duyanh
07-30-2014, 11:59 AM
Người đàn ông nghèo suýt mạt vận vì đào được tượng vàng
15 năm trôi qua, ông Nguyễn Văn Kình (SN 1953, trú tại làng Phú Long, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) vẫn chưa thể quên niềm hạnh phúc ngập tràn khi đào được bức tượng bằng vàng nguyên khối.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/07/30/353d89dd249522.img.jpg
Ông Nguyễn Văn Kình.
Nhưng ông không ngờ chính may mắn ấy lại đẩy ông vào những ngày tháng khốn khổ vì quy tội buôn bán trái phép bảo vật quốc gia.
Chật vật vượt qua hoạn nạn, ông Kình lại trở về với đồng ruộng, với cuộc sống lam lũ. Nhưng cũng chính trong khó khăn, ông mới thấu hiểu cuộc sống còn nhiều thứ hạnh phúc mà vàng cũng không thể đánh đổi.
Bài học nhớ đời
Phải rất vất vả chúng tôi mới tìm được nhà của ông Nguyễn Văn Kình, nhân vật chính trong câu chuyện nhặt được vàng 15 năm về trước. Đến đây, cuộc trò chuyện lại phải hoãn thêm 3 tiếng đồng hồ nữa vì ông Kình đang bận cày ruộng. Mãi đến khi trời đã xế chiều, ông mới thong thả buộc trâu, miệng thanh minh: “Giờ đang vào vụ, không làm để mấy bữa nữa nước sông lên thì chỉ đứng mà khóc thôi!”. Quầy quả lội xuống mương nước rửa sạch những vết bùn đất, ông dẫn chúng tôi về nhà, nhất quyết giữ lại cơm nước mới chịu kể lại câu chuyện tưởng phúc hóa họa năm nào.
Theo lời ông Kình, khởi nguồn mọi chuyện cũng từ cậu con trai Nguyễn Văn Nông (29 tuổi) mà ra. “Hồi ấy, thằng Nông mới 14 tuổi. Hôm cả nhà qua dự đám cưới họ hàng. Nông thấy cái máy rà phế liệu để không bèn mượn ra khu đồi sau nhà nghịch ngợm. Trong lúc rà, nó nghe thấy máy phát tín hiệu nên dùng cuốc đào thử. Khi đào sâu chừng 30cm, nó nhìn thấy một thỏi bạc nên vội cầm vào báo cho tôi. Thấy chuyện lạ, tôi vội chạy lên và tiếp tục cuốc sâu xuống thì phát hiện thêm một hũ bạc, một bức tượng hình đầu người màu vàng. Thấy hai cha con tôi lúi húi, một số người tò mò tiến lại xem và biết chuyện. Rồi thông tin lan nhanh, chỉ vài tiếng đồng hồ sau, tôi đã thấy thương lái mò đến mua pho tượng. Suốt buổi tối, nhà tôi chật ních bà con hàng xóm đến chúc mừng và “xin lộc”. Quá lo sợ, tôi phải huy động anh em đến ở cùng. Riêng pho tượng vàng và hũ bạc, tôi đào một hố dưới gầm giường chèn lên trên một thùng bằng kim loại nặng”, ông Kình nhớ lại.
Thông tin về bức tượng vàng cổ quý hiếm lan nhanh khiến dân buôn cổ vật đổ xô về tìm ông Kình. Qua những cuộc thương lượng, giá bức tượng vàng được nâng lên theo cấp số nhân, từ 15 cây vàng lên đến 30 cây vàng, rồi 60 cây càng… Cuối cùng, ông Kình chấp nhận bán pho tượng cho nhóm đầu nậu của ông Nguyễn Đăng T. và Nguyễn Đình B. (cùng SN 1957, trú quận Hải Châu , TP. Đà Nẵng) với giá 68 cây vàng. Bán xong pho tượng quý, ông Kình ôm vàng về tổ chức ăn mừng. Ông Kình nhớ lại: “Chưa kịp vui mừng, tôi lại lo số vàng khổng lồ bị ăn trộm. Suốt đêm hôm đó, vợ chồng tôi không dám ngủ, chong đèn tìm cách giấu. Lúc đầu, tôi bàn với vợ gói vàng vào túi vải cất dưới mái tranh nhà. Nhưng sau đó không yên tâm, vợ chồng tôi lại chờ đến nửa đêm mới bí mật ra sau vườn đào hố chôn số vàng”.
