sản tàn ác, bất nhân quá, ông bất bình, can ngăn. Thế là bị tù, suýt bị tử hình.

Thoát gông cùm, về được miền tự do, ông đặt chuyện chống Cộng lên trên hết, coi đó là vấn đề sinh tử của mình, gia đình mình, và toàn dân trên phần quê hương chưa bị cộng sản cưỡng chiếm. Muốn ghép hai chuyện chống Cộng và “thống nhất đất nước” vào với nhau thì phải viết rõ: “Nhà văn Võ Phiến quyết tâm chống Cộng vì không muốn để miền Nam bị bọn Bắc Cộng chiếm nốt, đất nước bị thống nhất dưới một chế độ độc tài, sắt máu nhất trong lịch sử loài người.”

Cháu viết lửng lơ: “nhà văn Võ Phiến đặt việc chống Cộng lên trên việc thống nhất đất nước.”... rồi ngửa mặt nhìn trời, tuôn ra một tràng những lời trách than ảo não, bi ai, nghe kêu boong boong: “Tổ tiên ta bao nhiêu công phu, xương máu, qua bao nhiêu đời mới mở được chừng này đất, để bây giờ đất chia hai sao? Dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm trải bao lượt thử thách vẫn là một để bây giờ thôi là một sao?” ngụ ý rằng bố cháu quên công ơn dựng nước của tổ tiên, coi trọng việc chống Cộng hơn việc vẹn toàn lãnh thổ, còn cháu thì yêu nước, biết ơn tổ tiên, biết đau lòng vì đất nước chia hai v.v...

Viết như thế là gian lận, kiêu căng và xấc láo.

Chú tin cháu là người ngay thật, không cố tình dùng chữ nghĩa để bày trò gian vặt, cốt thủ thắng trong tranh luận. Chú cũng không tin cháu kiêu căng đến độ nghĩ mình khôn ngoan, yêu nước, biết ơn tiền nhân hơn cả các bậc cha chú và hàng triệu người chống Cộng ở miền Nam. Cháu cũng không là người ngu.

Chỉ mù quáng hết thuốc chữa thôi!

Bây giờ, ta xét xem chọn lựa “chống Cộng” đúng hay sai.

Nhờ chọn “chống Cộng”, bố cháu có chỗ dung thân, tạo sự nghiệp văn chương lừng lẫy, nuôi dưỡng các cháu thành tài, riêng cháu được du học để trở thành khoa học gia. Nếu ở lại với CS, với tội danh “phản động” sợ rằng tính mạng cũng không giữ được, số phận các cháu, con cái của một “tên phản động” chắc cũng không khá.

Nhờ hàng triệu người miền Nam chọn lựa chống Cộng giống bố cháu, cố chiến đấu giữ cho “nước chia đôi’ hai thập niên mà người dân miền Nam có đời sống khác xa thiên đường xã hội chủ nghĩa miền Bắc như thế nào, chẳng lẽ cháu không biết.

Nếu thật không biết thì hãy nhìn kỹ vào đất nước Nam Hàn. Như bố cháu, như miền Nam Việt Nam, Nam Hàn cũng chọn lựa quyết liệt chống Cộng, giữ cho chuyện “đất nước chia đôi” kéo dài. Họ may mắn hơn ta, thành công. Nhờ thế giờ này thành một quốc gia giầu mạnh, văn minh, khoa học kỹ thuật tiến bộ ngang với Nhật, và không bị cậu chủ tịch nhóc tì Kim Chính Vân lãnh đạo.

Nếu Việt Nam bây giờ còn chia đôi thì cháu và bộ máy tuyên truyền ở Hà nội tha hồ tưởng tượng ra cảnh một Việt Nam thống nhất được Bác và Đảng lãnh đạo cho lên phi thuyền, xuất phát từ đỉnh cao trí tuệ loài người, bay vù vù vượt xa Nam Hàn. Nhưng nước ta thống nhất bốn thập niên rồi, Việt Nam tiến tới đâu, khác nam Hàn ra sao, người khiếm thị cũng thấy. Mới đây, trên báo Tuổi Trẻ ở trong nước, tác giả Nguyễn Hoa Lư trong bài “Ngậm ngùi rơi lệ” có đoạn rất hay nói sơ sơ về sự “khác biệt” giữa hai quốc gia:

“Một quan chức cao cấp của Ban Tuyên giáo T.Ư, ông Vũ Ngọc Hoàng, đã có một phát biểu gây ấn tượng mạnh: “Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng”.

VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương cách đây bốn, năm mươi năm, nghĩa là vào thời điểm chưa “bị” thống nhất, Việt (miền Nam thôi, các đồng chí đừng có nhận vơ!) chẳng kém Hàn. Thế mà giờ đây…

Nhà văn Võ Phiến, miền Nam VN, Nam Hàn chọn chống Cộng mà nhân loại hôm nay cũng chọn lựa giống hệt như thế.

Do đó, chủ nghĩa Cộng sản đã từng chinh phục một nửa thế giới bây giờ co cụm lại còn sót có bốn mống. Trong bốn mống đó thì Trung Cộng đã thành tư bản Đỏ, chỉ còn xứng danh Cộng sản dỏm. Cộng sản Việt Nam thì đang chạy theo hai con voi Tư bản xanh và Tư bản đỏ để hít bã mía cho đỡ đói, chả thấy còn giống con Giáp Cộng sản nào. Gia tài Cộng sản còn rơi rớt lại, nguyên con, không sứt mẻ là hệ thống công an cảnh sát đàn áp, hành hạ đối lập và bắt nạt, áp bức dân lành.

Và chính trên quê hương, nơi lý thuyết chủ nghĩa Cộng sản chào đời, dân tộc Nga cũng chọn lựa giống hệt nhân loại. Họ đem cái chủ nghĩa đáng ghê tởm ấy cùng những tượng lớn bé của các đấng sinh thành ra nó vứt hết vào bãi rác.

Bây giờ mà chống Cộng hăng quá thì có thể… sai thật. Vì mang tiếng tàn nhẫn, đánh đập những kẻ đã hấp hối, đang ngáp ngáp!

Về chuyện “thống nhất đất nước” thì nhà văn Võ Phiến, như hàng triệu người ở miền Nam, ở Nam Hàn có khi nào ngưng thiết tha mong ước ngày đất nước thôi bị chia hai đâu! Nhưng trái với đảng Cộng sản và cháu, họ chỉ muốn Việt Nam được thống nhất như Đông Tây Đức, nghĩa là chế độ Cộng sản Đức hết chỗ dung thân, dân Đông Đức từ nay không phải tìm tự do bằng cách vượt ngục, rồi bị lính Đức Cộng bắn chết gục dưới chân tường Bá Linh. Toàn dân Đông Đức được chung hưởng phúc lợi và niềm hãnh diện của những công dân một nước Đức tự do, văn minh, giầu mạnh.

Mơ ước không thành, nhưng chọn lựa “chống Cộng” thì thật đúng, theo phán quyết của chính quan tòa lịch sử nhân loại.

2 – Đoạn văn sau đây khiến người đọc, nhất là những người từng đọc Thu Tứ, bàng hoàng:

“Cách nhìn là quan trọng nhất. Nhưng nhìn đâu cũng có đóng góp vào cái thấy của người nhìn.
Có thể đặt vấn đề, hay là quê hương nhỏ của nhà văn Võ Phiến là huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định nó đã “ngoại lệ” khiến ông đâm ra dễ nghĩ lệch về chuyện đất nước? Quả thực, ở Phù Mỹ thời Pháp thuộc gần như không thấy bóng giặc Pháp mà chênh lệch giàu nghèo cũng không đáng kể.”

Người đọc kinh ngạc sững sờ, không thể ngờ một cây bút luôn có những suy tư chín chắn, sâu sắc lại viết ra những lý luận, nhận định ngây ngô, nhảm nhí đến thế.

Ở đây, cháu mô tả Võ Phiến giống hệt một ông nông dân mù chữ, không biết viết, biết đọc, và suốt đời – suốt đời – quẩn quanh ở huyện Phù Mỹ nên không biết Tây nó ác, xã hội Việt Nam ngoài huyện Phù Mỹ có chênh lệch, bất công, có khi còn chả biết mặt mũi thằng Tây thế nào vì “ Phù Mỹ gần như không thấy bóng giặc Pháp” … thành ra ông nhà văn mù chữ quanh quẩn ở huyện Phù Mỹ nghĩ chuyện đất nước lệch lạc hết trơn!

Nào, bây giờ theo đúng cách lập luận của cháu, chú viết thế này: “Thủa nhỏ Thu Tứ sống ở Sài gòn, rồi đi du học, quanh quẩn ở Úc ở Mỹ nên không biết chế độ Cộng sản tác hại cho dân tộc đến thế nào, nên dễ nghĩ lệch về Bác và Đảng”.

Chắc chắn cháu sẽ “phản biện” nhận xét hồ đồ, ngây ngô này ngay: “Tôi biết tường tận chuyện đất nước quê hương chớ, nhờ đọc sách báo”

Cháu đọc để biết thiên hạ sự thì cũng phải để ông nhà văn không mù chữ Võ Phiến đọc để biết những chuyện xảy ra khắp trên quê hương của ông chứ!

Nói chuyện đọc, chắc cháu đọc không nhiều bằng bố. Chú lại nghi cháu tập trung đọc toàn những sách ca ngợi, tâng bốc Cộng sản. Thành ra bắt chước cháu, chú cũng: “Có thể đặt vấn đề, hay là kho sách nhỏ của Thu Tứ chỉ toàn một giống tác phẩm tuyên truyền, ngợi ca Bác Đảng, khiến Thu Tứ đâm ra dễ nghĩ lệch về chuyện đất nước?”

Áp dụng suy luận này vào trường hợp cháu, nghe lại có vẻ rất... chí lý!

Kết luận Võ Phiến chỉ là một người mù chữ, vốn hiểu biết nghèo nàn gồm một mớ chuyện mắt thấy tai nghe quanh quẩn trong phạm vi huyện Phù Mỹ xong, cháu lên tiếng mắng mỏ, chê trách ông:

“Nhưng ngay ở Phù Mỹ, chắc chắn cũng đã có rất nhiều người yêu nước, chẳng qua nhà văn không chú ý đến họ”. (Ông nhà văn này đáng trách thật, có mớ kiến thức cỏn con lượm lặt ở huyện Phù Mỹ mà lại còn bỏ sót một kiến thức quan trọng như thế!)

Mắng mỏ chê trách xong là đến màn dậy dỗ thân phụ:

“Hơn nữa, dù chỉ nhìn tình hình Phù Mỹ mà thôi khó thấy được đại cục nước Việt Nam, thì thiết tưởng một người lên tiếng về đại cục như nhà văn Võ Phiến có trách nhiệm phải nhìn cho thật rộng, nhìn khắp cả nước, chứ đâu được nhận định về toàn quốc trên cơ sở tình hình ở chỉ địa phương mình!”

Ngoài kiến thức do đọc, ông Võ còn vốn sống. Tham gia kháng chiến, sống và làm việc với Cộng sản, ở tù, bị xử truớc tòa án nhân dân… rồi sau đó là hai thập niên đối đầu với Cộng sản hàng ngày, bắt buộc phải tìm hiểu chiến thuật, chiến lược của địch, phải theo dõi sát nút tình hình thế giới để biết chuyện gì sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia. Còn Thu Tứ vốn đọc hạn hẹp, vốn sống thì chỉ có mấy chuyến về thăm quê hương theo kiểu Tây ba lô! Vậy mà con nguời vốn đọc nghèo nàn, hẹp hòi, vốn sống là con số không to tướng lại lên mặt dậy dỗ chủ nhân một kho tàng kiến thức mênh mông! Lại vu cáo cho ông là: … nhận định về toàn quốc trên cơ sở tình hình ở chỉ địa phương mình!”

Sao cháu có thể u mê đến độ dám viết ra những lời quàng xiên, ngớ ngẩn, hỗn xược đến thế?

Đoạn văn ấy không làm giảm uy danh nhà văn Võ Phiến để “phục vụ tốt” cho Bác Đảng đâu, mà chỉ biểu lộ tác phong, nhân cách của chính tác giả: kiêu căng, xấc láo và ngu muội đến mức không ngờ.

Trong bài, có đoạn cháu khoe đã về Việt Nam du lịch nhiều lần, tìm mãi không thấy “cái ảnh hưởng cực xấu của chủ nghĩa cộng sản đối với văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam,”. Chuyện ấy bàn sau, bây giờ hãy nói đến ảnh hưởng cực xấu của những tác phẩm do cơ quan tuyên truyền của Cộng sản sáng tác.

Những cuốn sách đã mốc meo, chính những người Cộng sản hiếm hoi cuối cùng còn sót lại cũng chán lè, không thèm đọc, vẫn thu hút được một nhà văn thông minh có tài, đang sống trên đất tự do. Thu hút và thôi miên, biến anh ta thành một con người ngây ngô, ngớ ngẩn, khả năng xét đoán đúng sai bị tê liệt, rồi tự biến mình thành một cán bộ tuyên truyền hạng bét.

Tệ hơn nữa, ngoài công tác tuyên truyền, tâng bốc, bào chữa cho một chủ nghĩa đã bị nhân loại ghê tởm, anh ta còn lợi dụng cơ hội được làm con nhà văn Võ Phiến để ở ngay trong nhà rình rập những lời nói “phản động”, moi móc các sáng tác của ông, kiếm tìm những câu văn chê Bác Đảng để viết báo cáo trình công an, xúi chúng nó cấm in sách của thân phụ mình.

Cháu luôn luôn tỏ ra tha thiết muốn bảo tồn văn minh, văn hóa Việt Nam. Hầu như bài viết nào cũng toát ra tấm lòng thiết tha đẹp đẽ ấy.

Nhưng cháu đang nỗ lực bảo tồn một nền văn hóa, văn minh Cộng sản mới đẻ ra từ thời “cải cách ruộng đất”, thứ văn minh “ đấu cha, tố mẹ” đã từng làm một con người khắc nghiệt, tàn nhẫn như Hồ Chí Minh phải ân hận, rơi lệ.

3- Những sai lầm văn chương, lý luận, suy diễn trong bài viết của cháu còn nhiều, chú bận quá, lại không hứng thú gì khi phải ngồi đọc đi đọc lại một bài mạt sát Võ Phiến ngây ngô, non nớt, thua xa văn chương của đám bồi bút tác giả cuốn: “Những tên biệt kích văn nghệ”, ấn hành ngay sau 75.

Hơn nữa, sau khi đọc phần1và 2, được chỉ dậy cho những sai lầm có thể làm một tác giả sáng suốt giật mình tỉnh ngộ, cháu vẫn nhất định ôm khư khư cái quái thai văn chương ấy... có giảng giải thêm cũng chẳng ích gì.

Vậy tạm gác cái sai văn chương, xét qua cái sai trong hành động.

Hành động lâu nay, được cháu tả rất rõ:

“Số là, trong hai năm qua, do nhà nước Việt Nam nới lỏng qui định về xuất bản, nhà xuất bản Nhã Nam ở Hà Nội có in lại hai tác phẩm của nhà văn Võ Phiến là Quê hương tôi và Tạp văn. Cả hai tác phẩm này đều do chúng tôi chọn lựa và biên tập, theo sự ủy quyền từ lâu của thân phụ. Chúng tôi cố chọn những tác phẩm vửa giá trị nhất vừa hoặc không chứa hoặc chứa rất ít nội dung chính trị. Nếu có nội dung chính trị, khi biên tập chúng tôi loại bỏ hết. Mục đích của việc chọn và bỏ như thế là đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước. Chúng tôi đã tưởng mình thế là chu đáo với nhà với nước!”

Trước hết, chú tin cháu không cố tình gian lận, lươn lẹo trong việc sử dụng từ ngữ, nhưng cháu dùng toàn những từ gian lận Cộng sản cung cấp: “Người yêu nước” thay cho “ Người Cộng sản” “tổ quốc, nước” thay cho “Bác và đảng Cộng sản”, “nội dung chính trị” thay cho “nội dung chống Cộng”.

Dùng từ ngữ một cách ngay thẳng, có thể tóm tắt sinh hoạt của Thu Tứ như sau: Được cha già ủy quyền quản thủ gia tài văn chương của ông, Thu Tứ tự biến mình thành công an văn hóa, ngồi chọn lựa tác phẩm không chứa nội dung chống Cộng, nếu có tí chống Cộng nào thì kiểm duyệt, cắt bỏ ngay, rồi mới cho phổ biến. Và Thu Tứ tin mình làm thế là chu dáo với nhà và với (Đảng Cộng sản đang cai trị cả) nước.

Sinh hoạt trước đây là thế, sinh hoạt mới nhất, sôi nổi nhất thể hiện trong bài này là hô hoán báo động về cái hại trong văn chương Võ Phiến để nhà nước Cộng sản kịp thời có biện pháp đối phó. Thành tích đi báo Công an đó được nêu ra ngay từ đoạn mở bài:

“Chúng tôi vô cùng bất đắc dĩ mới lên tiếng
Chẳng ai muốn đi chỉ ra cái sai của người đẻ ra mình!

Chúng tôi làm việc này vì vừa được biết một tổ chức phi chính quyền trong nước đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác phẩm Võ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm. E rằng việc làm của họ có thể khiến một số người đọc hoang mang, hại đoàn kết dân tộc, chúng tôi quyết định tự mình phản bác nội dung này.”

Nghĩa là Võ Phiến được độc giả trong nước chào mừng, nhiều nhà xuất bản tư nhân (phi chính phủ!) muốn ấn hành các tác phẩm khác, có thể mang nội dung chống Cộng mà Thu Tứ đã loại bỏ, hoặc chưa kiểm duyệt. Thành ra anh công an văn hóa tình nguyện này phải gào lên kể tội chống Cộng của bố, để cứu đảng và nhà nước ta khỏi bị quân phản động hãm hại.

Nhiều lúc chú băn khoăn: hay là có biến cố gì làm cháu bị chấn động, hoang mang, rồi nẩy sinh những ý nghĩ, hành động bất thường? Nhưng hiện tại, trước mắt, thấy một người, dù điên hay tỉnh, đang cầm vũ khí, hoặc dao, hoặc bút, đâm chém loạn xạ, kể cả người đẻ ra mình, miệng gào thét kết tội các vị ấy “làm hại nước” v.v... thì cần có biện pháp đối phó ngay. Nguyên cớ tìm hiểu sau.

