khieman
08-23-2014, 02:34 AM
.
Bản Tâm bất sanh bất diệt
Đức Phật đã nhiều lần khẳng định:
- “Này chư Tỳ kheo, bây giờ cũng như trước đây, Như Lai chỉ dạy về “Khổ” và về “Con Đường Diệt Khổ”.
Tại sao Ngài có thể khẳng định như vậy?
- Xin thưa rằng vì Ngài đã thực chứng được cảnh giới Niết Bàn, tức là cảnh giới tâm thức bất sanh bất diệt. Từ sự thực chứng, Ngài truyền dạy lại chúng sinh những kinh nghiệm tu trì. Rồi tới chư đệ tử của Ngài, chư Tổ Sư, cũng từ sự thực chứng mà truyền dạy lại những kinh nghiệm, mục đích là để nhắc nhở, thức tỉnh chúng sinh, mong họ theo lời chỉ dạy mà thanh tịnh hóa tâm, để họ ra khỏi cơn mê vọng Tham Sân Si, tạo nghiệp, trả quả báo, trôi lăn hoài trong vòng sinh tử luân hồi.
Một trong những kinh chuyên chở lời dạy cao quý này của đức Phật là kinh Lăng Nghiêm (The Surangama Sutra). Nơi kinh này, đức Phật dùng những thí dụ cụ thể về Tánh Thấy để giải thích cái bất sanh bất diệt. Tánh Thấy là khía cạnh ứng dụng của Tâm. Xin trích dịch một đoạn trong kinh The Surangama Sutra do Charles Luk dịch từ Hán văn sang Anh ngữ, như sau:
… “ …Khi ấy vua Prasenajit đứng dậy bạch với đức Phật :
– Bạch Thế Tôn, lúc trước chưa thọ giáo với Phật, đệ tử nghe nói rằng “khi thân này chết thì thành hư vô, gọi là Niết Bàn.” Mặc dù hôm nay đệ tử đã được Phật chỉ dạy, nhưng vẫn còn chưa hiểu rõ. Mọi người tại đây cũng đều mong được biết cách làm thế nào để nhận ra được Bản Tâm và chứng minh được rằng Tâm này ở ngoài vòng sanh diệt.
Phật hỏi :
- Đại vương ! Bây giờ tôi hỏi về cái thân máu thịt của ông hiện tại đây, nó bền chắc như kim cương, hay nó đổi thay và hư hoại?
Vua đáp :
- Bạch Thế Tôn, thân đệ tử sẽ hư hỏng từ từ, cuối cùng sẽ hoại diệt và chết luôn.
Phật hỏi :
- Đại Vương, ông chưa chết, làm sao biết nó sẽ hoại diệt ?
Vua đáp :
- Bạch Thế Tôn, cái thân vô thường của đệ tử luôn luôn thay đổi, hư hoại dần, tuy là chưa chết, nhưng đệ tử vẫn đang nhìn thấy sự thay đổi, hư hoại không lúc nào ngưng, đang tàn tạ như lửa cháy lụi dần cho đến lúc hết củi.
Phật nói :
— Đúng vậy Đại Vương. Bây giờ ông đã già, so với lúc còn là đứa trẻ ông thấy thế nào?
Vua đáp :
- Bạch Thế Tôn, khi đệ tử còn là đứa bé thì da dẻ hồng hào, rồi lúc lớn lên thì khí lực dồi dào, sung mãn. Ngày nay già nua yếu đuối, thân hình gầy gò, trí óc chậm lụt, tóc bạc, mặt nhăn, cho nên đệ tử biết mình chẳng còn sống bao lâu, chẳng thể so sánh ngày nay với những ngày thanh xuân đầy ắp sức sống của đệ tử. Mà sự đổi thay này nó xảy ra một cách âm thầm, khó mà nhận thấy. Nhưng chính vì sự đổi thay liên tục đó, mà thân thể đệ tử trở thành già yếu như bây giờ. Bởi vì khi đệ tử 20 tuổi, tuy là còn trẻ, nhưng trông cũng đã già hơn lúc lên 10, rồi khi 30 lại già hơn 20. Bây giờ đệ tử đã 62, thì lại già yếu hơn lúc năm chục tuổi.
Bạch Thế Tôn, đây là đệ tử nói về sự thay đổi của từng thập niên, nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì lại thấy sự thay đổi chẳng những xảy ra từng năm, từng tháng, từng ngày, mà thật ra là từng niệm, từng niệm nó đã dời đổi. Vì thế đệ tử biết thân này đang đi tới đích cuối cùng là hoại diệt.
Phật hỏi :
- Đại Vương, ông quan sát những cái đang thay đổi không ngừng và biết rằng ông sẽ chết. Nhưng ông có quan sát biết được trong thân ông có cái gì không thay đổi rồi chết chăng?
Vua chắp hai tay cung kính thưa :
- Bạch Thế Tôn, đệ tử thật tình không được biết !
