khieman
07-14-2014, 08:31 PM
Lật tẩy trò lừa đảo
của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng
TRÚC GIANG
http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/Phan-thi-bich-hang.jpg (http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/Phan-thi-bich-hang.jpg)
Phan Thị Bích Hằng (thứ hai, từ phải qua)
cùng các nhà ngoại cảm.
1* Mở bài
“Lật tầy trò lừa đảo của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng”. Đó là cái tựa của hàng chục bài viết về nhà ngoại cảm đã có một thời lừng danh được tôn vinh xem như số một ở Việt Nam với thành tích đã tìm được hơn 10,000 hài cốt liệt sĩ trong tổng số 20,000 của toàn đơn vị.
Sự việc nầy gây hoang mang trong những gia đình liệt sĩ, không biết rằng hài cốt mà mình đang thờ phượng có phải là xương động vật hay xương của người lạ, hoặc cũng có thể là hài cốt của anh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa?.
Suốt hơn 10 năm tự do trấn lột các gia đình liệt sĩ, các nhà ngoại cảm trở nên giàu có, xây cất nhà cao cửa rộng.
Những Tiến sĩ, Giáo sư, Phó giáo sư Việt Nam hiện nay công khai và chính thức công nhận rằng thế giới cõi âm là có thật và những người siêu việt có khả năng nói chuyện với người ở âm phủ cũng là có thật. Do đó Đảng và Nhà nước Việt Nam thành lập những viện, những trung tâm mang tên rất khoa học dành cho những người ăn cơm trần gian mà làm việc dưới âm phủ.
Đặc tính vô cảm, lừa lọc, gian manh xảo trá của xã hội cũng không chừa những nhà siêu nhiên nầy, cho nên những trò lừa bịp, mánh mung thể hiện ở những nhà ngoại cảm bị gọi là rởm. Vì tiếp xúc với thế giới ma quỷ, nhiều nhà ngoại cảm tiêm nhiễm nên bị gọi là quỷ đội lốt người.
2* Phong trào tìm hài cốt liệt sĩ
Vì sao phải chờ 20 năm sau khi chiến tranh chấm dứt mới phát động phong trào rầm rộ đi tìm hài cốt liệt sĩ? Việc nầy đáng lẻ phải được thực hiện ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, sự chậm trễ có lý do là để “xoa dịu và mua chuộc gia đình liệt sĩ”.
Trong chiến tranh, những bộ đội đã hy sinh mạng sống hoặc hy sinh một phần thân thể để tạo ra chiến thắng là chiếm được miền Nam, những người nầy bị lãng quên, bị thiệt thòi trong khi đó thế hệ bộ đội sau đã hưởng “vinh hoa, phú quý” do chiến công mà họ tạo ra trước kia.
Gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, thương phế binh, đã trở thành “dân oan” vì bị cướp đất ở khắp nơi trên đất nước. Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng là một ví dụ cụ thể.
Tìm mộ liệt sĩ nằm trong chương trình mua chuộc đó.
2.1. Tổ chức thực hiện việc tìm hài cốt liệt sĩ
Ba cơ quan nhà nước phụ trách việc tìm hài cốt là Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An và Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.
Bộ Quốc phòng quản lý bộ đội, cung cấp danh sách, lý lịch, binh chủng, đơn vị, địa điểm các trận đánh…
Bộ Công An xử dụng cơ quan tình báo điều tra, thu thập tin tức qua các bộ đội còn sống, qua chính quyền địa phương và dân chúng trong các vùng nổ ra các trận đánh.
Ngân Hàng Chính Sách, Xã Hội cung cấp tài chánh cho các nhà ngoại cảm trong công tác đi tìm hài cốt.
Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội do nhà nước lập ra bởi quyết định số 131/2002/QĐ-TTg, thủ tướng ký ngày 4-10-2002.
1). Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Bộ máy quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm: Hội đồng quản trị tại Trung ương, 63 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và hơn 660 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận, huyện.
2). Hội đồng quản trị của ngân hàng
Gồm 14 thành viên, 11 thành viên kiêm nhiệm và 3 thành viên chuyên trách.
• Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Nguyễn Văn Bình - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
• Các ủy viên:
Phạm Văn Phượng: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Trần Xuân Hà: Thứ trưởng Bộ Tài chính
Nguyễn Đồng Tiến: Phó Thống đốc NHNN Việt Nam
Nguyễn Thế Phương: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Nguyễn Trọng Đàm: Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Nguyễn Thị Xuân Thu:[1] Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hà Hùng: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Quốc hội
Hà Phúc Mịch: Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân Việt Nam
Nguyễn Thị Kim Thúy: Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Dương Quyết Thắng: Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội
Lê Ngọc Bảo: Trưởng Ban Kiểm soát Ngân hàng Chính sách Xã hội
Nguyễn Hoàng Hiệp: Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Nguyễn Công Mùi: Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Ngân hàng không có chức năng đi tìm hài cốt thế mà đứng ra tổ chức những buổi lễ cầu hồn rất trang trọng như dựng lều, máy chụp hình, máy quay phim và máy phát hình trực tiếp đến các đài.
Ngân hàng nầy đã trả cho nhà ngoại cảm lừa bịp Nguyễn Thanh Thúy, tức Cậu Thủy, số tiền trên 8 tỷ đồng trả tiền cho 115 bộ hài cốt.
Ngoài ra Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội cũng có “Cục Người Có Công” để hỗ trợ cho ba cơ quan nói trên.
Nói chung đảng và nhà nước chủ trương việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.
2.2. Thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người
Trung tâm nầy được thành lập ngày 16-11-1996 trụ sở tại số 10 đường Đào Tấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Từ năm 2007 GS.TS Đào Vọng Đức làm giám đốc trung tâm.
Trung tâm có ba bộ môn như sau: Năng Lượng Sinh Học, Thông Tin Dự Báo và Cận Tâm Lý.
Bộ môn Cận Tâm Lý
Chủ nhiệm: Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác (nay trên 80 tuổ)
Phó chủ nhiệm: Đại tá Hàn Thụy Vũ
Bộ môn nầy chọn một số nhà ngoại cảm, khoảng 200 người để tìm hài cốt các liệt sĩ, nổi bật nhất có khoảng 15 người như: Đỗ Bá Hiệp, Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Văn Nhã,Nguyễn Ngọc Hoài, Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Văn Lư…
Bộ môn Cận Tâm Lý khẳng định, xin trích như sau:
“Sau khi thể xác chết phần ý thức nhưng phần tinh thần vẫn tồn tại ở một dạng khác, gọi là linh hồn hay vong linh, và thế giới người âm là có thật”.
2.3. Thành lập Viện Nghiên Cứu và Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người
http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/tiem-nang-con-nguoi.jpg (http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/tiem-nang-con-nguoi.jpg)http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/vien-nghien-cuu-TNCN.jpg (http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/vien-nghien-cuu-TNCN.jpg)
GS. TS Phạm Minh Hạc Viện trưởng Viện Nghiên cứu
và Ứng dụng Tiềm năng Con người.
Viện Nghiên Cứu và Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người (NC/ƯD/TN/CN) được thành lập ngày 14-11-2012 do Quyết định số 760/QĐ/LHHVN) của Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam.
Ngày 27-1-2013 lễ ra mắt Viện nầy được tổ chức và chính thức hoạt động. Một Hội Đồng Viện được bầu ra gồm 6 thành viên và GS.TSKH Phạm Minh Hạc làm Chủ tịch. Phó chủ tịch Hội Đồng là PGS.TS Nguyễn Trọng Điều.
3* Ngoại cảm
3.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của những cơ quan nhà nước nầy thì ngoại cảm là một khả năng đặc biệt của con người, có thể nói chuyện với người chết ở cõi âm. Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người khẳng định có một thế giới khác với dương thế, đó là cõi âm, nơi mà các linh hồn tồn tại và những nhà ngoại cảm có thể đi xuống cõi âm để tiếp cận, nói chuyện với các vong hồn đó.
3.2. Có ba loại ngoại cảm
Trong thế giới những người đang sống, ăn cơm dương thế mà làm việc ở âm phủ, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người chia ngoại cảm ra làm ba loại:
- Ngoại cảm bẩm sinh. Tức là từ lúc mới sinh ra thì đã có khả năng ngoại cảm rồi.