Bài viết của cháu không thuyết phục được ai, như con dao cùn, người bị đâm không thấy đau, chỉ tức cười. Nhưng vị thế hiện nay của cháu – con trai nhà văn Võ Phiến, được ủy quyền quản thủ gia tài văn chương – cho phép cháu tha hồ phá hoại. Thành tích đã có rồi: kiểm duyệt hết những bài, những đoạn văn chống Cộng của nhà văn Võ Phiến để lập công với Đảng và nhà nước.

Do đó, qua điện thoại, chú đã yêu cầu mẹ cháu giúp bố làm thủ tục truất quyền “thừa hưởng và quản thủ tài sản văn chương Võ Phiến” của cháu.

Nếu vì thương con, bà không chịu làm việc ấy, chú sẽ đoạn giao.

Dù rất thương kính ông bà, chú không thể ngồi yên chứng kiến cảnh một tên công an văn hóa được ông bà dung dưỡng, che chở, tiếp tục tàn phá, hủy diệt những di sản tinh thần quý giá của dân tộc.


Kiều Phong
(Lê Tất Điều)
(còn tiếp)


https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=348588698649964&id=100004965108519

khieman
09-26-2014, 03:55 PM
Chúng tôi làm việc này vì vừa được biết một tổ chức phi chính quyền trong nước đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác phẩm Võ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm. E rằng việc làm của họ có thể khiến một số người đọc hoang mang, hại đoàn kết dân tộc, chúng tôi quyết định tự mình phản bác nội dung này.

Chúng tôi cảm thấy có một chút trách nhiệm về việc làm nói trên của tổ chức phi chính quyền kia. Số là, trong hai năm qua, do nhà nước Việt Nam nới lỏng qui định về xuất bản, nhà xuất bản Nhã Nam ở Hà Nội có in lại hai tác phẩm của nhà văn Võ Phiến là Quê hương tôi và Tạp văn. Cả hai tác phẩm này đều do chúng tôi chọn lựa và biên tập, theo sự ủy quyền từ lâu của thân phụ. Chúng tôi cố chọn những tác phẩm vửa giá trị nhất vừa hoặc không chứa hoặc chứa rất ít nội dung chính trị. Nếu có nội dung chính trị, khi biên tập chúng tôi loại bỏ hết. Mục đích của việc chọn và bỏ như thế là đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước. Chúng tôi đã tưởng mình thế là chu đáo với nhà với nước!Hóa ra, việc hai tác phẩm Quê hương tôi và Tạp văn được người đọc quốc nội đón nhận khá tốt lại chính là cái nền rất tiện lợi cho tổ chức kia toan đặt lên đấy thứ nội dung hoàn toàn bất ổn trong tác phẩm Võ Phiến!

Chuyện đang xẩy ra còn làm chúng tôi sốt ruột về tương lai. Sẽ hết nhóm nọ đến phe kia những lúc nào đó đem vận dụng văn nghiệp Võ Phiến cách có hại cho nước. Phải làm cho thật rõ về cái phần nội dung chính trị sai lầm trong văn nghiệp ấy ngay bây giờ.




Sách ghi tên tác giả là Võ Phiến không còn là văn chương và tư tưởng của Võ Phiến vì đã bị con ông ta là Thu Tứ Đoàn Thế Phúc kiểm duyệt bỏ những phần về quan điểm chính trị của ông bố y:

Trích:
"Nếu có nội dung chính trị, khi biên tập chúng tôi loại bỏ hết. Mục đích của việc chọn và bỏ như thế là đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước. Chúng tôi đã tưởng mình thế là chu đáo với nhà với nước!"

Chà ...lôi bố ra hài tội trước quần chúng độc giả chưa đủ, y còn xổ toẹt công trình tim óc một đời của bố, than ôi, còn tệ hơn bọn dân ngu đấu tố cha mẹ. Bọn dân ngu chỉ giết một mạng, con ông Võ Phiến giết đứa con tinh thần, đứa con văn hóa của bố là "giết bố muôn đời"...

khieman
09-30-2014, 06:07 PM
.


Trường hợp Võ Phiến
hay câu chuyện Tái ông thất mã



http://anhbasam.files.wordpress.com/2014/09/h1217.jpg?w=369&h=329



Bài viết “Trường Hợp Võ Phiến” của Thu Tứ, tức Đoàn Thế Phúc, con trai của nhà văn Võ Phiến mang hơi hướm của một bản cáo trạng trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào những năm 50 của thế kỷ trước. Khi cú sốc gây ra bởi sự vô luân cao độ của hành động đấu tố văn học này lắng dần, còn lại trong lòng người đọc, đặc biệt những người quan tâm đến Văn Học Miền Nam giai đoạn 54-75, là nỗi chua xót của người bị tình phụ, và đồng thời là nỗi lo âu về những tác phẩm với cái hình thù méo mó, dị dạng của một trong những ngòi bút hàng đầu của nền văn học bị trù dập này sẽ được trưng bày trong các hiệu sách quốc nội.

Bài viết của Thu Tứ nhất định sẽ được đọc và phân tích ở nhiều khía cạnh, và chắc chắn những sai lầm nghiêm trọng của nó sẽ được phơi bày. Không chỉ bài viết mà cả con người và những sinh hoạt của Thu Tứ cũng sẽ được tìm hiểu để làm sáng tỏ cái động cơ thật sự đàng sau việc phổ biến “Trường hợp Võ Phiến.” Ở một số diễn đàn xã hội trên liên mạng, đã thấy xuất hiện một số giả thuyết về khả năng Thu Tứ bị quyến dụ hoặc áp lực để viết bài tố thân phụ, và có người đi xa hơn, đặt nghi vấn liệu Thu Tứ có phải là tác giả thật sự của bài viết hay không. Hy vọng tất cả những nghi vấn trên sẽ được giải đáp trong một tương lai gần. Vào lúc này, điều mà người viết bài này muốn làm là đóng góp một số nhận định về những hậu quả có thể của sự kiện bất hạnh này.

Người viết chia sẻ những cảm xúc và nỗi lo âu của thân hữu nhắc đến ở trên, nhưng trong cùng một lúc, không hoàn toàn bi quan. Như chuyện Tái ông thất mã, bất kể những tổn thất, cuối cùng, không chừng một điều may mắn sẽ đến với Võ Phiến như là một nhà văn, một người làm văn học tên tuối và cho chính cái nền văn học mà ông đã một đời gắn bó. Và, cũng như chuyện Tái ông thất mã, cái “may mắn” này có thể là cái “xui xẻo” cho không phải Võ Phiến mà cho cái Thu Tứ đã, một cách hiểm độc, gọi là “một tổ chức phi chính quyền trong nước.”

Tại sao là điều may mắn cho nhà văn Võ Phiến? Hãy nghĩ đến điều gì sẽ xảy ra cho toàn bộ công trình văn học của Võ Phiến nếu Thu Tứ không lên tiếng công khai hóa tư thế chính trị và kế hoạch “biên tập” của mình không chỉ với hai cuốn sách đã xuất bản mà với cả phần còn lại mà ông được thân phụ giao phó. Những tác phẩm méo mó, què quặt vì nỗ lực “lọc bỏ phần chính trị” của Thu Tứ sẽ được Nhã Nam (hay một “nhà” nào khác) ấn hành và phát tán trên cả nước, sẽ xâm nhập các thư viện, sẽ được người đọc quốc nội đón nhận với niềm tin là mình đang thưởng thức con người thật và tác phẩm thật của Võ Phiến. Và cảm nhận của độc giả từ cái “quái thai” văn học này nhất định sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cảm nhận chung của họ về không những Võ Phiến mà cả nền Văn Học Miền Nam 54-75 và có lẽ cả Văn Học Hải ngoại mà Võ Phiến là một trong những nhà khai phá. Sau khi “Trường hợp Võ Phiến” được công bố trên blog cá nhân của Thu Tứ (gocnhin.net) và sau đó một cách trang trọng trên tuần báo lề phải Văn Học TPHCM số 320, những hậu quả nghiêm trọng từ kế hoạch “biên tập” của Thu Tứ có nhiều khả năng sẽ không xảy ra bởi vì những diễn biến tiếp theo có thể khiến cho kế hoạch “biên tập” càn rỡ của Thu Tứ không còn thực hiện được nữa.

Nhà văn Lê Tất Điều, một trong những (nếu không phải là) người thân thiết nhất của gia đình nhà văn Võ Phiến vừa tung ra phần 1 bài phản biện “Những Sai Lầm Trong Bài ‘Trường Hợp Võ Phiến’ của Thu Tứ,” chỉ ra những sai lầm cơ bản và ấu trĩ của bài viết. Ở phần cuối bài, Lê Tất Điều quyết liệt yêu cầu gia đình nhà văn Võ Phiến làm thủ tục truất quyền “thừa hưởng và quản thủ tài sản văn chương Võ Phiến” mà Thu Tứ đã được giao phó trước đây. Đây là một đề nghị sáng suốt và kịp thời để ngăn chặn Thu Tứ gây thêm nhiều tổn thất cho công trình văn học đồ sộ của nhà văn Võ Phiến. Theo một nguồn tin thân cận với gia đinh Võ Phiến, Thu Tứ đã chính thức bị truất quyền thừa kế di sản văn chương của thân phụ mình. Đây là một tin mừng cho người đọc và là một cảnh báo nghiêm túc cho các nhà xuất bản trong nước muốn tiếp tục cộng tác với Thu Tứ để ấn hành các tác phẩm “đã lọc bỏ phần chính trị của Võ Phiến.”

Như vậy, trong khi Võ Phiến và gia đình vô cùng bất hạnh phải chịu đựng những đau thương gây ra bởi đứa con phản nghịch, công trình văn học của Võ Phiến đã thoát khỏi cái nguy cơ bị hủy diệt bởi Thu Tứ. Trong tương lai, nếu có được cơ hội đến với bạn đọc quốc nội, tác phẩm của Võ Phiến chắc chắn sẽ không phải là tập hợp những thi thể bị cắt đục manh mún dưới búa rìu “biên tập” của Thu Tứ mà là những ấn bản trung thực đến từ tim óc của ông.

Thật ra không phải chờ đến tương lai. Những cơ hội tiếp cận tác phẩm Võ Phiến đã xuất hiện trên liên mạng khá lâu. Trước hết, bạn đọc trong nước có thể thưởng thức những tác phẩm toàn vẹn, không cắt xén của Võ Phiến ở một số các trang mạng Hải ngoại. Trong số đó, từ tháng 1/2005, với sự cho phép của Võ Phiến, trang Tiền Vệ đã lưu trữ toàn bộ tập biên khảo Văn Học Miền Nam: Tổng Quan. Nhiều bài tiểu luận và sáng tác khác của Võ Phiến cũng đã được trang Tiền Vệ đăng tải từ năm 2003. Người đọc cũng có thể tìm thấy trọn bộ Văn Học Miền Nam: Tổng Quan được đăng lại trên mạng Viet Messenger (theo bản lưu trữ trên Tiền Vệ). Gần đây nhất, bạn đọc trong nước được giới thiệu một Võ Phiến “thật” trên vanviet.info, trang mạng chính thức của văn đoàn Độc lập, gồm các phần 1, 2, và 3 của Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (đăng lại nguyên văn từ bản lưu trữ trên Tiền Vệ). Văn đoàn Độc lập chính là cái mà Thu Tứ, một cách hiểm độc, gọi là một “tổ chức phi chính quyền trong nước” trong bài viết “Trường hợp Võ Phiến.” Không khó khăn gì để bạn đọc nhận ra văn đoàn này là mục tiêu bắn phá của Thu Tứ,

Theo Thu Tứ, cái “tổ chức phi chính quyền” này đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác phẩm chứa “nội dung chính trị sai lầm” của Võ Phiến. Với tình hình trong nước, “tổ chức” là một cụm từ nguy hiểm. “Phi chính quyền,” nghĩa là không thuộc về hay không được chính quyền thừa nhận, cũng nguy hiểm không kém, nếu không phải hơn. Văn đoàn Độc Lập là một nhóm sinh hoạt văn học độc lập, không/chưa có giấy phép sinh hoạt của nhà cầm quyền, và như là một hệ quả, thành viên của nhóm đã và đang chịu đựng một số hiểm nghèo trong đời sống. Trường hợp nhà đạo diễn Đỗ Minh Tuấn* là một bằng chứng không thể chối cãi về những sách nhiễu và áp lực mà ông phải chịu đựng và cuối cùng đành bỏ cuộc chơi, xin rút tên khỏi danh sách hội viên!

Bằng cách cáo buộc văn đoàn Độc lập đang chuẩn bị phổ biến những tác phẩm Võ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm, Thu Tứ đã cố tình mượn tay nhà cầm quyền mà đại diện là ban tuyên giáo để triệt hạ tổ chức này. Tại sao? Tại vì nếu đúng như Thu Tứ cáo buộc, trang mạng vanviet.info của văn đoàn Độc lập sẽ lần lượt giới thiệu với bạn đọc trong nước các tác phẩm của Võ Phiến ở dạng trung thực nhất của chúng. Không thể làm khác được vì phương châm của văn đoàn Độc lập là “Vì một nền văn học đích thực,” và một nền văn học đích thực thì không thể chấp nhận các sản phẩm giả tạo, bị làm méo mó, biến dạng để phục vụ nhu cầu khuynh đảo văn học của bất cứ thế lực thống trị nào. Việc giới thiệu diện mạo văn chương chân chính của Võ Phiến với độc giả trong nước của văn đoàn Độc lập đi ngược lại và làm phương hại đến kế hoạch càn rỡ “biên tập,” “lọc bỏ phần chính trị” trong tác phẩm để “đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước” của Thu Tứ. Và để thực hiện thành công kế hoạch “biên tập” này, Thu Tứ đã không ngần ngại bóp méo công trình văn học của thân phụ, mưu hại những kẻ làm ngược ý, và hủy diệt nhân phẩm của chính mình!

Như đề cập ở trên, văn đoàn Độc lập đã được nhà nước chiếu cố ngay cả trước khi “Trường hợp Võ Phiến” xuất hiện. Cùng với hội Nhà Báo Độc Lập và nhiều nhóm hoạt động dân sự khác, họ là những hạt sạn bướng bỉnh trong chiếc giày của giới thống trị. Nếu văn đoàn này còn được hoạt động công khai, đó là vì “người ta” chưa có cơ hội. Và bất kể những gì sẽ xảy đến cho chính mình, Thu Tứ đã dâng cho “người ta” một cơ hội tốt. Người viết cho rằng nhà cầm quyền trong nước sẽ không bỏ qua cơ hội liệng bỏ hạt sạn bướng bỉnh này.

Cho đến thời điểm này, chính quyền, hoặc tuyên giáo cho nó tiện, một cách ngẫu nhiên hay không, đã ở vào một vị trí rất tốt, vị trí ngư ông đắc lợi. Trước hết, nếu tin Thu Tứ bị truất quyền thừa kế di sản văn học của Võ Phiến là chính xác, việc in ấn tác phẩm của Võ Phiến theo hệ thống nhà nước sẽ ngưng lại vô hạn định. Võ Phiến, biên tập hay không biên tập, vẫn là cái tên không dễ mến đối với quan chức văn hóa và tuyên giáo. Bây giờ thì không phải lo đến nữa, ít nhất trong một thời gian. Như vậy, có thêm thì giờ để đối phó với cái “tổ chức phi chính quyền” trong nước này.

Không phải tình cờ mà “Trường Hợp Võ Phiến” được đăng lại một cách trang trọng trên tuần báo Văn Nghệ TP HCM. Deja-vu, phải không? Chính tờ báo lề phải nặng ký này đã bắt đầu loạt bài đánh phá thạc sĩ Đỗ Thị Thoan tức Nhã Thuyên và giáo sư hướng dẫn của cô trong vụ án được biết đến dưới cái tên “Luận văn Nhã Thuyên” cách đây không lâu. Cho đến thời điểm này, không hoặc chưa có bằng chứng nào về khả năng có bàn tay của tuyên giáo trong sự kiện “Trường Hợp Võ Phiến,” nhưng điều này cũng không ngăn cản tuyên giáo nắm bắt cơ hội tuyệt diệu này để mở đầu một chiến dịch đánh phá cái “tổ chức phi chính quyền trong nước” với chiến thuật đã áp dụng cho “luận văn Nhã Thuyên.”

Cái chiến dịch tạm gọi là “Trường Hợp Võ Phiến,” nếu được phát động, có nhiều phần sẽ bắt đầu với một bài đả kích Võ Phiến và cả cái tổ chức phi chính quyền kia trên một tờ báo lề phải nặng ký. Vô cùng tuyệt diệu nếu người khai pháo lại là con ruột của nhà văn chống Cộng nổi tiếng này. Không phải điều này đã xảy ra hay sao? Bởi vì đã có “luận văn Nhã Thuyên” như là một tiền lệ, có lẽ không cần thiết phải suy đoán về những chuyển động kế tiếp của nhà cầm quyền.

Xin dành lời cuối cho những ai quan tâm đến Văn Học Miền Nam 54-75. Hãy cùng nhau tạo điều kiện cho bạn đọc trong nước có cơ hội tiếp cận với diện mạo chân chính của nền văn học đã, đang, và tiếp tục bị trù dập này. Với cái “tổ chức phi chính quyền,” những lời chúc tốt đẹp và một ước mong. Vì một nền văn nghệ đích thực, xin hãy đứng vững.

Phùng Nguyễn
09.27.2014
Posted by adminbasam on 28/09/2014
Da Màu

khieman
09-30-2014, 06:17 PM
.