Sáng hôm sau, ông Kình tiếc hùi hụi khi biết tin pho tượng đã được nhóm buôn đồ cổ bán sang tay với giá 220 cây vàng. Dù vậy thì với 68 cây vàng thu được, gia đình ông cũng đã đổi đời, trở nên sung túc nhất vùng. Thế nhưng, niềm vui chưa kéo dài được bao lâu, ông Kình bị cơ quan công an tỉnh Quảng Nam tạm giữ để điều tra vụ buôn bán trái phép bảo vật quốc gia. Nhớ lại sự việc, ông Kình kể: “Thấy công an đến nhà hỏi về bức tượng, tôi thành thật khai báo hết. Tôi cứ nghĩ đơn giản mình đào được của dưới đất thì đem bán thôi. Không ngờ, tôi đã vi phạm pháp luật. Khi vụ án bị khởi tố, vợ con tôi đã khóc hết nước mắt. Thật là niềm vui ngắn chẳng tày gang”.
Trong thời gian bị bắt tạm giam, ông Kình đã thành khẩn nộp lại toàn bộ 68 lượng vàng. Bức tượng bị hai đầu nậu bán đi cũng bị cơ quan chức năng khẩn trương thu hồi. Nhờ tình tiết này, ông Kình được tại ngoại sau 1 tháng 3 ngày tạm giam vì tội “Chiếm giữ trái phép tài sản XHCN và buôn bán hàng cấm”. Đầu năm 1998, các bị cáo còn lại bị Tòa nhân dân tỉnh Quảng Nam bị xử với các mức án từ 3 đến 5 năm tù về tội “Buôn hàng cấm”.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/07/30/1405412421-dao-duoc-vang2.jpg
Ngôi nhà của vợ chồng ông Kình sau sự việc cách đây 15 năm.
Hạnh phúc vì không còn bị vàng ám ảnh
Trong thời gian 1 tháng 3 ngày bị tạm giữ, ông Kình gần như suy sụp. Do thiếu hiểu biết pháp luật, người nông dân chất phác luôn lo sợ sẽ phải chịu mức án nhiều năm tù. “Hơn 15 năm đã trôi qua, tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác khủng khiếp trong 1 tháng 3 ngày ngồi trại giam. Nhiều đêm nằm đặt tay lên trán, tôi cứ ước đó là giấc mơ chú à. Nghĩ rồi, tôi càng thấm cái câu người xưa vẫn nói ’nhặt được bạc thì sang, nhặt được vàng thì lụi’. Bây giờ nếu có đào hay nhặt được món gì tương tự, tôi cũng không dám giữ riêng cho mình nữa”, ông Kình thật thà tâm sự.
Sau khi được thả về nhà, ông Kình chẳng mấy khi bước ra khỏi nhà vì xấu hổ với bà con hàng xóm và họ hàng thân thích. Ông Kình chia sẻ: “Dư luận ngày ấy đáng sợ lắm. Họ chỉ biết tôi bị công an bắt tức là kẻ xấu, chứ chẳng cần biết bản chất sự việc ra sao. Mỗi lần ra đường, thấy hết người này đến người khác xì xầm, chỉ trỏ, tôi chỉ biết cúi mặt mà đi. Tôi cứ tưởng đào được tượng vàng đem bán thì sẽ đổi đời, nào ngờ nhà nghèo vẫn hoàn nghèo, lại đeo thêm cái tiếng ở đời nữa. Nhiều lúc, tôi nghĩ quẩn định làm điều dại dột. Nhưng nhờ vợ con động viên, chính quyền và bà con lối xóm tốt bụng giúp đỡ, tôi dần bình tĩnh lại”.
