duyanh
09-03-2014, 02:04 PM
http://a.files.bbci.co.uk/worldservice/live/assets/images/2014/09/03/140903083904_1_624x351_reuters.jpg
Hai lần phát hành trái phiếu quốc tế gần đây nhất của Việt Nam là các năm 2005, 2010
Giới chuyên gia cảnh báo hậu quả việc lấy nợ mới để trả nợ cũ sau khi chính phủ Việt Nam thông báo có thể sẽ phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu quốc tế.
Hôm 28/8, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên được các báo trong nước dẫn lời xác nhận rằng "chính phủ đang tính toán vay một khoản khác tương đương với lãi suất thấp hơn" do khoản vay khoảng 1 tỷ đôla trước đây lãi cao".
Nếu kế hoạch được thông qua, đây sẽ là lần thứ ba chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế.
Hồi năm 2005, chính phủ Việt Nam cũng đã phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York để vay 750 triệu đôla, với kỳ hạn 10 năm và lãi suất 7,125%/năm, theo báo điện tử Bấm VnEconomy (http://vneconomy.vn/thoi-su/chinh-phu-dang-can-nhac-vay-1-ty-usd-de-dao-no-20140829120910114.htm).
"Số trái phiếu này sẽ đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Tuy nhiên, do Chính phủ cho Vinashin vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên và khoản vay đã không được sử dụng hiệu quả, nên Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho Chính phủ."
"Trong năm 2010, chính phủ Việt Nam tiếp tục phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở giao dịch chứng khoán Singapore với lãi suất 6,75%/năm, báo này cho biết thêm. Số tiền này sau đó được Chính phủ cho một số tập đoàn kinh tế lớn như Dầu khí, Điện lực, Vinalines... vay lại", báo này cho biết.
'Kinh nghiệm cay đắng'
"Vai trò của Quốc Hội trong khoản vay không hề nhỏ này cũng cần được làm rõ, cho đến nay chưa biết thông tin Chính phủ đã báo cáo với Quốc Hội hay chưa"
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh
Trả lời BBC ngày 3/9, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng kế hoạch này đang làm dấy lên sự quan tâm rộng rãi của dư luận, trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang tăng với tốc độ cao nhất từ khi bắt đầu Đổi Mới đến nay và nghĩa vụ trả nợ cũng đạt tỷ lệ cao nhất trong chi ngân sách từ trước đến nay.
"Một mặt, việc chính phủ vay đảo nợ trên thị trường quốc tế khi lãi suất đang ở mức thấp được coi là một bước đi hợp lý và khôn ngoan để giảm bớt gánh nặng lãi suất cao trước đây. Hơn thế nữa, mới đây, Moody's đã nâng xếp hạng tài chính của Việt Nam cũng là một tín hiệu thuận lợi", ông Doanh nói.
"Mặt khác, việc sử dụng khoản vay này như thế nào, ngoài việc đảo nợ, là điều được quan tâm để tránh việc lặp lại kinh nghiệm cay đắng của khoản vay 750 triệu đôla đã được trao hết cho Vinashin mà nay nhà nước đang phải trả nợ thay cho tập đoàn này."
Toàn bộ 750 triệu đôla trái phiếu hồi năm 2005 đã được chính phủ Việt Nam chuyển sang cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và tập đoàn này đã không có khả năng trả nợ cho chính phủ do làm ăn thua lỗ.
"Về mặt kỹ thuật, ngoài lãi suất, phí thu xếp khoản vay của các ngân hàng tham gia thu xếp khoản tín dụng này cũng không phải thấp cũng cần phải được xem xét một cách cẩn trọng," ông Doanh nói.
"Vai trò của Quốc Hội trong khoản vay không hề nhỏ này cũng cần được làm rõ, cho đến nay chưa biết thông tin Chính phủ đã báo cáo với Quốc Hội hay chưa."
'Lỗi cực kỳ lớn' Mở bằng chương trình nghe nhìn khác (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/09/140903_buikienthanh_interview.shtml?bw=bb&mp=wm&bbcws=1&news=1)
Trả lời BBC trong cùng ngày 3/9, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng việc chính phủ giao toàn bộ tiền vào tay Vinashin mà không cần có các dự án cụ thể để giải ngân là "lỗi cực kỳ lớn".
"Theo tôi nhận xét thì việc nhà nước vay 750 triệu đôla về rồi đưa thẳng cho Vinashin mà không yêu cầu Vinashin trình ra các dự án kinh doanh để dùng số tiền đó thì đó là một lỗi cực kỳ lớn trong quản lý tài chính quốc gia," ông nói.