Tội của Thu Tứ đáng bị năm roi
Bắc Phong


http://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2014/09/thu_tu.jpg?w=231&h=300 (http://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2014/09/thu_tu.jpg?w=231&h=300)




Nhà văn Thu Tứ
đọc những gì anh “bất đắc dĩ” viết
trong bài "Trường hợp Võ Phiến"
tôi vừa buồn vừa giận
một nghịch tử được bố mẹ nuôi cho ăn học thành tài
thay vì đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục
lại táng tận lương tâm
viết như đấu tố văn học cha mình
tôi nghĩ bố anh dù thương con thế mấy
nếu có thể chắc cũng bắt anh nằm sấp xuống
mà đánh năm roi

roi thứ nhất cho tội bất hiếu
đã tố khổ bố anh trên diễn đàn văn học

roi thứ hai cho tội phản phúc
ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản

roi thứ ba cho tội đầu óc ấu trĩ hẹp hòi
muốn “lọc bỏ phần chính trị” trong tác phẩm của bố anh
làm lệch lạc sự nghiệp văn chương của ông

roi thứ tư cho tội làm công an tư tưởng
toan tính hãm hại ban vận động một văn đoàn

roi thứ năm cho tội ngang bướng đã phạm bốn tội trên
mà còn không biết ăn năn hối lỗi

nhưng tôi bình tâm nghĩ lại
anh đâu còn thơ dại gì
mà bố anh phải đánh đòn cho nhớ tội
năm nay đầu anh đã hai thứ tóc
tuổi cũng đã gần sáu mươi
chắc bố anh phải đành để cho văn hữu
những người hiểu rõ tư tưởng chính trị
và nhân cách bố anh lên tiếng phản biện
bài anh viết tố khổ cha mình

tôi cũng buồn là sau nhiều thập niên
sống trưởng thành ở xã hội tự do dân chủ
mà anh còn chưa tỉnh ngộ
vẫn tôn thờ chủ nghĩa lỗi thời Mác-Lênin
dù là bọn cầm quyền chế độ độc tài CSVN
không biết lo cho đất nước lo cho dân
chỉ biết lạm quyền thống trị
vơ vét cho đầy túi tham
làm đồng bào chúng ta khổ sở
dân khí hao mòn
trước hiểm họa Trung Quốc xâm lăng
đêm qua tôi nghĩ ngợi lan man
đây là chuyện gia đình bố anh
lẽ ra tôi chẳng nên can dự

nhưng vì bất bình tôi không thể ngồi yên
mà thực chẳng riêng gì tôi
văn hữu của bố anh đã nhiều người lên tiếng
có người còn bảo tôi
nếu khôn anh phải về quỳ trước mặt bố mẹ anh
van xin tha tội
người ấy còn nói thêm
nói dại khi bố anh mất
không biết anh có được đọc điếu văn
thú thật tôi phát lo thầm…


Bắc Phong
Nguồn: Tác giả gửi

khieman
10-02-2014, 02:03 AM
.
NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI
“TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” của THU TỨ
Kiều Phong
(2)



4) Trong phần “Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng” cháu khoe đã mở cuộc điều tra về tình cảnh đồng bào sống dưới chế độ Cộng Sản, và kết luận: không thấy chuyện gì chứng tỏ chủ nghĩa Cộng sản ảnh hưởng cực xấu vào văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam.

Nào, để xem thám tử Thu Tứ đi truy tầm “cái ảnh hưởng cực xấu” ra sao.

Cháu kể: Chúng tôi về nước rất nhiều lần, mỗi lần rất lâu, thăm thân rất ít, coi như toàn bộ thời gian ở trong nước dành cho việc đi tham quan, chủ yếu miền Bắc. Chúng tôi không ở khách sạn sang trọng, không đi tua, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô, có lần mua xe đạp đạp dạo quanh vùng ngoại ô Hà Nội kia thường xuyên đến nỗi có người ngồi chợ tưởng nhầm là dân buôn! (Chúng tôi vẫn có lối du lịch “bụi” như vậy từ trước chứ không phải đến khi về nước mới thế.)

“Không ở khách sạn sang trọng, không đi tua, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô v.v...” kể lể hơi dài dòng, cứ nói gọn: du lịch kiểu Tây Ba Lô, bà con hiểu liền. Cháu còn hơn Tây Ba Lô một bậc, biết mua xe đạp, đạp vòng vòng, khiến giữa nơi chợ búa đông đúc như thế mà có tới một đứa mắt mũi kèm nhèm tưởng nhầm là dân buôn. Ngụy trang khéo léo kín đáo cỡ đó là nhất rồi, James Bond Thu Tứ tha hồ điều tra sâu rộng mà không lộ tung tích.

Sau khi mở cuộc điều tra ở miền Bắc thì “thấy người Việt Nam ngoài Bắc vui vẻ, bình thản, vừa giữ được phần lớn nền nếp cũ, lại vừa có thêm cái phong cách “cách mạng”, mọi người bình đẳng, cũng rất hay.”

Cháu không nói đã gặp mấy chục, mấy trăm người Bắc?

Mà tại sao lại “mọi người bình đẳng, cũng rất hay?”. Văn quá bí hiểm, ý tứ không rõ. Dân bình đẳng với dân là chuyện thường, có gì đáng nói? Dân đen mà được bình đẳng với ông công an phường mới quý hóa, mới rất hay chứ?

Điều tra sâu rộng chỉ ở miền Bắc, quan sát tính tình, sinh hoạt của tối đa là vài trăm người dân xong, Thu Tứ lập tức dõng dạc kết luận:

“Đâu là cái ảnh hưởng cực xấu của chủ nghĩa Cộng sản đối với văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam!...”

Dựa vào sự quan sát một vùng đất, một nhóm người, để đưa ra kết luận về toàn thể gần một trăm triệu dân, một đất nước trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu... cháu có thấy mình quá vội vàng không?

Sự vội vàng ấy, chính cháu đã lên án gay gắt ở một đoạn khác. Cháu chỉ trích tất cả những người chống Cộng là dựa vào một số hiện tượng tiêu cực để chê Cộng Sản xấu, ngụ ý họ bất công, xuyên tạc vì thiên kiến, nhìn cục bộ suy ra đại thể. (Cháu cũng lớn tiếng dậy dỗ thân phụ: “thiết tưởng một người lên tiếng về đại cục như nhà văn Võ Phiến có trách nhiệm phải nhìn cho thật rộng, nhìn khắp cả nước...”. Quên rồi sao!)

Thế những đứa không nhìn khắp cả nước, chỉ dựa vào vài ba chuyện tích cực ở mấy địa phương nhỏ để hít hà, tâng bốc rằng chủ nghĩa Cộng sản trên toàn quốc hay lắm, đẹp lắm thì sao?

Câu này mới ngộ nghĩnh:
“Bấy giờ miền Bắc cũng như cả nước, đang có một số hiện tượng xã hội tiêu cực do kinh tế trì trệ kéo dài, vật chất rất thiếu thốn, nhưng nhìn chung người tuy nghèo mà văn hóa tinh thần rất đáng hãnh diện.”

Ấy, chỗ này phải từ từ, không nói liến thoắng để lấp liếm được. Cho chú ngắt lời cháu, nêu tí thắc mắc: Đứa nào làm cho kinh tế trì trệ kéo dài, vật chất rất thiếu thốn? Lúc đó là 1991, 16 năm sau “thống nhất đất nước” rồi, tàn dư Mỹ Ngụy không thể sống dai đến thế.

Lãnh đạo bất tài, làm kinh tế trì trệ, chủ nghĩa Cộng Sản tạo ảnh hưởng vào bát cơm, manh áo, cuộc sống của người dân, làm nẩy sinh thứ văn minh, văn hóa mánh mung, vật lộn, tranh sống khốc liệt, hiện ra lù lù trên nét mặt lo âu, trong sinh hoạt ngược xuôi, tất tả hàng ngày của những con người Việt Nam đói khổ, cùng quẫn... Thế là “cực xấu” hay chỉ hơi hơi xấu thôi?
Lại còn: “nghèo mà văn hóa tinh thần rất đáng hãnh diện”.

Những món văn hóa tinh thần (?) nào mà hay ho thế? Sao không kể ra cho độc giả nhờ. Một câu văn với những từ ngữ hoa hòe hoa sói nhưng mơ hồ không thực chất, không cơ sở, làm bà con nghĩ bể đầu chả hiểu tác giả định ngợi ca, tâng bốc cái gì! Lần sau, nên theo cách nói giản dị của tiền nhân, thí dụ như: “nghèo đói mà sạch sẽ, rách rưới mà thơm tho.” Đã có chữ là có nghĩa, ai cũng hiểu liền. Khỏi bị ngờ là bí quá, không biết khen cái gì cụ thể, đành “văn hóa tinh thần” một phát, cho nó kêu boong boong. Nó rỗng tuếch mặc xác nó!

Viết một đoạn văn ca tụng tài cai trị dân của Đảng loe ngoe có mấy dòng mà chỗ thì vô tình tố cáo Đảng bất tài,bất lực, chỗ thì ấp úng như âm thanh không thoát ra được từ cái miệng đầy bột của một con chó vừa ăn vụng. Thê thảm!

Đừng buồn, lỗi không phải ở cháu. Cháu rất thông minh, nghệ thuật nâng bi cũng khá rồi đấy, nhưng thất bại vì lỗi ở... mấy hòn bi.

Chúng nó nặng quá, khó nâng quá!

Nâng bi Cộng sản bây giờ là một công tác cực kỳ khó khăn, gian khổ, một loại mission impossible. Đội ngũ bồi bút của Đảng, tài nghệ siêu quần bạt chúng, kinh nghiệm đầy mình, cả đời nỗ lực nâng đến nỗi lưng còng xuống, rồi gẫy gập, khiến việc di chuyển khó khăn, phải dùng thêm cả hai tay... mà giờ này cũng ê càng hết rồi. Cháu đừng dại dột tranh nghề của họ.

“Người Việt Nam ngoài Bắc ... bình thản” Lại mơ hồ, bình thản theo kiểu gì, trong hoàn cảnh nào? Bình tĩnh trước nghịch cảnh? Thản nhiên trước những đau thương của đồng loại? Hay chỉ là bình thản khi gặp một Việt Kiều?

Nếu cái “bình thản” thứ ba đúng thì chú đồng ý hoàn toàn. Năm 1991 phong trào du lịch Việt Nam chưa rầm rộ, đồng bào chưa biết vồn vã, tưng bừng chào mừng du khách. Bây giờ khác rồi, nhiều đồng bào ta gặp du khách mừng như bắt được đô la.

Muốn tìm lại những nét mặt bình thản thân thương thủa nào, cháu chỉ có cách tiếp tục làm Tây Ba lô vừa nghèo, vừa kẹo. Bớt tưng bừng tíu tít ngay, bình thản ra rít, có khi còn tiu nghỉu nữa.

“vừa giữ được phần lớn nền nếp cũ, lại vừa có thêm cái phong cách “cách mạng”.

Câu khen người Bắc này khiến chú cảm động, và hãnh diện, vì mình dân Bắc kỳ. Mặc dầu là Bắc kỳ Chín nút (54= 5 + 4 = Chín nút – theo cách nói hiện nay của đồng bào miền Nam), nghe ai khen Bắc kỳ Hai nút (75= 7 + 5 = Hai nút ) cũng phổng mũi. Nhất là được khen có “phong cách Cách mạng”, vừa đẹp vừa hùng.

Đó là nhóm từ ngữ cao quý dành cho những con người bất khuất, sẵn sàng vùng lên chống lại cường quyền, dẹp bất công xã hội, thay đổi thế giới, làm nó đẹp hơn. Dân Bắc kỳ không di cư, ai cũng có cái phong cách, cái tinh thần cao quý ấy, Thu Tứ đã nức nở khen như thế.

Vừa cảm động vừa hãnh diện, chú nghĩ tới những bà mẹ liệt sĩ, những người xứng đáng nhất với lời ca ngợi của cháu.

Các bà mẹ Gio Linh, mang nặng đẻ đau sinh ra những chiến sĩ can trường, tất nhiên trong tim đã luân lưu dòng máu anh hùng, những mầm “phong cách cách mạng.” Khi con thành liệt sĩ, để lại cho mẹ lũ cháu mồ côi, tất nhiên mẹ lại tất tả ngược xuôi bán buôn nuôi lũ cháu, đã cách mạng lại còn rất kiên cường.

Các bà thường có những gánh quà rong, thơm ngào ngạt những món quốc hồn quốc túy. Những món quà do mẹ nấu đã từng đi vào văn học sử. Đám du khách nặng lòng với quê hương như cháu đã từng viết hàng trăm, hàng ngàn bài tùy bút ngợi ca từng cọng rau, sợi bún, miếng cá, con cua v.v...

Thế mà cái vỉa hè thơm lừng, tràn ngập hương vị quê hương, thắm đượm tình tự dân tộc ấy thỉnh thoảng, trong chớp mắt, bị náo loạn, teng beng vì bóng của một chú Công an.

Tin lời ngợi ca của cháu, độc giả sẽ hình dung một cảnh tượng hào hùng: bà mẹ liệt sĩ, đúng phong cách cách mạng truyền thống, hiên ngang đứng lên, giơ cao đòn gánh, sẵn sàng nghênh chiến, đánh đuổi thằng phá thối. Và khách hàng của mẹ, cũng phong cách Cách mạng cùng mình, chắc chắn có người lập tức xăn tay áo trợ chiến, bênh vực mẹ chống kẻ ác!

Nhưng “ôi chỉ là giấc mơ thôi”, giống hệt những người nghèo khổ bán quà rong, bà mẹ liệt sĩ cũng đành vắt giò lên cổ chạy tóe khói. Nhiều khi cuống quýt gánh gồng xiêu đổ, bát đĩa rơi vỡ, guốc dép và phong cách cách mạng văng hết ra đường, mỗi cái mỗi nơi! Tội nghiệp vô cùng!

Quen thói đùa cợt, mô tả thảm cảnh của các bà mẹ liệt sĩ bằng văn chương chữ nghĩa thiếu nghiêm trang, khiến có độc giả tuy ứa lệ mà vẫn phì cười, chú thấy mình thật cũng không phải.

Nhưng so với những đứa vừa phát bằng khen cho mẹ, vừa sai công an tịch thu cơ nghiệp, nguồn sống của cả bà lẫn cháu, hay những đứa về thăm quê hương, có mắt như mù, trút lên đầu mẹ những danh từ hào nhoáng, đao to búa lớn, xát muối vào vết thương trong tim mẹ, làm mẹ thêm đau đớn, nhục nhã, tủi thân... thì tội của chú chẳng có kí lô nào.'

Độc ác, tàn nhẫn do cố tình, hay vì ngu dốt, ngớ ngẩn, tội ấy mới to. Kết quả như nhau, cùng dẫn tới những hành vi bất nhân, bất nghĩa.

Với đồng bào, với đồng loại.

Kiều Phong

khieman
10-07-2014, 04:22 AM
.


Văn chương Võ Phiến
với Góc Nhìn nghịch tử
Đỗ Xuân Tê



(http://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2014/10/vo_phien-khanh_truong.jpg?w=218&h=300)http://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2014/10/vo_phien-khanh_truong.jpg?w=218&h=300 (http://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2014/10/vo_phien-khanh_truong.jpg?w=218&h=300)



Nhà văn Võ Phiến qua nét vẽ Khánh Trường


Sáu mươi năm sau người ta lại nhắc đến cái hồn ma của chính sách Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc, một vết nhơ không rửa nổi của nhà cầm quyền cộng sản trở thành vết hằn trong tâm trí tuổi thơ của chúng tôi. Cái đáng nhớ là cái vô văn hóa, phản đạo đức, nghịch tuyền thống qua cảnh con tố cha vợ tố chồng, mà tác giả của chính sách này lại là một đồng hương quê tôi, có tên Trường Chinh, người đất Hành Thiện nổi tiếng vì sản sinh nhiều khoa bảng kiệt xuất qua nhiều thời kỳ từ tây sang ta, mà chính ông cũng là một lý luận gia xuất sắc.

Tôi nhớ có mấy câu đồng dao được phổ biến chui khắp vùng châu thổ mạn hạ lưu sông Hồng,

Hành Thiện có bác Trường Chinh
Dạy con dạy cháu đồng tình tố cha

Về sau hai chữ tố cha như vận vào người ông trở thành ‘đồng chí Tố Cha’ (như những người cựu tù cải tạo hay gọi) và để tránh cho cái tên quê ông khỏi bị người đời căm ghét Đảng ủy Nam Hà phải đổi lại thành xã Xuân Hồng như tên gọi ngày nay.

Có điều lạ là qua mấy người quê tôi kể lại, ông dạy người ta tố cha tố mẹ, nhưng những người con trai của ông sau này lại không trở thành nghịch tử, mà rất có hiếu với cha. Chính tôi cũng có lần đọc một bài báo khi gợi lại ký ức với cha mình, người con trưởng cũng là một trí thức cộng sản đã hết lời khen ngợi tình của ông đối với gia đình và các con.

Nhắc lại mấy giai thoại này để mào đầu cho một câu chuyện mới đây về một trường hợp cũng hao hao cảnh tố cha nhưng lại xảy ra trong văn học, lạ là chẳng phải xảy ra ở miền Bắc hay ở một cá nhân được nuôi dậy dưới chế độ XHCN. Mà trớ trêu lại là một ông trí thức hải ngoại có ông bố một thời là viên chức chế độ cũ nuôi cho ăn học, gửi đi du học, ở lại nước ngoài sau quay lại…tố cha vì cho cha mình đã có sai lầm trong vấn đề lập trường quan điểm khi chủ trương chống Cộng và dùng văn chương để chuyển tải tư tưởng này, khiến ông con phải ‘bất đắc dĩ’ lên tiếng cảnh báo và cảnh giác dư luận trong nước đừng bị nhiễm độc khi đọc những tác phẩm gốc của cha ông, một cây bút hàng đầu của miền Nam bút danh Võ Phiến.

Ông đã viết và cho đăng tải ‘Trường hợp Võ Phiến’ trên trang web của ông và tệ hơn còn cho phát tán trên dìễn đàn văn học của nhà nước, cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc làm này gây nhiều ngạc nhiên, bức bối vừa trong nước lẫn hải ngoại, vì ngoài chuyện tố cha, Thu Tứ tức nghịch tử của nhà văn Võ Phiến lại ‘lôi’ cả cái tổ chức văn đoàn Độc lập, một tập hợp của những người chủ trương ‘vì một nền văn học đích thực’ tuy không chỉ đích danh nhưng lại ám chỉ theo kiểu ‘văn hóa chỉ điểm’ áp đặt cho nhóm người này có dụng ý muốn phát tán các tác phẩm của Võ Phiến như một lối quảng bá cho quan điểm chống Cộng thể hiện trong văn chương của cha mình.

