khieman
07-23-2014, 08:44 PM
.
Bê bối 'thịt thối' ở Trung Quốc
giáng đòn đau vào đồ ăn nhanh Mỹ
Cổ phiếu của McDonald's, KFC, Starbucks, Burger King đều sụt giảm sau kết luận của cơ quan điều tra Trung Quốc, về việc các nhà hàng có nguy cơ dùng phải thịt quá hạn từ một nhà cung cấp thịt gia cầm, hôm 21/7.
Theo Reuters, Yum - tập đoàn quản lý các thương hiệu KFC, Pizza Hut đã lên tiếng xin lỗi khách hàng ngay sau kết luận của cơ quan điều tra về an toàn thực phẩm của Trung Quốc, đồng thời cho niêm phong và ngưng sử dụng bất cứ sản phẩm nào được cung cấp từ Công ty thực phẩm Husi Thượng Hải.Đồng thời, các công ty này tuyên bố sẽ sử dụng nguồn sản phẩm từ một đơn vị khác thay thế cho Husi Thượng Hải, vốn do tập đoàn OSI (trụ sở tại Illinois, Mỹ) quản lý.
Không chỉ Yum và McDonald's, hàng loạt thương hiệu thức ăn nhanh nước ngoài nổi tiếng tại Trung Quốc như Starbucks, Papa John, Burger King, Subway và Saizeriya (Nhật Bản) cũng bị Husi "liên lụy".Một phát ngôn viên của Starbucks nói với Reuters rằng công ty hiện không có bất kỳ giao dịch kinh doanh thực phẩm trực tiếp nào với Husi Thượng Hải. Burger King, Subway, Papa John và Saizeriya thì không bình luận gì.
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2014/07/22/KFC_thoi.jpg (http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2014/07/22/KFC_thoi.jpg)
Cổ phiếu của McDonald's, KFC, Starbucks, Burger King
đều sụt giảm
Sau thông tin trên, cổ phiếu của Yum đã giảm 4,2% còn 74,13 USD lúc đóng cửa tại sàn chứng khoán New York (Mỹ), trong khi đó McDonald's giảm 1,5% còn 97,55 USD. Cổ phiếu Starbucks giảm 0,4% còn 77,61 USD. Cổ phiếu Burger King giảm 1,6% khi sàn đóng cửa ở mức 26,13 USD.
Sự việc này được Reuters cũng như Bloomberg ví như một đòn giáng mạnh vào các thương hiệu thức ăn nhanh nước ngoài tại Trung Quốc, trong đó hầu hết là từ Mỹ. Họ vừa mới phục hồi phần nào sau vụ bê bối dùng thịt gà có chứa chất kháng sinh, tiếp đó là dịch cúm gia cầm.
Một sự e ngại cho tình hình kinh doanh sắp tới tại Trung Quốc đang bao trùm lên các thương hiệu này, ngay cả các nhà nghiên cứu thị trường cũng đưa ra nhận định tương tự."Tôi nghĩ rằng tình hình sắp tới sẽ thực sự khó khăn đối với cả hai công ty này", Benjamin Cavender, đại diện một tập đoàn nghiên cứu thị trường cho Reuters biết.
"Bởi lời xin lỗi không thể giúp sửa chữa mọi thứ một cách dễ dàng được".
"Mặc dù vấn đề này đang được giải quyết, chúng tôi sẽ không loại trừ khả năng các thương hiệu tạm thời bị gián đoạn thời gian bán hàng", nhà phân tích thị trường David Baird Tarantino cho Reuters biết.
Vụ việc trên gần như làm lộ ra những khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Các công ty nước ngoài phải đối mặt với vấn đề thực thi các quy trình nghiêm ngặt với cán bộ địa phương.
McDonald's và Yum là hai thương hiệu hàng đầu về doanh số trong tổng số 174 tỉ USD giá trị thị trường thức ăn nhanh Trung Quốc (theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor).
Nhưng để phát triển tại Trung Quốc, họ phải đối mặt với thách thức như các doanh nghiệp nội địa là cố gắng thu hút thực khách bằng giá cả hợp lý, thông qua việc sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất tại chỗ.