Trò chuyện cùng chúng tôi, bà Trần Thị Liên (vợ ông Kình) cho biết, bà không tiếc nuối về số vàng bị thu hồi. Bà vẫn tâm niệm số vàng ấy dù không phải của phi nghĩa nhưng cũng chẳng phải tài sản làm ra từ mồ hôi nước mắt. Bà Liên ngậm ngùi: “Tiếc rằng lúc đó, vợ chồng tôi không biết việc đem bán tượng vàng là phạm pháp. Cái giá phải trả cho sự thiếu hiểu biết quá đắt. Ông nhà tôi sau ngày bị bắt trở về sinh ra bệnh tim, tay chân giờ phù đen hết. Ngày nào ông ấy cũng phải uống thuốc”. Tiếp lời vợ, ông Kình đúc kết: “Hôm nay các chú đến thì tôi vừa gắng gượng ra đồng cày nốt sào ruộng. Ốm đau bệnh tật nhưng tôi không muốn làm gánh nặng cho vợ con. Nói thật với các chú, thoát khỏi ám ảnh về vàng khiến tôi thấy thanh thản. Gia đình nghèo nhưng không nơm nớp lo kẻ khác đến xin đểu, trộm cắp, không lo vi phạm pháp luật. Sau chừng ấy thời gian, tôi cũng đâu có cần vàng mà vẫn thoát cảnh nhà tranh, vách đất. Ngẫm lại, tôi thấy cuộc đời mình thế cũng mãn nguyện rồi”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Văn Chín, Chủ tịch xã Đại Thắng, chia sẻ: “Gia đình ông Kình từ trước tới nay sống chân chất hiền hòa, quan tâm tới bà con lối xóm nên nhiều người thương mến. Sự việc xả ra đã từng làm chấn động dư luận địa phương một thời. Trước đây, gia đình ông Kình thuộc diện hộ nghèo của xã, vẫn được địa phương quan tâm giúp đỡ. Không phất lên được nhờ tượng vàng, gia đình ông lại quay về bám đồng ruộng, tần tảo cày cấy. Cuộc sống hiện giờ tuy không khá giả nhưng các con ông đều ngoan ngoãn, được ăn học đàng hoàng. Hạnh phúc ấy, vàng cũng không mua nổi”.
theo khampha.
15 năm trôi qua, ông Nguyễn Văn Kình (SN 1953, trú tại làng Phú Long, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) vẫn chưa thể quên niềm hạnh phúc ngập tràn khi đào được bức tượng bằng vàng nguyên khối.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/07/30/353d89dd249522.img.jpg
Ông Nguyễn Văn Kình.
Nhưng ông không ngờ chính may mắn ấy lại đẩy ông vào những ngày tháng khốn khổ vì quy tội buôn bán trái phép bảo vật quốc gia.
Chật vật vượt qua hoạn nạn, ông Kình lại trở về với đồng ruộng, với cuộc sống lam lũ. Nhưng cũng chính trong khó khăn, ông mới thấu hiểu cuộc sống còn nhiều thứ hạnh phúc mà vàng cũng không thể đánh đổi.
Bài học nhớ đời
Phải rất vất vả chúng tôi mới tìm được nhà của ông Nguyễn Văn Kình, nhân vật chính trong câu chuyện nhặt được vàng 15 năm về trước. Đến đây, cuộc trò chuyện lại phải hoãn thêm 3 tiếng đồng hồ nữa vì ông Kình đang bận cày ruộng. Mãi đến khi trời đã xế chiều, ông mới thong thả buộc trâu, miệng thanh minh: “Giờ đang vào vụ, không làm để mấy bữa nữa nước sông lên thì chỉ đứng mà khóc thôi!”. Quầy quả lội xuống mương nước rửa sạch những vết bùn đất, ông dẫn chúng tôi về nhà, nhất quyết giữ lại cơm nước mới chịu kể lại câu chuyện tưởng phúc hóa họa năm nào.
