khieman
08-02-2014, 04:16 AM
.
Phan Khôi dịch Kinh Thánh Tin Lành như thế nào?
Nguyễn Tà Cúc
Nhắc đến Kinh thánh, không ai là không biết đến tầm quan trọng của nó trong mọi khía cạnh của nền văn minh Tây phương từ lịch sử cho đến nghệ thuật, như được chứng minh qua một thí dụ điển hình sau đây. Chẳng hạn bức tranh Guernica nổi tiếng của danh họa Pablo Picasso, được nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật cho rằng có thể đã lấy cảm hứng từ cuốn Kinh thánh Mozarabic (960 tr. CN.), có những “trùng hợp không thể nào tình cờ” hiện ra rất rõ trong hình các con thú, như bò tót vốn là biểu tượng của Thánh Lu-ca, hình con ngựa cũng tương tự như một con sư tử trong cuốn Kinh thánh này. Đến Gustave Doré, họa sĩ người Pháp (1832-1883) thì càng lừng danh với cả trăm tấm họa khắc trên gỗ mà ông diễn tả các biến cố trọng đại đã xẩy ra trong cả Cựu ước lẫn Tân ước. Khoảng 240 bức họa này đã được lựa chọn dưới nhan đề “Minh họa Kinh thánh” và xuất bản lần đầu tại Pháp vào năm 1865, và sau đó, in lại qua nhiều ấn bản với các ngôn ngữ khác nhau.
Cách đây hơn nửa năm, nhật báo The New York Times, tờ báo vẫn được xem là có thế lực nhất Hoa Kỳ, phạm vào một lỗi lầm hết sức bất ngờ là không soát lại một bài viết trong đó tác giả đã gán nhầm cho nhà thơ W. B. Yeats một câu phát biểu có xuất xứ từ Kinh thánh(1). Đó là câu “Chớ quên sự tiếp khách; có khi kẻ làm điều đó đã tiếp đãi thiên sứ mà không biết” (Hê-bơ-rơ 13:2, Kinh thánh Tin Lành, Cadman-Phan Khôi dịch, Thánh Thơ Công hội xuất bản tại Thượng Hải, 1925). Một tuần sau, khi độc giả nhắc cho biết, tờ The New York Times phải đính chính cho rõ ràng hơn.
Bởi thế, nếu chính những người từ nền văn minh ấy mà còn bị mang tiếng vay mượn hay nhầm lẫn thì chúng ta, những người xuất thân từ một nền văn hóa khác, càng dễ nhầm lẫn hơn nữa khi phải nói đến một vấn đề có những chi tiết vẫn chưa sáng tỏ hoàn toàn liên quan đến bản dịch Kinh thánh của Hội thánh Tin lành Việt Nam.
Những nhận xét sai lầm của Thụy Khuê
Mới đây, nhà phê bình Thụy Khuê, trong cuốn Nhân văn Giai phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc(2) đã giới thiệu sai lầm về việc dịch Kinh thánh-Tân ước của Phan Khôi. Trong sách bà đã viết như sau:
“Bây giờ thử so sánh đoạn Chúa giáng sinh, trong kinh Tân ước qua hai bản Tin Lành và bản Công giáo, để thấy cách dịch của Phan Khôi.
“Phúc âm Matthieu – L’Évangile selon Saint Mat- thieu, bản Tin Lành dịch:
“Phúc âm Mã-Thi, Chúa giáng sinh
Sự giáng sinh của Chúa Cứu Thế Giê-xu diễn tiến như sau: Cô Ma-ri đã đính hôn với Giô-sép, nhưng khi còn là trinh nữ, nàng chịu thai do Thánh Linh. “Giô-sép, vị hôn phu của Ma-ri là người ngay thẳng, quyết định kín đáo từ hôn, vì không nỡ để nàng bị sỉ nhục công khai. Đang suy tính việc ấy, Giô-sép bỗng thấy một thiên sứ đến báo mộng: “Giô- sép, con cháu Đa- vít! Đừng ngại cưới Ma-ri làm vợ! Vì cô ấy chịu thai do Thánh Linh. Ma-ri sẽ sinh con trai, hãy đặt tên là Giê-xu vì Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi xiềng xích tội lỗi”
(Thụy Khuê chú thích – số 790, tr. 628, sđd – rằng đoạn trên trích từ Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước, Thánh Kinh Hội quốc tế xuất bản, Văn Phẩm Nguồn Sông phát hành, 1994, trích Kinh Tân ước, sách Phúc âm Mã-Thi, Chúa giáng sinh, tr.l).
Sau khi trích thêm phần dịch của “bản Công giáo” (“Tin mừng theo thánh Mát-Thêu, Truyền tin cho ông Giu-se”, tr.628, sđd), Thụy Khuê kết luận:
“So sánh hai đoạn văn, chúng ta thấy ngay tài dịch của Phan Khôi: đoạn trên ngắn hơn đoạn dưới hơn một dòng, lại rõ nghĩa và hay hơn. Ví dụ Évan- gile dịch là Phúc âm (chữ Hán) hay hơn Tin mừng (tiếng Việt). Không kể sự vô lý ở đoạn dưới: chưa chung sống thì sao gọi là vợ chồng? Bản tiếng Pháp phổ thông cũng ghi: “Marie, sa mère, était fiancee à Joseph”. (Bà Marie, mẹ người, là vợ chưa cưới của Joseph)…”
(Thụy Khuê, sđd, tr.627-629).
Khốn nỗi, người viết có thể quả quyết hai điều về đoạn dịch nêu trên mà Thụy Khuê cho là của Phan Khôi để rồi sử dụng so sánh với bản dịch Công giáo. Đoạn dịch Kinh thánh nêu trên chắc chắn không thuộc bản dịch Phan Khôi, mà lại là của Cố mục sư Tiến sĩ Lê Hoàng Phu (1926-2003) (3) .
Bản diễn ý của Mục sư (quá cố) Lê Hoàng Phu
Trước hết, tuy bản dịch toàn thể Cựu ước và Tân ước mà Thụy Khuê đã dẫn từ “Thánh Kinh Hội quốc tế xuất bản và Văn phẩm Nguồn sống” phát hành năm 1994 nhưng riêng bản Tân ước thì đã do Lời hằng sống (The Living Bible) xuất bản trước đó ít nhất là từ năm 1982. Ngay trang đầu, người đọc sẽ có dịp thấy ba chữ đứng riêng “Bản diễn ý” ngay dưới dòng chữ “Thánh kinh Tân ước”. Nhờ ba chữ “Bản diễn ý” này mà chúng ta có thể biết chắc chắn người dịch không phải là Phan Khôi vì bản dịch Phan Khôi vẫn được tín hữu Tin lành gọi là “Bản dịch 1926” hay “Bản dịch truyền thống”. Trong truyền thống phiên dịch Kinh thánh Tin Lành Việt ngữ, tên người dịch không bao giờ được để vào sách, trừ phi là được các thư viện (đại học) chú thích để phân biệt các bản dịch khác nhau hay chỉ có mục đích nhằm bảo vệ bản quyền như trường hợp bản dịch của mục sư Đặng Ngọc Báu(4).
Cũng cần nói thêm rằng Lê Hoàng Phu là dịch giả duy nhất đã chuyển “(Tin lành theo) Ma-thi-ơ” thành “Mã-thi”. Mục sư Đặng Ngọc Báu, trong một bức thư phúc đáp người viết vào ngày 14-8-2012 tái xác nhận: “Bản dịch diễn ý đúng là do Cố mục sư Lê Hoàng Phu dịch với sự cộng tác của các em ông”. Ngoài ra, “Bản diễn ý Tân ước” với sách Mã-Thi cũng đã được tổ chức Biblica đưa lên mạng của họ dưới mục Vietnamese Biblevới lời giới thiệu là “hoàn tất năm 1981”. Như vậy không còn hồ nghi gì nữa: bản dịch được Thụy Khuê trích dẫn là của Lê Hoàng Phu chứ không phải của Phan Khôi.