Phật dạy:
– Bây giờ tôi chỉ cho ông thấy cái Bản Tâm không hề sinh diệt. Đại Vương, lần đầu tiên nhìn thấy sông Hằng, ông được mấy tuổi?
Vua đáp :
– Khi lên ba tuổi, đệ tử được mẹ dẫn đi lễ thần Jiva. Lúc đi qua con sông, đệ tử được biết đó là sông Hằng.
Phật hỏi :
- Như ông mới nói, khi 20 tuổi, ông già hơn lúc lên 10, cho đến khi ông 60, ngày, tháng, năm trôi qua, cơ thể ông thay đổi theo từng niệm tưởng. Vậy năm lên 3 tuổi thấy sông Hằng và năm 13 tuổi thấy sông Hằng, hai “cái Thấy” đó có khác nhau không?
Vua thưa :
- Bạch Thế Tôn, cái Thấy thì cũng giống nhau, dù là lúc đệ tử mới lên 3 hay là khi đã 13 tuổi, mà ngay cho đến nay đã 62 tuổi, cái thấy cũng vẫn là thấy, cũng giống nhau thôi.
Phật dạy :
- Ông thấy tóc ông bạc, mặt ông nhăn, hẳn là ngày nay ông có nhiều nép nhăn trên cơ thể hơn khi ông còn là đứa bé. Vậy hôm nay ông thấy sông Hằng, ông có nhận ra cái thấy của ông có “già” hơn cái thấy khi ông còn trẻ chăng?
Vua thưa :
— Bạch Thế Tôn , cái thấy thì luôn luôn vẫn vậy.
Phật dạy :
- Này đại vương, dù mặt ông già đi, nhưng cái “bản thấy” vẫn không già. Vậy cái nào có nhăn nhúm, có già đi, thì cái ấy bị biến đổi; còn cái nào không già, thì cái đó không biến đổi. Cái có biến đổi thì có hoại diệt, sinh tử. Cái không biến đổi thì bản chất nó không thuộc về quy luật sanh diệt, cho nên nó không bị luật này chi phối, nó không sinh diệt.
Vua Prasenajit cùng đại chúng nghe Phật dạy thì đều hiểu được rằng sau khi chết sẽ không phải là hư vô, hoàn toàn hoại diệt, mà sau khi bỏ xác thân này, tâm sẽ thọ thân khác, sẽ có cuộc đời khác, không phải mất hẳn.
Nhà vua cùng toàn thể đại chúng đều hớn hở vui mừng vì được nghe bài pháp từ trước tới nay chưa từng được nghe…”….
Đức Phật giảng bài pháp này để hóa giải sự hiểu lầm rằng con người ta sau khi chết sẽ hoàn toàn hoại diệt, mất tích vào hư vô. Quan niệm như thế là Chấp Đoạn. Ngài muốn giải thích cho tôn giả Ananda biết rằng ngoài cái hoại diệt còn có cái trường tồn. Mà đây lại là vấn đề rất khó giải thích, nên đức Phật đã phải dùng lời thưa hỏi của vua Prasenajit để làm sáng tỏ.
Không những vua Prasenajit không nhận ra được bản chất của sinh tử, mà nhà vua còn nhìn lầm rằng con người sau khi chết sẽ hoại diệt thành hư vô. Nếu nhà vua biết rằng chết chỉ là một ảo giác trong dòng đời, thì nhà vua đã nhận ra được rằng sinh và tử chỉ là hai giai đoạn của dòng sinh tử triền miên, trong sinh đã có mầm mống của tử và sau tử lại có sinh trở lại, thay đổi trôi lăn hoài trong vòng quay sinh, trụ, dị, diệt, ….rồi lại tới sinh …
Nếu biết được điều này thì nhà vua đã thấu hiểu được cái Chân Thường - là Bản Tâm bất sanh bất diệt, như trong Bát Nhã Tâm Kinh đã nói “bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm…”
Để có thêm tài liệu về Tâm, chúng tôi xin kính gửi đến quý thính giả một bài pháp của thiền sư Soyen Shaku, trích dịch từ cuốn Sermons of a Buddhist Abbot, do học trò của ông là Daisetz Teitaro Suzuki dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh.
Thiền sư Soyen Shaku là vị thiền sư Phật giáo đầu tiên giảng dạy về đạo Phật trên đất Hoa kỳ. Ông thuộc dòng thiền Lâm Tế, là viện trưởng hai thiền viện Engaka-Ji và Kencho-Ji, tỉnh Kamakura, nước Nhật.
Vào cuối thế kỷ thứ 19, năm 1893, thiền sư đã đến nước Mỹ và thuyết trình về Thiền của Phật giáo trong Hội Nghị các Tôn Giáo tại Chicago. Đầu mùa Xuân năm 1905, thiền sư trở lại nước Mỹ và ở lại cho đến tháng Tư năm 1906 mới rời nước Mỹ để qua Âu Châu thuyết giảng.
