PDA

View Full Version : Tầng ozone đã ‘dày trở lại’



duyanh
09-11-2014, 12:38 PM
Tầng ozone đã ‘dày trở lại’



http://a.files.bbci.co.uk/worldservice/live/assets/images/2014/09/11/140911042017_ozone_layer_512x288_._nocredit.jpg
Nam Cực là nơi tầng ozone bị đe dọa nhiều nhất


Tầng ozone giúp bao bọc Trái đất khỏi tia cực tím gây ung thư đã cho thấy các dấu hiệu dày trở lại sau nhiều năm suy thoái, một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho biết.
Lỗ hổng trên tầng ozone vốn xuất hiện hàng năm ở Nam Cực đã dừng mở rộng từ năm này qua năm khác.



Nghiên cứu này cũng cho biết phải mất cả chục năm để lỗ hổng tầng ozone thu hẹp lại.
‘Quyết tâm chính trị’ Các nhà khoa học cho rằng việc tầng ozone phục hồi chủ yếu là do quyết tâm chính trị của các nước làm giảm khí CFC phá hủy tầng ozone do hoạt động của con người tạo ra.
Nghiên cứu này do các nhà nghiên cứu của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) đưa ra.
“Hành động quốc tế đối với tầng ozone là câu chuyện thành công lớn trong lĩnh vực môi trường... Điều này sẽ khuyến khích chúng ta thể hiện mức độ đoàn kết và khẩn cấp tương tự để đối phó với thách thức thậm chí còn lớn hơn nữa là biến đổi khí hậu,” ông Michel Jarraud, tổng thư ký WMO nói.
"Hành động quốc tế đối với tầng ozone là câu chuyện thành công lớn trong lĩnh vực môi trường... Điều này sẽ khuyến khích chúng ta thể hiện mức độ đoàn kết và khẩn cấp tương tự để đối phó với thách thức thậm chí còn lớn hơn nữa là biến đổi khí hậu."
Michel Jarraud, tổng thư ký WMO


Tiến sỹ Ken Jucks ở cơ quan không gian Mỹ Nasa nói với BBC rằng con người ‘đã bắt đầu làm điều đúng đắn để đưa bầu khí quyển trở lại như trước khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu’.
Các nhà khoa học chưa hoàn toàn chắc chắn rằng lỗ hổng tầng ozone sẽ tự lấp đầy trở lại hay không. Giáo sư David Vaughan của Cơ quan Khảo sát Nam cực Anh cho biết các kết quả kiểm tra của cơ quan ông sẽ giúp hiểu rõ hơn về kết luận của WMO.
“Chúng ta cần phải cẩn trọng một chúng nhưng nhìn bên ngoài thì đúng đây là tin rất tốt,” ông nói với BBC, “Sẽ mất vài tuần để xử lý các số liệu của chúng tôi từ Nam Cực nhưng chúng tôi hy vọng sẽ xác nhận kết quả này. Nếu nó là chính xác thì nó sẽ cho thấy sức mạnh của sự đồng thuận quốc tế.”
Tin xấu về hiệu ứng nhà kính
http://a.files.bbci.co.uk/worldservice/live/assets/images/2011/10/02/111002232127_ozone_304.jpg
Sẽ mất nhiều năm để lỗ hổng tầng ozone ở Nam Cực thu hẹp lại


Tin vui về tầng ozone đến trong lúc có tin xấu về khí gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu. WMO trong tuần này cho biết khí gây hiệu ứng nhà kính đã đạt đến mức cao kỷ lục.
Khí CO2, một khí gây hiệu ứng nhà kính, đóng vai trò trung tâm trong nhiều mặt hoạt động của con người.
Đối phó với CO2 là một công việc hoàn toàn khác để giảm một số hóa chất mà con người có chất khác để thay thế.
Công ước Montreal năm 1987 đã cấm hoặc loại trừ dần việc tạo ra các hóa chất ăn mòn tầng ozone như CFC vốn từng được sử dụng rộng rãi trong các tủ lạnh để giúp giảm thêm hai triệu ca ung thu da mới mỗi năm cho đến năm 2030, theo UNEP.
Nó cũng giúp ngăn chặn tổn hại đối với sinh vật hoang dã, nông nghiệp, mắt và hệ thống miễn dịch của con người, cơ quan này cho biết.
WMO cho biết đến giữa thế kỷ này thì tầng ozone sẽ hồi phục đến mức của những năm 1980, hoặc chậm hơn một chút ở Nam Cực, nơi mà tầng ozone mỏng lại mỗi năm trong khoảng thời gian giữa tháng Tám cho đến tháng 11 hay tháng 12.
Theo WMO thì con người có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi của tầng ozone đến 11 năm nếu lượng các chất ăn mòn tầng ozone còn tồn đọng bị tiêu hủy. Đa phần các chất này nằm trong các tủ lạnh và các bình chữa cháy cũ.

BBC