- Ngoại cảm hình thành thành sau khi trải qua biến cố, chấn thương, bịnh tật. Trường hợp nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng bị chó điên cắn chết lâm sàng nhưng sau khi réo ba hồn chín vía thì đương sự hồi dương, và sau đó trở thành nhà ngoại cảm.
- Ngoại cảm do rèn luyện theo phương pháp đặc biệt (?).
4. Những nhà ngoại cảm Việt Nam
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên Hiệp Khoa Học Công Nghệ Thông Tin UIA. (UIA= Scienee Technology Union for Informatics Application) cho biết: “Năm 2013 trung tâm tiếp nhận 200 đối tượng được cho rằng có khả năng ngoại cảm, trong đó 13 người được công nhận. Đặc biệt là nhà ngoại cảm Nguyễn Quang Thắng có đủ tài năng để tham gia Quốc Hội lập pháp. Thường Vụ Quốc Hội có thơ mời nhà ngoại cảm nầy
Những nhà ngoại cảm Việt Nam hiện nay nổi danh gồm có: Nguyễn Bá Hiệp, Nguyễn Văn Liên, Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Văn Nhã, Vũ Thị Minh Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hoài, Nguyễn Văn Lư và nhà ngoại cảm B-29…
Kể từ năm 1990 trung tâm của ông Vũ Thế Khanh đã tìm được hơn 20,000 hài cốt liệt sĩ.
4.1. Trung tâm dịch vụ ngoại cảm mọc lên như nấm
Kể từ khi nhà nước phát động phong trào tìm hài cốt liệt sĩ thì các trung tâm ngoại cảm mọc lên như nấm. Đội quân ngoại cảm làm việc cho Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người có đến hàng trăm người.
Ông Viện trưởng cho biết: “Việt Nam là một quốc gia có con số nhà ngoại cảm nhiều nhất trong lịch sử loài người”.
4.2. Nhà ngoại cảm có nhiều bằng khen nhất
Ngày 4-12-2011, nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nghi, (xã Lạc Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) đã vinh dự đón nhận Bằng khen của thủ tướng chính phủ vì đã có nhiều công sức trong việc tôn tạo di tích lịch sử và tìm mộ liệt sĩ.
Trước đó ngày 27-11-2011 bà Nghi được Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội tặng Bằng khen. Hồi tháng 6 năm 2011 Bộ Văn Hoá-Thể Thao-Du lịch cũng tặng Bằng khen cho bà nầy. Tháng 3 năm 2011 bà Nghi cũng nhận được giấy khen của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hải Dương về thành tích ngoại cảm.
5* Độ chính xác bằng con số không (zero)
Ngày 22-10-2013, trong phóng sự tựa đề “Trở về từ ký ức” của đài VTV, Thượng tá bác sĩ Nguyễn Lê Cát, Trưởng khoa xét nghiệm của Viện Pháp Y Quân Đội, tuyên bố: “Qua thực tế xét nghiệm, kiểm định, chúng tôi thấy rằng hài cốt do các nhà ngoại cảm tìm thấy có độ chính xác bằng con số không (zero).
Hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên do Phan Thị Bích Hằng tìm được chỉ là 13 mảnh sành vụn và một cái răng lợn”.
6* Quy trình xét nghiệm DNA
6.1. Tổng quát về DNA
(DNA=Deoxyribo Nucleic Acid)
http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/PCR9700.jpg (http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/PCR9700.jpg)
Hệ thống máy PCR9700 dùng để nhân bội ADN ty thể.
DNA là những “tế bào” chứa gene di truyền riêng biệt của mỗi người, cũng giống như dấu chỉ ở đầu ngón tay, không có cái nào giống cái nào. Vì thế khoa hình sự dùng dấu chỉ tay để đối chiếu với dấu lăn tay khi làm căn cước trước kia trong hồ sơ lưu để xác định một người.
Nguyên tắc căn bản của việc xét nghiệm DNA để xác định hài cốt là dựa theo gene di truyền lấy từ hài cốt, đem so sánh với gene DNA của người sống để xác định liên hệ gia đình của những người cùng chung một huyết thống, ruột thịt, như ông nội, cha, các con của cha, các cháu thuộc dòng bên nội.