Trong thời gian trên một năm trời lưu ngụ tại Mỹ, thiền sư Soyen Shaku thể theo lời mời của các bằng hữu, đã giảng rất nhiều thời pháp. Thiền sư nói bằng tiếng Nhật, được thông ngôn qua tiếng Anh, chủ yếu là giới thiệu kinh Tứ Thập Nhị Chương và đại cương về giáo lý nhà Phật, tại nhiều địa danh, thí dụ San Francisco, Los Angeles, Sacramento, Fresno, San Jose, Oakland, Washington, New York, Philadelphia, Boston và nhiều nơi khác nữa trong nước Mỹ.
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là kinh căn bản trong kho tàng kinh điển Phật giáo.
Cuối thế kỷ thứ 19 là thời gian các phương tiện truyền thông còn thô sơ, eo hẹp, sự tận tụy đi khắp nơi của ông để hoằng truyền Phật pháp và giải tỏa những sự hiểu lầm đạo Phật của người Tây Phương tại Mỹ Châu và Âu Châu, đã làm thay đổi nhãn quan của nhiều người. Thuyết giảng tại bất cứ nơi nào, ông cũng đều được thính chúng nồng nhiệt tán thưởng.
Những bài giảng của ông được tiến sĩ Daisetz Teitaro Suzuki, người đệ tử cùng một chí hướng như ông, đã tận tụy đem đạo Phật từ Đông Phương trải dài qua Tây Phương, dịch sang tiếng Anh.
Cả hai thày trò đều coi Đông Phương và Tây Phương cùng là nhà của mình.
Sau đây là bài pháp được trích dịch từ cuốn Sermons of a Buddhist Abbot của thiền sư Soyen Shaku:
…”… Nhà Phật nhìn thế giới dưới hai khía cạnh, vật chất và tâm linh. Trong thế giới vật chất, sinh và tử là quy luật tự nhiên, chi phối toàn bộ đời sống. Trong thế giới này, không có bất cứ cái gì có thể tồn tại vĩnh viễn. Tất cả những gì xuất hiện dưới ánh mặt trời đều sẽ biến mất, nó biến hiện nhanh thoăn thoắt như con chim đại bàng xà xuống quắp mồi. Mặt trời mọc rồi lặn, những dẫy núi cao vút rồi xụp xuống, đại dương dậy sóng rồi khô cạn, và ngay đến bản thân trái đất, cũng rung lên đùng đùng ngay trên nền của chính nó.
Trong thế giới vật chất, cái gì xuất hiện thì sẽ có ngày biến mất, đổi thay liên tục. Tóm lại, thế giới này chẳng có gì hơn là một sự liên tục đổi thay để trở thành cái mới.
Tính cách tạm bợ, không bền vững, là một trong những sự kiện phổ biến nhất trên cuộc đời. Chắc chắn rằng bất cứ ai có tầm nhìn sáng suốt đều phải nhận ra điều đó. Và nếu nhận chân được điều đó thì người ta sẽ không còn quá dính mắc với cái thế giới sinh diệt biến hiện liên tục này. Từ ý nghĩ đó, người ta ước ao một cảnh giới bình an vĩnh cửu.
Nhưng cái thế giới sinh diệt liên tục này có đáp ứng được nhu cầu về niềm mơ ước một cảnh giới vĩnh cửu không?
Phật giáo dạy chúng ta rằng có cảnh giới siêu việt mà nơi đó phần tâm linh được hoàn toàn giải thoát. Phật giáo cũng dạy rằng cảnh giới siêu việt này không bị giới hạn bởi vật chất, vì thế, không bị chi phối bởi quy luật sinh tử. Chỉ có những người đã giải thoát khỏi những tham đắm của thế giới hiện tượng, thì mới nếm được mùi vị của cảnh giới cao thượng. Núi có thể dời, biển có thể cạn, nhưng một nội tâm thanh tịnh thì sẽ vượt lên trên mọi sự thăng trầm, thảnh thơi trong trạng thái vĩnh viễn an lạc.
Vậy thì cái thế giới tâm linh thanh tịnh đó có tách rời khỏi thế giới vật chất này chăng? Nếu nó tách rời thì làm sao mà những con người phàm phu như chúng ta có thể nâng mình lên tới cảnh giới đó?
Chúng ta cần nhớ kỹ một điều là không có vấn đề siêu tự nhiên trong đạo Phật. Người Phật tử chân chính theo sát những sự kiện thực tế minh bạch, hiếm khi để cho mình nhắm mắt tin theo những người tự cho là có thẩm quyền siêu nhiên.
Thành ra đối với một số người, Phật giáo có vẻ như quá đơn sơ, không hấp dẫn, thiếu tính chất phong phú huy hoàng của trí tưởng tượng. Cho nên đôi khi người ta coi đạo Phật như là một ngành văn hóa đạo đức xã hội học, chứ không phải là tôn giáo. Vì người ta cho rằng không tôn giáo nào có thể tồn tại nếu không có niềm tin vào cái gì đó siêu nhiên, phép lạ, hay là những điều gì đó mà người ta không thể thực nghiệm hoặc giải thích một cách hợp lý.