Nguyên văn bản dịch đoạn trên của Phan Khôi
Cũng chính vì nhầm bản Lê Hoàng Phu ra bản của Phan Khôi mà Thụy Khuê không biết rằng các bản dịch Tin Lành Việt ngữ khác cũng đã dùng chữ “chồng” trong đoạn ấy. Đây là bản dịch từ “nguyên bản Hy-bá-lai và Hy Lạp” của ủy ban Phiên dịch, Hội Kinh thánh Việt Nam, xuất bản tại Singapore, 2002:
“Sự giáng sinh của Chúa Cứu Thế Giê-su đã xẩy ra như sau: Ma-ri, mẹ ngài, đã đính hôn cùng Giô- sép, nhưng trước khi hai người chung sống, thì Ma-ri đã thụ thai do quyền phép Đức Thánh Linh. Giô-sép, chồng hứa của nàng là người có tình nghĩa…” (Ma- thi-ơ 1-18-19, tr.1110, sđd).
Đây là bản dịch của mục sư Đặng Ngọc Báu, số hiệu “Bản dịch 2011-Ấn bản A”, Hoa Kỳ, 2011 cũng từ nguyên bản, xuất bản tại Hoa Kỳ, 2011:
“Sự giáng sinh của Đức Chúa Jesus Christ đã xẩy ra như thế nầy: Ma-ry, mẹ ngài, đã đính hôn với Giô-sép, nhưng trước khi hai người đến với nhau, nàng đã thụ thai bởi Đức Thánh Linh. Giô-sép, chồng nàng là một người có tình nghĩa…” (Tin Mừng theo Ma-thi-ơ 1:18-19, tr.l, sđd).
Và đây mới là bản dịch hầu như đã được công nhận của Phan Khôi, in tại Hà Nội, 1925. Bản này còn được phổ biến dưới tên gọi “Bản truyền thông” (hay “Bản 1926″ vì, theo giả thuyết của người viết và sự xác nhận trước đó của những tác giả khác như Phước Nguyên, bản dịch của Phan Khôi chính thức được Thánh Thơ Công hội cho phát hành vào năm 1926, gần 1 năm sau khi việc in ấn đã hoàn tất vào năm 1925 tại Hà Nội):
“Vả, sự giáng sanh của Đức chúa Jesus-Christ đã xẩy ra như vầy: Khi Ma-ri, mẹ Ngài, đã hứa gả cho Giô-sép, song chưa ăn ở cùng nhau, thì người đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh. Giô-sép, chồng người là người có nghĩa…”
(Ma-thi-ơ 1:18-19, tr.l, sđd).
Như vậy, Thụy Khuê đã vô tình chê Phan Khôi mà không biết! Cho nên, càng nên tránh việc phê phán bản dịch Tin Lành “hay hơn” bản dịch Công giáo (Thụy Khuê, sđd). Lý do đơn giản là những linh mục dịch giả chưa chắc đã không giỏi tiếng Hán (Việt). Đằng khác, một người từng tốt nghiệp Truyền đạo, từng được phong chức mục sư, từng giảng dạy và viết nhiều sách thần học như Lê Hoàng Phu (tác giả đoạn Mã -Thi mà Thụy Khuê đã dẫn) thì không dùng chữ Phúc âm chỉ vì “tiếng Hán” lại “hay hơn tiếng Việt” mà vì có thể chữ “Phúc âm” hàm chứa một ý nghĩa đầy đủ hơn về giáo lý Tin lành.
Sâu xa hơn, một vấn đề khác hết sức quan trọng cần được giải quyết qua thí dụ bằng sự nhầm lẫn của Thụy Khuê: Phan Khôi đã dịch toàn thể hay chỉ phần nào trong Kinh thánh Tin Lành Việt ngữ và tại sao có nơi lại cho biết là bản dịch đầu tiên này được phát hành vào năm 1925 (chứ không phải 1926) như Lê Hoàng Phu và một số bài viết về lịch sử phiên dịch đã cho biết và lại còn đề là phát hành “lần thứ hai” (chứ không phải thứ nhất)?
Phan Khôi đã dịch toàn thể hay chỉ phần nào trong Kinh thánh Tin Lành Việt ngữ?
Một trong những người nêu thắc mắc chính là ông Phan Nam Sinh, thứ nam của Phan Khôi. Mới đây, vào tháng 3-2012, trong bài về những nghi vấn xung quanh hai tác phẩm của Phan Khôi, Phan Nam Sinh trình bày vài suy nghĩ về Phan Khôi và Kinh thánh Tin Lành:
“Các sách hoặc bài viết về Phan Khôi gần đây đều có nhắc đến việc ông dịch “Kinh thánh” nhưng cũng chỉ nói chung chung mà không thấy ai khẳng định ông dịch phần nào hay dịch trọn bộ “Kinh thánh”. [...] Vậy Phan Khôi cộng tác với mục sư William C.Cadman dịch trọn bộ “Kinh thánh” hay chỉ dịch phần Tân ước như có người nói? Để trả lời câu hỏi này cần biết trọn bộ “Kinh thánh”, bản tiếng Việt, in tại Thượng Hải năm 1925, khổ 13 X 20cm có cả thảy 1397 trang; trong đó Cựu ước 1070 trang, Tân ước 327 trang, nghĩa là Tân ước chỉ chiếm chưa tới một phần tư “Kinh thánh”. Tôi không tin Phan Khôi chịu bỏ ra một quãng thời gian dài tới 5 năm chỉ để dịch hơn ba trăm trang sách (hơn 5 ngày cho 1 trang) dù cho đó là “Kinh thánh”, trong khi ông còn nhiều việc khác phải làm để kiếm sống và nuôi gia đình. [...] Độc giả khi biết Phan Khôi dịch “Kinh thánh” đều có chung băn khoăn, không biết ông dịch từ bản tiếng Pháp hay từ bản tiếng Hán? [...] Lại nữa, trang đầu “Kinh thánh” xuất bản tại Thượng Hải năm 1925 có ghi: “In lần thứ hai”. Sao lại là lần thứ hai trong khi chính Phan Khôi cho biết ông chỉ mới dịch xong “Kinh Thánh” vào năm này? Đấy là câu hỏi từng theo tôi nhiều năm mà chưa giải đáp được. Gần đây, nhân đọc báo Thanh niên số Xuân Nhâm Thìn thấy nói hồi ký của William C.Cadman cho hay: Hội Thánh Kinh Anh quốc xuất bản “Kinh Thánh” Tân ước tại Hà Nội năm 1923 và toàn bộ “Kinh Thánh” được xuất bản tại Thượng Hải vào năm 1926. Thế hóa ra khi xuất bản “Kinh Thánh” Tân ước tại Hà Nội thì gọi là “In lần thứ nhất” và khi xuất bản “Kinh thánh”, cả Cựu ước lẫn Tân ước tại Thượng Hải thì gọi là “In lần thứ hai”? Sao lại có chuyện kỳ lạ và thiếu khoa học đến vậy? Và liệu trí nhớ của ông mục sư có còn tin được không khi nói toàn bộ “Kinh thánh” xuất bản tại Thượng Hải năm 1926 trong khi cuốn “Kinh thánh” vốn là sở hữu của Phan Khôi mà tôi đang giữ cũng xuất bản tại Thượng Hải lại ghi rõ ràng là: “SOCIÉTÉ BIBLIQUE BRITANNIQUE ET ÉTRANGÈRE-SHANGHAI-1925”? (Hiệp hội Kinh Thánh Anh quốc và nước ngoài- Thượng Hải, 1925). Hay còn một cuốn “Kinh Thánh” in lần thứ ba khác nữa cũng xuất bản tại Thượng Hải vào năm 1926 như lời mục sư William C. Cadman? Chuyện cách nay chưa đầy 90 năm mà đã rắc rối như thế, liệu vài ba mưoi năm sau sẽ còn gây khó khăn đến đâu cho các nhà nghiên cứu? 25-3-2012 (Phan Nam Sinh, sđd).