Theo lời ông Kình, khởi nguồn mọi chuyện cũng từ cậu con trai Nguyễn Văn Nông (29 tuổi) mà ra. “Hồi ấy, thằng Nông mới 14 tuổi. Hôm cả nhà qua dự đám cưới họ hàng. Nông thấy cái máy rà phế liệu để không bèn mượn ra khu đồi sau nhà nghịch ngợm. Trong lúc rà, nó nghe thấy máy phát tín hiệu nên dùng cuốc đào thử. Khi đào sâu chừng 30cm, nó nhìn thấy một thỏi bạc nên vội cầm vào báo cho tôi. Thấy chuyện lạ, tôi vội chạy lên và tiếp tục cuốc sâu xuống thì phát hiện thêm một hũ bạc, một bức tượng hình đầu người màu vàng. Thấy hai cha con tôi lúi húi, một số người tò mò tiến lại xem và biết chuyện. Rồi thông tin lan nhanh, chỉ vài tiếng đồng hồ sau, tôi đã thấy thương lái mò đến mua pho tượng. Suốt buổi tối, nhà tôi chật ních bà con hàng xóm đến chúc mừng và “xin lộc”. Quá lo sợ, tôi phải huy động anh em đến ở cùng. Riêng pho tượng vàng và hũ bạc, tôi đào một hố dưới gầm giường chèn lên trên một thùng bằng kim loại nặng”, ông Kình nhớ lại.
Thông tin về bức tượng vàng cổ quý hiếm lan nhanh khiến dân buôn cổ vật đổ xô về tìm ông Kình. Qua những cuộc thương lượng, giá bức tượng vàng được nâng lên theo cấp số nhân, từ 15 cây vàng lên đến 30 cây vàng, rồi 60 cây càng… Cuối cùng, ông Kình chấp nhận bán pho tượng cho nhóm đầu nậu của ông Nguyễn Đăng T. và Nguyễn Đình B. (cùng SN 1957, trú quận Hải Châu , TP. Đà Nẵng) với giá 68 cây vàng. Bán xong pho tượng quý, ông Kình ôm vàng về tổ chức ăn mừng. Ông Kình nhớ lại: “Chưa kịp vui mừng, tôi lại lo số vàng khổng lồ bị ăn trộm. Suốt đêm hôm đó, vợ chồng tôi không dám ngủ, chong đèn tìm cách giấu. Lúc đầu, tôi bàn với vợ gói vàng vào túi vải cất dưới mái tranh nhà. Nhưng sau đó không yên tâm, vợ chồng tôi lại chờ đến nửa đêm mới bí mật ra sau vườn đào hố chôn số vàng”.
Sáng hôm sau, ông Kình tiếc hùi hụi khi biết tin pho tượng đã được nhóm buôn đồ cổ bán sang tay với giá 220 cây vàng. Dù vậy thì với 68 cây vàng thu được, gia đình ông cũng đã đổi đời, trở nên sung túc nhất vùng. Thế nhưng, niềm vui chưa kéo dài được bao lâu, ông Kình bị cơ quan công an tỉnh Quảng Nam tạm giữ để điều tra vụ buôn bán trái phép bảo vật quốc gia. Nhớ lại sự việc, ông Kình kể: “Thấy công an đến nhà hỏi về bức tượng, tôi thành thật khai báo hết. Tôi cứ nghĩ đơn giản mình đào được của dưới đất thì đem bán thôi. Không ngờ, tôi đã vi phạm pháp luật. Khi vụ án bị khởi tố, vợ con tôi đã khóc hết nước mắt. Thật là niềm vui ngắn chẳng tày gang”.
Trong thời gian bị bắt tạm giam, ông Kình đã thành khẩn nộp lại toàn bộ 68 lượng vàng. Bức tượng bị hai đầu nậu bán đi cũng bị cơ quan chức năng khẩn trương thu hồi. Nhờ tình tiết này, ông Kình được tại ngoại sau 1 tháng 3 ngày tạm giam vì tội “Chiếm giữ trái phép tài sản XHCN và buôn bán hàng cấm”. Đầu năm 1998, các bị cáo còn lại bị Tòa nhân dân tỉnh Quảng Nam bị xử với các mức án từ 3 đến 5 năm tù về tội “Buôn hàng cấm”.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/07/30/1405412421-dao-duoc-vang2.jpg
Ngôi nhà của vợ chồng ông Kình sau sự việc cách đây 15 năm.