Tôi đã được đoc một ít bài vừa có tính phản biện vừa tỏ sự bất bình của mấy cây viết uy tín trên diễn đàn văn học hải ngoại, cụ thể như Lê Tất Điều, Phùng Nguyễn, Bắc Phong, T. Vấn…, những người ít nhiều vừa thân, vừa hiểu, vừa đánh giá cao công trình nghệ thuật của Võ Phiến từ nhiều thập niên trước và sau 75.

Riêng tôi trong tư cách một độc giả luôn đọc văn Võ Phiến và coi ông như cây viết bậc thầy về Tùy bút, môt thể lọại tôi đọc và học hỏi từ ông. Nay xin có vài cảm nghĩ nhân có ‘trường hợp nghịch tử’ một hiện tượng hiếm thấy trong sinh hoạt văn học, hay muốn nói là chưa có tiền lệ nào tương tự trong sinh hoạt văn nghệ của cả hai miền từ bắc vào nam.

Thú thật bút danh Thu Tứ hoàn toàn lạ lẫm với tôi và từ nay nếu tên ông có được nhiều người biết đến thì chính nhờ cái bài ‘Trường hợp Võ Phiến’ viết về cha ông mà do tò mò tôi đã tìm đọc ngay trên Góc Nhìn, tên gọi website của cá nhân ông.

Phần bình phẩm nội dung ‘Trường hợp Võ Phiến’ xin dành cho các nhà phê bình và độc giả quan tâm trong ngoài nước, chuyện này chắc còn gây nhiều tranh cãi và phản hồi thích ứng. Ở đây khi bàn về ‘Góc Nhìn nghịch tử’ ta thấy người con của Võ Phiến đã có một việc làm hết sức tùy tiện là tự cắt xén những gì mà người cha đã viết từ bản gốc, nhưng không hợp với quan điểm và góc nhìn của người con cụ thể về khía cạnh chính trị khi Thu Tứ cho cha ông là người có tư tưởng chống Cộng. Ít nhất có hai tác phẩm Thu Tứ lấy tư cách là người biên tập (?) đã tự ý ‘chặt đẹp’ những ý tưởng của cha mà không có sự đồng ý của tác giả, dù tác giả vẫn còn tại thế. Hành động này trong văn học được kể là một loại đao phủ chữ nghĩa không thể chấp nhận trong môi trường sáng tác và thói quen biên tập ở những nơi chối bỏ chế độ toàn trị.

Cũng may là nhờ bài viết của Thu Tứ, những người có trách nhiệm bảo toàn và lưu giữ các tác phẩm gốc của Võ Phiến sẽ không để hiện tượng này tái diễn và càng không để ông con nghịch tử dùng Góc nhìn méo mó và dùng cái chiêu bài ‘sợ văn chương Võ Phiến sẽ làm mất đoàn kết và có hại cho nước (!)’ để rồi lấy quyền thừa kế máu huyết tự tung tự tác phát hành phổ biến các sản phẩm thui chột, què quặt xa rời bản gốc cho những độc giả yêu văn học và các tác giả của miền Nam trước 75 (trong đó Võ Phiến nằm trong những cây viết hàng đầu), nhưng không đủ phương tiện tiếp cận trên các mạng truyền thông đại chúng.

Cũng cần ghi nhận qua văn phong và từ vựng xử dụng trong bài viết, độc giả sẽ nhận ra ông con không thừa kế được cái sắc sảo tinh tế trong văn chương của cha, nên khả năng biên tập nặng về cắt, dán sẽ trở thành những quái thai văn học làm ô nhiễm sự nghiệp của Võ Phiến.

Còn về lập trường chống Cộng thì nhờ Thu Tứ tôi mới biết cha ông có định kiến này. Tất nhiên điều này là Thu Tứ nói chứ không phải cha ông phát biểu hoặc để lại bút tích. Sự thực từ lâu chúng tôi yêu văn chương Võ Phiến đơn thuần chỉ vì ông là cây viết có tài, dù có thời ông làm ở bộ Thông tin, với ngạch công chức hàng Chánh sở, nhưng không ai nhờ ông đảm trách việc chống Cộng, ông viết là viết cho ông, cho độc giả yêu ông, cũng có thể thêm phần thu nhập từ nhuận bút (góp tiền cho con du học), nhưng dứt khoát khía cạnh văn chương vẫn là chủ thể xuyên suốt trong sáng tác và đam mê của nhà văn.

Có một thực tế là chẳng phải chỉ có nhà văn nhà thơ mà những ai sống ở miền Nam ngày ấy trừ những người ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản còn nói chung thì ít nhiều cũng có tinh thần chống Cộng, một nhu cầu và cũng là một thói quen, tùy mức độ, nhưng bảo Võ Phiến dùng văn chương để làm chuyện này thì hoàn toàn thiếu cơ sở, mà giả dụ nếu có thì sự nghiệp văn chương của ông chỉ hạn chế mang tính cách giai đoạn, chứ không thể vượt xa và tồn tại như một cây bút đáng nể trong văn đàn miền Nam hậu bán thế kỷ 20. Rất tiếc cho trường hợp Thu Tứ là những độc giả như chúng tôi còn hiểu được cha ông về điểm này thì con ông – một người tự hào “hiểu cha mình hơn bất cứ ai”- lại săm soi đi tố khổ cha về một giả định mà chính người trong cuộc chưa một lần biểu lộ công khai.

Cũng bàn về ‘Góc nhìn nghịch tử’, có một giai thoại ông con nhớ lại là qua vài lần tâm sự riêng tư, lần đầu khoảng cuối thập niên 1990 (thời điểm mười năm chủ nghĩa cộng sản đi vào bóng tối), lần sau khoảng 2004, 2005 gì đó (thời điểm mười năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ) Thu Tứ có nghe cha trầm trồ,

(1) Ông trầm trồ về những người cộng sản đã đánh bại hai giặc thật lớn.

(2) Cũng trong lúc trò chuyện lan man, ông bỗng thốt lên rằng may quá vào đúng lúc cần thì dân tộc có một người lãnh đạo hết sức giỏi là Hồ Chí Minh.

Không hiểu độc giả nghĩ thế nào, (bỏ qua một bên cái ngôn ngữ không phải của Võ Phiến, một người rất cẩn trọng trong ăn nói trong lối viết), riêng tôi thì tỏ lòng ngờ vực những trầm trồ ca ngợi được ‘thốt’ lên khó phát ra từ miệng một người cả đời ăn cơm quốc gia, rồi vượt ra hải ngoại thoát thân sau ngày mất nước, chưa kể Võ Phiến là một nhà văn với lập trường rõ rệt như đa số dân miền Nam là không ưa cộng sản phải tìm đường di tản rồi vào làm công bộc cho một Sở xã hội của một quận hạt thuộc lãnh thổ của một trong hai ‘giặc thật lớn’ vùng Bắc Mỹ.

Còn nhiều điều phải bàn về Góc nhìn của Thu Tứ, nhưng sẽ đi vào độc thoại khi người trong cuộc của trường hợp Võ Phiến không có cơ hội lên tiếng, nên bài viết xin khép lại và đường ta ta cứ đi bằng cách phát tán trung thực những tác phẩm gốc của Võ Phiến, để độc giả bốn phương thưởng thức trọn vẹn một dòng văn học nhân bản và nếu chống là chống cái Ác.

Đỗ Xuân Tê
Tháng 10/2014
Nguồn: Tác giả gửi

khieman
10-12-2014, 04:19 PM
.


NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI
“TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” CỦA THU TỨ
Kiều Phong
(3)


Đi tìm hiểu về sự hà khắc của một chế độ mà không bén mảng tới những cơ quan, bộ phận của guồng máy đang đè đầu, bóp cổ dân, không “tham quan” nơi dân bị nhà nước cưỡng chiếm đất đai, nhà cửa ruộng vườn... mà lại cứ đạp xe vòng vòng nơi chợ búa, đè lũ dân đen ra nghiên cứu, xét nghiệm... cuộc điều tra của cháu khôi hài!

Hãy tưởng tượng: một ông thanh tra của Liên Hiệp Quốc được phái đi điều tra tình trạng hành hạ tù nhân trong trại cải tạo, và ông ta “tác nghiệp” giống hệt Thu Tứ.

Ông ta không thăm viếng phòng “làm việc” vào giờ cao điểm của đấm đá, không tham quan hầm biệt giam để thấy những thân người dở sống dở chết, ngay cả nơi tù nhân lao động nhọc nhằn, với cái bụng lép kẹp, cũng bỏ qua luôn...

Rồi ngài thanh tra kết luận:

“Tù nhân khi buồn, khi vui, thậm chí có lúc còn cười toe toét. Ở tù lâu cũng quen, nghe cán bộ quản giáo bốc phét hay chửi mắng, sỉ nhục, nét mặt vẫn bình thản. Vì nghĩ cùng chung thân phận tù, sĩ quan Ngụy quên hết cấp bậc, đối xử với nhau bình đẳng, cũng rất hay v.v... Không thấy bằng cớ tù nhân bị hành hạ”!

Không điều tra tội ác đã hoặc đang xảy ra, không tìm hiểu tính tình, tác phong, hành động, thói quen độc ác của cai tù mà nhất định chỉ nghiên cứu tính tình, tâm trạng tù nhân... nếu ngừng lại ở đó, cuộc điều tra hài hước, tiếu lâm này chỉ phản ảnh sự thiếu khả năng, kém thông minh của viên thanh tra.

Nhưng nếu anh ta thêm vào bản báo cáo một câu đại khái thế này: “Tù nhân đã thấm nhuần chủ nghĩa Cộng Sản, đã một lòng trung với Đảng, hiếu với Bác Hồ...” thì anh ta bịa chuyện để nói tốt cho bọn cai tù, nêu cao một thành tích “cải tạo thành công” chúng không hề có.

Anh thanh tra, ngoài bất tài, bất lực, thêm tội bất lương.

Bản tường trình của cháu cũng có sự thêm thắt không lương thiện kiểu ấy: cái món “phong cách cách mạng.”

Món ấy, nếu có, ít nhất cũng thể hiện trong hai tập thể: chiến sĩ và mẹ chiến sĩ, những người gián tiếp hoặc trực tiếp đóng góp máu xương cho cuộc chiến.

Ở mẹ liệt sĩ – hay kém vinh quang một tí nhưng may mắn hơn: mẹ chiến sĩ – tinh thần, phong cách cách mạng e rằng đã biến mất từ lâu.

Các ông bố giữ tinh thần cách mạng bền hơn, cao hơn, tương đối ít khó khăn, nhờ bản chất cứng rắn, hoàn cảnh sống thường khác xa các bà mẹ. Bản thân nhiều ông cũng đang giang hồ, phiêu bạt, có dịp về thăm nhà, nhiều khi thấy con mà tưởng trẻ hàng xóm. Tình đồng đội, đồng chí nặng hơn tình gia đình…

Các bà khác hẳn. Đứa con từ lúc lọt lòng cho đến tuổi bị gọi đi làm “nghĩa vụ” thường quanh quẩn bên bà. Mất nó, đau hơn mất một phần thân thể. Cũng có bà nghe tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, thấy cái vẫy tay ưu ái của bác Hồ nhắm vào con mình thì hãnh diện, cảm động, mà quên đau. Nhưng như thuốc tê, chỉ hiệu nghiệm một thời gian ngắn. Muốn hết đau lâu dài, phải có ý chí sắt đá của những bậc anh hùng hào kiệt, đủ sức tự hủy diệt một phần nhân tính của mình.

Thế nên, thuốc tê người ta bơm vào tâm trí các bà mẹ tiêu tan nhanh lắm.

Thủa xa xưa lúc khởi đầu cuộc chiến, Bác Đảng còn tổ chức lễ tiễn đưa chiến sĩ lên đường khá xôm tụ. Lớn thì kèn trống ỏm tỏi, nghi lễ hoành tráng, nhỏ thì cũng có nhi đồng quàng khăn đỏ ca múa, có những thanh nữ nhìn các anh thiết tha ngưỡng mộ, ngầm hứa hẹn sẽ chờ ngày các anh chiến thắng trở về.

Và trong “lễ hội” kiểu này, dù lớn hay nhỏ, đều có lời phủ dụ của Bác và diễn văn “động viên” hùng tráng, nẩy lửa của các quan chức. Vừa bơm thật nhiều “tiết vịt” vào con, vừa tống thêm thuốc tê cho mẹ.

Nhưng ngay cả trong giờ phút vinh quang “đỉnh điểm” ấy, đại đa số các bà mẹ vẫn đứt ruột, nát gan, chịu đựng niềm đau không thuốc nào làm dịu được. Và trong lúc lũ con hồ hởi, phấn khởi, tinh thần cách mạng, yêu nước cao vút, nhai ngấu nghiến đống bánh vẽ Bác Đảng ban cho, thì các bà mẹ cũng âm thầm nuốt những giọt lệ. Phải kín đáo, giả bộ tươi tỉnh để sau cái họa mất con, khỏi lãnh thêm búa rìu kiểm thảo của làng xóm, khóm phường.

Nhưng những buổi lễ long trọng đầy tiết vịt và thuốc tê biến lâu rồi, đã thành cổ tích rồi. Lò lửa chiến tranh lan rộng, cần cung cấp nhiên liệu nhiều và nhanh. Ném bao nhiêu nhân mạng vào cũng không đủ.

Đảng và nhà nước quá bận rộn, lễ tiễn đưa long trọng không còn mà lời “động viên” của Bác Đảng cũng hết văn hoa, bay bướm. Không có quan chức nào đến gặp mẹ con các chuẩn chiến sĩ để đọc diễn văn. Trọng trách động viên giao hết cho Công an phường.

Nhiều khi Công an phường lười biếng, sai anh dân phòng đi thay. Phẩm chất cuộc động viên cũng không suy giảm mấy. Bởi vì bài diễn văn tiễn đưa chiến sĩ chỉ ngắn ngủn, cộc lốc thế này:

“Chị kia! Thằng con chị mà trốn nghĩa vụ là cả nhà chị mất hộ khẩu. Đói nhăn răng ra cả lũ.”

Dòng lệ thương con, thương thân của các bà mẹ miền Bắc chảy dài suốt thời binh lửa, hòa bình đến, nếu chẳng may lên chức mẹ liệt sĩ, sẽ tiếp tục chảy hoài tới phút lâm chung. Lời phủ dụ đường mật, ngọt ngào của Bác, những khẩu hiệu cách mạng, yêu nước hùng hồn, tinh thần này, phong cách nọ... Đảng tống vào tai bà chỉ như những cọng rơm, cọng rác rơi trên dòng nước lũ, vừa chạm mặt nước là trôi tuột đi biền biệt, mất tăm.

Khó thấy phong cách cách mạng ở các bà mẹ, ta tìm cái phong cách quý hóa ấy nơi các cựu chiến sĩ xem sao.

Chuyện này dễ ợt. Sẵn xe đạp, cháu đạp ra đầu đường là thấy ngay một vị cựu Đại Tá, chủ nhân một cơ sở thương mại chuyên ngành công nghệ vá xe. Nếu khó tính, muốn gặp một cựu chiến sĩ chủ nhân một cơ xưởng sản xuất hoành tráng hơn thì quá bộ tới cuối đường, vừa truy tầm “phong cách cách mạng” vừa thưởng thức món chè đậu đen của ông Trung Tá.

Bảo rằng hồi xưa, trong chiến tranh, Đại Tá tác phong cách mạng cùng mình thì đúng rồi, nhưng giờ ngồi vá lốp xe độ nhật ở đầu đường, chỉ cần kiên cường bào mỏng cao su và bôi keo, rồi dán rồi ép, thì cần gì tới cái món oai phong lẫm liệt ấy.

Nếu cháu nói: Đại Tá thường rất “phấn khởi” thì bà con chịu liền. Đang ế khách, ngồi vêu ra mà thấy một đứa mồ hôi mồ kê nhễ nhại, thất thểu dắt cái xe xì lốp đến nộp mạng, thì phấn khởi quá đi chớ. Một ngày cần phấn khởi năm bảy phát như thế thì mới đỡ đói.

Không phải Đại Tá nào cũng hành nghề vá xe đẹp và thơ mộng như trong ca dao. Không phải mẹ liệt sĩ, chiến sĩ nào cũng buôn thúng bán mẹt, hay xui xẻo “tác nghiệp” trên những đường phố đang được giải tỏa, làm sạch, nên thường bị đuổi chạy có cờ. Nhưng trong tình trạng cả nước “kinh tế trì trệ kéo dài, vật chất rất thiếu thốn” thì đại đa số cựu chiến binh cũng phải sinh nhai bằng những nghề phẩm chất ngang tầm nghề của Đại Tá. Thiếu tá bán kem, Đại úy thổi kèn đám ma, Thượng úy buôn gà, Trung úy về nhà bám đít con trâu v.v...

Những bà mẹ liệt sĩ tất tả ngược xuôi trên đường phố hay dầm mưa dãi nắng trên ruộng đồng... mức nhọc nhằn gian khổ chẳng khác gì nhau.

Trong tình cảnh ấy mà có đứa xuất hiện giữa chợ, đánh trống thổi kèn om xòm ca tụng họ giầu “phong cách cách mạng” thì họ tưởng thằng ấy đang mỉa mai, xỏ xiên mình. Ông Đại Tá vá xe có thể nổi đóa.

Vậy ta nên dẹp bỏ cuộc điều tra chiến sĩ và mẹ chiến sĩ, vừa vô duyên, vừa nguy hiểm. Ta nhắm vào một mục tiêu lớn hơn: toàn dân.

Ta chọn một ngày đẹp trời, toàn dân Việt từ Bắc chí Nam đều no ấm, nhất là no. Người nào ra đường cũng đầy một bụng bo bo, no lâu ghê lắm.

Rồi cháu mở cuộc điều tra sâu rộng xem có thấy ai lộ ra “phong cách cách mạng” thì chỉ cho chú, ta chụp hình, quay video làm bằng cớ cho những người chống Cộng trắng mắt ra.

Chú thì bi quan, không tin cái món quý hóa đó còn tồn tại nơi những người dân khốn khổ. Nó cũng biến mất trong giới lãnh đạo. Nhìn đám quan chức Việt Nam bây giờ thấy nhan nhản những phong cách tư bản đỏ, phong cách cửa quyền, đại gia, phong cách tôn thờ thủ tục “đầu tiên”!