Nhưng đức Phật đã khẳng định là những điều Ngài dạy đều không có gì khác thường, chỉ đơn giản là những sự kiện rõ ràng mà ai cũng có thể kiểm chứng. Ngài dạy rằng không phải chân lý được mở ra cho chúng ta thấy từ những nguồn xa lạ, bí hiểm, mà do chính chúng ta tự khám phá qua công năng hành trì thiền quán, thanh tịnh hóa tâm, điều mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Ngài cũng nhắc chúng ta rằng niềm tin đạo Phật không phải là mê tín mà là nhận định sáng suốt, niềm tin đó là chân lý đã được thực nghiệm, kiểm chứng, chứ không phải là niềm tin từ một nguồn giả tưởng nào đó do được mặc khải.
Phải chăng đó chính là nguyên nhân đã kết thành hoa trái là lòng khoan dung, từ bi, bất bạo động của nhà Phật….”…
Trên đây là bài giảng của thiền sư Soyen Shaku.
Sau đây là câu chuyện Thiền về pháp An Tâm của Sơ Tổ thiền tông Bồ Đề Đạt Ma dạy đệ tử là Nhị Tổ Huệ Khả.
Có lẽ quý vị đã có dịp nghe nói về Sơ Tổ, hoặc trông thấy ngài trong hình ảnh một vị sư Ấn Độ với bộ râu quai nón, đôi mắt xếch nhìn sâu thăm thẳm, vai vác một cây thiền trượng, đầu thiền trượng treo lủng lẳng một chiếc dép.
Hình ảnh ngài đã đi sâu vào tâm khảm dân chúng, nhất là giới văn học Phật giáo, như là một biểu tượng của tự do khai phóng, với câu tuyên ngôn sấm sét khi ngài mới đặt chân lên đất Trung Hoa:
Không lập văn tự
Truyền ngoài giáo lý,
Chỉ thẳng tâm ngưòi
Thấy Tánh thành Phật.
Từ Ấn Độ vượt sóng tới đất Trung Hoa để truyền bá Ánh Đạo Vàng, người đầu tiên Sơ Tổ gặp là vua Lương Võ Đế. Nhà vua rất am hiểu giáo lý nhà Phật, thường khoác tăng bào ra ngoài ngự bào để giảng pháp cho dân chúng. Buổi sơ kiến, hai người đã không hiểu nhau vì Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma là một thiền sư đắc đạo, ngài dạy cái cốt tủy, thuộc về Phật thừa, Ngài dạy người tu hành để giác ngộ thành Phật. Vua Lương Võ Đế chỉ dạy về lý thuyết suông. Cũng có thể ví như nếu nói rằng “kinh sách như ngón tay để chỉ mặt trăng là giác ngộ Bản Thể” thì nhà vua chỉ nói về ngón tay trong khi Sơ Tổ chỉ thẳng vào mặt trăng, là Tâm.
Vì thế Lương Võ Đế không hiểu được Sơ Tổ. Ngài từ biệt vua băng qua sông Giang Bắc, thẳng đường tới nước Ngụy, lên núi Tung Sơn ngồi quay mặt vào vách đá chùa Thiếu Lâm chín năm, người đương thời gọi ngài là bích quán Bà La Môn, nghĩa là ông Bà La Môn nhìn vách.
Một hôm, đệ tử của Sơ Tổ là Huệ Khả thưa:
- Bạch thầy, sao tâm con không an. Xin thày dạy con phép an tâm.
Tổ nói:
- Đưa tâm ra đây ta an cho.
Huệ Khả ngẩn người rồi thưa:
- Con tìm tâm mà không thấy.
Tổ dạy:
- Ta đã an tâm cho con rồi.
Ngay lập tức, Huệ Khả nhận ra được lối vào Đạo.
Câu hỏi của Huệ Khả là nói về tâm sinh diệt suy nghĩ lăng xăng tối ngày. Nó vốn là Vọng.
Trong hội giảng kinh Lăng Nghiêm, tôn giả Ajnata-Kaundinya gọi nó là khách trần, tới rồi đi. Vọng tâm này có thể ví như hình ảnh hiện trên máy truyền hình, hình này đi hình khác tới. Nhưng màn hình thì vẫn còn đó. Vọng tâm sinh diệt lăng xăng, tới rồi đi theo với cuộc đời ngắn ngủi phù du, nếu còn nghiệp chướng chiêu cảm tái sinh thì bỏ thân này sẽ qua thân khác, đến khi nào tu hành cho tới tâm được thanh tịnh thì sẽ là Thanh Tịnh Pháp Thân, là Chân Tâm, là trạng thái Niết Bàn.