Hạnh phúc vì không còn bị vàng ám ảnh
Trong thời gian 1 tháng 3 ngày bị tạm giữ, ông Kình gần như suy sụp. Do thiếu hiểu biết pháp luật, người nông dân chất phác luôn lo sợ sẽ phải chịu mức án nhiều năm tù. “Hơn 15 năm đã trôi qua, tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác khủng khiếp trong 1 tháng 3 ngày ngồi trại giam. Nhiều đêm nằm đặt tay lên trán, tôi cứ ước đó là giấc mơ chú à. Nghĩ rồi, tôi càng thấm cái câu người xưa vẫn nói ’nhặt được bạc thì sang, nhặt được vàng thì lụi’. Bây giờ nếu có đào hay nhặt được món gì tương tự, tôi cũng không dám giữ riêng cho mình nữa”, ông Kình thật thà tâm sự.
Sau khi được thả về nhà, ông Kình chẳng mấy khi bước ra khỏi nhà vì xấu hổ với bà con hàng xóm và họ hàng thân thích. Ông Kình chia sẻ: “Dư luận ngày ấy đáng sợ lắm. Họ chỉ biết tôi bị công an bắt tức là kẻ xấu, chứ chẳng cần biết bản chất sự việc ra sao. Mỗi lần ra đường, thấy hết người này đến người khác xì xầm, chỉ trỏ, tôi chỉ biết cúi mặt mà đi. Tôi cứ tưởng đào được tượng vàng đem bán thì sẽ đổi đời, nào ngờ nhà nghèo vẫn hoàn nghèo, lại đeo thêm cái tiếng ở đời nữa. Nhiều lúc, tôi nghĩ quẩn định làm điều dại dột. Nhưng nhờ vợ con động viên, chính quyền và bà con lối xóm tốt bụng giúp đỡ, tôi dần bình tĩnh lại”.
Trò chuyện cùng chúng tôi, bà Trần Thị Liên (vợ ông Kình) cho biết, bà không tiếc nuối về số vàng bị thu hồi. Bà vẫn tâm niệm số vàng ấy dù không phải của phi nghĩa nhưng cũng chẳng phải tài sản làm ra từ mồ hôi nước mắt. Bà Liên ngậm ngùi: “Tiếc rằng lúc đó, vợ chồng tôi không biết việc đem bán tượng vàng là phạm pháp. Cái giá phải trả cho sự thiếu hiểu biết quá đắt. Ông nhà tôi sau ngày bị bắt trở về sinh ra bệnh tim, tay chân giờ phù đen hết. Ngày nào ông ấy cũng phải uống thuốc”. Tiếp lời vợ, ông Kình đúc kết: “Hôm nay các chú đến thì tôi vừa gắng gượng ra đồng cày nốt sào ruộng. Ốm đau bệnh tật nhưng tôi không muốn làm gánh nặng cho vợ con. Nói thật với các chú, thoát khỏi ám ảnh về vàng khiến tôi thấy thanh thản. Gia đình nghèo nhưng không nơm nớp lo kẻ khác đến xin đểu, trộm cắp, không lo vi phạm pháp luật. Sau chừng ấy thời gian, tôi cũng đâu có cần vàng mà vẫn thoát cảnh nhà tranh, vách đất. Ngẫm lại, tôi thấy cuộc đời mình thế cũng mãn nguyện rồi”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Văn Chín, Chủ tịch xã Đại Thắng, chia sẻ: “Gia đình ông Kình từ trước tới nay sống chân chất hiền hòa, quan tâm tới bà con lối xóm nên nhiều người thương mến. Sự việc xả ra đã từng làm chấn động dư luận địa phương một thời. Trước đây, gia đình ông Kình thuộc diện hộ nghèo của xã, vẫn được địa phương quan tâm giúp đỡ. Không phất lên được nhờ tượng vàng, gia đình ông lại quay về bám đồng ruộng, tần tảo cày cấy. Cuộc sống hiện giờ tuy không khá giả nhưng các con ông đều ngoan ngoãn, được ăn học đàng hoàng. Hạnh phúc ấy, vàng cũng không mua nổi”.
theo khampha.