Để ráng trả lời hai câu hỏi của ông Phan Nam Sinh, người viết sẽ trích dẫn các nguồn tài liệu sau đây: từ chính Phan Khôi qua những bài sưu tập của Lại Nguyên Ân (viết tắt PK-LNA); luận án tiến sĩ của Lê Hoàng Phu (LHP) với cả hai bản Anh Việt ngữ; The Call of French Indo-China(TCFI -Tiếng gọi Đông Dương) do Gospel Press, Hà Nội ấn hành từ 1922 tới 3-1934; The Alliance Weekly (TAW-Sợi giây liên hiệp hàng tuần,trong những năm 1920 và 1930 ấn hành tại New York hay Pennsylvania); một bản sao lá thư bốn trang ký ngày 5-4-1982 của J.S.Sawin có tiêu đề “Tóm tắt lịch sử dịch Kinh thánh sang tiếng Việt”, các tài liệu khác từ Thư viện Đại học Cornell (TC) và Thư viện Quốc gia Pháp (BNF). Nhưng quan trọng nhất vẫn là bản sao của 23 lá thư mục sư (truyền đạo) William Charles Cadman (vẫn được biết là W. C. Cadman) gửi cho Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp (The Christian Missionary and Alliance) là hội gửi các mục sư truyền đạo tới Việt Nam để giảng Tin Lành. Qua những bức thư này, người đọc có thể hình dung những khó khăn mà ông (4-4-1883, Luân Đôn, Anh quốc – 30-11-1948, Đà Lạt) cùng với vợ là bà Grace Cadman (27-9-1876, Illinois, Hoa kỳ – 24-1-1946, Sài Gòn, Việt Nam) đã trải qua khi thành lập nhà in ngay tại Hà Nội rồi xúc tiến việc phiên dịch Kinh thánh Tin Lành sang Việt ngữ. Riêng việc phiên dịch này, ông bà Cadman đã bất chấp những khuynh hướng phiên dịch Kinh thánh khác để áp dụng chủ trương của chính ông bà, một chủ trương theo sát nguyên ngữ Hy Lạp hay Do thái và dịch thẳng từ bản Kinh thánh Anh ngữ (của Hội thánh Hoa Kỳ hay Anh quốc) hơn là qua bản dịch Pháp ngữ của bản Anh ngữ. Trong bức thư đề ngày 5-1-1924 gửi cho mục sư D. I Jeffrey, người lãnh đạo trường Kinh thánh và Hội thánh Tourane (Đà Nẵng), Cadman phát biểu như sau, sau khi đã tranh luận với Jeffrey (và có lẽ cả Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp) về bản Kinh thánh ngoại ngữ nào phải được sử dụng để dịch sang tiếng Việt:
“Nhưng theo tôi, tâm điểm của vấn đề này là một ngày nào đó trong tương lai, nỗ lực của chúng ta tại Đông Dương phải có kết quả là một bản dịch được dịch thẳng từ những ngôn ngữ nguyên bản. (Bởi vì) một bản mà dịch ra từ một bản dịch khác thì luôn luôn sẽ có một sự mất chính xác, cho dù là bản dịch mới này có hay hơn. Bà Cadman cũng đồng ý với tôi trong vấn đề này”. (W. C. Cadman, sđd)(5).
Tiếp đó, người viết cũng căn cứ những tìm hiểu của mình qua những cuốn Kinh thánh Tin Lành Việt ngữ(từ nay cũng gọi tắt là Kinh thánh) với 5 bản dịch khác nhau mà người viết hiện có trong tay: Bản dịch Cadman-Phan Khôi hay Bản dịch Truyền thống hoặc Bản dịch 1926 (BDPK) do Liên hiệp Thánh Kinh Hội (United Bible Societies) tái bản tại Hoa Kỳ; Bản dịch Tân ước Nhuận chánh-song ngữ Anh Việt do Hội Ghi- Đê-ôn Quốc tế (BDTNC -The Gideons International) phát tặng- không bán, Hoa Kỳ; Bản Tân ước Diễn ý hay Bản dịch Lê Hoàng Phu (BDTULHP) do Lời Hằng Sống ấn hành, 1987, Hoa Kỳ; và Bản dịch Phan Khôi, Liên hiệp Thánh Kinh Hội tái bản, 1998, Việt Nam (BDPK-VN). Riêng bản này khi đánh máy lại đã tự động sửa đổi nhiều chữ trong nguyên bản (thí dụ như chữ “nhơn” đổi thành “nhân”). Vài mạng ngoài nước vì đăng lại bản số hóa của bản dịch ấy cũng mắc vào lỗi trầm trọng này khiến sai lạc hẳn đi những chi tiết rất cần thiết để nhận dạng thời điểm và tác giả của bản dịch.Thêm vào đó, người viết cũng dùng tới Bản dịch 2011 (BDĐNB) đã xuất bản và đăng trên các diễn đàn trên mạng Internet. Tuy mục sư Đăng Ngọc Báu đã nhất quyết căn dặn trong thư rằng không nên nêu tên ông là tác giả mà cần ghi “Hội Kinh Thánh Việt ngữ”, chúng tôi mạn phép được ghi rõ như vậy riêng trong bài này để sự nghiên cứu và phân biệt các bản dịch được dễ dàng hơn.
Ngoài các bản Tin Lành tiếng Việt, chúng tôi còn đối chiếu với bản Công giáo do Linh mục Nguyễn Thế Thuấn dịch (Dòng Chúa Cứu Thế phát hành, 1978), cuốn New Revised Standard Version-The New Oxford Annotated Bible with the Apocryphal/Deuterocanoni- cal Books (Oxford University Press xuất bản, 1994) và thêm bản “King James” vốn là bản cổ điển mà các bản Anh ngữ khác dựa vào để hiệu đính.
Sau nữa, để cho thống nhất với ngôn ngữ mà Hội thánh Tin Lành Việt Nam sử dụng và để dễ bề cho người nghiên cứu khác kiểm chứng, chúng tôi giữ lại cách dịch mà chúng tôi đã thấy trên ấn phẩm hay Kinh Thánh đã được Hội Kinh Thánh Tin Lành Việt Nam xuất bản sau khi tham khảo thêm luận án của Lê Hoàng Phu cho chắc chắn hơn. Bởi thế, chúng tôi sẽ dùng Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp (The Christian Missionary and Alliance-CM&A), Thánh thơ Công hội (The Bristish & Foreign Bible Society- BFBS), Thánh kinh Hội Liên hiệp (United Bible So- cieties-UBS), Thánh kinh Hội Quốc tế (International Bible Society -IBS), Thánh kinh Hội Mỹ quốc (The American Bible Society-ABS), Đông Pháp Phước âm An quán (Gospel Press, Hanoi, Tonkin- GP).
Người viết muốn chú thêm ngay tại đây rằng Đông Pháp Phước âm Ấn quán, dưới quyền điều động và sắp đặt của giáo sĩ W. C. Cadman, giữ một vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử phiên dịch và ấn loát của Việt Nam chứ không riêng gì của Hội Thánh Tin lành vì đây là nơi đã in Kinh Thánh tiếng Việt và các ấn bản liên quan đến các sách trong Kinh Thánh hay giáo lý Tin Lành mà lời văn gọn ghẽ và đúng chính tả. Các sách do Đông Pháp Phước âm Ấn quán in và xuất bản điển hình là Thánh giáo biện nghi (102 trang, 1924), Thơ thánh hát ngợi khen Đức Chúa Trờitrích lược (6 trang, 1924), Gỡ lưới Sa-Bát (2 bản, 30 hay 32 trang, 1938), Đến cùng Đức Chúa Jesus (40 trang, không rõ năm).
