duyanh
09-17-2014, 12:02 PM
Campuchia :Thảm họa giẫm đạp làm 345 người chết
Lễ hội nước ở Phnom Penh, Campuchia, biến thành thảm họa hôm qua khi hơn 345 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương vì giẫm đạp lên nhau.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/09/17/754194afbb28b9.img.jpg
Mọi người chen lấn trong lễ hội. Ảnh: AP.
Phát ngôn viên chính phủ Campuchia Khieu Kanharith cho biết số người chết lên đến 345 người, số bị thương là 410 người. Hầu hết những người này thiệt mạng vì ngạt thở và nội thương.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen mô tả đó là giờ phút đen tối nhất trong lịch sử Campuchia kể từ thời Khmer Đỏ. "Đây là thảm họa lớn nhất kể từ thời Khmer Đỏ. Tôi muốn gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến người dân và thân nhân của các nạn nhân", Hun Sen phát biểu trong chương trình truyền hình trực tiếp và cho biết nước này sẽ tổ chức quốc tang vào ngày 25/11.
Hiện chưa rõ vụ chen lấn bắt đầu như thế nào. Tuy nhiên, thông tin ban đầu cho thấy tin đồn về cây cầu yếu lan ra và những người dự lễ hội xô nhau để ra ngoài. "Cơn hoảng loạn bắt đầu. Chỗ đó quá đông đúc và họ không có nơi nào để chạy", Khieu Kanharith nói.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/09/17/cam22.jpg
Dự kiến có tới 3 triệu người tới tham dự lễ hội nước tại đảo Kim Cương, phía tây Phnompenh.
Cũng như các nơi khác trong thành phố, đảo Kim cương ngập tràn không khí lễ hội tối qua, khi sự kiện kéo dài ba ngày và thu hút khoảng ba triệu lượt khách kết thúc. Đảo Kim cương là nơi diễn ra các chương trình ca nhạc, triển lãm băng. Các quầy hàng ăn uống cũng tấp nập.
Tuy nhiên, không khí hội hè biến thành ác mộng khi đám đông chen chân trên cầu bắt đầu hoảng loạn và xô lấn lên nhau để tháo chạy. Đài truyền hình chiếu cảnh hàng chục người chất đống lên nhau, một số còn sống và tìm cách thoát ra ngoài, một số dường như đã chết. Nhiều nạn nhân là các cô gái trẻ.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/09/17/cam32.jpg
Xác người chết nằm ngổn ngang trên cây cầu hẹp.
Phần lớn trong số họ bị ngạt thở và nội thương.
Các nhân chứng cho hay nhiều người xô đẩy nhau. "Chúng tôi đang đi qua cầu lên đảo Kim cương thì dòng người xô đẩy từ phía kia. Rất nhiều người hét lên và hoảng loạn", Kruon Hay, 23 tuổi, cho hay.
"Mọi người bắt đầu chạy và ngã chồng đống lên nhau. Tôi cũng ngã. Tôi sống sót vì được người khác kéo dậy. Nhiều người nhảy xuống nước", anh cho biết.
Tại hiện trường, những chiếc dép, kính mát và các thi thể nằm rải rác trên mặt đất, giữa các thi thể đang chờ được đưa đi.
"Tôi mắc kẹt trong đám đông một lúc lâu. Nóng nực đến mức tôi ngất đi", Reuters dẫn lời một người sống sót tên là Huon Khla cho biết.
Đây là vụ giẫm đạp nghiêm trọng nhất trên thế giới kể từ tháng 1/2006 khi 362 người hành hương Hồi giáo thiệt mạng khi chen lấn tại cổng vào cầu Jamarat gần thánh địa Mecca ở Ảrập Xêút.
Những người sống sót trong vụ giẫm đạp làm hàng trăm người chết ở Phnom Penh tối qua vẫn bàng hoàng, chưa qua cơn sốc.
"Tôi rất choáng váng. Đây là lần đầu tiên chuyện như thế này xảy ra tại lễ hội nước", tài xế taxi Im Mean cho biết khi ông đứng gần cây cầu nối trung tâm thành phố với hòn đảo nhỏ, nơi lễ hội diễn ra.