"Không thể nào đưa hết một số tiền như vậy cho một doanh nghiệp mà chưa có các dự án cụ thể để giải ngân."
"Vinashin sau khi nhận được số tiền đó không biết làm gì, dự án thì chưa có, mà phát triển thì theo kế hoạch 5 - 10 năm, nhận một đống tiền như thế rồi đi đầu tư dàn trải ngoài chức năng của mình."
"Đó là lỗi của chính phủ chứ không phải của riêng Vinashin," ông Thành nhận định.
"Bộ Tài chính phải giữ số tiền đó và giải ngân theo tiến độ chứ không thể nào đưa hết một lần như vậy."
"Nhà nước phải quản lý chặt chẽ hơn vấn đề tài chính của nhà nước và chỉ giải ngân cho doanh nghiệp những dự án doanh nghiệp trình lên và phê duyệt theo tiến độ, không thể giải ngân bừa bãi như vậy được."
'Đảo nợ biểu hiện sự yếu kém'
"Nếu nhà nước Việt Nam cần vay tiền để trả nợ cũ thì nó thể hiện một yếu thế của nhà nước"
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành
Ông Bùi Kiến Thành cho rằng việc lấy nợ mới để đắp vào nợ cũ là một bước đi thể hiện sự yếu kém về nguồn lực và sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trước quốc tế.
"Nếu nhà nước Việt Nam cần vay tiền để trả nợ cũ thì nó thể hiện một yếu thế của nhà nước," ông nói.
"Nó cho thấy nhà nước không đủ phương tiện để thanh toán nợ khi đáo hạn mà phải lấy nợ mới để trả nợ cũ."
"Điều này không được thị trường tài chính quốc tế đánh giá cao, vì nó biểu hiện cho sự yếu kém của hệ thống tài chính và sẽ ảnh hưởng hệ số tín nhiệm của Việt Nam khi đi vay trên thị trường quốc tế."
Theo ông, cách duy nhất để chấm dứt việc đảo nợ là thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh.
"Nếu nền kinh tế phát triển tốt, doanh nghiệp phát triển tốt, không phải chết hàng loạt như lúa sau đợt bão như hiện nay thì doanh nghiệp sẽ có tiền trả thuế cho nhà nước, giúp nhà nước có khả năng thanh toán nợ, giúp nền kinh tế phát triển tốt, tăng dự trữ ngoại hối và giải quyết nợ", ông nói.
BBC
Hai lần phát hành trái phiếu quốc tế gần đây nhất của Việt Nam là các năm 2005, 2010
Giới chuyên gia cảnh báo hậu quả việc lấy nợ mới để trả nợ cũ sau khi chính phủ Việt Nam thông báo có thể sẽ phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu quốc tế.
Hôm 28/8, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên được các báo trong nước dẫn lời xác nhận rằng "chính phủ đang tính toán vay một khoản khác tương đương với lãi suất thấp hơn" do khoản vay khoảng 1 tỷ đôla trước đây lãi cao".
Nếu kế hoạch được thông qua, đây sẽ là lần thứ ba chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế.
Hồi năm 2005, chính phủ Việt Nam cũng đã phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York để vay 750 triệu đôla, với kỳ hạn 10 năm và lãi suất 7,125%/năm, theo báo điện tử Bấm VnEconomy (http://vneconomy.vn/thoi-su/chinh-phu-dang-can-nhac-vay-1-ty-usd-de-dao-no-20140829120910114.htm).
"Số trái phiếu này sẽ đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Tuy nhiên, do Chính phủ cho Vinashin vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên và khoản vay đã không được sử dụng hiệu quả, nên Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho Chính phủ."
"Trong năm 2010, chính phủ Việt Nam tiếp tục phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở giao dịch chứng khoán Singapore với lãi suất 6,75%/năm, báo này cho biết thêm. Số tiền này sau đó được Chính phủ cho một số tập đoàn kinh tế lớn như Dầu khí, Điện lực, Vinalines... vay lại", báo này cho biết.
'Kinh nghiệm cay đắng'
"Vai trò của Quốc Hội trong khoản vay không hề nhỏ này cũng cần được làm rõ, cho đến nay chưa biết thông tin Chính phủ đã báo cáo với Quốc Hội hay chưa"
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh
Trả lời BBC ngày 3/9, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng kế hoạch này đang làm dấy lên sự quan tâm rộng rãi của dư luận, trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang tăng với tốc độ cao nhất từ khi bắt đầu Đổi Mới đến nay và nghĩa vụ trả nợ cũng đạt tỷ lệ cao nhất trong chi ngân sách từ trước đến nay.