Tuệ Đăng (ĐPK)
Bản Tâm bất sanh bất diệt
Đức Phật đã nhiều lần khẳng định:
- “Này chư Tỳ kheo, bây giờ cũng như trước đây, Như Lai chỉ dạy về “Khổ” và về “Con Đường Diệt Khổ”.
Tại sao Ngài có thể khẳng định như vậy?
- Xin thưa rằng vì Ngài đã thực chứng được cảnh giới Niết Bàn, tức là cảnh giới tâm thức bất sanh bất diệt. Từ sự thực chứng, Ngài truyền dạy lại chúng sinh những kinh nghiệm tu trì. Rồi tới chư đệ tử của Ngài, chư Tổ Sư, cũng từ sự thực chứng mà truyền dạy lại những kinh nghiệm, mục đích là để nhắc nhở, thức tỉnh chúng sinh, mong họ theo lời chỉ dạy mà thanh tịnh hóa tâm, để họ ra khỏi cơn mê vọng Tham Sân Si, tạo nghiệp, trả quả báo, trôi lăn hoài trong vòng sinh tử luân hồi.
Một trong những kinh chuyên chở lời dạy cao quý này của đức Phật là kinh Lăng Nghiêm (The Surangama Sutra). Nơi kinh này, đức Phật dùng những thí dụ cụ thể về Tánh Thấy để giải thích cái bất sanh bất diệt. Tánh Thấy là khía cạnh ứng dụng của Tâm. Xin trích dịch một đoạn trong kinh The Surangama Sutra do Charles Luk dịch từ Hán văn sang Anh ngữ, như sau:
… “ …Khi ấy vua Prasenajit đứng dậy bạch với đức Phật :
– Bạch Thế Tôn, lúc trước chưa thọ giáo với Phật, đệ tử nghe nói rằng “khi thân này chết thì thành hư vô, gọi là Niết Bàn.” Mặc dù hôm nay đệ tử đã được Phật chỉ dạy, nhưng vẫn còn chưa hiểu rõ. Mọi người tại đây cũng đều mong được biết cách làm thế nào để nhận ra được Bản Tâm và chứng minh được rằng Tâm này ở ngoài vòng sanh diệt.
Phật hỏi :
- Đại vương ! Bây giờ tôi hỏi về cái thân máu thịt của ông hiện tại đây, nó bền chắc như kim cương, hay nó đổi thay và hư hoại?
Vua đáp :
- Bạch Thế Tôn, thân đệ tử sẽ hư hỏng từ từ, cuối cùng sẽ hoại diệt và chết luôn.
Phật hỏi :
- Đại Vương, ông chưa chết, làm sao biết nó sẽ hoại diệt ?
Vua đáp :
- Bạch Thế Tôn, cái thân vô thường của đệ tử luôn luôn thay đổi, hư hoại dần, tuy là chưa chết, nhưng đệ tử vẫn đang nhìn thấy sự thay đổi, hư hoại không lúc nào ngưng, đang tàn tạ như lửa cháy lụi dần cho đến lúc hết củi.
Phật nói :
— Đúng vậy Đại Vương. Bây giờ ông đã già, so với lúc còn là đứa trẻ ông thấy thế nào?
Vua đáp :
- Bạch Thế Tôn, khi đệ tử còn là đứa bé thì da dẻ hồng hào, rồi lúc lớn lên thì khí lực dồi dào, sung mãn. Ngày nay già nua yếu đuối, thân hình gầy gò, trí óc chậm lụt, tóc bạc, mặt nhăn, cho nên đệ tử biết mình chẳng còn sống bao lâu, chẳng thể so sánh ngày nay với những ngày thanh xuân đầy ắp sức sống của đệ tử. Mà sự đổi thay này nó xảy ra một cách âm thầm, khó mà nhận thấy. Nhưng chính vì sự đổi thay liên tục đó, mà thân thể đệ tử trở thành già yếu như bây giờ. Bởi vì khi đệ tử 20 tuổi, tuy là còn trẻ, nhưng trông cũng đã già hơn lúc lên 10, rồi khi 30 lại già hơn 20. Bây giờ đệ tử đã 62, thì lại già yếu hơn lúc năm chục tuổi.
Bạch Thế Tôn, đây là đệ tử nói về sự thay đổi của từng thập niên, nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì lại thấy sự thay đổi chẳng những xảy ra từng năm, từng tháng, từng ngày, mà thật ra là từng niệm, từng niệm nó đã dời đổi. Vì thế đệ tử biết thân này đang đi tới đích cuối cùng là hoại diệt.
Phật hỏi :
- Đại Vương, ông quan sát những cái đang thay đổi không ngừng và biết rằng ông sẽ chết. Nhưng ông có quan sát biết được trong thân ông có cái gì không thay đổi rồi chết chăng?
Vua chắp hai tay cung kính thưa :
- Bạch Thế Tôn, đệ tử thật tình không được biết !