"Các con và họ hàng nhà tôi đi hội hai ngày đầu tiên. Thật may mắn họ không đến vào ngày cuối", người lái xe 47 tuổi này cho biết và nói thêm rằng ông sẽ không cho con thăm đảo Kim cương vào năm tới.
“Tôi thấy thật khủng khiếp. Người ta chỉ muốn vui chơi, nhưng cuối cùng quá nhiều người chết. Có thể mọi người sẽ rất sợ khi phải qua lại cây cầu này”, Pek Luy, 25 tuổi, nói.
Những người sống sót kể lại cảnh tượng mà họ ví với địa ngục khi cảnh giẫm đạp nổ ra, ai ai cũng cố thoát ra ngoài trong cơn tuyệt vọng.
Kim Houng, 29 tuổi, đang được điều trị tại bệnh viện Calmette ở Phnom Penh. Anh đã ngất đi trong đám đông nhưng được em trai cứu sống. "Tôi chỉ dịch chuyển được phần trên cơ thể còn chân không hề nhúc nhích được. Không thể thở nổi. Nhiều người ngã xuống và kêu cứu. Tôi cũng kêu: "Cứu tôi! Tôi không thể giúp anh được!’", ảnh kể lại.
Sau khi Kim Houng ngã xuống, người em trai lôi anh lên. "Họ giẫm cả lên đầu, lên mặt, lên người tôi. Nếu không có em trai, tôi chắc chắn đã chết rồi", Guardian dẫn lời anh cho hay.
Prak Kunhea, người phụ nữ bị gãy chân vì chen lấn, cho biết nhiều người đạp lên người cô trong cơn hoảng sợ. "Mọi người bắt đầu thấy hoảng, và rồi họ giẫm lên người tôi. Tôi ngã trên cầu và rất nhiều người đạp lên tôi", cô nói.
Vann Thon, 25 tuổi, kể lại cảnh người ta lũ lượt mang các xác chết ra ngoài. "Họ khiêng thi thể của người thân, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Trông ai cũng thật sợ hãi", Vann Thon nói.
theo giadinh.
Lễ hội nước ở Phnom Penh, Campuchia, biến thành thảm họa hôm qua khi hơn 345 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương vì giẫm đạp lên nhau.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/09/17/754194afbb28b9.img.jpg
Mọi người chen lấn trong lễ hội. Ảnh: AP.
Phát ngôn viên chính phủ Campuchia Khieu Kanharith cho biết số người chết lên đến 345 người, số bị thương là 410 người. Hầu hết những người này thiệt mạng vì ngạt thở và nội thương.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen mô tả đó là giờ phút đen tối nhất trong lịch sử Campuchia kể từ thời Khmer Đỏ. "Đây là thảm họa lớn nhất kể từ thời Khmer Đỏ. Tôi muốn gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến người dân và thân nhân của các nạn nhân", Hun Sen phát biểu trong chương trình truyền hình trực tiếp và cho biết nước này sẽ tổ chức quốc tang vào ngày 25/11.
Hiện chưa rõ vụ chen lấn bắt đầu như thế nào. Tuy nhiên, thông tin ban đầu cho thấy tin đồn về cây cầu yếu lan ra và những người dự lễ hội xô nhau để ra ngoài. "Cơn hoảng loạn bắt đầu. Chỗ đó quá đông đúc và họ không có nơi nào để chạy", Khieu Kanharith nói.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/09/17/cam22.jpg
Dự kiến có tới 3 triệu người tới tham dự lễ hội nước tại đảo Kim Cương, phía tây Phnompenh.
Cũng như các nơi khác trong thành phố, đảo Kim cương ngập tràn không khí lễ hội tối qua, khi sự kiện kéo dài ba ngày và thu hút khoảng ba triệu lượt khách kết thúc. Đảo Kim cương là nơi diễn ra các chương trình ca nhạc, triển lãm băng. Các quầy hàng ăn uống cũng tấp nập.