Sau đây, có mấy câu hỏi chinh cần được trả lời nếu đề cập đến vấn đề dịch Kinh Thánh Việt ngữ có liên quan đến Phan Khôi. Đó là, thứ nhất, Phan Khôi dịch theo bản Kinh Thánh ngoại quốc nào; thứ hai, Phan Khôi dịch phần nào hay dịch trọn bộ Kinh Thảnh và thứ ba, bản dịch Phan Khôi ấy xuất bản vào năm 1925 hay 1926 và tại sao lại ghi là “In lần thứ hai” mà không phải là lần thứ nhất? Sở dĩ chúng ta cần biết Phan Khôi dịch từ đâu là để hiểu rõ thêm và phân biệt các bản dịch sau này vì không thể đưa bất cứ bản nào ra như Thụy Khuê đã làm chỉ để so sánh, thậm chí khen chê. Về việc dịch kinh điển của một đạo giáo, Phan Khôi đã chỉ rõ trong bài của ông:
“Bởi vì có ở trong tông giáo ấy thì mới hiểu rõ được đạo lý để mà nói sang thứ tiếng khác. Nếu cái người ở trong tông giáo đó không thạo lắm về nghề làm văn thì phải nhờ đến người thạo nghề ở ngoài; nhưng người ngoài chẳng qua là vai phụ, còn vai chính bao giờ cũng phải lấy trong tông giáo, vì trong kinh điển, phần đạo lý là phần trọng hơn vậy.” (Phan Khôi, Bàn về việc dịch kinh Phật, báo Trung Lập, Sài Gòn, S.6532 – Phụ trương văn chương số 19, thứ bảy 5-9-1931; S.6538 – Phụ trương văn chương số 20, thứ bảy 12-9-1931 do Lại Nguyên Ân sưu tầm và in lại trong Phan Khôi, Tác phẩm đăng báo 1931- Người viết in nghiên).
(Kỳ 1)
CHÚ THÍCH
1. Trong bài George Whitman, người bán sách ở Paris và một phù tiêu văn hóa, đã tạ thế hưởng thọ 98 tuổi, bà Marlise Simons viết như sau: “George Whitman người sinh quán ở Hoa kỳ và là chủ nhân của tiệm sách ‘Shakespeare & Company’1…] đã qua đời vào ngày thứ tư [...] Ông tiếp đón người đến tiệm sách với một chiếc bảng treo trên tường có in câu nhắn nhủ bằng chữ lớn mà ông cho là của (thi sĩ) Yeats, dù thực ra, câu này là một sự biến thiên từ một đoạn trong Kinh thánh: ‘Chớ quên sự tiếp khách; có khi kẻ làm đều đó đã tiếp đãi thiên sứ mà không biết’…”
2. Thụy Khuê, Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc, Nxb Tiếng Quê Hương, Hoa Kỳ, 2012, tr.625-629.
3. Mục sư Lê Hoàng Phu là trưởng nam của mục sư và bà Lê Văn Long, một trong những giáo sĩ tiên phong của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Ông tốt nghiệp Cao học tại Wheaton College, Illinois, 1967 và Tiến sĩ tại New York University, NY, 1972. Khi trở về, ông giữ chức Giám đốc Học vụ của Thần học Viện Nha Trang và đã soạn cũng như dịch rất nhiều sách về Thần học. Sau khi rời miền Nam sau 1975, ông định cư tại Whittier, California và tiếp tục công việc giảng dạy cũng như trước tác. Độc giả trong nước có thể đọc luận án Tiền sĩ bản Việt ngữ của ông tựa đề Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965) do Nxb Tôn giáo ấn hành nhân Kỷ niệm 100 Năm Hội Thánh Tin Lành tại Việt Nam, 2011, 430 trang.
4. Mục sư Đặng Ngọc Báu, tốt nghiệp Thánh Kinh Thần học viện, Nha Trang và là dịch giả “Bản dịch 2011” Kinh Thánh Tin Lành, hiện đảm nhiệm chức vụ Giáo Hạt Trưởng của Giáo Hạt Đông Los Angeles (East District) của Giáo Phận Nam California và các lãnh thổ của Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương (California-Pacific Annual Conference). Ông lãnh đạo 82 hội thánh Giám Lý Mỹ từ Alhambra đến Palm Springs/Indio. Nhân đây, người viết xin được cảm tạ sự góp ý cũng như chỉ bảo của ông trong vấn đề này.
5. “[•••] But to me the whole crux of the matter is that some future day our Indochina work should have its Bible translated direct from the original languages. There are always a loss of exactness by translating from a translation, however good the latter may be. Mrs. Cadman feels with me in this matter…” (W. c. Cadman, sđd – Những chữ trong phần dịch có ngoặc đơn, nếu có, là của người viết).
Ngày 11 tháng 5 năm 2013, Hội nghị Ban Chấp hành Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam lần thứ 4 – khóa VI đã tổ chức tại Hà Nội. Tham dự hội nghị gồm các ủy viên Ban Chấp hành, đại diện các tổ chức thành viên, đại diện Ban Chấp hành những Hội mới thành lập và các vị khách mời. Hội nghị do Chủ tịch Hội – GS. Phan Huy Lê chủ trì.
Hội nghị đã nghe Báo cáo hoạt động của Hội năm 2012-2013 và phương hướng hoạt động năm 2013-2014 của Ban Thường vụ do Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Dương Trung Quốc trình bày, báo cáo bổ sung của Qũy Phát triển Sử học Việt Nam, Ban Khoa học, Ban Quan hệ quốc tế và một số ủy viên Ban Thường vụ.
Sau khi thảo luận, Hội nghị đã nhất trí thông qua Nghị quyết sau đây:
Thông qua Báo cáo hoạt động năm 2012-2013 và phương hướng hoạt động năm 2013-2014 của Ban Thường vụ, giao Ban Thường vụ bố sung, hoàn chỉnh báo cáo trên cơ sở ý kiến thảo luận của Hội nghị Ban Chấp hành trước khi công bố.
Bổ sung vào Ban Chấp hành nhiệm kỳ VI:
- Ông Lê Văn Thỉnh, Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Khánh Hòa
- Ông Ngô Văn Diện, Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Bắc Ninh
- Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Thanh Hóa
- Ông Hồ Khang, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự.
Ủy nhiệm Ban Thường vụ thay mặt Ban Chấp hành kiến nghị lên cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về việc tố chức nghiên cứu, công bố và chuẩn bị kỷ niệm 35 năm Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc (1979-2014).
Về phương hướng hoạt động năm 2013-2014, cần chú ý mấy hoạt động sau:
- Tổ chức lại Website của Hội, đề nghị Quỹ Phát triển sử học Việt Nam tài trợ một phần kinh phí.
- Tiếp tục vận động để Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và các Hội thành viên được công nhận là tổ chức xã hội đặc thù.
- Trong các hội thảo khoa học, cần ưu tiên tổ chức tốt những hội thảo sau: Hội thảo kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội), hội thảo “Việt Nam trong lịch sử thế giới” (Hội Sử học thế giới phối hợp với Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Đại học Hawai tổ chức vào tháng 12-2013), hội thảo về “Quảng Trị – Đất dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng” (do UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Sử học Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2013), hội thảo Bảo tồn di sản văn hóa trong bối cảnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước hiện nay.
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2013
TM.BAN CHẤP HÀNH HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VN
CHỦ TỊCH
GS. NGND, Phan Huy Lê
Nguồn: Tạp chí Xưa & nay, Số 429 - 6/2013. .................................
(*) Nguyễn Tà Cúc: Nhà nghiên cứu văn chương - Hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
http://www.vanhocviet.org/triet-hoc/-nguyn-t-cc-phan-khi-dch-kinh-thnh-tin-lnh-nh-th-no (http://www.vanhocviet.org/triet-hoc/-nguyn-t-cc-phan-khi-dch-kinh-thnh-tin-lnh-nh-th-no)
Phan Khôi dịch Kinh Thánh Tin Lành như thế nào?