Phật dạy:
– Bây giờ tôi chỉ cho ông thấy cái Bản Tâm không hề sinh diệt. Đại Vương, lần đầu tiên nhìn thấy sông Hằng, ông được mấy tuổi?
Vua đáp :
– Khi lên ba tuổi, đệ tử được mẹ dẫn đi lễ thần Jiva. Lúc đi qua con sông, đệ tử được biết đó là sông Hằng.
Phật hỏi :
- Như ông mới nói, khi 20 tuổi, ông già hơn lúc lên 10, cho đến khi ông 60, ngày, tháng, năm trôi qua, cơ thể ông thay đổi theo từng niệm tưởng. Vậy năm lên 3 tuổi thấy sông Hằng và năm 13 tuổi thấy sông Hằng, hai “cái Thấy” đó có khác nhau không?
Vua thưa :
- Bạch Thế Tôn, cái Thấy thì cũng giống nhau, dù là lúc đệ tử mới lên 3 hay là khi đã 13 tuổi, mà ngay cho đến nay đã 62 tuổi, cái thấy cũng vẫn là thấy, cũng giống nhau thôi.
Phật dạy :
- Ông thấy tóc ông bạc, mặt ông nhăn, hẳn là ngày nay ông có nhiều nép nhăn trên cơ thể hơn khi ông còn là đứa bé. Vậy hôm nay ông thấy sông Hằng, ông có nhận ra cái thấy của ông có “già” hơn cái thấy khi ông còn trẻ chăng?
Vua thưa :
— Bạch Thế Tôn , cái thấy thì luôn luôn vẫn vậy.
Phật dạy :
- Này đại vương, dù mặt ông già đi, nhưng cái “bản thấy” vẫn không già. Vậy cái nào có nhăn nhúm, có già đi, thì cái ấy bị biến đổi; còn cái nào không già, thì cái đó không biến đổi. Cái có biến đổi thì có hoại diệt, sinh tử. Cái không biến đổi thì bản chất nó không thuộc về quy luật sanh diệt, cho nên nó không bị luật này chi phối, nó không sinh diệt.
Vua Prasenajit cùng đại chúng nghe Phật dạy thì đều hiểu được rằng sau khi chết sẽ không phải là hư vô, hoàn toàn hoại diệt, mà sau khi bỏ xác thân này, tâm sẽ thọ thân khác, sẽ có cuộc đời khác, không phải mất hẳn.
Nhà vua cùng toàn thể đại chúng đều hớn hở vui mừng vì được nghe bài pháp từ trước tới nay chưa từng được nghe…”….
Đức Phật giảng bài pháp này để hóa giải sự hiểu lầm rằng con người ta sau khi chết sẽ hoàn toàn hoại diệt, mất tích vào hư vô. Quan niệm như thế là Chấp Đoạn. Ngài muốn giải thích cho tôn giả Ananda biết rằng ngoài cái hoại diệt còn có cái trường tồn. Mà đây lại là vấn đề rất khó giải thích, nên đức Phật đã phải dùng lời thưa hỏi của vua Prasenajit để làm sáng tỏ.
Không những vua Prasenajit không nhận ra được bản chất của sinh tử, mà nhà vua còn nhìn lầm rằng con người sau khi chết sẽ hoại diệt thành hư vô. Nếu nhà vua biết rằng chết chỉ là một ảo giác trong dòng đời, thì nhà vua đã nhận ra được rằng sinh và tử chỉ là hai giai đoạn của dòng sinh tử triền miên, trong sinh đã có mầm mống của tử và sau tử lại có sinh trở lại, thay đổi trôi lăn hoài trong vòng quay sinh, trụ, dị, diệt, ….rồi lại tới sinh …
Nếu biết được điều này thì nhà vua đã thấu hiểu được cái Chân Thường - là Bản Tâm bất sanh bất diệt, như trong Bát Nhã Tâm Kinh đã nói “bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm…”
Để có thêm tài liệu về Tâm, chúng tôi xin kính gửi đến quý thính giả một bài pháp của thiền sư Soyen Shaku, trích dịch từ cuốn Sermons of a Buddhist Abbot, do học trò của ông là Daisetz Teitaro Suzuki dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh.
Thiền sư Soyen Shaku là vị thiền sư Phật giáo đầu tiên giảng dạy về đạo Phật trên đất Hoa kỳ. Ông thuộc dòng thiền Lâm Tế, là viện trưởng hai thiền viện Engaka-Ji và Kencho-Ji, tỉnh Kamakura, nước Nhật.
Vào cuối thế kỷ thứ 19, năm 1893, thiền sư đã đến nước Mỹ và thuyết trình về Thiền của Phật giáo trong Hội Nghị các Tôn Giáo tại Chicago. Đầu mùa Xuân năm 1905, thiền sư trở lại nước Mỹ và ở lại cho đến tháng Tư năm 1906 mới rời nước Mỹ để qua Âu Châu thuyết giảng.