Huyết thống bên ngoại bao gồm bà ngoại, mẹ đẻ, các dì và các cậu là anh chị em của mẹ.
Giữa vợ và chồng không có gene DNA giống nhau.(ngoại trừ những tập tục cho phép dòng họ lấy nhau như có một thời dưới nhà Trần ngày xưa ở Việt Nam)
6.2. Những điều kiện và các bước tiến hành để xét nghiệm DNA
1). Phải có hai mẫu gene DNA, một của hài cốt và một của người còn sống có liên hệ huyết thống với bộ xương.
2). Dùng máy chiết tách DNA PRC9700. Lấy một lượng xương vuông 2x2cm đưa vào máy để software tách riêng ra những DNA cần thiết của người chết.
3). Dùng máy giải trình ABI3100 của hãng Appliedbiosystem (Mỹ) được cài đặt nhu liệu (software) SepScape 2.5. Máy chạy để đối chiếu, so sánh hai mẫu gene để tìm ra quan hệ huyết thống.
4) Nếu hài cốt còn nguyên vẹn, thì chỉ lấy hai cái răng, ưu tiên cho răng còn dính trong xương quai hàm. Nếu hài cốt không nguyên vẹn thì lấy một mẫu vuông 2x2cm thuộc xương ống, xương còn cứng. Những xương xốp như xương sườn, xương sọ, xương hai bàn chân, hai bàn tay, rất khó giám định.
5). Mẫu DNA của người sống có trong móng tay, móng chân, sợi tóc có gốc, tế bào thân thể….
Mẫu DNA của hài cốt và của người sống (tóc, móng tay…) phải được cho vào bao nylon gởi đi xét nghiệm, bên ngoài có ghi đầy đủ chi tiết của người sống, liên hệ gia đình với bộ xương.
Có một số ít cơ quan có chuyên viên và máy móc xét nghiệm DNA ở Việt Nam, như Viện Pháp Y Quân đội và Viện Hình Sự của Bộ Công an.
Việc gởi mẫu DNA phải do chính người thân liên hệ đệ nạp, những nhà ngoại cảm không có tư cách pháp nhân để xin giám định.
6.3. Hài cốt do nhà ngoại cảm tìm đều không qua xét nghiệm DNA
http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/hai-cot.jpg (http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/hai-cot.jpg)
Hài cốt nầy được đem về thờ.
“Hầu như những hài cốt do các nhà ngoại cảm tìm ra đều không qua giám định DNA vì các nhà ngoại cảm đòi ký giấy cam kết ngay từ đầu là không có giám định. “Chỉ cái gì thì mang về cái ấy”. Nhiều nhà ngoại cảm còn không cho thân nhân liệm cốt mà tự tay họ gói ghém, lý do là phải ếm bùa. Còn dọa rằng hễ mở ra thì bị trời vật, trời đá tam tộc phải tan tành tiêu tan.
Nhà báo Thu Uyên cho biết thêm:
“Một sự thật rùng rợn hơn nữa là nhà ngoại cảm thu phục người có tâm bằng cách cho họ biết là họ sắp chết trong vài tháng tới, tan xương nát thịt, muốn tránh được họa thì phải phục vụ “Cậu” cho thật tốt.
Nhận xét về các nhà ngoại cảm, nhà báo Thu Uyên cho biết:
“Cũng có những nhà ngoại cảm muốn chứng minh mình có khả năng siêu nhiên. Cũng có nhiều người vụ danh, vụ lợi nhưng cũng có nhiều kẻ lừa đảo có âm mưu. Đến nay, ngoại cảm trở thành một cái nghề thu vào khá bộn tiền trong khi Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội hậu thuẩn cho những nhà tâm linh làm hài cốt giả mạo điển hình là vụ Cậu Thủy.