Nguyễn Tà Cúc
Nhắc đến Kinh thánh, không ai là không biết đến tầm quan trọng của nó trong mọi khía cạnh của nền văn minh Tây phương từ lịch sử cho đến nghệ thuật, như được chứng minh qua một thí dụ điển hình sau đây. Chẳng hạn bức tranh Guernica nổi tiếng của danh họa Pablo Picasso, được nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật cho rằng có thể đã lấy cảm hứng từ cuốn Kinh thánh Mozarabic (960 tr. CN.), có những “trùng hợp không thể nào tình cờ” hiện ra rất rõ trong hình các con thú, như bò tót vốn là biểu tượng của Thánh Lu-ca, hình con ngựa cũng tương tự như một con sư tử trong cuốn Kinh thánh này. Đến Gustave Doré, họa sĩ người Pháp (1832-1883) thì càng lừng danh với cả trăm tấm họa khắc trên gỗ mà ông diễn tả các biến cố trọng đại đã xẩy ra trong cả Cựu ước lẫn Tân ước. Khoảng 240 bức họa này đã được lựa chọn dưới nhan đề “Minh họa Kinh thánh” và xuất bản lần đầu tại Pháp vào năm 1865, và sau đó, in lại qua nhiều ấn bản với các ngôn ngữ khác nhau.
Cách đây hơn nửa năm, nhật báo The New York Times, tờ báo vẫn được xem là có thế lực nhất Hoa Kỳ, phạm vào một lỗi lầm hết sức bất ngờ là không soát lại một bài viết trong đó tác giả đã gán nhầm cho nhà thơ W. B. Yeats một câu phát biểu có xuất xứ từ Kinh thánh(1). Đó là câu “Chớ quên sự tiếp khách; có khi kẻ làm điều đó đã tiếp đãi thiên sứ mà không biết” (Hê-bơ-rơ 13:2, Kinh thánh Tin Lành, Cadman-Phan Khôi dịch, Thánh Thơ Công hội xuất bản tại Thượng Hải, 1925). Một tuần sau, khi độc giả nhắc cho biết, tờ The New York Times phải đính chính cho rõ ràng hơn.
Bởi thế, nếu chính những người từ nền văn minh ấy mà còn bị mang tiếng vay mượn hay nhầm lẫn thì chúng ta, những người xuất thân từ một nền văn hóa khác, càng dễ nhầm lẫn hơn nữa khi phải nói đến một vấn đề có những chi tiết vẫn chưa sáng tỏ hoàn toàn liên quan đến bản dịch Kinh thánh của Hội thánh Tin lành Việt Nam.
Những nhận xét sai lầm của Thụy Khuê
Mới đây, nhà phê bình Thụy Khuê, trong cuốn Nhân văn Giai phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc(2) đã giới thiệu sai lầm về việc dịch Kinh thánh-Tân ước của Phan Khôi. Trong sách bà đã viết như sau:
“Bây giờ thử so sánh đoạn Chúa giáng sinh, trong kinh Tân ước qua hai bản Tin Lành và bản Công giáo, để thấy cách dịch của Phan Khôi.
“Phúc âm Matthieu – L’Évangile selon Saint Mat- thieu, bản Tin Lành dịch:
“Phúc âm Mã-Thi, Chúa giáng sinh
Sự giáng sinh của Chúa Cứu Thế Giê-xu diễn tiến như sau: Cô Ma-ri đã đính hôn với Giô-sép, nhưng khi còn là trinh nữ, nàng chịu thai do Thánh Linh. “Giô-sép, vị hôn phu của Ma-ri là người ngay thẳng, quyết định kín đáo từ hôn, vì không nỡ để nàng bị sỉ nhục công khai. Đang suy tính việc ấy, Giô-sép bỗng thấy một thiên sứ đến báo mộng: “Giô- sép, con cháu Đa- vít! Đừng ngại cưới Ma-ri làm vợ! Vì cô ấy chịu thai do Thánh Linh. Ma-ri sẽ sinh con trai, hãy đặt tên là Giê-xu vì Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi xiềng xích tội lỗi”
(Thụy Khuê chú thích – số 790, tr. 628, sđd – rằng đoạn trên trích từ Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước, Thánh Kinh Hội quốc tế xuất bản, Văn Phẩm Nguồn Sông phát hành, 1994, trích Kinh Tân ước, sách Phúc âm Mã-Thi, Chúa giáng sinh, tr.l).
Sau khi trích thêm phần dịch của “bản Công giáo” (“Tin mừng theo thánh Mát-Thêu, Truyền tin cho ông Giu-se”, tr.628, sđd), Thụy Khuê kết luận:
“So sánh hai đoạn văn, chúng ta thấy ngay tài dịch của Phan Khôi: đoạn trên ngắn hơn đoạn dưới hơn một dòng, lại rõ nghĩa và hay hơn. Ví dụ Évan- gile dịch là Phúc âm (chữ Hán) hay hơn Tin mừng (tiếng Việt). Không kể sự vô lý ở đoạn dưới: chưa chung sống thì sao gọi là vợ chồng? Bản tiếng Pháp phổ thông cũng ghi: “Marie, sa mère, était fiancee à Joseph”. (Bà Marie, mẹ người, là vợ chưa cưới của Joseph)…”
(Thụy Khuê, sđd, tr.627-629).
Khốn nỗi, người viết có thể quả quyết hai điều về đoạn dịch nêu trên mà Thụy Khuê cho là của Phan Khôi để rồi sử dụng so sánh với bản dịch Công giáo. Đoạn dịch Kinh thánh nêu trên chắc chắn không thuộc bản dịch Phan Khôi, mà lại là của Cố mục sư Tiến sĩ Lê Hoàng Phu (1926-2003) (3) .
Bản diễn ý của Mục sư (quá cố) Lê Hoàng Phu
Trước hết, tuy bản dịch toàn thể Cựu ước và Tân ước mà Thụy Khuê đã dẫn từ “Thánh Kinh Hội quốc tế xuất bản và Văn phẩm Nguồn sống” phát hành năm 1994 nhưng riêng bản Tân ước thì đã do Lời hằng sống (The Living Bible) xuất bản trước đó ít nhất là từ năm 1982. Ngay trang đầu, người đọc sẽ có dịp thấy ba chữ đứng riêng “Bản diễn ý” ngay dưới dòng chữ “Thánh kinh Tân ước”. Nhờ ba chữ “Bản diễn ý” này mà chúng ta có thể biết chắc chắn người dịch không phải là Phan Khôi vì bản dịch Phan Khôi vẫn được tín hữu Tin lành gọi là “Bản dịch 1926” hay “Bản dịch truyền thống”. Trong truyền thống phiên dịch Kinh thánh Tin Lành Việt ngữ, tên người dịch không bao giờ được để vào sách, trừ phi là được các thư viện (đại học) chú thích để phân biệt các bản dịch khác nhau hay chỉ có mục đích nhằm bảo vệ bản quyền như trường hợp bản dịch của mục sư Đặng Ngọc Báu(4).
Cũng cần nói thêm rằng Lê Hoàng Phu là dịch giả duy nhất đã chuyển “(Tin lành theo) Ma-thi-ơ” thành “Mã-thi”. Mục sư Đặng Ngọc Báu, trong một bức thư phúc đáp người viết vào ngày 14-8-2012 tái xác nhận: “Bản dịch diễn ý đúng là do Cố mục sư Lê Hoàng Phu dịch với sự cộng tác của các em ông”. Ngoài ra, “Bản diễn ý Tân ước” với sách Mã-Thi cũng đã được tổ chức Biblica đưa lên mạng của họ dưới mục Vietnamese Biblevới lời giới thiệu là “hoàn tất năm 1981”. Như vậy không còn hồ nghi gì nữa: bản dịch được Thụy Khuê trích dẫn là của Lê Hoàng Phu chứ không phải của Phan Khôi.