Trong thời gian trên một năm trời lưu ngụ tại Mỹ, thiền sư Soyen Shaku thể theo lời mời của các bằng hữu, đã giảng rất nhiều thời pháp. Thiền sư nói bằng tiếng Nhật, được thông ngôn qua tiếng Anh, chủ yếu là giới thiệu kinh Tứ Thập Nhị Chương và đại cương về giáo lý nhà Phật, tại nhiều địa danh, thí dụ San Francisco, Los Angeles, Sacramento, Fresno, San Jose, Oakland, Washington, New York, Philadelphia, Boston và nhiều nơi khác nữa trong nước Mỹ.
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là kinh căn bản trong kho tàng kinh điển Phật giáo.
Cuối thế kỷ thứ 19 là thời gian các phương tiện truyền thông còn thô sơ, eo hẹp, sự tận tụy đi khắp nơi của ông để hoằng truyền Phật pháp và giải tỏa những sự hiểu lầm đạo Phật của người Tây Phương tại Mỹ Châu và Âu Châu, đã làm thay đổi nhãn quan của nhiều người. Thuyết giảng tại bất cứ nơi nào, ông cũng đều được thính chúng nồng nhiệt tán thưởng.
Những bài giảng của ông được tiến sĩ Daisetz Teitaro Suzuki, người đệ tử cùng một chí hướng như ông, đã tận tụy đem đạo Phật từ Đông Phương trải dài qua Tây Phương, dịch sang tiếng Anh.
Cả hai thày trò đều coi Đông Phương và Tây Phương cùng là nhà của mình.
Sau đây là bài pháp được trích dịch từ cuốn Sermons of a Buddhist Abbot của thiền sư Soyen Shaku:
…”… Nhà Phật nhìn thế giới dưới hai khía cạnh, vật chất và tâm linh. Trong thế giới vật chất, sinh và tử là quy luật tự nhiên, chi phối toàn bộ đời sống. Trong thế giới này, không có bất cứ cái gì có thể tồn tại vĩnh viễn. Tất cả những gì xuất hiện dưới ánh mặt trời đều sẽ biến mất, nó biến hiện nhanh thoăn thoắt như con chim đại bàng xà xuống quắp mồi. Mặt trời mọc rồi lặn, những dẫy núi cao vút rồi xụp xuống, đại dương dậy sóng rồi khô cạn, và ngay đến bản thân trái đất, cũng rung lên đùng đùng ngay trên nền của chính nó.
Trong thế giới vật chất, cái gì xuất hiện thì sẽ có ngày biến mất, đổi thay liên tục. Tóm lại, thế giới này chẳng có gì hơn là một sự liên tục đổi thay để trở thành cái mới.
Tính cách tạm bợ, không bền vững, là một trong những sự kiện phổ biến nhất trên cuộc đời. Chắc chắn rằng bất cứ ai có tầm nhìn sáng suốt đều phải nhận ra điều đó. Và nếu nhận chân được điều đó thì người ta sẽ không còn quá dính mắc với cái thế giới sinh diệt biến hiện liên tục này. Từ ý nghĩ đó, người ta ước ao một cảnh giới bình an vĩnh cửu.
Nhưng cái thế giới sinh diệt liên tục này có đáp ứng được nhu cầu về niềm mơ ước một cảnh giới vĩnh cửu không?
Phật giáo dạy chúng ta rằng có cảnh giới siêu việt mà nơi đó phần tâm linh được hoàn toàn giải thoát. Phật giáo cũng dạy rằng cảnh giới siêu việt này không bị giới hạn bởi vật chất, vì thế, không bị chi phối bởi quy luật sinh tử. Chỉ có những người đã giải thoát khỏi những tham đắm của thế giới hiện tượng, thì mới nếm được mùi vị của cảnh giới cao thượng. Núi có thể dời, biển có thể cạn, nhưng một nội tâm thanh tịnh thì sẽ vượt lên trên mọi sự thăng trầm, thảnh thơi trong trạng thái vĩnh viễn an lạc.
Vậy thì cái thế giới tâm linh thanh tịnh đó có tách rời khỏi thế giới vật chất này chăng? Nếu nó tách rời thì làm sao mà những con người phàm phu như chúng ta có thể nâng mình lên tới cảnh giới đó?
Chúng ta cần nhớ kỹ một điều là không có vấn đề siêu tự nhiên trong đạo Phật. Người Phật tử chân chính theo sát những sự kiện thực tế minh bạch, hiếm khi để cho mình nhắm mắt tin theo những người tự cho là có thẩm quyền siêu nhiên.
Thành ra đối với một số người, Phật giáo có vẻ như quá đơn sơ, không hấp dẫn, thiếu tính chất phong phú huy hoàng của trí tưởng tượng. Cho nên đôi khi người ta coi đạo Phật như là một ngành văn hóa đạo đức xã hội học, chứ không phải là tôn giáo. Vì người ta cho rằng không tôn giáo nào có thể tồn tại nếu không có niềm tin vào cái gì đó siêu nhiên, phép lạ, hay là những điều gì đó mà người ta không thể thực nghiệm hoặc giải thích một cách hợp lý.
