khieman
09-12-2014, 12:02 AM
.
Chấm dứt định chế Lạt Ma hóa thân :
Trung Quốc bị « hẫng giò » ?
Thời sự Châu Á khá hiếm hoi trên các báo Pháp hôm nay. Riêng nhật báo Công giáo La Croix quan tâm đến việc « Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố ông sẽ là người cuối cùng trong định chế ». Đây cũng là tựa đề bài viết.
Tờ báo nhắc lại thông báo trên được đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra vào hôm Chủ nhật 07/09/2014, khi trả lời phỏng vấn cho tờ báo Đức Welt am Sonntag. Ngài khẳng định :
« Định chế Đạt Lai Lạt Ma tồn tại từ gần năm thế kỷ nay và truyền thống này có thể chấm dứt ở đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 rất được yêu quý ».
La Croix trích dẫn nhận định của nhà nghiên cứu Trung Quốc học, ông Alain Wang, tác giả của nhiều quyển sách về đức Đạt Lai Lạt Ma, « Thông báo này hoàn toàn hợp lý so với tiến trình dân chủ hóa của hệ thống chính trị Tây Tạng mà Ngài đưa ra vào năm 2011. [...] Hơn nữa, Ngài cũng từng cho rằng định chế Đạt Lai Lạt Ma đã già cỗi và cần phải tiến hóa. Một lời chỉ trích ngầm về hệ thống cộng sản Trung Quốc, đặc biệt quá khắt khe ».
Tuy nhiên tờ báo lấy làm ngờ vực ý đồ chấm dứt định chế Đại Lai Lạt Ma trong phương diện tôn giáo. Vào năm 2011, Ngài đã tuyên bố :
« Ở độ tuổi 90, tôi sẽ tham vấn các định chế Phật giáo Tây Tạng tối cao nhất và người dân Tây Tạng, nhằm tái thẩm định tính thích đáng của định chế Đạt Lai Lạt Ma ».
La Croix nhận định đối với người dân Tây Tạng, Ngài sẽ hóa thân, và mọi câu hỏi đổ dồn về việc người ta sẽ tìm kiếm hóa thân cho Ngài hay không. Giờ đây câu trả lời của Đức Lạt Ma là « không ».
Thế nhưng, đối với tờ báo, các tuyên bố trên của Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ sẽ được thấu hiểu dưới ánh sáng cảm nhận về Trung Quốc của Ngài và tầm ảnh hưởng của nó (Bắc Kinh) lên khu tự trị Tây Tạng. « Khi tuyên bố chấm dứt định chế Đạt Lai Lạt Ma, Ngài đang cắt cỏ dưới chân Trung Quốc », theo khẳng định của nhà nghiên cứu Trung Quốc học Alain Wang.
Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ tự mình chỉ định người kế tục đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi Ngài ra đi, nhằm có được một đại diện chính thức tại Lhassa, theo cùng cách thức mà chính quyền Trung Quốc đã làm với Ban Thiền Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần thứ hai trong trường phái Phật giáo Tây Tạng.
Nghĩa là Bắc Kinh tự chọn một người kế tục trẻ cho vị Ban Thiền Lạt Ma trước đây, qua đời vào năm 1989, sau khi từ chối hợp tác với chính quyền Trung Quốc. Đức Đạt Lai Lạt Ma thật ra đã chọn một người khác, sinh ra tại Tây Tạng, nhưng Bắc Kinh đã bắt cóc và mất tích luôn từ đó.
Đối với nhà Trung Quốc học, « Đức Đạt Lai Lạt Ma không muốn xảy ra một kịch bản tương tự và đánh cược rằng Bắc Kinh sẽ không dám chọn một vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 cho một định chế mà nó không còn tồn tại nữa ».
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140909-the-gioi-se-kiem-soat-duoc-ma-tuy
Chấm dứt định chế Lạt Ma hóa thân :
Trung Quốc bị « hẫng giò » ?
Thời sự Châu Á khá hiếm hoi trên các báo Pháp hôm nay. Riêng nhật báo Công giáo La Croix quan tâm đến việc « Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố ông sẽ là người cuối cùng trong định chế ». Đây cũng là tựa đề bài viết.
Tờ báo nhắc lại thông báo trên được đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra vào hôm Chủ nhật 07/09/2014, khi trả lời phỏng vấn cho tờ báo Đức Welt am Sonntag. Ngài khẳng định :
« Định chế Đạt Lai Lạt Ma tồn tại từ gần năm thế kỷ nay và truyền thống này có thể chấm dứt ở đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 rất được yêu quý ».
La Croix trích dẫn nhận định của nhà nghiên cứu Trung Quốc học, ông Alain Wang, tác giả của nhiều quyển sách về đức Đạt Lai Lạt Ma, « Thông báo này hoàn toàn hợp lý so với tiến trình dân chủ hóa của hệ thống chính trị Tây Tạng mà Ngài đưa ra vào năm 2011. [...] Hơn nữa, Ngài cũng từng cho rằng định chế Đạt Lai Lạt Ma đã già cỗi và cần phải tiến hóa. Một lời chỉ trích ngầm về hệ thống cộng sản Trung Quốc, đặc biệt quá khắt khe ».
Tuy nhiên tờ báo lấy làm ngờ vực ý đồ chấm dứt định chế Đại Lai Lạt Ma trong phương diện tôn giáo. Vào năm 2011, Ngài đã tuyên bố :
« Ở độ tuổi 90, tôi sẽ tham vấn các định chế Phật giáo Tây Tạng tối cao nhất và người dân Tây Tạng, nhằm tái thẩm định tính thích đáng của định chế Đạt Lai Lạt Ma ».
La Croix nhận định đối với người dân Tây Tạng, Ngài sẽ hóa thân, và mọi câu hỏi đổ dồn về việc người ta sẽ tìm kiếm hóa thân cho Ngài hay không. Giờ đây câu trả lời của Đức Lạt Ma là « không ».
Thế nhưng, đối với tờ báo, các tuyên bố trên của Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ sẽ được thấu hiểu dưới ánh sáng cảm nhận về Trung Quốc của Ngài và tầm ảnh hưởng của nó (Bắc Kinh) lên khu tự trị Tây Tạng. « Khi tuyên bố chấm dứt định chế Đạt Lai Lạt Ma, Ngài đang cắt cỏ dưới chân Trung Quốc », theo khẳng định của nhà nghiên cứu Trung Quốc học Alain Wang.
Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ tự mình chỉ định người kế tục đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi Ngài ra đi, nhằm có được một đại diện chính thức tại Lhassa, theo cùng cách thức mà chính quyền Trung Quốc đã làm với Ban Thiền Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần thứ hai trong trường phái Phật giáo Tây Tạng.
Nghĩa là Bắc Kinh tự chọn một người kế tục trẻ cho vị Ban Thiền Lạt Ma trước đây, qua đời vào năm 1989, sau khi từ chối hợp tác với chính quyền Trung Quốc. Đức Đạt Lai Lạt Ma thật ra đã chọn một người khác, sinh ra tại Tây Tạng, nhưng Bắc Kinh đã bắt cóc và mất tích luôn từ đó.
Đối với nhà Trung Quốc học, « Đức Đạt Lai Lạt Ma không muốn xảy ra một kịch bản tương tự và đánh cược rằng Bắc Kinh sẽ không dám chọn một vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 cho một định chế mà nó không còn tồn tại nữa ».
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140909-the-gioi-se-kiem-soat-duoc-ma-tuy