Vậy ta hãy tìm một loại phong cách khác, thực sự do chủ nghĩa Cộng Sản đem đến cho dân tộc, cái phong cách đặc biệt khác hẳn phong cách của người Việt Nam xưa nay: đó là phong cách của những người thấm nhuần chủ nghĩa Cộng Sản. Nói gọn là “phong cách Cộng Sản”. Món này rất dễ kiếm.

Chắc cháu nhớ nhà văn Vũ Hạnh.

Sống giữa thủ đô Việt Nam Cộng Hòa, ông Vũ thân Cộng ra mặt, ông công khai biểu lộ lập trường yêu kính Bác, ủng hộ Đảng trong lời nói, trong văn chương. Ông viết truyện cổ tích, truyền kỳ dùng rất nhiều ẩn dụ trong truyện ngắn, truyện dài để tôn vinh chủ nghĩa xã hội, con người Cộng sản. Những viên chức kiểm duyệt ngu gì mà không biết, nhưng họ không làm phiền ông. Sáng tác Vũ Hạnh được đăng báo, in thành sách lu bù.

Còn các văn hữu? Họ chỉ thấy ông là một nhà văn. Võ Phiến, Vũ Hạnh là hai người có lập trường trái ngược, như nước với lửa. Nhưng gặp nhau ở tòa soạn tạp chí Bách Khoa, hai ông vẫn chuyện trò thân mật vui vẻ.

Hãy tưởng tượng có một Vũ Hạnh ở miền Bắc, giữ lập trường “thân Quốc gia”. Số phận ông ta sẽ ra sao? Đời ông sẽ khốn khổ khốn nạn hơn những người trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. “Nhân Văn” chỉ mới phạm tội chê Bác Đảng, muốn xin tí ti tự do. Họ không ca tụng, hợp tác với kẻ thù, như Vũ Hạnh.

Sẽ có hàng hàng lớp lớp những Thu Tứ xông lên, lôi văn chương ông ra phân tích để buộc tội “làm hại nước”, nói nôm na là “phản quốc”. Bạn văn của ông sẽ đua nhau đấu tố ông. Những bạn thân nhất, dù thương ông cách mấy, cũng sẽ cắt đứt “liên hệ” để khỏi bị vạ lây.

Nhưng Vũ Hạnh không ở miền Bắc, dưới chế độ ông mơ tưởng, mà đang tạm gồng mình sống trong cái chế độ mà ông chê bai, thù ghét nên gia đình ông được an toàn, và bản thân ông được hưởng sự nể trọng xã hội dành cho những nhà văn, nhà thơ.

Cho đến khi Vũ Hạnh thừa thắng xông lên, nhảy vọt từ văn chương sang hành động, ông mới bị bắt. (Sau này, theo chính những bài báo kể công trạng của “chiến sĩ hoạt động trong vùng địch” thì ông chỉ huy một cái “thành đoàn” gì đó có liên quan đến những vụ khủng bố, ám sát – không nghe ông cải chính.)

Đến nước ấy thì các nhà văn, nhà thơ miền Nam đã nhìn rõ chân dung một người – nói theo kiểu Thu Tứ – “làm hại nước” và nên mặc cho cơ quan công lực đối phó với tên phản nghịch.

Nhưng không, văn giới miền Nam, vì không có tí tẹo phong cách Cộng sản nào, cứ xúm xít bênh Vũ Hạnh. Linh mục Thanh Lãng, chủ tịch Trung Tâm văn bút, dẫn đầu một phái đoàn vào tận dinh Độc Lập nói chuyện với Tổng Thống. Và thế là kẻ không những chỉ viết mà còn hành động “làm hại nước” được ra về thư thới hân hoan để tiếp tục nằm vùng, “hoạt động nội thành”.

Sau 75, như tất cả những người miền Nam có công phục vụ Bác Đảng, Vũ Hạnh cũng được hưởng ân huệ, được ban cho tí quyền hành để vênh váo, bắt nạt văn giới, mạt sát những đứa xưa kia đã khờ khạo cứu ông... nghĩa là thể hiện phong cách Cộng Sản một cách bình thường thôi.

Phải gần bốn thập niên sau, cái phong cách quý hóa ấy mới bùng nở rực rỡ, to tướng, vượt lên cao vút, ngang tầm những đỉnh cao trí tuệ loài người khác của đất nước Việt Nam hôm nay. Dù muộn, loài hoa “phong cách” có cơ hội vẫn nở được. Thời cơ vừa đến, cụ Vũ Hạnh chớp liền.

Số là mới đây, một nhà xuất bản trong nước được cho phép tái bản sách của các nhà văn của miền Nam xưa, trong số có một cuốn của Dương Nghiễm Mậu.

Sách của văn hữu DNM vừa trình làng, cụ Vũ Hạnh viết bài đánh liền, đại khái thì cũng là nội dung sách phản động, thiếu phẩm chất cách mạng, có hại cho tinh thần độc giả trẻ v.v... giống hệt những bài bọn bồi bút của Đảng sỉ vả văn chương văn hóa miền Nam cách đây gần nửa thế kỷ.

“Chỉ điểm” “mách bu” để mong Đảng ra tay triệt hạ sự nghiệp văn chương của một văn hữu đã từng ký tên vào kiến nghị cứu mình thoát cảnh tù tội, phong cách Cộng Sản của cụ Vũ to quá. Chắc chắn to hơn những nhà văn nhà thơ miền Bắc thời đấu tố Nhân Văn Giai Phẩm. Mấy vị này phải sỉ vả, chửi bới các văn hữu nạn nhân vì con dao đao phủ của Bác Đảng kề vào cổ họ, dọa chặt đứt luôn nguồn sống của gia đình họ. Còn Vũ Hạnh không bị ai đe dọa, xúi dục. Cụ tự nguyện làm việc ấy để tỏ lòng trung thành với Đảng chơi vậy thôi.

Phong cách Cộng Sản của Vũ Hạnh, như bông hoa nở muộn lúc cuối đời, như thế là to lắm, nhưng không to nhất.

Muốn thấy cái nhất, cháu chỉ việc đứng trước gương, chiêm ngưỡng phong cách Cộng sản của chàng Thu Tứ.

Thoạt nhìn, tưởng phong cách hai người to đẹp bằng nhau. Cũng lôi văn hữu ra đấu tố, cũng muốn chôn văn nghiệp của kẻ dám xúc phạm Bác Đảng. Một già một trẻ, mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Rất xứng đôi vừa lứa. Lại tiếc cháu sinh lầm nhà, bị mang tiếng bất hiếu. Nếu thuộc dòng dõi cụ Vũ Hạnh mà viết bài mạt sát Võ Phiến hay ho, uyên bác thế này thì hai bố con đã được đời trầm trồ khen ngợi: “Cha nào con nấy”.

Lại được khen thêm: “Hậu sinh khả úy” vì phong cách Cộng sản của Thu Tứ vượt xa Vũ Hạnh. Cụ Vũ, nếu lời nói còn được Đảng coi trọng, thì nhà văn Dương Nghiễm Mậu từ nay mất toi cơ hội kiếm tí tiền còm nhờ sách tái bản. Thu Tứ “đánh” nhà văn Võ Phiến ác hơn, hiểm độc hơn. Cậu nghiên cứu “tội lỗi” của cha hàng mấy năm trời, từ tội lỗi trong văn chương đến tinh thần phản động trong lời nói riêng tư giữa cha con, Thu Tứ thành khẩn khai báo tuốt luốt.

Sợ Công an không tin, cậu còn luôn luôn nhấn mạnh:

“Tôi ở cùng nhà với VP, tôi hiểu (tội phản động của) Võ Phiến hơn ai hết”.

Thu Tứ kết tội thẳng thừng: văn chương Võ Phiến làm hại tình đoàn kết dân tộc (tội đại hình, vi phạm điều 87 luật hình sự), đả kích, nói xấu Cách Mạng, “làm hại nước” nghĩa là “chống nhà nước” (tội đại hình, vi phạm điều 88).

Cụ Võ mà kẹt ở Việt Nam như Dương Nghiễm Mậu thì phen này ngồi tù mút mùa.

Việt Cộng già Vũ Hạnh thua xa Việt Cộng trẻ Thu Tứ. Sự thật ấy có thể làm cụ Vũ Hạnh khó chịu. Những con người bạc ác, tâm địa phản phúc, thường hay có thêm tật xấu là ganh ghét kẻ tài giỏi hơn mình, nhất là trên địa hạt nâng bi kiếm điểm. Cháu nên coi chừng chuyện bị cụ Vũ ghen tức.

Bị Vũ Hạnh ghen mà chắc chắn cũng bị Bác Hồ ghen tị luôn.

Thành tích đấu tố thời Cải Cách Ruộng đất của Bác cũng siêu lắm. Bác đeo râu, ngụy trang (Trần Đĩnh) đi xem lũ lâu la hành hạ, sát hại một đại ân nhân của mình. Nhưng thành tích vĩ đại này vẫn có vài chỗ hơi yếu, khiến nó mất chức vô địch. Bài văn đánh địa chủ của Bác ngắn ngủn, lại có cái tiêu đề không giầu “tính văn học” là: “Địa chủ ác ghê!”, so thế nào được với bài văn tố cha tràng giang đại hải, đầy công phu nghiên cứu của Thu Tứ.

Nhất là cái nhược điểm: bà Cát Hanh Long không phải là người ruột thịt của Bác.


***
Chú thắc mắc và hẳn cháu cũng ưu tư: Hành động của Vũ Hạnh có được đồng bào trong nước “hoan nghênh” không?

Ngay sau khi bài đánh Dương Nghiễm Mậu xuất hiện, chú đọc báo, đọc mạng để xem phản ứng. Kết quả không mấy vui. Giới văn chương, báo chí, đa số là những cây viết trẻ, phản đối, sỉ vả cụ ghê quá. Coi bộ hành động “chỉ điểm”, “mách bu” không được nhiều người ái mộ, nhất là những người sống dưới chế độ độc tài, đang là nạn nhân của guồng máy đàn áp vĩ đại, tinh vi.

Có một độc giả trẻ nhận xét:

“Tố cáo một nhà văn khác để nhà nước trù dập người ta, Vũ Hạnh không giữ đúng tư cách của một nhà văn!”

Hóa ra văn giới ở Việt Nam bây giờ, cả già lẫn trẻ, hình như đã hiểu rất rõ về cái chế độ ngồi trên đầu họ. Những hoang mang kinh hãi đã hết, những ảo vọng, kỳ vọng lúc đầu đã tan, người Việt miền Nam chê phong cách Cộng Sản và, như người Bắc, nhất định “giữ lại phần lớn nền nếp cũ”, nghĩa là sống có luân thường đạo lý, hành xử có đền ơn, đáp nghĩa, suốt đời mang nặng nghĩa mẹ, công cha. Họ lại tiếp tục truyền cho các thế hệ sau câu ca dao bình dị mà họ đã học từ tiền nhân:

“Công cha như núi Thái Sơn...”

Được thêm phong cách Cộng sản, cụ Vũ Hạnh mất tư cách nhà văn!

Cháu có thể lý luận: “tư cách” của Vũ Hạnh to, còn “tư cách nhà văn” của mình bé xíu, mất thì thôi nhằm nhò gì.

Cháu lầm, không chỉ mất ít thế đâu. Cái phong cách Cộng Sản to lớn cồng kềnh trên người cháu đã chiếm hết chỗ của những phong cách, tư cách rất cần thiết cho một con người.

Những phong cách làm nổi bật những khác biệt giữa ta và loài muông thú.

Kiều Phong

khieman
10-12-2014, 04:36 PM
.


Ðớp phải bả chó !
Bùi Bảo Trúc



Ðể mô tả một người bắt chước một người khác từ hành động, cho đến ngôn từ một cách ngu xuẩn và dại dột, tiếng Việt có thành ngữ “ăn phải đũa” (người nọ hay người kia). Ðôi đũa ấy chắc không được chùi rửa sạch nên vẫn còn dính dãi rớt, nước miếng của (những) người dùng nó trước đó nên khi một người khác dùng nó để ăn uống, gắp thức ăn cho vào mồm, nuốt vào bụng thì cũng lây nhiễm những điều (thường là) xấu xa để rồi cũng có những cách ăn nói cư xử giống người ấy.

Tuy nhiên, việc ăn phải đũa người khác vẫn còn có thể có được một sự lựa chọn, hoặc dùng đôi đũa ấy (có dính nước miếng của những người trước) để ăn uống, hoặc không cầm nó lên, hoặc kiếm một đôi đũa khác.

Trong khi đó có một hành động khác thì lại thường không đi sau quyết định lựa chọn.

Gần đây ở trong nước có một thành phần bất lương chuyên kiếm sống bằng trò trộm chó mà tiếng Việt đã phải chế ra một danh từ mới để gọi những người này: cẩu tặc. Bọn cẩu tặc dùng thuốc độc tẩm hay trộn vào những thứ mà những con chó trông thấy, hay được ném cho là vồ lấy, đớp ăn liền, và ăn xong thì lăn ra chết gần như ngay lập tức.

Bọn cẩu tặc chỉ việc lôi đi đem bán cho các tiệm thịt chó.

Những con chó tội nghiệp cứ khi được quăng cho cái gì thì đớp ngay chứ không hề biết phân biệt đó là bả hay không phải bả nên mới chết thảm. Chó bị bả thì không cách gì thoát khỏi tay bọn ăn trộm hay cẩu tặc.

Mới đây, trên diễn đàn gocnhin online, người ta đọc được một bài viết khá dài của một người chắc chắn là đã ăn phải bả chó. Chỉ có bị bả chó mới viết lách như thế.

Người này dùng nguyên bài viết để nói về Võ Phiến, đả kích ông thậm tệ, nói là mục đích của bài viết là để ngăn chặn những chuyện tai hại cho đất nước mà văn chương của nhà văn Võ Phiến có thể tạo ra. Tác giả bài viết muốn làm cho thật rõ những sai lầm (chính trị) trong văn nghiệp của Võ Phiến để tránh cho nước Việt Nam những tai hại vì những sai lầm trong văn chương của Võ Phiến.

Thế nhưng bài viết ấy đã không đủ thuyết phục người đọc. Ðộc giả đọc tiếp những dòng chữ sau lời khẳng định của tác giả chỉ là để xem nốt trò tố khổ mới này có giống cảnh những người cha bị trói trước sân đình, cúi đầu nghe những lời nhục mạ của chính những đứa con ruột đẻ ra quay lại tố gian, nhục mạ cha mẹ thậm từ bằng những lập luận buộc tội vô giá trị và xuẩn động như thế nào.

Tác giả bài viết khá dài đăng trên tờ tuần báo Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh là Ðoàn Thế Phúc, con trai của nhà văn Võ Phiến.

Ðoàn Thế Phúc đã xác định ngay ở đầu về liên hệ của ông với Võ Phiến và nói rõ là “vô cùng bất đắc dĩ” nên mới phải lên tiếng về thân phụ. Ðoàn Thế Phúc tự cho mình trách nhiệm để phải lên tiếng. Ông khẳng định phải nêu ra những sai lầm (trong văn nghiệp) của Võ Phiến ngõ hầu không để cho văn nghiệp của cha mình “gây hại cho nước.”

Mặc dù trước đó, Ðoàn Thế Phúc đã kiểm duyệt rất kỹ hai cuốn sách của thân phụ trước khi cho một nhà xuất bản trong nước in lại. Ông Phúc đã loại bỏ hết những nội dung chính trị, những đoạn có dính dáng đến chính trị trong hai cuốn sách của Võ Phiến được xuất bản lần đầu tại Việt Nam sau năm 1975.

Ðoàn Thế Phúc cho là vì có liên hệ cha con với Võ Phiến, lại sống gần gũi với thân phụ, hơn nữa còn nhờ đọc Võ Phiến rất kỹ nên ông hiểu lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của Võ Phiến hơn bất cứ ai. Và vì thấy là lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của Võ Phiến mà ông Phúc mô tả là “bất ổn” có thể tạo ra những tai hại cho đất nước nên ông đã phải “bất chấp” cái quan hệ tối thân thiết cha con để lên tiếng chỉ ra những sai lầm của cha mình.

Ðoàn Thế Phúc cho biết, trước những chuyến về Việt Nam, ông không có gì bất đồng về quan điểm và lối suy nghĩ của thân phụ. Chỉ sau nhiều chuyến đi Việt Nam, hầu hết là những chuyến về thăm miền Bắc (sau năm 1991), ông mới bắt đầu “hoang mang,” và từ hoang mang, những cái nhìn của ông về Việt Nam thay đổi. Cái nhìn cũ mà ông đọc được trong các tác phẩm của chính người sinh ra mình hoàn toàn sai, vì nó chỉ là kết quả của những kinh nghiệm hạn hẹp đầy giới hạn về không gian và thời gian, suy diễn bằng một tâm lý bi quan của Võ Phiến.

Ðoàn Thế Phúc cho biết nhờ chuyến về Việt Nam đầu tiên đó, ông biết thêm được bao nhiêu chuyện lạ và “rất to” như bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập, kháng chiến Hà Nội, chiến dịch biên giới, Ðiện Biên Phủ... Nhưng theo chính những lời thú nhận như vậy, người ta mới thấy những hiểu biết về Việt Nam của Ðoàn Thế Phúc tội nghiệp biết là chừng nào. Một người từng du học tại Úc, lại sang Mỹ tị nạn nhiều năm mà phải đợi đến sau những chuyến đi “bụi” quanh Hà Nội (nhiều lần đến độ bị lầm là người Hà Nội) mới biết được dăm ba chuyện về đất Bắc như người Bắc vui vẻ, bình thản, giữ được nếp cũ, lại có thêm phong cách “cách mạng,” mọi người bình đẳng, cùng những điều “rất hay” khác về Việt Nam.

Ðọc đoạn này, người ta không biết những nơi mà Ðoàn Thế Phúc đi thăm là những nơi nào ở miền Bắc mà ông lại may mắn nhìn thấy được những điều tốt đẹp như thế?

Trong khi ngay vào lúc này, mở những trang báo trong nước ra, (không phải là những bài viết, những tác phẩm của Võ Phiến, những thứ văn chương phản động của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, hay tin tức của vài ba cán bộ Cộng Sản hồi chánh), mà của những tờ báo mới ra trong tuần qua, tháng trước, ngày hôm nay, người ta không thấy được những thứ tốt đẹp, nếp cũ, bình thản, phong cách cách mạng, mà Ðoàn Thế Phúc kể.

