khieman
09-21-2014, 06:14 AM
.
Người Việt nộp tiền tỷ
để không xem lịch sử
http://motthegioi.vn/Uploaded/haiyen/2014_09_20/2-song-cung-lich-su_BMVD.jpg?width=600&height=300&crop=auto (http://motthegioi.vn/Uploaded/haiyen/2014_09_20/2-song-cung-lich-su_BMVD.jpg?width=600&height=300&crop=auto)
Người dân đóng thuế và nộp phí vào ngân sách nhà nước, nhà nước trích tiền ngân sách đầu tư 100% vốn cho dự án “Sống cùng lịch sử”, sau đó bộ phim không bán được vé nào khi ra rạp.
Có thể nói, khán giả đã trả tiền trước mà không xem những thước phim được làm ra với mục đích “truyền thông điệp lịch sử” – như đạo diễn của phim chia sẻ.
Phim lỗ, người dân chịu thiệt kinh tế
Sống cùng lịch sử là bộ phim do Nhà nước đặt hàng và rót 100% kinh phí cho Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngân sách là 1 triệu USD, tương đương 21 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Sống cùng lịch sử đã thất thu nặng khi công chiếu dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9 vừa qua. Theo thống kê của Trung tâm chiếu phim quốc gia Hà Nội, những ngày đầu chỉ có khoảng chục khách đến xem, ba ngày sau không còn người mua vé. Sau 5 ngày, phim bị hủy chiếu vì ế khách. Tại rạp Kim Đồng Hà Nội, không có một khách mua vé trong suốt hai tuần tác phẩm nằm trên lịch chiếu, tờ Thể thao Văn hóa đưa tin ngày 18.9.
http://motthegioi.vn/uploaded/haiyen/2014_09_20/1-song-cung-lich-su_goly.jpg?width=600 (http://motthegioi.vn/uploaded/haiyen/2014_09_20/1-song-cung-lich-su_goly.jpg?width=600)
Sống cùng lịch sử lỗ lớn khi ra rạp Hà Nội
Theo lý thuyết kinh tế, các nguồn thu ngân sách nhà nước bao gồm thuế, phí và lệ phí, phát hành tiền, đi vay nước ngoài, nhận viện trợ, đóng góp tự nguyện và bán tài sản công. Trong đó, nguồn thu chính là từ thuế và các loại phí được đóng góp từ công dân và các doanh nghiệp.
Bộ phim Sống cùng lịch sử dùng 21 tỷ từ ngân sách nhà nước và không sử dụng nguồn vốn trực tiếp từ viện trợ nào, một phần đồng nghĩa chính người dân bị thiệt hại về mặt kinh tế. Công chúng không mất vé đến rạp xem, nhưng họ đã nộp tiền gián tiếp trước đó để bộ phim thành phẩm không sinh lợi.
Khán giả không đến rạp để lại học lịch sử
Sống cùng lịch sử là tác phẩm điện ảnh được sản xuất để ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Phim xoay quanh nhóm ba bạn trẻ Tùng, Nga, và Lâm đi phượt qua những địa danh năm xưa của chiến dịch Điện Biên Phủ. Những thanh niên đang sống giữa thủ đô, được trang bị đầy đủ iPad, iPhone... bỗng chốc xuất hiện trong những trận đánh cách đây 60 năm và gặp lại các anh hùng lịch sử. Họ hóa thân thành những công dân kéo pháo, đào hầm để được sống cùng lịch sử.
Đạo diễn Ngô Thanh Vân chia sẻ, phim không quá coi trọng yếu tố kinh doanh mà tập trung truyền tải các thông điệp lịch sử đến khán giả. Đây là chủ đề được nhà nước đặt hàng cho ekip làm phim mà ông là người sáng tạo chính.
http://motthegioi.vn/uploaded/haiyen/2014_09_20/2-song-cung-lich-su_bmvd.jpg?width=600 (http://motthegioi.vn/uploaded/haiyen/2014_09_20/2-song-cung-lich-su_bmvd.jpg?width=600)
Sống cùng lịch sử là bộ phim lịch sử
ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
Ngoài Sống cùng lịch sử, mỗi năm nhà nước cũng đặt hàng các đơn vị điện ảnh sản xuất nhiều tác phẩm hư cấu khác với những chủ đề được giao trước như Ký ức Điện Biên, Thái sư Trần Thủ Độ, Giải phóng Sài Gòn… Điều đáng nói, nhiều phim đều không “sạch nước cản” so với một sản phẩm điện ảnh hợp logic để khiến công chúng bình dân xem được.
Một sự thực, người dân trong nước được học lịch sử ở nhiều nơi nên không khỏi có phần “phát ngán”. Ở trường học, học sinh thờ ơ với môn Sử. Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học 2014 vừa qua, tại trường Thái Lão, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An chỉ có 1 thí sinh thi môn Sử.