"Một mặt, việc chính phủ vay đảo nợ trên thị trường quốc tế khi lãi suất đang ở mức thấp được coi là một bước đi hợp lý và khôn ngoan để giảm bớt gánh nặng lãi suất cao trước đây. Hơn thế nữa, mới đây, Moody's đã nâng xếp hạng tài chính của Việt Nam cũng là một tín hiệu thuận lợi", ông Doanh nói.
"Mặt khác, việc sử dụng khoản vay này như thế nào, ngoài việc đảo nợ, là điều được quan tâm để tránh việc lặp lại kinh nghiệm cay đắng của khoản vay 750 triệu đôla đã được trao hết cho Vinashin mà nay nhà nước đang phải trả nợ thay cho tập đoàn này."
Toàn bộ 750 triệu đôla trái phiếu hồi năm 2005 đã được chính phủ Việt Nam chuyển sang cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và tập đoàn này đã không có khả năng trả nợ cho chính phủ do làm ăn thua lỗ.
"Về mặt kỹ thuật, ngoài lãi suất, phí thu xếp khoản vay của các ngân hàng tham gia thu xếp khoản tín dụng này cũng không phải thấp cũng cần phải được xem xét một cách cẩn trọng," ông Doanh nói.
"Vai trò của Quốc Hội trong khoản vay không hề nhỏ này cũng cần được làm rõ, cho đến nay chưa biết thông tin Chính phủ đã báo cáo với Quốc Hội hay chưa."
'Lỗi cực kỳ lớn' Mở bằng chương trình nghe nhìn khác (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/09/140903_buikienthanh_interview.shtml?bw=bb&mp=wm&bbcws=1&news=1)
Trả lời BBC trong cùng ngày 3/9, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng việc chính phủ giao toàn bộ tiền vào tay Vinashin mà không cần có các dự án cụ thể để giải ngân là "lỗi cực kỳ lớn".
"Theo tôi nhận xét thì việc nhà nước vay 750 triệu đôla về rồi đưa thẳng cho Vinashin mà không yêu cầu Vinashin trình ra các dự án kinh doanh để dùng số tiền đó thì đó là một lỗi cực kỳ lớn trong quản lý tài chính quốc gia," ông nói.
"Không thể nào đưa hết một số tiền như vậy cho một doanh nghiệp mà chưa có các dự án cụ thể để giải ngân."
"Vinashin sau khi nhận được số tiền đó không biết làm gì, dự án thì chưa có, mà phát triển thì theo kế hoạch 5 - 10 năm, nhận một đống tiền như thế rồi đi đầu tư dàn trải ngoài chức năng của mình."
"Đó là lỗi của chính phủ chứ không phải của riêng Vinashin," ông Thành nhận định.
"Bộ Tài chính phải giữ số tiền đó và giải ngân theo tiến độ chứ không thể nào đưa hết một lần như vậy."
"Nhà nước phải quản lý chặt chẽ hơn vấn đề tài chính của nhà nước và chỉ giải ngân cho doanh nghiệp những dự án doanh nghiệp trình lên và phê duyệt theo tiến độ, không thể giải ngân bừa bãi như vậy được."
'Đảo nợ biểu hiện sự yếu kém'
"Nếu nhà nước Việt Nam cần vay tiền để trả nợ cũ thì nó thể hiện một yếu thế của nhà nước"
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành
Ông Bùi Kiến Thành cho rằng việc lấy nợ mới để đắp vào nợ cũ là một bước đi thể hiện sự yếu kém về nguồn lực và sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trước quốc tế.
"Nếu nhà nước Việt Nam cần vay tiền để trả nợ cũ thì nó thể hiện một yếu thế của nhà nước," ông nói.
"Nó cho thấy nhà nước không đủ phương tiện để thanh toán nợ khi đáo hạn mà phải lấy nợ mới để trả nợ cũ."
"Điều này không được thị trường tài chính quốc tế đánh giá cao, vì nó biểu hiện cho sự yếu kém của hệ thống tài chính và sẽ ảnh hưởng hệ số tín nhiệm của Việt Nam khi đi vay trên thị trường quốc tế."
Theo ông, cách duy nhất để chấm dứt việc đảo nợ là thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh.
"Nếu nền kinh tế phát triển tốt, doanh nghiệp phát triển tốt, không phải chết hàng loạt như lúa sau đợt bão như hiện nay thì doanh nghiệp sẽ có tiền trả thuế cho nhà nước, giúp nhà nước có khả năng thanh toán nợ, giúp nền kinh tế phát triển tốt, tăng dự trữ ngoại hối và giải quyết nợ", ông nói.
BBC