Người ta chỉ thấy những thứ tin tức như tại một ngôi trường nọ ở Hà Nội, ban giám hiệu phải dựng một tấm bảng lớn nhắc các học sinh không được đánh nhau, tụt quần của nhau ra giữa sân trường. Rồi cảnh các nữ sinh đánh nhau ngoài đường trong khi đám đông vây quanh hò reo, bạn bè dùng điện thoại thu video để đưa lên Facebook coi cho vui. Mà những cảnh như thế không phải là hiếm thấy, hay chỉ diễn ra ở một vài địa phương xa xôi hẻo lánh. Người ta cũng phải nói về những bún mắng, phở chửi, cháo quát, ốc lắm mồm mà ngay cả các bản tin của AFP và BBC cũng phải nhắc tới như một nét đặc biệt của “nền nếp,” “phong cách cách mạng” của miền Bắc.

Chắc ông Phúc cũng không đi qua những cảnh vượt sông đi học bằng túi ni lông, các em bé mỗi ngày hai buổi bơi ngang qua sông để đi học, cảnh phụ nữ cởi truồng cho Ðài Loan, Ðại Hàn xem hàng họ trước khi mua họ về làm nô lệ tình dục. Mà ông cũng không đọc được những lời rao bán các cô dâu Việt trên báo Tàu với cam kết không hài lòng sẵn sàng đổi người khác. Sao ông không đọc thấy những bản tin giết chóc nhau chỉ vì tranh nhau hát karaoke, cướp cái điện thoại, nhẫn tâm giết ngay một mạng người chỉ vì mất con chó? Hay những vụ lừa bạn bè, người thân bán sang những ổ điếm ở Trung Quốc. Hay chuyện dụ dỗ các học sinh vào đường dâm đãng của những người làm công việc giáo dục. Tại sao trong những chuyến về Việt Nam ấy ông không bao giờ biết nền giáo dục của Việt Nam đã suy đồi như thế nào để ai cũng có bằng giả, muốn có bằng gì cũng có? Ðó là đạo đức cách mạng đó sao?

Ông khoe là đọc nhiều sách mà mãi đến gần đây mới biết về bản tuyên ngôn độc lập đọc ở Ba Ðình nhưng lại không biết là nó được một người Mỹ gà cho mới viết được. Ông về Việt Nam mấy lần mới nghe nói về cuộc chiến biên giới nhưng ông có biết là mới đây, tại một cuộc lễ kỷ niệm cuộc chiến đó, buổi lễ đã bị một đám người ngợm vô giáo dục kéo nhau tới ngay địa điểm kỷ niệm để múa đôi, lăng mạ những người chết trong cuộc chiến đó không? Ðó mà là giữ được nền nếp cũ sao?

Trong đoạn kế tiếp của bài viết, Ðoàn Thế Phúc khẳng định rằng Võ Phiến không có nhu cầu giải phóng dân tộc.

Nhưng thực ra, Võ Phiến không bao giờ viết xuống câu đó. Ông chỉ nói sớm muộn người Pháp cũng phải rút khỏi Việt Nam, trả lại độc lập cho Việt Nam. Ðiều đó rất đúng. Trào lưu thế giới chắc chắn rồi đưa tới việc các quốc gia có thuộc địa phải từ bỏ các thuộc địa của họ. Nói như vậy không có nghĩa là cứ khoanh tay ngồi chờ, hay tiếp tục phục vụ cho mẫu quốc. Việc nổi lên đánh đuổi đế quốc là việc đúng và cần phải làm. Nhưng không phải lúc nào cũng cần phải chiến tranh vũ trang. Thánh Cam Ðịa tranh đấu đòi độc lập cho Ấn Ðộ đâu có cần phải hy sinh hàng triệu người Ấn, nhưng nhờ đó, tiểu lục địa Ấn Ðộ vẫn được người Anh trao trả độc lập đấy chứ. Người Ấn có phải hy sinh mạng sống nhiều như người Việt đâu?

Ðoàn Thế Phúc viết rằng suy nghĩ “không cần kháng chiến” hoàn toàn vô giá trị chỉ để nói rằng lập luận đó (của chính thân phụ ông) là nhắm mục đích “bào chữa cho những người không tham gia kháng chiến và phủ nhận công lao to lớn của Ðảng Cộng Sản Việt Nam.”

Võ Phiến thực ra, có theo kháng chiến nhưng sớm nhìn ra bộ mặt của Cộng Sản nên ông đã từ bỏ nó và suýt mất mạng vì bỏ kháng chiến.

Vua Salomon trong một lần phải xử một vụ tranh chấp hết sức khó khăn khi hai người phụ nữ đều nhận là mẹ của một đứa bé và nhờ ông phân xử. Nhà vua đưa ra gợi ý là sẽ dùng kiếm chặt đứa bé làm hai, chia cho mỗi người phụ nữ một nửa. Một trong hai người đàn bà liền xin nhà vua đừng làm thế, bà sẵn sàng để cho người phụ nữ kia giữ đứa bé. Vua Salomon nghe xong thì quyết định trao đứa bé cho người đàn bà không chịu chặt đứa bé làm đôi vì chỉ có người mẹ thật mới yêu con và không muốn con chết dẫu cho là phải mất con.

Võ Phiến cũng nghĩ như thế. Ðộc lập thì rồi thế nào cũng có. Thế giới rồi sẽ phải đi những bước như thế. Nhưng không cấn phải đẩy dân tộc vào một cuộc thảm sát điên cuồng như cuộc chiến Ðông Dương.

Ðoàn Thế Phúc sau đó khẳng định rằng cha ông đặt việc chống Cộng lên trên việc thống nhất đất nước.

Nói cho ông Phúc nghe: Ông có biết rằng chuyện đánh miền Nam không bao giờ là nhắm mục tiêu thống nhất đất nước như ông nghĩ đâu. Ông không tin ư? Lần tới về Việt Nam, ông nhớ đến thăm cái đền thờ Lê Duẩn ở hồ Kẻ Gỗ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết. Cái đền ấy mới khánh thành ngày 18 Tháng Giêng năm nay, năm 2014, nên đến nay vẫn còn. Ông đến cổng và đọc cho tôi hàng chữ trên cái cổng: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc,” câu nói ô nhục để đời của Lê Duẩn đấy!

Nướng hàng triệu thanh niên vào chiến trường miền Nam là để cho Liên Xô và Trung Quốc chứ có vì miền Nam, vì đất nước, quê hương, vì thống nhất Việt Nam bao giờ đâu.

Thế thì tại sao phải làm theo lời ông Lê Duẩn? Ông Phúc làm ơn soi sáng cho thân phụ của ông, và cho tôi tại sao cần phải hy sinh hàng triệu người Việt cho Liên Xô và Trung Quốc để chẳng làm được cái gì hết vậy. Ông giải thích cho tôi nghe lọt tai câu nói của Lê Duẩn viết trên cái cổng vào đền thờ này rồi tôi sẽ tin tiếp những điều ông viết trong bài báo hỗn xược đó.

Ông cũng nên giải thích cho tôi hiểu tại sao ông Hồ Chí Minh viết trong di chúc rằng ông ta sắp đi gặp các ông Các Mác mà không đi gặp các vua Hùng để tôi còn tin ông Hồ là người vì đã thực sự vì dân vì nước một lần coi.

Ông viết rằng cha ông, nhà văn Võ Phiến, nói rằng chủ nghĩa Cộng Sản là xấu nhưng theo ông, trông vào kết quả trên nhiều mặt, rõ ràng nó “chẳng xấu cho đất nước quê hương một chút nào!”

Thưa ông Ðoàn Thế Phúc, tôi xin hỏi lại ông rằng đảng Cộng Sản tốt ở chỗ nào?

Nó tốt ở mỏ bôxít? Nó tốt ở đất nước đang càng ngày càng mất thêm diện tích đất đai, biển đảo, người Trung Quốc được đưa vào làm việc không giấy phép như ở Vũng Áng, lập nên những Ðông Ðô Ðại Phố, ở chỗ tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu “lạ” tấn công, ngư dân bị bắt cóc đói tiền chuộc? Nó tốt ở chỗ tạo ra một đống quái thai như lũ con cháu của bọn lãnh tụ ngu dốt sửa soạn tiếp tục ngồi trên đầu trên cổ người dân Việt thêm bao nhiêu năm nữa?

Nó có tốt ở cái công hàm khốn nạn mà Phạm Văn Ðồng gửi cho Chu Ân Lai chăng? Nó có tốt ở những ngôi mộ tập thể ở Huế không? Nó có tốt khi vừa nghe Cộng Sản về là một triệu người miền Bắc chạy vào Nam và rồi năm 1975, trên một triệu người liều chết chạy ra biển đi tìm tự do không?

Ông Ðoàn Thế Phúc, ông viết bài này làm gì mà sao dở quá như thế. Hãy nói là ông bị bọn cẩu tặc quăng cho miếng bả chó rồi đớp lấy đớp để đi.

Vì ông có ăn phải bả chó thì mới hành xử như thế!

Bùi Bảo Trúc

khieman
10-23-2014, 09:59 PM
.


Ngày về
Phạm Thị Hoài

http://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2014/10/vo_phien-khanh_truong.jpg?w=218&h=300 (http://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2014/10/vo_phien-khanh_truong.jpg?w=218&h=300)

Nhà văn Võ Phiến
qua nét vẽ Khánh Trường


“Chúng ta đang sống trong một hoàn cảnh thật khốn nạn. Sau hàng thế kỉ ngoại thuộc, sau ba chục năm trời nhiễu nhương, nay nước nhà được thanh bình, dân tộc bắt tay xây dựng đất nước, thì chúng ta lại bỏ xứ ra đi, chúng ta lại vắng mặt, lại đứng ngoài vòng.”

“Không về được, chúng ta tự thấy sống một đời vô duyên, lãng xẹt. Cần thì chưa chắc tổ quốc đã cần đến mình; chưa chắc mình sẽ có một đóng góp nào đáng kể. Những kẻ có ý thức cao nhất về mình cũng không bao giờ dám tự nhận mình là cả một cần thiết cho quốc gia. Tuy nhiên, nghĩ rằng ở cái xứ nghèo khó nhỏ bé của mình đồng bào đang rầm rập xây dựng mà mình không được dự phần vào, tự dưng có một cảm tưởng tưng hửng, dần dần ngấm thành một đau đớn.”

“Lòng chúng ta lúc nào cũng tha thiết với quê hương, nhưng quê hương lại không còn như xưa. Cho nên chúng ta lâm cảnh bẽ bàng.”

“Về ư? Dẫu có về được, ta đâu còn về để tiếp tục đời sống như trước, mà chỉ để tăng cường hàng ngũ nô lệ. Đành rằng sống chết không cần, nhưng đã sống ta lại cam chịu sống như vậy sao? Sống để răm rắp vâng lời, để suốt đời ca ngợi lãnh đạo sáng suốt, để đem thân trâu ngựa củng cố một chế độ độc tài, vun bồi quyền lợi của một tầng lớp thống trị?”

“Bị kẹt dưới chế độ độc tài là đáng thương; còn như quyết định tự nguyện nhảy vào cúi đầu phục vụ độc tài lại đáng nguyền rủa. Kẹt cứng! Đồng bào ta, có lớp bị kẹt lại trong nước, có lớp lại bị kẹt… ở ngoài nước!”

Những dòng trên đây là của một nhà văn miền Nam nổi tiếng, trong tùy bút “Ngày về” in năm 1987 tại California [1].

Hai mươi lăm năm sau những tâm sự khắc khoải này và ba mươi bảy năm sau khi rời quê hương, một phần nhỏ tác phẩm của ông đã trở về. Hai đầu sách, Quê hương tôi và Tạp văn được Nhã Nam xuất bản tại Việt Nam. Chỉ có điều bút danh nổi tiếng của ông, Võ Phiến, được thay bằng Tràng Thiên, một bút danh ít người biết đến.

Tất nhiên điều đó không bình thường. Nó để lại một dư vị không dễ chịu. Dư vị của ngụy trang. Nhưng ngụy trang là hành vi gắn liền với toàn bộ sự tồn tại Việt Nam, với tất cả những mặt khuất và điểm sáng của nó. Ở đây tôi thiên vị các điểm sáng.

Chúng ta thử nhìn câu chuyện Võ Phiến cải tên này qua một sự cố khác, sự cố Chuyện ở nông trại, tác phẩm lừng danh về những con lợn làm cách mạng để rồi thiết lập chính cái nguyên trạng mà chúng lật đổ, cũng do Nhã Nam xuất bản không lâu sau Lolita [2] và Võ Phiến.*

Trong vụ tác phẩm chống toàn trị cộng sản kinh điển của George Orwell lọt lưới kiểm duyệt ở Việt Nam, công đầu chắc chắn thuộc về những người làm sách. Tuy không thể cho Chuyện ở nông trại một sự hiện diện rầm rộ trên truyền thông như với tác phẩm nổi tiếng và tai tiếng của Nabokov [3], nhưng chỉ riêng việc nó được cấp phép xuất bản và bản dịch không bị cắt xén đã đủ ngoạn mục.

Song trong trường hợp tác phẩm đặc biệt này, ngoài bản lĩnh và sự dấn thân khéo léo của những người làm sách, phải có những may mắn khác.

May mắn đáng kê ra đầu tiên là sự dốt nát của bộ máy kiểm duyệt văn hóa tại Việt Nam. Ai từng làm việc với nó đều vẫn phải sửng sốt dù đã được nhiều lần báo trước. Trình độ của đại đa số các cán bộ kiểm duyệt có một quyền quyết định nào đó thường thấp đến mức “hạn chế” còn là một mỹ từ quá rộng lượng để chỉ. Guồng máy công quyền ở mọi nơi đều là chốn nương thân lý tưởng cho sự tầm thường, nhưng ở đất nước này guồng máy ấy do một bàn tay vô hình ưa mỉa mai sắp đặt: hệt như ở các lĩnh vực khác, tiêu chuẩn của người quản lý văn hóa dường như trước hết phải là không biết gì về văn hóa. Nghe họ mở miệng – đúng ra phải gọi là mở băng – bạn sẽ chỉ có một cảm giác duy nhất là tuyệt vọng. Tuyệt vọng khi nghe họ giải thích, chẳng hạn vì sao Kafka là một “trường hợp có vấn đề”, và càng tuyệt vọng hơn khi một lúc nào đó, khoảng hai thập niên sau, trái đất vẫn quay dù chúng ta đứng im, lại nghe họ giải thích vì sao trường hợp ấy không có vấn đề nữa.

Trước một thành trì u mê được dán kín tem quyền lực như vậy bạn không có cơ hội nào hết. Hoặc là bạn phát điên. Hoặc là bạn trở thành một nhà hiền triết. Ngoài hai khả năng khá gần nhau này, bạn còn có thể tê liệt như một lựa chọn dễ dàng hơn.

Tôi từng liệt toàn thân khi lịch sự ngồi nghe một cán bộ tuyên huấn cỡ kha khá kể chuyện ông ấy đã liều bảo vệ một tác phẩm đang bị “đánh” của tôi như thế nào. Tư duy của ông ấy – nếu có thể gọi đó là tư duy – không hề bị xúc phạm trước một chân lý đại loại như: một nhà văn rửa tay trước khi viết là một nhà văn trong sạch, nhân đạo và tiến bộ. Còn sự đổi mới tư duy táo bạo của ông ấy nằm ở nhận thức rằng tôi tuy không rửa tay nhưng vẫn trong sạch, nhân đạo và tiến bộ, vì tay tôi có bẩn đâu mà phải rửa.

Mạng lưới kiểm duyệt thỉnh thoảng thủng ra một hai lỗ, có khi cho cả một tác phẩm lớn chui vừa, từ sự dốt nát đó. Thuyết phục kẻ giáo điều thường vô ích. Nhưng một kẻ giáo điều mù tịt đôi khi lại bất ngờ có một quyết định sáng sủa, vì hắn thậm chí không đủ hiểu biết để ý thức về quyết định đó của mình.Những phẩm chất trứ danh khác của bộ máy nói trên là quan liêu, lười nhác và tắc trách. Tôi đảm bảo rằng nếu thay tên George Orwell bằng Eric Athur Blair, tên thật của ông, hay H. Lewis Always, một bút danh khác của ông, và đổi 1984 thành Tấm lòng của người Anh Cả; hoặc nếu thay Arthur Koestler bằng Kösztler Arthur và lấy tên bản gốc tiếng Đức Sonnenfinsternis dịch thành Một vầng nhật thực thay vì dịch theo những nhan đề đã quá nổi tiếng của bản tiếng Anh Darkness at Noon hay bản tiếng Pháp Le Zéro et l’Infini, thì cả hai tác phẩm thuộc hàng chống toàn trị và chống cộng đầu bảng này đều được duyệt êm ru tại Việt Nam và báo Nhân dân sẽ nhiệt tình quảng cáo.

Trong trường hợp Animal Farm, rất có thể vụ vỡ đê kiểm duyệt xảy ra vì bản thảo được mang một cái tên đồng quê hiền lành, Chuyện ở nông trại.*

Vì thế tôi mừng cho một phần Võ Phiến đã chui lọt một trong những cái lỗ tất yếu ngày càng to ra trong bức tường kiểm duyệt ngày càng kém chất lượng ở Việt Nam. Một ngày không xa, Đêm giã từ Hà Nội có thể được xuất bản với tên tác giả là Nguyễn Đăng, một bút danh của Mai Thảo. Nếu phải đổi thành Hà Nội đêm tiễn biệt, Giọt nước mắt đêm chia tay Hà Thành, Thăng Long đêm biệt li… để Mai Thảo được trở về cố hương, tôi sẽ lựa chọn sự ngụy trang ấy. Bản thân tôi, không được thông báo trước, cũng có lần xuất hiện trên một tạp chí ít người đọc ở trong nước, với cái tên chỉ dùng trong gia đình và một nhóm nhỏ bạn bè.