Khi xem truyền hình tại nhà, khán giả cũng được phục vụ không ít chương trình ca nhạc hát những hành khúc lịch sử. Chắc chắn, khán giả không đến rạp để tiếp tục nhận những thông điệp được truyền tải một cách khô khan và thậm chí vô lý.
Lịch sử luôn tự sống mà không cần tiếp máu
Con người luôn đi tìm lịch sử, lịch sử không đi tìm con người. Lịch sử chân chính luôn tự sống mà không cần tiếp máu. Bộ phim tài liệu Hoàng sa – Việt Nam: Nỗi đau mất mát chính thức ra mắt rộng rãi năm 2013 là dẫn chứng rõ nhất cho điều này.
http://motthegioi.vn/uploaded/haiyen/2014_09_20/3-hoang-sa-noi_dau_mat_mat_xdku.jpg?width=600 (http://motthegioi.vn/uploaded/haiyen/2014_09_20/3-hoang-sa-noi_dau_mat_mat_xdku.jpg?width=600)
Hoàng Sa – Việt Nam:
Nỗi đau mất mát là bộ phim chân thực kể câu chuyện “có máu”
Hoàng sa – Việt Nam: Nỗi đau mất mát là bộ phim của đạo diễn André Menras kể về những nỗi đau của ngư dân ở đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Điều đáng kể là ngoài những thiệt hại từ thiên tai, ngư dân ở đây từ đầu những năm 2000 thường xuyên bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, giam cầm và làm cho mất tích khi ra khơi. Vợ và con nhỏ ở nhà coi như họ đã chết và lập mộ gió dùng tượng đất đắp hình người để thờ cúng.
Câu chuyện thấu hiểu này của người đàn ông gốc Pháp khiến người dân Việt rớt nước mắt về một hiện thực lịch sử có máu. Tác phẩm của đạo diễn tự nhận mình không phải nhà làm phim cũng khiến nhiều người trong giới chuyên môn Việt Nam e thẹn.
Khi lịch sử thăng hoa trên màn ảnh rộng
Trong lúc Sống cùng lịch sử “mất xác” ngoài rạp Hà Nội, một bom tấn lịch sử khác của Hàn Quốc đã hút hơn 1/3 dân số xứ Kim chi đến xem là Đại thủy chiến (Roaring Currents). Bộ phim vừa được công chiếu ở rạp Việt cũng gây ấn tượng mạnh với khán giả.
Tác phẩm điện ảnh này kể về trận thủy chiến lớn xảy ra vào cuối thế kỷ 17 ở bán đảo Triều Tiên. Phim khắc họa chân dung vị đô đốc Yi Sun-shin của triều đại Joseon và được ví ngang Horatio Nelson - Đô đốc người Anh nổi tiếng trong cuộc chiến Napoleon.
Chuyện phim dựa trên cuốn Nhật ký Nanjung có cốt truyện hư cấu nhưng câu chuyện trung thành với chính sử, làm nổi bật chân dung người anh hùng nước Hàn. Sản phẩm giải trí gây ấn tượng mạnh với công chúng và lập kỷ lục phim có doanh thu cao nhất phòng vé Hàn. Một nguyên nhân không thể chối cãi là bởi phim được làm theo phong cách Hollywood, chuyên nghiệp ở tất cả mọi khâu từ kịch bản đến hóa trang, trang phục, đạo cụ, âm nhạc, và dựng phim.
http://motthegioi.vn/uploaded/haiyen/2014_09_20/5-gandhi_txup.jpg?width=600 (http://motthegioi.vn/uploaded/haiyen/2014_09_20/5-gandhi_txup.jpg?width=600)
Phim tiểu sử Gandhi sau 30 năm vẫn gây xúc động
Nếu như Đại thủy chiến là một phim giải trí không hẳn được tất cả giới phê bình đánh giá cao, có một phim lịch sử nghệ thuật khác trên thế giới từng gây xúc động với ngay cả người xem khó tính. Đó là phim Gandhi 1982 của đạo diễn vừa qua đời mới đây Richard Attenborough. Sau 30 năm, bộ phim khắc họa chân dung anh hùng Ấn Độ đấu tranh bất bạo động giành độc lập cho dân tộc vẫn được hầu hết phê bình gia Âu Mỹ đánh giá cao, khiến khán giả cảm động bởi độ chân thực, và giúp người lạ hiểu hơn về nhân vật anh hùng này.
Những bộ phim xuất sắc như Gandhi gần như không tuyên bố thông điệp nào nhưng khán giả tự cảm nhận được nhiều giá trị hơn hết. Và những giá trị ấy phổ quát toàn cầu./.