Theo trang web của OSI thì tập đoàn này hiện có 13 cơ sở sản xuất tại Trung Quốc trong tổng số 60 cơ sở sản xuất trên thế giới, doanh thu năm 2012 hơn 5 tỉ USD. OSI nói đã cung cấp cho McDonald's từ năm 1992 và KFC, Pizza Hut từ năm 2008.
Đối với McDonald's, Trung Quốc là thị trường lớn thứ 3 thế giới, xét về số lượng nhà hàng. Một người giấu tên làm trong ngành công nghiệp nói với Bloomberg rằng OSI là một trong những nhà cung cấp thịt chủ chốt của McDonald's. Lâu nay, Husi cung cấp cho McDonald's thịt gà, thịt bò và rau diếp.
Cơ quan chức năng của Trung Quốc cho biết trường hợp của Husi sẽ được giao cho cảnh sát nếu nghi ngờ có dấu hiệu phạm tội.
Đáng lưu ý là trong giấy tờ và trang web của nhà máy Husi tại Thượng Hải có ghi, nó được phép xuất khẩu sản phẩm thịt sang Nhật Bản và Hồng Kông. Tuy nhiên Trung tâm An toàn Thực phẩm cho biết không tìm thấy bất kỳ hồ sơ nào chứng minh sản phẩm của Husi được nhập vào Hồng Kông
Một phát ngôn viên của McDonald của Hồng Kông cho biết họ không nhận được bất kỳ sản phẩm từ Husi Thượng Hải, nhưng đã sử dụng thịt do OSI thuộc các chi nhánh ở bên ngoài Thượng Hải cung cấp. KFC và Pizza Hut đã nói với phương tiện truyền thông rằng họ không sử dụng bất kỳ sản phẩm từ nhà máy Husi Thượng Hải.
James Button, giám đốc tư vấn của SmithStreetSolutions Thượng Hải nhận định trường hợp Husi sẽ mang lại khó khăn không nhỏ cho các thương hiệu quốc tế như McDonald's và KFC, nhất là trong việc cạnh tranh giành khách hàng ở Trung Quốc.
"Bởi kể từ khi bước chân vào thị trường này, họ đã được đinh vị trong mắt khách hàng về sự độc đáo, sự lựa chọn thực phẩm mới lạ, môi trường sạch sẽ, sự cảm nhận chất lượng dịch vụ cao và an toàn hơn hẳn so với các thương hiệu khác", ông nói với báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.
Theo Bloomberg, sự sợ hãi đang lan truyền trong giới tiêu dùng Trung Quốc, nhất là tại Thượng Hải.
"Từ bây giờ tôi sẽ không đi ăn ở McDonald's hay KFC nữa. Ít nhất là cho đến khi toàn bộ sự việc này lắng xuống", một nhân viên dịch vụ tài chính 24 tuổi nói với Reuters khi đang ăn ở một tiệm phở gần cửa hàng McDonald ở trung tâm thành phố Thượng Hải.
Thế nhưng vẫn có người miễn nhiễm với thông tin này. "Ở đâu mà chả thế?" - một sinh viên 20 tuổi đang ăn thịt bò ngon lành trong cửa hàng McDonald's của Thượng Hải, thẳng thắn nói. "Tôi sẽ tiếp tục đi đến bất cứ nơi nào tôi muốn ăn".
Theo Anh Thư/Motthegioi
Xem thêm:
McDonald's, KFC lại gặp rắc rối với thực phẩm tại Trung Quốc (http://citinews.net/kinh-doanh/mcdonald-s--kfc-lai-gap-rac-roi-voi-thuc-pham-tai-trung-quoc-S4AQXCA/)/
Bê bối thịt thối ở Trung Quốc lan sang Nhật Bản (http://citinews.net/kinh-doanh/be-boi-thit-thoi-o-trung-quoc-lan-sang-nhat-ban-T6UB7PQ/)
Tai tiếng thịt bẩn ở Trung Quốc (http://citinews.net/kinh-doanh/tai-tieng-thit-ban-o-trung-quoc-KD4GR5A/)
Bê bối 'thịt thối' ở Trung Quốc
giáng đòn đau vào đồ ăn nhanh Mỹ
Cổ phiếu của McDonald's, KFC, Starbucks, Burger King đều sụt giảm sau kết luận của cơ quan điều tra Trung Quốc, về việc các nhà hàng có nguy cơ dùng phải thịt quá hạn từ một nhà cung cấp thịt gia cầm, hôm 21/7.