Trong số những nhà văn miền Nam được mệnh danh là ''hững tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa-tư tưởng“ thì Duyên Anh ngồi tù 5 năm rưỡi, mất tại Pháp; Hồ Hữu Tường ngồi tù 5 năm, ra tù thì qua đời tại Việt Nam; Nguyễn Mạnh Côn chết trong tù; Vũ Khắc Khoan di tản, mất tại Hoa Kỳ; Mai Thảo vượt biên, mất tại Hoa Kỳ; Doãn Quốc Sỹ ngồi tù 14 năm, hiện sống ở Hoa Kỳ; Nhã Ca đi tù 2 năm, hiện sống ở Hoa Kỳ; Võ Phiến di tản, hiện sống tại Hoa Kỳ; Nhất Hạnh đã ra nước ngoài từ 1967; Dương Nghiễm Mậu ngồi tù 2 năm, hiện sống tại Việt Nam… Năm 2007, 4 tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu vừa được in lại ở trong nước thì biến mất, rất nhanh, sau khi những pháo đài à la Vũ Hạnh khạc đạn, loại đạn tồn kho quân khí tư tưởng từ vài chục năm trước, thô sơ cổ lỗ nhưng vẫn đủ sức sát thương. Nhưng từ khi Võ Phiến alias Tràng Thiên tái xuất, không thấy ông Vũ Hạnh, người đích thân phụ trách phần viết về Võ Phiến trong tác phẩm chống ''biệt kích văn hóa“ khét tiếng nói trên, đem súng ra lau. Một dấu hiệu tích cực.

Như thể dù phải len lén đi đêm, văn học miền Nam và văn học hải ngoại cuối cùng cũng gửi được một đại diện đáng kể của mình đến dự cuộc tọa đàm không chính thức và đã rất trễ giờ về hòa giải dân tộc.*

Song ngày vui ngắn chẳng tày gang. Bây giờ chúng ta được biết cái giá phải trả cho tấm vé ngày về của Võ Phiến. Hóa ra việc cải tên chỉ là một động tác rất phụ. Con trai ông, cũng một nhà văn, bút danh Thu Tứ, người đã ''chọn lựa và biên tập“ hai tác phẩm Quê hương tôi và Tạp văn nói trên, tuyên bố rõ trong bài ''Trường hợp Võ Phiến“:

''Chúng tôi cố chọn những tác phẩm vừa giá trị nhất vừa hoặc không chứa hoặc chứa rất ít nội dung chính trị. Nếu có nội dung chính trị, khi biên tập chúng tôi loại bỏ hết. Mục đích của việc chọn và bỏ như thế là đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước.“

Trong phần còn lại của bài viết khá dài này, ông Thu Tứ phê phán toàn bộ hành trình tư tưởng chống cộng của cha mình để đi đến kết luận về giá trị của Võ Phiến:

''Văn nghiệp Võ Phiến vừa tích cực vừa tiêu cực. Tích cực, đáng lưu truyền, là phần văn học. Tiêu cực, đáng bỏ đi, là phần chính trị“ ...

cũng như điều kiện để Võ Phiến có thể trở về:

''Sai lầm chính trị đã đưa tác phẩm Võ Phiến ra khỏi lòng dân tộc. Đất nước đã độc lập, thống nhất lâu rồi. Nay đến lúc, nhân danh bảo tồn những giá trị văn hóa Việt Nam, đưa tác phẩm Võ Phiến trở về, sau khi lọc bỏ nội dung chính trị.''

Tuyên bố của ông Thu Tứ xuất hiện trên trang Góc nhìn vào tháng 8/2014, song đến khi được Tuần báo Văn nghệ TP HCM đăng lại cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2014 nó mới thực sự được chú ý. Như có thể đoán trước, nó cũng vừa được báo Nhân dân và báo Tuyên giáo đăng lại. Còn thiếu báo Thanh tra, báo Quân đội và báo Văn nghệ của Hội Nhà văn là thành trì tư tưởng chính thống điểm danh xong. Năm ngoái, cái liên minh già nua ấy đã khoe cơ bắp trước tác giả trẻ Nhã Thuyên. Tương lai thuộc về ai, điều ấy không cần bàn cãi. Nhã Thuyên có rất nhiều tài năng, rất nhiều lao động cả học thuật và nghệ thuật. Cái liên minh ấy có những chiếc răng kiểm duyệt cuối cùng. Ông Thu Tứ chỉ góp thêm một chiếc lá vàng vào mùa thu của các vị trưởng lão.Tôi không coi việc làm của con trai nhà văn Võ Phiến là hành động ''đấu tố cha“ hay ''bất hiếu“, như phần lớn phía dư luận đang phẫn nộ, đặc biệt ở hải ngoại. Máu mủ không phải là tiêu chuẩn để xác định đúng sai thiện ác. Chẳng lẽ chúng ta phải ca ngợi từ Kim Chính Nhật đến Kim Chính Ân, những người con trung thành nhất với cha ông? Lịch sử quá nhiều điên đảo và phân cực của Việt Nam tất yếu chia cắt và chia rẽ, thậm chí con người này đả đảo con người kia ngay trong một con người. Con cái Phạm Quỳnh bất hiếu chăng, khi tận trung phục vụ cho chế độ đã giết cha mình? Cù Huy Hà Vũ là một nghịch tử chăng, khi chống lại cái chế độ mà cha mình là một trong những công thần khai quốc? Chúng ta lấy quyền gì mà đem những quả tạ đạo đức ra đặt ùm ùm, lúc thì lên cán cân bên này, lúc thì lên cán cân bên kia, chỉ để lẩy cho được cái kết quả trọng lượng đang cần cho sổ sách trong những trường hợp như thế?

''Trường hợp Thu Tứ“ chỉ là điển hình cho những xung đột đã và đang giằng xé người Việt trong mọi quan hệ và trên mọi bình diện. Nạn nhân là tất cả mọi thứ, riêng gì đâu tình phụ tử.

Nếu ông Thu Tứ chỉ đoạn tuyệt với cha mình về quan điểm chính trị, tôi không chia sẻ, nhưng đó là quyền tự do của ông, như của bất kì ai, mà tôi thấy tranh luận là vô ích. Song điều khiến tôi sởn gai ốc là ông biến cái quyền tự do tư tưởng ấy của bản thân thành quyền tự do thanh trừng tư tưởng của người khác, và người đó là thân phụ ông, nhà văn Võ Phiến, với tất cả lòng tin cậy ruột thịt đã cấp cho ông tấm giấy ủy quyền. Giấy phép gọt Võ Phiến cho vừa khuôn Thu Tứ. Không thể trớ trêu hơn. Đội quân đấu tranh tư tưởng của chính quyền Việt Nam có thể cả cười: nó sẽ tế nhị rút lui, khi gia đình đã đủ là trận tuyến.



https://aotrangoi.files.wordpress.com/2014/10/trc6b0e1bb9dng-ca-bc3a1c-ce1bba7a-lc3aa-c491e1baa1t-1970-nxb-thanh-nic3aan-1990.jpg?w=178&h=300 (https://aotrangoi.files.wordpress.com/2014/10/trc6b0e1bb9dng-ca-bc3a1c-ce1bba7a-lc3aa-c491e1baa1t-1970-nxb-thanh-nic3aan-1990.jpg?w=178&h=300)


Quả thật có những nghệ sĩ lớn đã nhỏ hẳn đi khi làm chiến sĩ tư tưởng và ngược lại. Người ngưỡng mộ nhà thơ Pablo Neruda ước gì bài tụng ca Stalin của đồng chí đảng viên cộng sản Pablo Neruda chỉ là một cơn ác mộng lạc đường. Người yêu thơ Lê Đạt muốn tống khứ 626 dòng Trường ca Bác năm 1970, viết ngày giỗ đầu Hồ Chủ tịch:

(Mây trắng đền Hùng/Râu Bác ung dung. Suối Lê Nin/ Núi Mác… Ôi/ Đến cả hình hài/ Bác/ cũng chẳng mang đi… Bác để lại/ cho ta/bốn biển/ sâu xa/ tình đồng chí. Bác để lại/ cho ta/ tất cả/ Bác Hồ),

... sau tất cả những sỉ nhục dành cho Nhân văn-Giai phẩm. Biết đâu một ngày nào hậu duệ của Tố Hữu sẽ đòi đốt sạch di sản của cha, một nhà thơ không phải là không có năng khiếu, chỉ giữ lại bài thơ "Khi con tu hú“, với tên tác giả là Lê Tư Lành, để giữ gìn nghệ thuật chân chính.

Như ông Thu Tứ tin rằng phải cắt phăng khối nọc độc, phần tác phẩm chứa tư tưởng chống chế độ cộng sản của Võ Phiến, thì mới bảo toàn được giá trị sự nghiệp văn học của cha mình.Những quan niệm lang băm trung cổ như thế vẫn sống sót trong thời hiện đại, nơi văn chương đã lặng lẽ rút lui khỏi ý thức xã hội.

Ngày về âm thầm của một tác giả lớn có dấy lên được một chút dư luận cũng chỉ vì tiếng động của dao kéo kiểm duyệt. Trong "Trường hợp Võ Phiến”, kiểm duyệt tại gia đã đi trước kiểm duyệt quốc gia.


© 2014 pro&contra
***

[1] Võ Phiến, Tùy bút, quyển 2, Văn Nghệ, California 1987, tr. 317-318, 323-324

[2] Bất chấp sự tranh cãi về dịch thuật, việc Lolita chính thức xuất hiện trong tiếng Việt là một bước tiến đáng ghi nhận của đời sống văn học tại Việt Nam.

[3] Cả Nhã Nam lẫn NXB Hội Nhà văn đều không đưa thông tin về cuốn sách lên mạng. Lời đồn cuốn sách đã bị thu hồi cũng không được phía nào xác nhận hay bác bỏ.

Tháng 10 17, 2014
procontra.asia online

khieman
10-23-2014, 11:59 PM
.

Góp ý với nhà văn Phạm Thị Hoài
về những từ “đấu tố”, “bất hiếu”....
Kiều Phong

Bài “Ngày về” của cô có quá nhiều “vấn đề” cần thảo luận. Thì giờ eo hẹp, tôi chỉ tập trung vào những lập luận, lý lẽ của cô trong đoạn này:

Tôi không coi việc làm của con trai nhà văn Võ Phiến là hành động „đấu tố cha“ hay „bất hiếu“, như phần lớn phía dư luận đang phẫn nộ, đặc biệt ở hải ngoại. Máu mủ không phải là tiêu chuẩn để xác định đúng sai thiện ác. Chẳng lẽ chúng ta phải ca ngợi từ Kim Chính Nhật đến Kim Chính Ân, những người con trung thành nhất với cha ông? Lịch sử quá nhiều điên đảo và phân cực của Việt Nam tất yếu chia cắt và chia rẽ, thậm chí con người này đả đảo con người kia ngay trong một con người. Con cái Phạm Quỳnh bất hiếu chăng, khi tận trung phục vụ cho chế độ đã giết cha mình? Cù Huy Hà Vũ là một nghịch tử chăng, khi chống lại cái chế độ mà cha mình là một trong những công thần khai quốc? Chúng ta lấy quyền gì mà đem những quả tạ đạo đức ra đặt ùm ùm, lúc thì lên cán cân bên này, lúc thì lên cán cân bên kia, chỉ để lẩy cho được cái kết quả trọng lượng đang cần cho sổ sách trong những trường hợp như thế? „Trường hợp Thu Tứ“ chỉ là điển hình cho những xung đột đã và đang giằng xé người Việt trong mọi quan hệ và trên mọi bình diện. Nạn nhân là tất cả mọi thứ, riêng gì đâu tình phụ tử.

Là một trong những người dùng từ “đấu tố”, “bất hiếu” cho hành động của con trai nhà văn Võ Phiến, tôi xin thưa với cô thế này:

Từ “đấu tố” hay “tố khổ” (thường được dùng với ý nhẹ nhàng hơn, sau này trở nên thông dụng,) là sản phầm của Bác và Đảng. Nó chào đời mang một ý nghĩa tốt đẹp, đầy vinh dự là sẽ góp phần vào sự nghiệp đưa vùng đất bị Công sản chiếm đóng tiến mau tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa. Nó là “quốc sách” của Bác trong giai đoạn ấy.

Nó chỉ bị mang ý nghĩa xấu xa sau khi hành động “đấu tố” trình ra trước mắt thiên hạ những màn “tố điêu”, “mớm tố”, “ép tố”, thuần túy là những vụ giết người mà nạn nhân bị sỉ nhục hành hạ rất lâu trước khi chết, hầu hết chết oan.

Đây là cảnh con tố cha tiêu biểu: Người cha bị trói quỳ giữa pháp trường, nhân dân vây quanh chờ phiên xông vào chửi bới, đánh đập. Anh con xuất trận đầu tiên, chỉ vào mặt cha mà kể tội... Sau cùng là cán bộ Cải Cách Ruộng Đất quyền bao gồm luôn lập pháp, tư pháp, hành pháp. Luật thì nếu cần, bịa thêm ngay tại chỗ, bằng cớ nếu thiếu thì bổ túc tại trận, rồi kết án, rồi thi hành án.

Hành động của anh con được cả hai phe Quốc Gia, Cộng Sản gọi là “đấu tố” cha. Một bên chê là bất nhân, bất hiếu, một bên ca tụng là hy sinh tình gia đình để phục vụ Tổ Quốc.

Anh Thu Tứ, con trai nhà văn Võ Phiến đã có những hành động giống hệt như thế. Anh đọc kỹ sách bố, đàm đạo, phỏng vấn để điều tra thêm tư tưởng, thâu thập bằng cớ kết tội, rồi viết bài đăng báo ở Việt Nam, nghĩa là mời tất cả cán bộ Tuyên giáo, Công an văn hóa đến ngồi quanh “đấu trường”, nghe anh dõng dạc kể tội “ông bố phản động”, anh trưng ra thật nhiều chứng cớ buộc tội, rồi đề nghị luôn bản án: chặt bớt chân tay, xẻo tai cắt mũi tên này (gọt Võ Phiến cho vừa khuôn Thu Tứ - PTH) để từ nay hắn khỏi “làm hại nước” (cô rành chuyện ngụy trang, có thấy anh ta ngụy trang hai chữ “phản quốc” khéo không?). Rồi anh ta tiết lộ thêm là đã mạn phép cán bộ Tuyên giáo cắt xén thân thể văn chương của bố tơi bời hoa lá rồi.

Tóm tắt, anh ta tạo ra một khung cảnh có đủ yếu tố cần thiết xứng danh “đấu tố”. Cũng có nạn nhân đứng giữa pháp trường, cũng có tập đoàn cán bộ, ở đây là những quan chức ngành Tuyên giáo được anh khẩn khoản mời đến làm chủ tọa, cũng có đám đông nhân dân là độc giả trong và ngoài nước vây quanh, nhiều người sẵn sàng tiếp tay anh chỉ mặt nạn nhân, kể thêm tội lỗi mà đấu tố viên Thu Tứ bỏ sót. Rồi Tuyên án, rồi thi hành án lệnh (có cái anh đã nhanh tay thi hành trước rồi.)

Không gọi là “đấu tố” thì gọi là gì?

Có nhiều vị cẩn thận thêm hai chữ “văn chương”, “đấu tố văn chương”.

Tôi nghĩ không cần. Trong lúc tố cha, Thu Tứ không chỉ nêu ra những sai lầm văn chương (văn trong cuốn “Mưa Đêm Cuốn Năm” dở ẹc, bị Nhất Linh chê!) mà vạch rõ những tội trong tư tưởng lập trường “phản động” ở chính con người Võ Phiến như: phá hoại đoàn kết dân tộc, phản quốc... toàn những tội có ghi rõ trong Hình Luật, nghĩa là Đảng túm được văn thì giết văn, Đảng tóm được người thì bỏ tù người.

Đảng không thể bắt được người, chưa cấm sách, không có nghĩa là hành động đấu tố không xảy ra.

“Đấu tố” đã trở thành một từ ngữ chung của toàn dân Việt. Trong lúc tôi lên án hành động đấu tố cha của TT thì ở Hà nội, một ông Tuyên giáo có thể phán ngay:

“Võ Phiến viết lách toàn giọng phản động, tố là phải.”

Một bên chê dở, một bên khen hay, tùy chỗ đứng, nhưng cùng dùng một từ. Vì ông Tuyên giáo và tôi cùng là người Việt, cùng nói tiếng Việt, giản dị thế thôi.

Khi chọn từ để diễn tả sự việc, con người v.v... chúng tôi chọn những từ đúng, hoặc gần đúng nhất. Đấu tố văn chương hay đấu tố người thì cũng là đấu tố. Nếu những từ ấy hàm ý kết tội thì bởi vì hành động những từ ấy diễn tả tự chúng đã mang những thành tố xấu xa đáng bị kết tội.

Bây giờ đến từ “bất hiếu”. Cô viết:

Máu mủ không phải là tiêu chuẩn để xác định đúng sai thiện ác. Chẳng lẽ chúng ta phải ca ngợi từ Kim Chính Nhật đến Kim Chính Ân, những người con trung thành nhất với cha ông,? Lịch sử quá nhiều điên đảo và phân cực của Việt Nam tất yếu chia cắt và chia rẽ, thậm chí con người này đả đảo con người kia ngay trong một con người.

Phải công nhận: đây là những câu văn kiêu kỳ, hơi õng ẹo, nhưng giầu tính văn chương, lên bổng xuống trầm như nhạc, kêu to và bay cao vào bậc nhất. Chỉ tiếc nó bay cao quá nên lũ phàm nhân chạy huỳnh huỵch trên mặt đất với không tới, đuổi theo không kịp, nghệt mặt ra cả lũ.

Sao cô lại nghĩ rằng trách Thu Tứ “bất hiếu” là có ý bắt mọi người từ nay phải ca ngợi từ Kim Chính Nhật đến Kim Chính Ân, bất chấp thành tích của họ? Nghĩa là đã dại dột mắng một thằng con Việt Nam bất hiếu thì từ nay phải gân cổ ca tụng những lãnh tụ độc tài ở Hàn Quốc vì họ có hiếu? (rồi sau đó phải ca tụng tất cả những người con có hiếu trên khắp thế gian chăng?)

Nối kết hai chuyện ấy với nhau bằng lập luận kỳ quái như thế, cô không thấy là mình đang ngụy biện một cách ngớ ngẩn hay sao?

Cô lại hỏi dồn dập:

“Con cái Phạm Quỳnh bất hiếu chăng, khi tận trung phục vụ cho chế độ đã giết cha mình? Cù Huy Hà Vũ là một nghịch tử chăng, khi chống lại cái chế độ mà cha mình là một trong những công thần khai quốc?”