Nhất Sơn
Đăng Bởi Một Thế Giới -
21-09-2014
Người Việt nộp tiền tỷ
để không xem lịch sử
http://motthegioi.vn/Uploaded/haiyen/2014_09_20/2-song-cung-lich-su_BMVD.jpg?width=600&height=300&crop=auto (http://motthegioi.vn/Uploaded/haiyen/2014_09_20/2-song-cung-lich-su_BMVD.jpg?width=600&height=300&crop=auto)
Người dân đóng thuế và nộp phí vào ngân sách nhà nước, nhà nước trích tiền ngân sách đầu tư 100% vốn cho dự án “Sống cùng lịch sử”, sau đó bộ phim không bán được vé nào khi ra rạp.
Có thể nói, khán giả đã trả tiền trước mà không xem những thước phim được làm ra với mục đích “truyền thông điệp lịch sử” – như đạo diễn của phim chia sẻ.
Phim lỗ, người dân chịu thiệt kinh tế
Sống cùng lịch sử là bộ phim do Nhà nước đặt hàng và rót 100% kinh phí cho Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngân sách là 1 triệu USD, tương đương 21 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Sống cùng lịch sử đã thất thu nặng khi công chiếu dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9 vừa qua. Theo thống kê của Trung tâm chiếu phim quốc gia Hà Nội, những ngày đầu chỉ có khoảng chục khách đến xem, ba ngày sau không còn người mua vé. Sau 5 ngày, phim bị hủy chiếu vì ế khách. Tại rạp Kim Đồng Hà Nội, không có một khách mua vé trong suốt hai tuần tác phẩm nằm trên lịch chiếu, tờ Thể thao Văn hóa đưa tin ngày 18.9.
http://motthegioi.vn/uploaded/haiyen/2014_09_20/1-song-cung-lich-su_goly.jpg?width=600 (http://motthegioi.vn/uploaded/haiyen/2014_09_20/1-song-cung-lich-su_goly.jpg?width=600)
Sống cùng lịch sử lỗ lớn khi ra rạp Hà Nội
Theo lý thuyết kinh tế, các nguồn thu ngân sách nhà nước bao gồm thuế, phí và lệ phí, phát hành tiền, đi vay nước ngoài, nhận viện trợ, đóng góp tự nguyện và bán tài sản công. Trong đó, nguồn thu chính là từ thuế và các loại phí được đóng góp từ công dân và các doanh nghiệp.
Bộ phim Sống cùng lịch sử dùng 21 tỷ từ ngân sách nhà nước và không sử dụng nguồn vốn trực tiếp từ viện trợ nào, một phần đồng nghĩa chính người dân bị thiệt hại về mặt kinh tế. Công chúng không mất vé đến rạp xem, nhưng họ đã nộp tiền gián tiếp trước đó để bộ phim thành phẩm không sinh lợi.
Khán giả không đến rạp để lại học lịch sử
Sống cùng lịch sử là tác phẩm điện ảnh được sản xuất để ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Phim xoay quanh nhóm ba bạn trẻ Tùng, Nga, và Lâm đi phượt qua những địa danh năm xưa của chiến dịch Điện Biên Phủ. Những thanh niên đang sống giữa thủ đô, được trang bị đầy đủ iPad, iPhone... bỗng chốc xuất hiện trong những trận đánh cách đây 60 năm và gặp lại các anh hùng lịch sử. Họ hóa thân thành những công dân kéo pháo, đào hầm để được sống cùng lịch sử.
Đạo diễn Ngô Thanh Vân chia sẻ, phim không quá coi trọng yếu tố kinh doanh mà tập trung truyền tải các thông điệp lịch sử đến khán giả. Đây là chủ đề được nhà nước đặt hàng cho ekip làm phim mà ông là người sáng tạo chính.
http://motthegioi.vn/uploaded/haiyen/2014_09_20/2-song-cung-lich-su_bmvd.jpg?width=600 (http://motthegioi.vn/uploaded/haiyen/2014_09_20/2-song-cung-lich-su_bmvd.jpg?width=600)
Sống cùng lịch sử là bộ phim lịch sử
ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
Ngoài Sống cùng lịch sử, mỗi năm nhà nước cũng đặt hàng các đơn vị điện ảnh sản xuất nhiều tác phẩm hư cấu khác với những chủ đề được giao trước như Ký ức Điện Biên, Thái sư Trần Thủ Độ, Giải phóng Sài Gòn… Điều đáng nói, nhiều phim đều không “sạch nước cản” so với một sản phẩm điện ảnh hợp logic để khiến công chúng bình dân xem được.
Một sự thực, người dân trong nước được học lịch sử ở nhiều nơi nên không khỏi có phần “phát ngán”. Ở trường học, học sinh thờ ơ với môn Sử. Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học 2014 vừa qua, tại trường Thái Lão, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An chỉ có 1 thí sinh thi môn Sử.