Nguyên văn bản dịch đoạn trên của Phan Khôi
Cũng chính vì nhầm bản Lê Hoàng Phu ra bản của Phan Khôi mà Thụy Khuê không biết rằng các bản dịch Tin Lành Việt ngữ khác cũng đã dùng chữ “chồng” trong đoạn ấy. Đây là bản dịch từ “nguyên bản Hy-bá-lai và Hy Lạp” của ủy ban Phiên dịch, Hội Kinh thánh Việt Nam, xuất bản tại Singapore, 2002:
“Sự giáng sinh của Chúa Cứu Thế Giê-su đã xẩy ra như sau: Ma-ri, mẹ ngài, đã đính hôn cùng Giô- sép, nhưng trước khi hai người chung sống, thì Ma-ri đã thụ thai do quyền phép Đức Thánh Linh. Giô-sép, chồng hứa của nàng là người có tình nghĩa…” (Ma- thi-ơ 1-18-19, tr.1110, sđd).
Đây là bản dịch của mục sư Đặng Ngọc Báu, số hiệu “Bản dịch 2011-Ấn bản A”, Hoa Kỳ, 2011 cũng từ nguyên bản, xuất bản tại Hoa Kỳ, 2011:
“Sự giáng sinh của Đức Chúa Jesus Christ đã xẩy ra như thế nầy: Ma-ry, mẹ ngài, đã đính hôn với Giô-sép, nhưng trước khi hai người đến với nhau, nàng đã thụ thai bởi Đức Thánh Linh. Giô-sép, chồng nàng là một người có tình nghĩa…” (Tin Mừng theo Ma-thi-ơ 1:18-19, tr.l, sđd).
Và đây mới là bản dịch hầu như đã được công nhận của Phan Khôi, in tại Hà Nội, 1925. Bản này còn được phổ biến dưới tên gọi “Bản truyền thông” (hay “Bản 1926″ vì, theo giả thuyết của người viết và sự xác nhận trước đó của những tác giả khác như Phước Nguyên, bản dịch của Phan Khôi chính thức được Thánh Thơ Công hội cho phát hành vào năm 1926, gần 1 năm sau khi việc in ấn đã hoàn tất vào năm 1925 tại Hà Nội):
“Vả, sự giáng sanh của Đức chúa Jesus-Christ đã xẩy ra như vầy: Khi Ma-ri, mẹ Ngài, đã hứa gả cho Giô-sép, song chưa ăn ở cùng nhau, thì người đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh. Giô-sép, chồng người là người có nghĩa…”
(Ma-thi-ơ 1:18-19, tr.l, sđd).
Như vậy, Thụy Khuê đã vô tình chê Phan Khôi mà không biết! Cho nên, càng nên tránh việc phê phán bản dịch Tin Lành “hay hơn” bản dịch Công giáo (Thụy Khuê, sđd). Lý do đơn giản là những linh mục dịch giả chưa chắc đã không giỏi tiếng Hán (Việt). Đằng khác, một người từng tốt nghiệp Truyền đạo, từng được phong chức mục sư, từng giảng dạy và viết nhiều sách thần học như Lê Hoàng Phu (tác giả đoạn Mã -Thi mà Thụy Khuê đã dẫn) thì không dùng chữ Phúc âm chỉ vì “tiếng Hán” lại “hay hơn tiếng Việt” mà vì có thể chữ “Phúc âm” hàm chứa một ý nghĩa đầy đủ hơn về giáo lý Tin lành.
Sâu xa hơn, một vấn đề khác hết sức quan trọng cần được giải quyết qua thí dụ bằng sự nhầm lẫn của Thụy Khuê: Phan Khôi đã dịch toàn thể hay chỉ phần nào trong Kinh thánh Tin Lành Việt ngữ và tại sao có nơi lại cho biết là bản dịch đầu tiên này được phát hành vào năm 1925 (chứ không phải 1926) như Lê Hoàng Phu và một số bài viết về lịch sử phiên dịch đã cho biết và lại còn đề là phát hành “lần thứ hai” (chứ không phải thứ nhất)?
Phan Khôi đã dịch toàn thể hay chỉ phần nào trong Kinh thánh Tin Lành Việt ngữ?
Một trong những người nêu thắc mắc chính là ông Phan Nam Sinh, thứ nam của Phan Khôi. Mới đây, vào tháng 3-2012, trong bài về những nghi vấn xung quanh hai tác phẩm của Phan Khôi, Phan Nam Sinh trình bày vài suy nghĩ về Phan Khôi và Kinh thánh Tin Lành:
“Các sách hoặc bài viết về Phan Khôi gần đây đều có nhắc đến việc ông dịch “Kinh thánh” nhưng cũng chỉ nói chung chung mà không thấy ai khẳng định ông dịch phần nào hay dịch trọn bộ “Kinh thánh”. [...] Vậy Phan Khôi cộng tác với mục sư William C.Cadman dịch trọn bộ “Kinh thánh” hay chỉ dịch phần Tân ước như có người nói? Để trả lời câu hỏi này cần biết trọn bộ “Kinh thánh”, bản tiếng Việt, in tại Thượng Hải năm 1925, khổ 13 X 20cm có cả thảy 1397 trang; trong đó Cựu ước 1070 trang, Tân ước 327 trang, nghĩa là Tân ước chỉ chiếm chưa tới một phần tư “Kinh thánh”. Tôi không tin Phan Khôi chịu bỏ ra một quãng thời gian dài tới 5 năm chỉ để dịch hơn ba trăm trang sách (hơn 5 ngày cho 1 trang) dù cho đó là “Kinh thánh”, trong khi ông còn nhiều việc khác phải làm để kiếm sống và nuôi gia đình. [...] Độc giả khi biết Phan Khôi dịch “Kinh thánh” đều có chung băn khoăn, không biết ông dịch từ bản tiếng Pháp hay từ bản tiếng Hán? [...] Lại nữa, trang đầu “Kinh thánh” xuất bản tại Thượng Hải năm 1925 có ghi: “In lần thứ hai”. Sao lại là lần thứ hai trong khi chính Phan Khôi cho biết ông chỉ mới dịch xong “Kinh Thánh” vào năm này? Đấy là câu hỏi từng theo tôi nhiều năm mà chưa giải đáp được. Gần đây, nhân đọc báo Thanh niên số Xuân Nhâm Thìn thấy nói hồi ký của William C.Cadman cho hay: Hội Thánh Kinh Anh quốc xuất bản “Kinh Thánh” Tân ước tại Hà Nội năm 1923 và toàn bộ “Kinh Thánh” được xuất bản tại Thượng Hải vào năm 1926. Thế hóa ra khi xuất bản “Kinh Thánh” Tân ước tại Hà Nội thì gọi là “In lần thứ nhất” và khi xuất bản “Kinh thánh”, cả Cựu ước lẫn Tân ước tại Thượng Hải thì gọi là “In lần thứ hai”? Sao lại có chuyện kỳ lạ và thiếu khoa học đến vậy? Và liệu trí nhớ của ông mục sư có còn tin được không khi nói toàn bộ “Kinh thánh” xuất bản tại Thượng Hải năm 1926 trong khi cuốn “Kinh thánh” vốn là sở hữu của Phan Khôi mà tôi đang giữ cũng xuất bản tại Thượng Hải lại ghi rõ ràng là: “SOCIÉTÉ BIBLIQUE BRITANNIQUE ET ÉTRANGÈRE-SHANGHAI-1925”? (Hiệp hội Kinh Thánh Anh quốc và nước ngoài- Thượng Hải, 1925). Hay còn một cuốn “Kinh Thánh” in lần thứ ba khác nữa cũng xuất bản tại Thượng Hải vào năm 1926 như lời mục sư William C. Cadman? Chuyện cách nay chưa đầy 90 năm mà đã rắc rối như thế, liệu vài ba mưoi năm sau sẽ còn gây khó khăn đến đâu cho các nhà nghiên cứu? 25-3-2012 (Phan Nam Sinh, sđd).