Khi đề cập chuyện cha con có lập trường chính trị đối nghịch nhau, người ta không nói chuyện hiếu đễ nữa. Con cái Phạm Quỳnh tận trung phục vụ cho chế độ đã giết cha mình sẽ được người cùng phe ca tụng là sáng suốt, chọn đứng về phía có chính nghĩa. Còn phe kia thì nguyền rủa:

“Nhà ấy vô phúc sinh ra lũ con theo giặc.”

Muốn được tước hiệu bất hiếu cần làm thêm vài thủ tục lỉnh kỉnh, chẳng hạn chửi cha, đánh mẹ, tự tay trói cha đem nộp cho kẻ thù của cha v.v... Giầu có mà bỏ mặc cha mẹ đói khổ, cũng đạt tiêu chuẩn.

Cù Huy Hà Vũ chỉ chống lại cái chế độ mà cha mình là một trong những công thần khai quốc? thì đâu có xứng danh Nghịch tử. Phải về Việt Nam tổ chức một tòa án nhân dân, có đầy đủ quan chức ban Tuyên giáo, đứng trước mồ Huy Cận, đích thân tố cáo những bài thơ của Huy Cận là ủy mị, tiểu tư sản, “làm hại nước”, để dẫn tới bản án tịch thu, tiêu hủy những tác phẩm của cha mình. Như Thu Tứ vậy. Sẽ xứng danh “nghịch tử” ngay tút suỵt.

(Nếu CHHV tổ chức đấu tố thân phụ giữa khu Bolsa, cho hợp lập trường chống Cộng, thì lại hỏng. Vì ở đây không có ban Tuyên giáo đến hoan hô, khen thưởng, không có Công an văn hóa đến đốt giùm chồng sách ông muốn thiêu hủy. Ông cứ đứng giữa chợ đọc một bài diễn văn tố cha dài gấp đôi, hay ho sâu sắc gấp mười bài văn của Thu Tứ, cũng không có một cơ quan nhà nước nào xông tới đẽo gọt cấm đoán thơ Huy Cận. Đám nhân dân vây quanh ông lại càng vô tích sự. Toàn những khách qua đường tò mò xúm xít coi một thằng điên.)

So sánh đứa con cầm vũ khí, hoặc dao hoặc bút, trực tiếp đâm thân phụ, vừa đâm vừa gào thét kêu công an đến bắt cha về tội phản động, phản quốc, với một người con chỉ khác chính kiến với cha … để nhất định gỡ cho hắn cái nhãn “bất hiếu”, nỗ lực “cứu hộ” của cô ở đây thật phi thường, nhưng không thành công.

Dù sao, cách đánh giá khiên cưỡng, coi mức độ trầm trọng của hai trường hợp bằng nhau cũng đỡ khiến độc giả “lạnh nguời” như khi nghe cô quyết đoán rằng những kẻ chê Thu Tứ bất hiếu như tôi là có ý đồ bắt thiên hạ ca tụng ba đời lãnh tụ họ Kim ở Bắc Hàn.

Tôi thắc mắc: lâu nay nhà văn Phạm Thị Hoài tỏ ra là người khiêm tốn, nếu kiêu căng thì cũng tế nhị, kín đáo. Sao bỗng dưng có giọng thầy đời, mục hạ vô nhân đến thế này? May quá, tìm thấy câu trả lời trong đoạn văn này:

“Chúng ta lấy quyền gì mà đem những quả tạ đạo đức ra đặt ùm ùm, lúc thì lên cán cân bên này, lúc thì lên cán cân bên kia, chỉ để lẩy cho được cái kết quả trọng lượng đang cần cho sổ sách trong những trường hợp như thế?”

Hóa ra cô chọn cho mình một chỗ đứng cao sang, cách biệt hẳn với bọn người đứng ở chỗ thấp tè dưới kia đang xôn xao bàn tán về vụ này. Và từ cõi tiên nhìn xuống trần gian, cô thấy hai phe tranh luận đang đem những quả tạ đạo đức ra phang lên đầu nhau, rất lộn xộn, khiến cô khó chịu. Cô nghi tất cả những người tham dự cuộc tranh luận đều bất tài, nói chuyện văn chương mà cứ phải đặt ùm ùm mấy kí lô đạo đức vào cho lý lẽ của mình thêm nặng ký.

Vậy xin tường trình để người trên tiên giới thấu hiểu chuyện trần gian:

Thư viết cho Thu Tứ, tôi phân tích hai chuyện: những cái sai trong văn chương và những lầm lỗi trong hành động. Cái sai văn chương là những đoạn văn lý luận quàng xiên, nhảm nhí. Lầm lỗi trong hành động là tố cha để phục vụ Bác Đảng, đi ngược truyền thống đạo đức của dân tộc. Và gạt ra ngoài điều không may, Thu Tứ là con VP, anh ta làm hai điều đáng trách:

1- Đứng trên lập trường của cường quyền để lên án sự nghiệp và công trình tâm huyết của một nhà văn.
2- Xâm phạm tự do sáng tác bằng cách tự mình đóng vai trò người kiểm duyệt.

Có nhà văn chân chính nào, trong và ngoài nước, chấp nhận, hay muốn làm ngơ trước các điều sai trái trên?


Thu Tứ là con VP, chỉ là yếu tố không may, nhưng không thể bỏ qua. Và trong trường hợp này, chê Thu Tứ, không có nghĩa phải đề cao những người hiếu thảo với cha mình, bất chấp thành tích của họ.

Nói chuyện lầm lỗi trong hành động thì phải dựa vào “quả tạ đạo đức”, (đôi khi cần thêm “quả tạ pháp luật” nữa). Phe Quốc gia, phe Cộng Sản mỗi bên ôm riêng một quả, không nhất thiết hoàn toàn khác nhau, vì chung tổ tiên, vì cùng thuộc về loài người.

Thời Cải Cách Ruộng Đất, Bác Hồ ra lệnh đấu tố rồi giết bà Cát Hanh Long, quả tạ Đạo đức của Bác, có xâm hình bác Mao, khen rối rít Bác đã giết người bất kể ân nghĩa vì tiền đồ của tổ quốc. Quả tạ của chúng tôi, vang vang lời dậy của tổ tiên, thì nhất định lên án hành động cố tình giết oan một đại ân nhân của mình là trái luân thường đạo lý, tàn ác, phi nhân...

Sau đó, hình bác Mao nhạt nhòa, quả tạ đạo đức của Bác Hồ hình như đánh giá lại hành động sát nhân của Bác, và từ góc nhìn giống chúng tôi, Bác khóc.

Lúc đó, khi quả tạ của chúng tôi lên án Bác Hồ, nó không được phép nghĩ xa xôi rằng biết đâu mai mốt cả miền Nam bị Cộng sản chiếm luôn, thì nó sẽ bị gắn cho những quan niệm, quy luật, tiêu chuẩn mới để thấy “đấu tố” là hay, là đẹp, khiến nó sẽ mắc cỡ chết luôn, nên tốt hơn hết, cứ câm miệng ngay từ đầu, cho chắc ăn.

Cũng như ngay lúc này đây, quả tạ của chúng tôi thấy Thu Tứ là một đứa con bất hiếu, một người phản trắc, bội bạc, thì quả tạ ở Việt Nam đang sửa soạn trống kèn cờ xí chào mừng một vị anh hùng có công đánh phá nhà văn “làm hại nước” Võ Phiến. Không phe nào chịu nghĩ xa như cô Hoài, tưởng tượng về những biến cố sẽ diễn ra trong một tương lai mờ mịt, xa xôi, lo ngại rằng lời hướng dẫn của quả tạ đạo đức lúc đó sẽ mất giá trị, nên quẳng nó đi từ bây giờ, cho chắc ăn.

Cô lấy quyền gì, nhân danh cái gì mà đòi hỏi hai phe, cả trong và ngoài nước, một chuyện khó như thế?

“... đem những quả tạ đạo đức ra đặt ùm ùm, lúc thì lên cán cân bên này, lúc thì lên cán cân bên kia, chỉ để lẩy cho được cái kết quả trọng lượng đang cần cho sổ sách trong những trường hợp như thế?”

Câu văn toát ra giọng bỉ thử dành cho chuyện “đạo đức” và vẻ khinh miệt dành cho những người tham dự cuộc tranh luận, phản ảnh một thái độ kiêu căng bất thường của tác giả.

Nếu cô thực sự thấy mình cần kiêu căng như thế thì chả nói làm gì. Nếu đây chỉ là một sơ xuất, một tai nạn nhỏ trong lúc viết lách thì tôi có thể chỉ cho cô cái nguyên nhân: nó bắt nguồn từ việc cô dùng từ ngữ.

Thấy tôi và nhiều vị khác gọi Thu Tứ là bất hiếu, cô khó chịu vì người ta dùng “đạo đức” như vũ khí chính để “đánh” anh ta, cô liên tưởng tới “quả tạ”, và mất thiện cảm với nó, thấy “đạo đức” hiện hình thành một thứ vũ khí tầm thường như cái búa, con dao, như... một “quả tạ”.

Danh từ “quả tạ đạo đức” lập tức kéo theo động từ, trạng từ “đặt ùm ùm”, toàn những hình ảnh âm thanh gai mắt, chướng tai, làm nẩy sinh nhu cầu phải lập tức trách mắng lũ người đáng khinh đang ôm tạ đánh nhau ồn ào trước mắt mình.

Nếu cô bình tâm, tránh hai chữ đầy vẻ miệt thị là “quả tạ” mà dành cho đạo đức một chút tôn trọng, cho nó hưởng những từ lịch sự hơn, thí dụ “nền tảng”, “nền tảng đạo đức”, và cô hỏi:

“Các anh dựa vào nền tảng đạo đức nào?...”

... thì lập tức những trạng từ, tĩnh từ kiểu như “ùm ùm” sẽ biến mất, nhu cầu trách mắng tỏ ý khinh miệt người đối diện cũng không còn. Câu chất vấn của cô mất vẻ hùng hổ, hung hăng, sẽ đến với chúng tôi trong phong thái nhã nhặn, lịch sự, xứng đáng để nhận những câu trả lời nghiêm chỉnh, khoan hòa.

Từ ngữ dùng cẩu thả có thể đẩy mạch văn của ta về một hướng khác mục tiêu dự kiến. Cảm hứng tuôn trào không kiềm chế cũng dẫn văn chương ta đi quá xa, như bong bóng vuột khỏi tay, bay vút lên, thoạt nhìn, thấy phồng to, rực rỡ mầu sắc, nhưng nhìn kỹ, thấy rỗng không, chữ thì nhiều mà nghĩa chẳng bao nhiêu.

Thí dụ như câu kết trong đoạn văn ấy:

“Trường hợp Thu Tứ“ chỉ là điển hình cho những xung đột đã và đang giằng xé người Việt trong mọi quan hệ và trên mọi bình diện. Nạn nhân là tất cả mọi thứ, riêng gì đâu tình phụ tử.”

Thôi mà, làm gì mà to chuyện thế! Chuyện con cầm dao giết cha mẹ trong lịch sử Việt Nam, lịch sử nhân loại cũng có, nhưng không nhiều. Cầm bút đâm cha như Thu Tứ, thời Nhân Văn Giai Phẩm, suốt những tháng ngày cực thịnh của đấu tố loại này, hình như cũng không có. Chỉ thấy các văn hữu thân thương múa bút đâm chém nhau kịch liệt để Bác Đảng vui lòng. Không nhớ có thằng con nào xông ra gánh vác giùm công tác ấy.

Nếu muốn bắt “Trường hợp Thu Tứ” điển hình, tiêu biểu cho một cái gì thì đó chỉ là thảm kịch xảy ra cho một gia đình không may có đứa con tâm trí bất bình thường, thế thôi.

Lỡ là người đặt quả tạ đạo đức ùm ùm hơi nhiều trong vụ này, tôi xin nói thêm một chút về nó cho rộng đường dư luận.

Ngoài cuộc tranh luận, quả tạ quái ác ấy còn ùm ùm trong nhiều sinh hoạt khác của tôi, can thiệp vào mọi hành vi, chọn lựa, quyết định lớn nhỏ, bất kể ngày giờ, nơi chốn.

Từ tay tổ tiên, quả tạ ấy lăn qua suốt chiều dài lịch sử, xuống đến tôi, nó có thay đổi theo thời gian, không gian, khi thêm khi bớt, khi lược bỏ những lời khuyên không còn thích hợp với văn minh nhân loại... nhưng nó luôn cho tôi những lời khuyên khôn ngoan nhất của nó. Khôn ngoan ở đây chỉ có nghĩa như kim chỉ Nam, giúp tôi đi đúng hướng, để tiến tới trong đời sống, và ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng giữ được tư cách một con người biết quí trọng di sản đạo đức của tiền nhân.

Ngay trong lúc này đây, khi ngồi viết những dòng này, tôi cũng đang bị nó kè kè bên cạnh. Quả tạ đạo đức đáng ghét nhưng đáng kính ấy, đang nghiêm khắc ngăn cấm, nhất định không cho tôi dùng từ bất nhã, bất kính khi viết cho cô.

Nó cũng kìm kẹp, kiểm soát thật chặt chẽ không cho phép tôi tự thấy bóng mình to, che khuất thiên hạ, rồi sinh lòng ngạo mạn, thở ra giọng văn huênh hoang xấc xược, khinh thường anh hùng, hào kiệt bốn phương.

KIỀU PHONG

khieman
10-24-2014, 12:24 AM
.

Đọc đoạn này của bà Phạm Thị Hoài:

..."...Vì thế tôi mừng cho một phần Võ Phiến đã chui lọt một trong những cái lỗ tất yếu ngày càng to ra trong bức tường kiểm duyệt ngày càng kém chất lượng ở Việt Nam. Một ngày không xa, Đêm giã từ Hà Nội có thể được xuất bản với tên tác giả là Nguyễn Đăng, một bút danh của Mai Thảo. Nếu phải đổi thành Hà Nội đêm tiễn biệt, Giọt nước mắt đêm chia tay Hà Thành, Thăng Long đêm biệt li… để Mai Thảo được trở về cố hương, tôi sẽ lựa chọn sự ngụy trang ấy. Bản thân tôi, không được thông báo trước, cũng có lần xuất hiện trên một tạp chí ít người đọc ở trong nước, với cái tên chỉ dùng trong gia đình và một nhóm nhỏ bạn bè.

Trong số những nhà văn miền Nam được mệnh danh là „những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa-tư tưởng“ thì Duyên Anh ngồi tù 5 năm rưỡi, mất tại Pháp; Hồ Hữu Tường ngồi tù 5 năm, ra tù thì qua đời tại Việt Nam; Nguyễn Mạnh Côn chết trong tù; Vũ Khắc Khoan di tản, mất tại Hoa Kỳ; Mai Thảo vượt biên, mất tại Hoa Kỳ; Doãn Quốc Sỹ ngồi tù 14 năm, hiện sống ở Hoa Kỳ; Nhã Ca đi tù 2 năm, hiện sống ở Hoa Kỳ; Võ Phiến di tản, hiện sống tại Hoa Kỳ; Nhất Hạnh đã ra nước ngoài từ 1967; Dương Nghiễm Mậu ngồi tù 2 năm, hiện sống tại Việt Nam… Năm 2007, 4 tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu vừa được in lại (http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/phat-hanh-4-dau-sach-cua-duong-nghiem-mau-2140225.html) ở trong nước thì biến mất, rất nhanh, sau khi những pháo đài à la Vũ Hạnh (http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2007/4/96188/) khạc đạn, loại đạn tồn kho quân khí tư tưởng từ vài chục năm trước, thô sơ cổ lỗ nhưng vẫn đủ sức sát thương. Nhưng từ khi Võ Phiếnalias Tràng Thiên tái xuất, không thấy ông Vũ Hạnh, người đích thân phụ trách phần viết về Võ Phiến trong tác phẩm chống „biệt kích văn hóa“ khét tiếng nói trên, đem súng ra lau. Một dấu hiệu tích cực. Như thể dù phải len lén đi đêm, văn học miền Nam và văn học hải ngoại cuối cùng cũng gửi được một đại diện đáng kể của mình đến dự cuộc tọa đàm không chính thức và đã rất trễ giờ về hòa giải dân tộc...."...


... tôi thấy thê thảm cho tư cách con người quá, con người bình thường thôi, chưa nói đến kẻ sĩ ...!

Tôi không nghĩ những người như ông Mai Thảo - tôi chỉ tạm dùng một ông Mai Thảo làm biểu tượng chứ tôi tin rằng hầu hết những nhà văn, những nhà văn xứng đáng với từ ngữ "nhà văn" của miền Nam, đều có một điểm chung là sĩ khí, liệu có ai chịu hạ mình "kiếm chác" bằng cách "chui lọt một trong những cái lỗ tất yếu" và "len lén đi đêm" như cảnh bà ta vẽ ra không?

Tiếc thay vì bà Hoài được nuôi dưỡng trong cái nôi hèn hạ Miền Bắc, quen thuộc với cách sống "chui lọt một trong những cái lỗ tất yếu" và "len lén đi đêm", nhìn ra chung quanh hầu hết là bồi bút, trong đời chưa từng biết "kẻ sĩ'' là cái giống gì, nên mới suy bụng ta ra bụng người kiểu ếch ngồi đáy giếng như thế.

Ghi chú:
Bà Hoài viết:

"Nhất Hạnh đã ra nước ngoài từ 1967"!!!

Sao bà ta vớ vẩn thế, từ sau năm 75, Nhất Hạnh đi đi về về VN rất nhiều lần, dẫn theo hàng trăm Tăng Ni, còn thiết lập Chùa Bát Nhã sau bị lừa mất, còn đến yết kiến cả đống tai to mặt lớn Nguyễn Minh Triết, Võ Nguyên Giáp ...vv... đâu phải "Nhất Hạnh đã ra nước ngoài từ 1967", kiểu ra đi biệt xứ khiến bà ta phải nhỏ nước mắt cá sấu!!!



http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/tamduchau/20131007/dai-tuong-3.jpg (http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/tamduchau/20131007/dai-tuong-3.jpg)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tặng thư pháp cho cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp







http://www.buinhuhung.com/VieetjNamTangCheek/Hoor_S2.jpg (http://www.buinhuhung.com/VieetjNamTangCheek/Hoor_S2.jpg)

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Thiền sư Thích Nhất Hạnh
và đoàn tăng thân Làng Mai (tháng 5/2007)



ĐPK