Khi xem truyền hình tại nhà, khán giả cũng được phục vụ không ít chương trình ca nhạc hát những hành khúc lịch sử. Chắc chắn, khán giả không đến rạp để tiếp tục nhận những thông điệp được truyền tải một cách khô khan và thậm chí vô lý.
Lịch sử luôn tự sống mà không cần tiếp máu
Con người luôn đi tìm lịch sử, lịch sử không đi tìm con người. Lịch sử chân chính luôn tự sống mà không cần tiếp máu. Bộ phim tài liệu Hoàng sa – Việt Nam: Nỗi đau mất mát chính thức ra mắt rộng rãi năm 2013 là dẫn chứng rõ nhất cho điều này.
http://motthegioi.vn/uploaded/haiyen/2014_09_20/3-hoang-sa-noi_dau_mat_mat_xdku.jpg?width=600 (http://motthegioi.vn/uploaded/haiyen/2014_09_20/3-hoang-sa-noi_dau_mat_mat_xdku.jpg?width=600)
Hoàng Sa – Việt Nam:
Nỗi đau mất mát là bộ phim chân thực kể câu chuyện “có máu”
Hoàng sa – Việt Nam: Nỗi đau mất mát là bộ phim của đạo diễn André Menras kể về những nỗi đau của ngư dân ở đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Điều đáng kể là ngoài những thiệt hại từ thiên tai, ngư dân ở đây từ đầu những năm 2000 thường xuyên bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, giam cầm và làm cho mất tích khi ra khơi. Vợ và con nhỏ ở nhà coi như họ đã chết và lập mộ gió dùng tượng đất đắp hình người để thờ cúng.
Câu chuyện thấu hiểu này của người đàn ông gốc Pháp khiến người dân Việt rớt nước mắt về một hiện thực lịch sử có máu. Tác phẩm của đạo diễn tự nhận mình không phải nhà làm phim cũng khiến nhiều người trong giới chuyên môn Việt Nam e thẹn.
Khi lịch sử thăng hoa trên màn ảnh rộng
Trong lúc Sống cùng lịch sử “mất xác” ngoài rạp Hà Nội, một bom tấn lịch sử khác của Hàn Quốc đã hút hơn 1/3 dân số xứ Kim chi đến xem là Đại thủy chiến (Roaring Currents). Bộ phim vừa được công chiếu ở rạp Việt cũng gây ấn tượng mạnh với khán giả.
Tác phẩm điện ảnh này kể về trận thủy chiến lớn xảy ra vào cuối thế kỷ 17 ở bán đảo Triều Tiên. Phim khắc họa chân dung vị đô đốc Yi Sun-shin của triều đại Joseon và được ví ngang Horatio Nelson - Đô đốc người Anh nổi tiếng trong cuộc chiến Napoleon.
Chuyện phim dựa trên cuốn Nhật ký Nanjung có cốt truyện hư cấu nhưng câu chuyện trung thành với chính sử, làm nổi bật chân dung người anh hùng nước Hàn. Sản phẩm giải trí gây ấn tượng mạnh với công chúng và lập kỷ lục phim có doanh thu cao nhất phòng vé Hàn. Một nguyên nhân không thể chối cãi là bởi phim được làm theo phong cách Hollywood, chuyên nghiệp ở tất cả mọi khâu từ kịch bản đến hóa trang, trang phục, đạo cụ, âm nhạc, và dựng phim.
http://motthegioi.vn/uploaded/haiyen/2014_09_20/5-gandhi_txup.jpg?width=600 (http://motthegioi.vn/uploaded/haiyen/2014_09_20/5-gandhi_txup.jpg?width=600)
Phim tiểu sử Gandhi sau 30 năm vẫn gây xúc động
Nếu như Đại thủy chiến là một phim giải trí không hẳn được tất cả giới phê bình đánh giá cao, có một phim lịch sử nghệ thuật khác trên thế giới từng gây xúc động với ngay cả người xem khó tính. Đó là phim Gandhi 1982 của đạo diễn vừa qua đời mới đây Richard Attenborough. Sau 30 năm, bộ phim khắc họa chân dung anh hùng Ấn Độ đấu tranh bất bạo động giành độc lập cho dân tộc vẫn được hầu hết phê bình gia Âu Mỹ đánh giá cao, khiến khán giả cảm động bởi độ chân thực, và giúp người lạ hiểu hơn về nhân vật anh hùng này.
Những bộ phim xuất sắc như Gandhi gần như không tuyên bố thông điệp nào nhưng khán giả tự cảm nhận được nhiều giá trị hơn hết. Và những giá trị ấy phổ quát toàn cầu./.
Nhất Sơn
Đăng Bởi Một Thế Giới -
21-09-2014