Để ráng trả lời hai câu hỏi của ông Phan Nam Sinh, người viết sẽ trích dẫn các nguồn tài liệu sau đây: từ chính Phan Khôi qua những bài sưu tập của Lại Nguyên Ân (viết tắt PK-LNA); luận án tiến sĩ của Lê Hoàng Phu (LHP) với cả hai bản Anh Việt ngữ; The Call of French Indo-China(TCFI -Tiếng gọi Đông Dương) do Gospel Press, Hà Nội ấn hành từ 1922 tới 3-1934; The Alliance Weekly (TAW-Sợi giây liên hiệp hàng tuần,trong những năm 1920 và 1930 ấn hành tại New York hay Pennsylvania); một bản sao lá thư bốn trang ký ngày 5-4-1982 của J.S.Sawin có tiêu đề “Tóm tắt lịch sử dịch Kinh thánh sang tiếng Việt”, các tài liệu khác từ Thư viện Đại học Cornell (TC) và Thư viện Quốc gia Pháp (BNF). Nhưng quan trọng nhất vẫn là bản sao của 23 lá thư mục sư (truyền đạo) William Charles Cadman (vẫn được biết là W. C. Cadman) gửi cho Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp (The Christian Missionary and Alliance) là hội gửi các mục sư truyền đạo tới Việt Nam để giảng Tin Lành. Qua những bức thư này, người đọc có thể hình dung những khó khăn mà ông (4-4-1883, Luân Đôn, Anh quốc – 30-11-1948, Đà Lạt) cùng với vợ là bà Grace Cadman (27-9-1876, Illinois, Hoa kỳ – 24-1-1946, Sài Gòn, Việt Nam) đã trải qua khi thành lập nhà in ngay tại Hà Nội rồi xúc tiến việc phiên dịch Kinh thánh Tin Lành sang Việt ngữ. Riêng việc phiên dịch này, ông bà Cadman đã bất chấp những khuynh hướng phiên dịch Kinh thánh khác để áp dụng chủ trương của chính ông bà, một chủ trương theo sát nguyên ngữ Hy Lạp hay Do thái và dịch thẳng từ bản Kinh thánh Anh ngữ (của Hội thánh Hoa Kỳ hay Anh quốc) hơn là qua bản dịch Pháp ngữ của bản Anh ngữ. Trong bức thư đề ngày 5-1-1924 gửi cho mục sư D. I Jeffrey, người lãnh đạo trường Kinh thánh và Hội thánh Tourane (Đà Nẵng), Cadman phát biểu như sau, sau khi đã tranh luận với Jeffrey (và có lẽ cả Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp) về bản Kinh thánh ngoại ngữ nào phải được sử dụng để dịch sang tiếng Việt:
“Nhưng theo tôi, tâm điểm của vấn đề này là một ngày nào đó trong tương lai, nỗ lực của chúng ta tại Đông Dương phải có kết quả là một bản dịch được dịch thẳng từ những ngôn ngữ nguyên bản. (Bởi vì) một bản mà dịch ra từ một bản dịch khác thì luôn luôn sẽ có một sự mất chính xác, cho dù là bản dịch mới này có hay hơn. Bà Cadman cũng đồng ý với tôi trong vấn đề này”. (W. C. Cadman, sđd)(5).
Tiếp đó, người viết cũng căn cứ những tìm hiểu của mình qua những cuốn Kinh thánh Tin Lành Việt ngữ(từ nay cũng gọi tắt là Kinh thánh) với 5 bản dịch khác nhau mà người viết hiện có trong tay: Bản dịch Cadman-Phan Khôi hay Bản dịch Truyền thống hoặc Bản dịch 1926 (BDPK) do Liên hiệp Thánh Kinh Hội (United Bible Societies) tái bản tại Hoa Kỳ; Bản dịch Tân ước Nhuận chánh-song ngữ Anh Việt do Hội Ghi- Đê-ôn Quốc tế (BDTNC -The Gideons International) phát tặng- không bán, Hoa Kỳ; Bản Tân ước Diễn ý hay Bản dịch Lê Hoàng Phu (BDTULHP) do Lời Hằng Sống ấn hành, 1987, Hoa Kỳ; và Bản dịch Phan Khôi, Liên hiệp Thánh Kinh Hội tái bản, 1998, Việt Nam (BDPK-VN). Riêng bản này khi đánh máy lại đã tự động sửa đổi nhiều chữ trong nguyên bản (thí dụ như chữ “nhơn” đổi thành “nhân”). Vài mạng ngoài nước vì đăng lại bản số hóa của bản dịch ấy cũng mắc vào lỗi trầm trọng này khiến sai lạc hẳn đi những chi tiết rất cần thiết để nhận dạng thời điểm và tác giả của bản dịch.Thêm vào đó, người viết cũng dùng tới Bản dịch 2011 (BDĐNB) đã xuất bản và đăng trên các diễn đàn trên mạng Internet. Tuy mục sư Đăng Ngọc Báu đã nhất quyết căn dặn trong thư rằng không nên nêu tên ông là tác giả mà cần ghi “Hội Kinh Thánh Việt ngữ”, chúng tôi mạn phép được ghi rõ như vậy riêng trong bài này để sự nghiên cứu và phân biệt các bản dịch được dễ dàng hơn.
Ngoài các bản Tin Lành tiếng Việt, chúng tôi còn đối chiếu với bản Công giáo do Linh mục Nguyễn Thế Thuấn dịch (Dòng Chúa Cứu Thế phát hành, 1978), cuốn New Revised Standard Version-The New Oxford Annotated Bible with the Apocryphal/Deuterocanoni- cal Books (Oxford University Press xuất bản, 1994) và thêm bản “King James” vốn là bản cổ điển mà các bản Anh ngữ khác dựa vào để hiệu đính.
Sau nữa, để cho thống nhất với ngôn ngữ mà Hội thánh Tin Lành Việt Nam sử dụng và để dễ bề cho người nghiên cứu khác kiểm chứng, chúng tôi giữ lại cách dịch mà chúng tôi đã thấy trên ấn phẩm hay Kinh Thánh đã được Hội Kinh Thánh Tin Lành Việt Nam xuất bản sau khi tham khảo thêm luận án của Lê Hoàng Phu cho chắc chắn hơn. Bởi thế, chúng tôi sẽ dùng Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp (The Christian Missionary and Alliance-CM&A), Thánh thơ Công hội (The Bristish & Foreign Bible Society- BFBS), Thánh kinh Hội Liên hiệp (United Bible So- cieties-UBS), Thánh kinh Hội Quốc tế (International Bible Society -IBS), Thánh kinh Hội Mỹ quốc (The American Bible Society-ABS), Đông Pháp Phước âm An quán (Gospel Press, Hanoi, Tonkin- GP).
Người viết muốn chú thêm ngay tại đây rằng Đông Pháp Phước âm Ấn quán, dưới quyền điều động và sắp đặt của giáo sĩ W. C. Cadman, giữ một vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử phiên dịch và ấn loát của Việt Nam chứ không riêng gì của Hội Thánh Tin lành vì đây là nơi đã in Kinh Thánh tiếng Việt và các ấn bản liên quan đến các sách trong Kinh Thánh hay giáo lý Tin Lành mà lời văn gọn ghẽ và đúng chính tả. Các sách do Đông Pháp Phước âm Ấn quán in và xuất bản điển hình là Thánh giáo biện nghi (102 trang, 1924), Thơ thánh hát ngợi khen Đức Chúa Trờitrích lược (6 trang, 1924), Gỡ lưới Sa-Bát (2 bản, 30 hay 32 trang, 1938), Đến cùng Đức Chúa Jesus (40 trang, không rõ năm).