Theo Reuters, Yum - tập đoàn quản lý các thương hiệu KFC, Pizza Hut đã lên tiếng xin lỗi khách hàng ngay sau kết luận của cơ quan điều tra về an toàn thực phẩm của Trung Quốc, đồng thời cho niêm phong và ngưng sử dụng bất cứ sản phẩm nào được cung cấp từ Công ty thực phẩm Husi Thượng Hải.Đồng thời, các công ty này tuyên bố sẽ sử dụng nguồn sản phẩm từ một đơn vị khác thay thế cho Husi Thượng Hải, vốn do tập đoàn OSI (trụ sở tại Illinois, Mỹ) quản lý.
Không chỉ Yum và McDonald's, hàng loạt thương hiệu thức ăn nhanh nước ngoài nổi tiếng tại Trung Quốc như Starbucks, Papa John, Burger King, Subway và Saizeriya (Nhật Bản) cũng bị Husi "liên lụy".Một phát ngôn viên của Starbucks nói với Reuters rằng công ty hiện không có bất kỳ giao dịch kinh doanh thực phẩm trực tiếp nào với Husi Thượng Hải. Burger King, Subway, Papa John và Saizeriya thì không bình luận gì.
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2014/07/22/KFC_thoi.jpg (http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2014/07/22/KFC_thoi.jpg)
Cổ phiếu của McDonald's, KFC, Starbucks, Burger King
đều sụt giảm
Sau thông tin trên, cổ phiếu của Yum đã giảm 4,2% còn 74,13 USD lúc đóng cửa tại sàn chứng khoán New York (Mỹ), trong khi đó McDonald's giảm 1,5% còn 97,55 USD. Cổ phiếu Starbucks giảm 0,4% còn 77,61 USD. Cổ phiếu Burger King giảm 1,6% khi sàn đóng cửa ở mức 26,13 USD.
Sự việc này được Reuters cũng như Bloomberg ví như một đòn giáng mạnh vào các thương hiệu thức ăn nhanh nước ngoài tại Trung Quốc, trong đó hầu hết là từ Mỹ. Họ vừa mới phục hồi phần nào sau vụ bê bối dùng thịt gà có chứa chất kháng sinh, tiếp đó là dịch cúm gia cầm.
Một sự e ngại cho tình hình kinh doanh sắp tới tại Trung Quốc đang bao trùm lên các thương hiệu này, ngay cả các nhà nghiên cứu thị trường cũng đưa ra nhận định tương tự."Tôi nghĩ rằng tình hình sắp tới sẽ thực sự khó khăn đối với cả hai công ty này", Benjamin Cavender, đại diện một tập đoàn nghiên cứu thị trường cho Reuters biết.
"Bởi lời xin lỗi không thể giúp sửa chữa mọi thứ một cách dễ dàng được".
"Mặc dù vấn đề này đang được giải quyết, chúng tôi sẽ không loại trừ khả năng các thương hiệu tạm thời bị gián đoạn thời gian bán hàng", nhà phân tích thị trường David Baird Tarantino cho Reuters biết.
Vụ việc trên gần như làm lộ ra những khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Các công ty nước ngoài phải đối mặt với vấn đề thực thi các quy trình nghiêm ngặt với cán bộ địa phương.
McDonald's và Yum là hai thương hiệu hàng đầu về doanh số trong tổng số 174 tỉ USD giá trị thị trường thức ăn nhanh Trung Quốc (theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor).
Nhưng để phát triển tại Trung Quốc, họ phải đối mặt với thách thức như các doanh nghiệp nội địa là cố gắng thu hút thực khách bằng giá cả hợp lý, thông qua việc sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất tại chỗ.