Nhưng đức Phật đã khẳng định là những điều Ngài dạy đều không có gì khác thường, chỉ đơn giản là những sự kiện rõ ràng mà ai cũng có thể kiểm chứng. Ngài dạy rằng không phải chân lý được mở ra cho chúng ta thấy từ những nguồn xa lạ, bí hiểm, mà do chính chúng ta tự khám phá qua công năng hành trì thiền quán, thanh tịnh hóa tâm, điều mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Ngài cũng nhắc chúng ta rằng niềm tin đạo Phật không phải là mê tín mà là nhận định sáng suốt, niềm tin đó là chân lý đã được thực nghiệm, kiểm chứng, chứ không phải là niềm tin từ một nguồn giả tưởng nào đó do được mặc khải.
Phải chăng đó chính là nguyên nhân đã kết thành hoa trái là lòng khoan dung, từ bi, bất bạo động của nhà Phật….”…
Trên đây là bài giảng của thiền sư Soyen Shaku.
Sau đây là câu chuyện Thiền về pháp An Tâm của Sơ Tổ thiền tông Bồ Đề Đạt Ma dạy đệ tử là Nhị Tổ Huệ Khả.
Có lẽ quý vị đã có dịp nghe nói về Sơ Tổ, hoặc trông thấy ngài trong hình ảnh một vị sư Ấn Độ với bộ râu quai nón, đôi mắt xếch nhìn sâu thăm thẳm, vai vác một cây thiền trượng, đầu thiền trượng treo lủng lẳng một chiếc dép.
Hình ảnh ngài đã đi sâu vào tâm khảm dân chúng, nhất là giới văn học Phật giáo, như là một biểu tượng của tự do khai phóng, với câu tuyên ngôn sấm sét khi ngài mới đặt chân lên đất Trung Hoa:
Không lập văn tự
Truyền ngoài giáo lý,
Chỉ thẳng tâm ngưòi
Thấy Tánh thành Phật.
Từ Ấn Độ vượt sóng tới đất Trung Hoa để truyền bá Ánh Đạo Vàng, người đầu tiên Sơ Tổ gặp là vua Lương Võ Đế. Nhà vua rất am hiểu giáo lý nhà Phật, thường khoác tăng bào ra ngoài ngự bào để giảng pháp cho dân chúng. Buổi sơ kiến, hai người đã không hiểu nhau vì Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma là một thiền sư đắc đạo, ngài dạy cái cốt tủy, thuộc về Phật thừa, Ngài dạy người tu hành để giác ngộ thành Phật. Vua Lương Võ Đế chỉ dạy về lý thuyết suông. Cũng có thể ví như nếu nói rằng “kinh sách như ngón tay để chỉ mặt trăng là giác ngộ Bản Thể” thì nhà vua chỉ nói về ngón tay trong khi Sơ Tổ chỉ thẳng vào mặt trăng, là Tâm.
Vì thế Lương Võ Đế không hiểu được Sơ Tổ. Ngài từ biệt vua băng qua sông Giang Bắc, thẳng đường tới nước Ngụy, lên núi Tung Sơn ngồi quay mặt vào vách đá chùa Thiếu Lâm chín năm, người đương thời gọi ngài là bích quán Bà La Môn, nghĩa là ông Bà La Môn nhìn vách.
Một hôm, đệ tử của Sơ Tổ là Huệ Khả thưa:
- Bạch thầy, sao tâm con không an. Xin thày dạy con phép an tâm.
Tổ nói:
- Đưa tâm ra đây ta an cho.
Huệ Khả ngẩn người rồi thưa:
- Con tìm tâm mà không thấy.
Tổ dạy:
- Ta đã an tâm cho con rồi.
Ngay lập tức, Huệ Khả nhận ra được lối vào Đạo.
Câu hỏi của Huệ Khả là nói về tâm sinh diệt suy nghĩ lăng xăng tối ngày. Nó vốn là Vọng.
Trong hội giảng kinh Lăng Nghiêm, tôn giả Ajnata-Kaundinya gọi nó là khách trần, tới rồi đi. Vọng tâm này có thể ví như hình ảnh hiện trên máy truyền hình, hình này đi hình khác tới. Nhưng màn hình thì vẫn còn đó. Vọng tâm sinh diệt lăng xăng, tới rồi đi theo với cuộc đời ngắn ngủi phù du, nếu còn nghiệp chướng chiêu cảm tái sinh thì bỏ thân này sẽ qua thân khác, đến khi nào tu hành cho tới tâm được thanh tịnh thì sẽ là Thanh Tịnh Pháp Thân, là Chân Tâm, là trạng thái Niết Bàn.
Tuệ Đăng (ĐPK)