Mấy chuc ngàn hài cốt được phô trương thành tích không có bộ nào được đưa đi xét nghiệm DNA cả. Thượng tá Nguyễn Lê Cát, trưởng khoa xét nghiệm Viện Pháp Y Quân Đội, xác nhận rằng hài cốt do các nhà ngoại cảm tìm ra có độ chính xác bằng con số không (zero)
7* Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng
7.1. Tiểu sử
http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/Phan-thi-bich-hang-2.jpg (http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/Phan-thi-bich-hang-2.jpg)
Phan Thị Bích Hằng.
Phan Thị Bích Hằng sinh ngày 15-2-1972 là nhà ngoại cảm nổi tiếng ở Việt Nam. Sinh ở xã Khánh Hoà, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Đầu năm 2005, mở doanh nghiệp thiết kế nội thất, chồng làm giám đốc, vợ làm phó giám đốc. Có 2 con.
Năm 2007, thạc sĩ Bích Hằng công tác tại Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Là cán bộ môn Cận Tâm Lý tại Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người, thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật VN.
7.2. Trở thành nhà ngoại cảm sau một biến cố lớn
Năm 1988, cô và người bạn bị một con chó dại cắn. Người bạn gái chết. Bích Hằng được gia đình đưa đi chữa trị nhiều nơi, từ đông y đến tây y nhưng không lành bịnh. Một thầy lang chữa bằng bài thuốc gia truyền, sau một đợt lên cơn dại, cô khỏi bịnh.
Vài tháng sau hoàn toàn bình phục và khoẻ mạnh, cô phát hiện ra khả năng tiếp cận và “giao lưu” với vong linh ở cõi âm, được mọi người biết đến và gọi cô là nhà ngoại cảm.
“Theo quan điểm của nhà ngoại cảm, khi người ta chết đi, hồn còn tồn tại trong thế giới vô hình hay còn gọi là cõi âm. Người thường không thể nhìn thấy được, nhưng nhà ngoại cảm có thể nhìn thấy và “giao lưu” được với linh hồn ở các giới: thượng giới, trung giới và hạ giới còn được gọi là cõi âm”. Phan Thị Bích Hằng đã giải đáp về cõi âm như thế.
Chính cô đã tìm được gần 10,000 hài cốt của các liệt sĩ vô danh và những hài cốt mất tích lâu năm.
“Cuộc tìm kiếm được 4,000 hài cốt của các tù binh cộng sản ở nhà tù Phú Quốc của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là một cuộc tìm kiếm đầy xúc động và lớn nhất trong lịch sử VN”.
Việc tìm 4,000 hài cốt ở trại tù binh Việt Cộng Phú Quốc không cần tới khả năng ngoại cảm, vì trại tù nào cũng có một khu vực để chôn người chết cả. Những cựu tù binh Việt Cộng và những quân cảnh VNCH ở trại Phú Quốc, ai ai cũng đều biết nơi tập trung chôn xác người đó cả.
Trại tù Côn Đảo có “nghĩa địa Hàng Dương”, trại tù cải tạo Trảng Lớn (Tây Ninh) có khu chôn người chết ở sát phi trường, được gọi là nghĩa trang phi trường Trảng Lớn.
8* Vạch mặt nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng
8.1.Hài cốt liệt sĩ Phùng Chí Kiên là 13 mảnh sành vụn và một cái răng heo
http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/Phung-Chi-Kien.jpg (http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/Phung-Chi-Kien.jpg)
Hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là mảnh sành vụn
và một chiếc răng động vật.
Nhà báo Thu Uyên, chủ nhiệm chương trình “Trở về từ ký ức” của đài VTV nói về nhà ngoại cảm Bích Hằng như sau: “Việc bà Hằng và người bạn bị chó dại cắn, người bạn chết, Bích Hằng suýt chết, từ cõi âm vể dương thế nên có khả năng tiếp cận và giao lưu với những vong hồn ở âm phủ”.
Phóng viên điều tra đến gặp ngay thầy giáo Ngưyễn Tử Nhiên là giáo viên chủ nhiệm suốt ba lớp học của bà Hằng tại trường Yên Khánh, Ninh Bình, thầy giáo nầy cho biết, có nghe nói Hằng bị chó dại cắn nhưng chuyện người bạn chết thì tuyệt đối không có. Hơn nữa, người dân trong khu vực đều xác nhận rằng trong thời gian đó không có ai chết do bị chó dại cắn cả.