Theo trang web của OSI thì tập đoàn này hiện có 13 cơ sở sản xuất tại Trung Quốc trong tổng số 60 cơ sở sản xuất trên thế giới, doanh thu năm 2012 hơn 5 tỉ USD. OSI nói đã cung cấp cho McDonald's từ năm 1992 và KFC, Pizza Hut từ năm 2008.
Đối với McDonald's, Trung Quốc là thị trường lớn thứ 3 thế giới, xét về số lượng nhà hàng. Một người giấu tên làm trong ngành công nghiệp nói với Bloomberg rằng OSI là một trong những nhà cung cấp thịt chủ chốt của McDonald's. Lâu nay, Husi cung cấp cho McDonald's thịt gà, thịt bò và rau diếp.
Cơ quan chức năng của Trung Quốc cho biết trường hợp của Husi sẽ được giao cho cảnh sát nếu nghi ngờ có dấu hiệu phạm tội.
Đáng lưu ý là trong giấy tờ và trang web của nhà máy Husi tại Thượng Hải có ghi, nó được phép xuất khẩu sản phẩm thịt sang Nhật Bản và Hồng Kông. Tuy nhiên Trung tâm An toàn Thực phẩm cho biết không tìm thấy bất kỳ hồ sơ nào chứng minh sản phẩm của Husi được nhập vào Hồng Kông
Một phát ngôn viên của McDonald của Hồng Kông cho biết họ không nhận được bất kỳ sản phẩm từ Husi Thượng Hải, nhưng đã sử dụng thịt do OSI thuộc các chi nhánh ở bên ngoài Thượng Hải cung cấp. KFC và Pizza Hut đã nói với phương tiện truyền thông rằng họ không sử dụng bất kỳ sản phẩm từ nhà máy Husi Thượng Hải.
James Button, giám đốc tư vấn của SmithStreetSolutions Thượng Hải nhận định trường hợp Husi sẽ mang lại khó khăn không nhỏ cho các thương hiệu quốc tế như McDonald's và KFC, nhất là trong việc cạnh tranh giành khách hàng ở Trung Quốc.
"Bởi kể từ khi bước chân vào thị trường này, họ đã được đinh vị trong mắt khách hàng về sự độc đáo, sự lựa chọn thực phẩm mới lạ, môi trường sạch sẽ, sự cảm nhận chất lượng dịch vụ cao và an toàn hơn hẳn so với các thương hiệu khác", ông nói với báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.
Theo Bloomberg, sự sợ hãi đang lan truyền trong giới tiêu dùng Trung Quốc, nhất là tại Thượng Hải.
"Từ bây giờ tôi sẽ không đi ăn ở McDonald's hay KFC nữa. Ít nhất là cho đến khi toàn bộ sự việc này lắng xuống", một nhân viên dịch vụ tài chính 24 tuổi nói với Reuters khi đang ăn ở một tiệm phở gần cửa hàng McDonald ở trung tâm thành phố Thượng Hải.
Thế nhưng vẫn có người miễn nhiễm với thông tin này. "Ở đâu mà chả thế?" - một sinh viên 20 tuổi đang ăn thịt bò ngon lành trong cửa hàng McDonald's của Thượng Hải, thẳng thắn nói. "Tôi sẽ tiếp tục đi đến bất cứ nơi nào tôi muốn ăn".
Theo Anh Thư/Motthegioi
Xem thêm:
McDonald's, KFC lại gặp rắc rối với thực phẩm tại Trung Quốc (http://citinews.net/kinh-doanh/mcdonald-s--kfc-lai-gap-rac-roi-voi-thuc-pham-tai-trung-quoc-S4AQXCA/)/
Bê bối thịt thối ở Trung Quốc lan sang Nhật Bản (http://citinews.net/kinh-doanh/be-boi-thit-thoi-o-trung-quoc-lan-sang-nhat-ban-T6UB7PQ/)
Tai tiếng thịt bẩn ở Trung Quốc (http://citinews.net/kinh-doanh/tai-tieng-thit-ban-o-trung-quoc-KD4GR5A/)