Tuy nhiên, không khí hội hè biến thành ác mộng khi đám đông chen chân trên cầu bắt đầu hoảng loạn và xô lấn lên nhau để tháo chạy. Đài truyền hình chiếu cảnh hàng chục người chất đống lên nhau, một số còn sống và tìm cách thoát ra ngoài, một số dường như đã chết. Nhiều nạn nhân là các cô gái trẻ.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/09/17/cam32.jpg
Xác người chết nằm ngổn ngang trên cây cầu hẹp.
Phần lớn trong số họ bị ngạt thở và nội thương.
Các nhân chứng cho hay nhiều người xô đẩy nhau. "Chúng tôi đang đi qua cầu lên đảo Kim cương thì dòng người xô đẩy từ phía kia. Rất nhiều người hét lên và hoảng loạn", Kruon Hay, 23 tuổi, cho hay.
"Mọi người bắt đầu chạy và ngã chồng đống lên nhau. Tôi cũng ngã. Tôi sống sót vì được người khác kéo dậy. Nhiều người nhảy xuống nước", anh cho biết.
Tại hiện trường, những chiếc dép, kính mát và các thi thể nằm rải rác trên mặt đất, giữa các thi thể đang chờ được đưa đi.
"Tôi mắc kẹt trong đám đông một lúc lâu. Nóng nực đến mức tôi ngất đi", Reuters dẫn lời một người sống sót tên là Huon Khla cho biết.
Đây là vụ giẫm đạp nghiêm trọng nhất trên thế giới kể từ tháng 1/2006 khi 362 người hành hương Hồi giáo thiệt mạng khi chen lấn tại cổng vào cầu Jamarat gần thánh địa Mecca ở Ảrập Xêút.
Những người sống sót trong vụ giẫm đạp làm hàng trăm người chết ở Phnom Penh tối qua vẫn bàng hoàng, chưa qua cơn sốc.
"Tôi rất choáng váng. Đây là lần đầu tiên chuyện như thế này xảy ra tại lễ hội nước", tài xế taxi Im Mean cho biết khi ông đứng gần cây cầu nối trung tâm thành phố với hòn đảo nhỏ, nơi lễ hội diễn ra.
"Các con và họ hàng nhà tôi đi hội hai ngày đầu tiên. Thật may mắn họ không đến vào ngày cuối", người lái xe 47 tuổi này cho biết và nói thêm rằng ông sẽ không cho con thăm đảo Kim cương vào năm tới.
“Tôi thấy thật khủng khiếp. Người ta chỉ muốn vui chơi, nhưng cuối cùng quá nhiều người chết. Có thể mọi người sẽ rất sợ khi phải qua lại cây cầu này”, Pek Luy, 25 tuổi, nói.
Những người sống sót kể lại cảnh tượng mà họ ví với địa ngục khi cảnh giẫm đạp nổ ra, ai ai cũng cố thoát ra ngoài trong cơn tuyệt vọng.
Kim Houng, 29 tuổi, đang được điều trị tại bệnh viện Calmette ở Phnom Penh. Anh đã ngất đi trong đám đông nhưng được em trai cứu sống. "Tôi chỉ dịch chuyển được phần trên cơ thể còn chân không hề nhúc nhích được. Không thể thở nổi. Nhiều người ngã xuống và kêu cứu. Tôi cũng kêu: "Cứu tôi! Tôi không thể giúp anh được!’", ảnh kể lại.
Sau khi Kim Houng ngã xuống, người em trai lôi anh lên. "Họ giẫm cả lên đầu, lên mặt, lên người tôi. Nếu không có em trai, tôi chắc chắn đã chết rồi", Guardian dẫn lời anh cho hay.
Prak Kunhea, người phụ nữ bị gãy chân vì chen lấn, cho biết nhiều người đạp lên người cô trong cơn hoảng sợ. "Mọi người bắt đầu thấy hoảng, và rồi họ giẫm lên người tôi. Tôi ngã trên cầu và rất nhiều người đạp lên tôi", cô nói.
Vann Thon, 25 tuổi, kể lại cảnh người ta lũ lượt mang các xác chết ra ngoài. "Họ khiêng thi thể của người thân, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Trông ai cũng thật sợ hãi", Vann Thon nói.
theo giadinh.