Ngày 28-10-2013 nhà báo Thu Uyên cho biết tiếp như sau: “Sự kiện được nhắc tới bằng giấy trắng mực đen là kết quả giám định mẫu xương được cho là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là 13 mảnh sành và một cái răng heo. Viện Pháp Y Quân Đội tiến hành giám định từ ngày 19-8-2008 đến ngày 3-9-2008, kết quả cho thấy: Mẫu vật gồm có đất trộn lẫn đá vụn. 13 mảnh sành, 3 mảnh đá nhỏ và một cái răng lợn” Đó là kết quả tìm kiếm của bà Hằng”.
Với sự tham dự của một số cán bộ cao cấp và hàng loạt bài viết nhằm phanh phui những vụ tìm hài cốt bịp bợm của bà Hằng. Vốn là một thạc sĩ nên các du thuyết, diễn thuyết cũng có khá nhiều cơ sở và con người tin theo.
8.2. Phan Thị Bích Hằng bị cáo hối lộ thân nhân liệt sĩ 400 triệu đồng
Ngày 26-11-2013, trong đợt lũ lụt ở miền Trung, bà Hằng đưa ra 400 triệu đồng làm từ thiện nhưng thực chất là hối lộ thân nhân của các liệt sĩ để họ không phơi bày sự thật với báo chí.
Một cán bộ nghỉ hưu cho biết, bà Hằng đã chỉ sai rất nhiều. Có trưởng hợp cả làng xử dụng chung một giếng nước thì bà Hằng bảo rằng hài cốt ở giữa giếng. Phải khó khăn lắm mới hút hết nước dưới giếng, nhưng tìm không thấy gì cả. Bà lại bảo, mộ nằm ở bờ ruộng, tìm kiếm cũng không thấy. Bà Hằng nói rằng bà bị “vong trêu”.
Bà Hằng đưa 400 triệu đồng đi làm từ thiện tại khu vực mà bà không tìm ra hài cốt như đã nêu trên.
8.3. Phan Thị Bích Hằng tìm hài cốt bằng điều khiển từ xa
Năm 2008, bà Hằng tìm hài cốt bộ đội bằng cách điều khiển từ xa. Đó là liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm quê quán ở tỉnh Thái Bình.
Ở Hà Nội bà Hằng dùng điện thoại cho biết vị trí mộ liệt sĩ Đảm ở đồi 467, hàng thứ 5, lô 1, mộ thứ 2 tại nghĩa trang Ayunt Pa, tỉnh Gia Lai.
Khi bốc mộ có lọ penicillin ghi tên tuổi và địa chỉ của người chết như sau: Hoàng Ngọc Đảm, đơn vị C2, D67, quê quán ở “Huyện Thái Thụy” tỉnh Thái Bình. Ngày chết 13-8-1969 ở tỉnh Gia Lai.
Một điều kỳ lạ là khi bộ đội Hoàng Ngọc Đảm chết thì chưa có huyện Thái Thụy. Mãi tới hơn 3 tháng sau, chính quyền mới sát nhập hai huyện Thái Ninh và Thụy Anh thành một huyện mới, ghép hai chữ đầu của Thái Ninh và Thụy Anh thành huyện mang tên Thái Thụy.
Điều nầy chứng tỏ chi tiết trên lọ penicillin được viết ra sau khi bộ đội nầy chết, vì khi chết thì huyện Thái Thụy chưa được thành lập. Tóm lại hồ sơ nầy có thể do hai bộ chủ quản là Bộ Quốc Phòng và bộ Công An đẻ ra.
8.4. Phan Thị Bích Hằng tìm không ra hài cốt liệt sĩ
Bà Vũ Thị Nguồn, vợ của liệt sĩ Bùi Văn Hướng (Hải Dương) cho biết:
“Gia đình tôi đi khắp nơi tìm đến rất nhiều nhà ngoại cảm trong đó có Phan Thị Bích Hằng, và mới đây nhà ngoại cảm ở huyện Gia Lộc, nhưng tất cả đều bó tay, không tìm ra hài cốt. Người chