duyanh
08-14-2014, 11:28 AM
http://a.files.bbci.co.uk/worldservice/live/assets/images/2014/08/14/140814040547_yazidies_desplazados_624x351_afp.jpgU N ước tính hơn một triệu người Iraq bị di dời vì xung đột
Liên Hiệp Quốc (UN) tuyên bố tình trạng khẩn cấp mức độ cao nhất về khủng hoảng nhân đạo do các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) ở phía Bắc tiến quân nhanh.
Các quan chức người Kurd ở tỉnh Dohuk cho biết khoảng 150.000 người tị nạn đã tới khu vực này, khiến người dân địa phương không thể gánh vác việc cung cấp thực phẩm.
rong khi đó Hoa Kỳ nói khó có nhiệm vụ giải cứu nào có thể giúp đỡ hàng ngàn người đã bỏ trốn lên Đỉnh núi Sinjar.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ hứa sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo ở đây.
UN ước tính khoảng 1.2 triệu người Iraq phải di dời bên trong quốc gia này do cuộc khủng hoảng.
Ba quốc gia khác cũng đang trong tình trạng khẩn cấp cao là Syria, Nam Sudan và Trung Phi.
Cứu trợ khẩn cấp
Tuyên bố tình trạng “Khẩn cấp mức độ 3” sẽ “tạo điều kiện huy động bổ sung các nguồn hàng hóa, tiền của và tài sản để đảm bảo đáp ứng hiệu quả nhu cầu nhân đạo của những người bị ảnh hưởng do phải di dời trong hoàn cảnh bắt buộc”, đại diện đặc biệt của UN, ông Nickolay Mladenov nói.
Tình hình của người dân di chuyển lên Đỉnh núi Sinjar vẫn rất nghiêm trọng, ông nói.
UN ước tính hàng chục ngàn người, chủ yếu là từ các dân tộc tôn giáo thiểu số, bị kẹt lại trên núi sau khi buộc phải rời nhà, trong đó có thành viên của giáo phái Yazidi.
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2014/08/09/140809061008_us_air-drop_624x351__nocredit.jpg
Hàng tiếp tế của Mỹ chờ được thả xuống Iraq
Lực lượng Hoa Kỳ thực hiện một chiến dịch ngắn ở núi Sinjar để đánh giá tình hình sau nhiều ngày có lo ngại quốc tế.
Lực lượng này tìm thấy có ít người hơn dự kiến và những người còn lại cũng trong tình trạng tốt hơn những gì người ta lo ngại - một phần là do hàng ngàn người rời núi mỗi đêm trong những ngày qua.
Máy bay liên tục thả đồ tiếp tế trên Đỉnh núi Sinjar trong nhiều đêm.
Hoa Kỳ nói đã bảy lần thả thực phẩm và nước hôm thứ Tư 13/08, và cung cấp hơn 114.000 bữa ăn và 35.000 lít nước uống cho những người bị kẹt lại.
Hoa Kỳ vẫn tiếp tục không kích các mục tiêu IS ở miền Bắc Iraq.
Pháp nói sẽ trang bị vũ khí cho người Kurd ở Iraq, vốn đã nhận được hỗ trợ vũ trang của Mỹ để chiến đấu lại IS.
Trong khi đó, Anh Quốc cũng hứa sẽ tham gia chiến dịch giải cứu công dân bị di dời.
Các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo triển khai quân nhanh trên khắp Iraq khiến quốc gia này lâm vào cảnh hỗn loạn.
Hôm 29/06, IS nói đã thiết lập một Khalifah (thể chế Hồi giáo), hay nhà nước Hồi giáo, trải từ Aleppo ở Syria tới tỉnh Diyala ở Iraq.
BBC
Liên Hiệp Quốc (UN) tuyên bố tình trạng khẩn cấp mức độ cao nhất về khủng hoảng nhân đạo do các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) ở phía Bắc tiến quân nhanh.
Các quan chức người Kurd ở tỉnh Dohuk cho biết khoảng 150.000 người tị nạn đã tới khu vực này, khiến người dân địa phương không thể gánh vác việc cung cấp thực phẩm.
rong khi đó Hoa Kỳ nói khó có nhiệm vụ giải cứu nào có thể giúp đỡ hàng ngàn người đã bỏ trốn lên Đỉnh núi Sinjar.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ hứa sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo ở đây.
UN ước tính khoảng 1.2 triệu người Iraq phải di dời bên trong quốc gia này do cuộc khủng hoảng.
Ba quốc gia khác cũng đang trong tình trạng khẩn cấp cao là Syria, Nam Sudan và Trung Phi.
Cứu trợ khẩn cấp
Tuyên bố tình trạng “Khẩn cấp mức độ 3” sẽ “tạo điều kiện huy động bổ sung các nguồn hàng hóa, tiền của và tài sản để đảm bảo đáp ứng hiệu quả nhu cầu nhân đạo của những người bị ảnh hưởng do phải di dời trong hoàn cảnh bắt buộc”, đại diện đặc biệt của UN, ông Nickolay Mladenov nói.
Tình hình của người dân di chuyển lên Đỉnh núi Sinjar vẫn rất nghiêm trọng, ông nói.
UN ước tính hàng chục ngàn người, chủ yếu là từ các dân tộc tôn giáo thiểu số, bị kẹt lại trên núi sau khi buộc phải rời nhà, trong đó có thành viên của giáo phái Yazidi.
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2014/08/09/140809061008_us_air-drop_624x351__nocredit.jpg
Hàng tiếp tế của Mỹ chờ được thả xuống Iraq
Lực lượng Hoa Kỳ thực hiện một chiến dịch ngắn ở núi Sinjar để đánh giá tình hình sau nhiều ngày có lo ngại quốc tế.
Lực lượng này tìm thấy có ít người hơn dự kiến và những người còn lại cũng trong tình trạng tốt hơn những gì người ta lo ngại - một phần là do hàng ngàn người rời núi mỗi đêm trong những ngày qua.
Máy bay liên tục thả đồ tiếp tế trên Đỉnh núi Sinjar trong nhiều đêm.
Hoa Kỳ nói đã bảy lần thả thực phẩm và nước hôm thứ Tư 13/08, và cung cấp hơn 114.000 bữa ăn và 35.000 lít nước uống cho những người bị kẹt lại.
Hoa Kỳ vẫn tiếp tục không kích các mục tiêu IS ở miền Bắc Iraq.
Pháp nói sẽ trang bị vũ khí cho người Kurd ở Iraq, vốn đã nhận được hỗ trợ vũ trang của Mỹ để chiến đấu lại IS.
Trong khi đó, Anh Quốc cũng hứa sẽ tham gia chiến dịch giải cứu công dân bị di dời.
Các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo triển khai quân nhanh trên khắp Iraq khiến quốc gia này lâm vào cảnh hỗn loạn.
Hôm 29/06, IS nói đã thiết lập một Khalifah (thể chế Hồi giáo), hay nhà nước Hồi giáo, trải từ Aleppo ở Syria tới tỉnh Diyala ở Iraq.
BBC