Sau đây, có mấy câu hỏi chinh cần được trả lời nếu đề cập đến vấn đề dịch Kinh Thánh Việt ngữ có liên quan đến Phan Khôi. Đó là, thứ nhất, Phan Khôi dịch theo bản Kinh Thánh ngoại quốc nào; thứ hai, Phan Khôi dịch phần nào hay dịch trọn bộ Kinh Thảnh và thứ ba, bản dịch Phan Khôi ấy xuất bản vào năm 1925 hay 1926 và tại sao lại ghi là “In lần thứ hai” mà không phải là lần thứ nhất? Sở dĩ chúng ta cần biết Phan Khôi dịch từ đâu là để hiểu rõ thêm và phân biệt các bản dịch sau này vì không thể đưa bất cứ bản nào ra như Thụy Khuê đã làm chỉ để so sánh, thậm chí khen chê. Về việc dịch kinh điển của một đạo giáo, Phan Khôi đã chỉ rõ trong bài của ông:
“Bởi vì có ở trong tông giáo ấy thì mới hiểu rõ được đạo lý để mà nói sang thứ tiếng khác. Nếu cái người ở trong tông giáo đó không thạo lắm về nghề làm văn thì phải nhờ đến người thạo nghề ở ngoài; nhưng người ngoài chẳng qua là vai phụ, còn vai chính bao giờ cũng phải lấy trong tông giáo, vì trong kinh điển, phần đạo lý là phần trọng hơn vậy.” (Phan Khôi, Bàn về việc dịch kinh Phật, báo Trung Lập, Sài Gòn, S.6532 – Phụ trương văn chương số 19, thứ bảy 5-9-1931; S.6538 – Phụ trương văn chương số 20, thứ bảy 12-9-1931 do Lại Nguyên Ân sưu tầm và in lại trong Phan Khôi, Tác phẩm đăng báo 1931- Người viết in nghiên).
(Kỳ 1)
CHÚ THÍCH
1. Trong bài George Whitman, người bán sách ở Paris và một phù tiêu văn hóa, đã tạ thế hưởng thọ 98 tuổi, bà Marlise Simons viết như sau: “George Whitman người sinh quán ở Hoa kỳ và là chủ nhân của tiệm sách ‘Shakespeare & Company’1…] đã qua đời vào ngày thứ tư [...] Ông tiếp đón người đến tiệm sách với một chiếc bảng treo trên tường có in câu nhắn nhủ bằng chữ lớn mà ông cho là của (thi sĩ) Yeats, dù thực ra, câu này là một sự biến thiên từ một đoạn trong Kinh thánh: ‘Chớ quên sự tiếp khách; có khi kẻ làm đều đó đã tiếp đãi thiên sứ mà không biết’…”
2. Thụy Khuê, Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc, Nxb Tiếng Quê Hương, Hoa Kỳ, 2012, tr.625-629.
3. Mục sư Lê Hoàng Phu là trưởng nam của mục sư và bà Lê Văn Long, một trong những giáo sĩ tiên phong của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Ông tốt nghiệp Cao học tại Wheaton College, Illinois, 1967 và Tiến sĩ tại New York University, NY, 1972. Khi trở về, ông giữ chức Giám đốc Học vụ của Thần học Viện Nha Trang và đã soạn cũng như dịch rất nhiều sách về Thần học. Sau khi rời miền Nam sau 1975, ông định cư tại Whittier, California và tiếp tục công việc giảng dạy cũng như trước tác. Độc giả trong nước có thể đọc luận án Tiền sĩ bản Việt ngữ của ông tựa đề Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965) do Nxb Tôn giáo ấn hành nhân Kỷ niệm 100 Năm Hội Thánh Tin Lành tại Việt Nam, 2011, 430 trang.
4. Mục sư Đặng Ngọc Báu, tốt nghiệp Thánh Kinh Thần học viện, Nha Trang và là dịch giả “Bản dịch 2011” Kinh Thánh Tin Lành, hiện đảm nhiệm chức vụ Giáo Hạt Trưởng của Giáo Hạt Đông Los Angeles (East District) của Giáo Phận Nam California và các lãnh thổ của Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương (California-Pacific Annual Conference). Ông lãnh đạo 82 hội thánh Giám Lý Mỹ từ Alhambra đến Palm Springs/Indio. Nhân đây, người viết xin được cảm tạ sự góp ý cũng như chỉ bảo của ông trong vấn đề này.
5. “[•••] But to me the whole crux of the matter is that some future day our Indochina work should have its Bible translated direct from the original languages. There are always a loss of exactness by translating from a translation, however good the latter may be. Mrs. Cadman feels with me in this matter…” (W. c. Cadman, sđd – Những chữ trong phần dịch có ngoặc đơn, nếu có, là của người viết).
Ngày 11 tháng 5 năm 2013, Hội nghị Ban Chấp hành Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam lần thứ 4 – khóa VI đã tổ chức tại Hà Nội. Tham dự hội nghị gồm các ủy viên Ban Chấp hành, đại diện các tổ chức thành viên, đại diện Ban Chấp hành những Hội mới thành lập và các vị khách mời. Hội nghị do Chủ tịch Hội – GS. Phan Huy Lê chủ trì.
Hội nghị đã nghe Báo cáo hoạt động của Hội năm 2012-2013 và phương hướng hoạt động năm 2013-2014 của Ban Thường vụ do Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Dương Trung Quốc trình bày, báo cáo bổ sung của Qũy Phát triển Sử học Việt Nam, Ban Khoa học, Ban Quan hệ quốc tế và một số ủy viên Ban Thường vụ.
Sau khi thảo luận, Hội nghị đã nhất trí thông qua Nghị quyết sau đây:
Thông qua Báo cáo hoạt động năm 2012-2013 và phương hướng hoạt động năm 2013-2014 của Ban Thường vụ, giao Ban Thường vụ bố sung, hoàn chỉnh báo cáo trên cơ sở ý kiến thảo luận của Hội nghị Ban Chấp hành trước khi công bố.
Bổ sung vào Ban Chấp hành nhiệm kỳ VI:
- Ông Lê Văn Thỉnh, Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Khánh Hòa
- Ông Ngô Văn Diện, Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Bắc Ninh
- Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Thanh Hóa
- Ông Hồ Khang, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự.
Ủy nhiệm Ban Thường vụ thay mặt Ban Chấp hành kiến nghị lên cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về việc tố chức nghiên cứu, công bố và chuẩn bị kỷ niệm 35 năm Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc (1979-2014).
Về phương hướng hoạt động năm 2013-2014, cần chú ý mấy hoạt động sau:
- Tổ chức lại Website của Hội, đề nghị Quỹ Phát triển sử học Việt Nam tài trợ một phần kinh phí.
- Tiếp tục vận động để Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và các Hội thành viên được công nhận là tổ chức xã hội đặc thù.
- Trong các hội thảo khoa học, cần ưu tiên tổ chức tốt những hội thảo sau: Hội thảo kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội), hội thảo “Việt Nam trong lịch sử thế giới” (Hội Sử học thế giới phối hợp với Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Đại học Hawai tổ chức vào tháng 12-2013), hội thảo về “Quảng Trị – Đất dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng” (do UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Sử học Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2013), hội thảo Bảo tồn di sản văn hóa trong bối cảnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước hiện nay.
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2013
TM.BAN CHẤP HÀNH HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VN
CHỦ TỊCH
GS. NGND, Phan Huy Lê
Nguồn: Tạp chí Xưa & nay, Số 429 - 6/2013. .................................
(*) Nguyễn Tà Cúc: Nhà nghiên cứu văn chương - Hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
http://www.vanhocviet.org/triet-hoc/-nguyn-t-cc-phan-khi-dch-kinh-thnh-tin-lnh-nh-th-no (http://www.vanhocviet.org/triet-hoc/-nguyn-t-cc-phan-khi-dch-kinh-thnh-tin-lnh-nh-th-no)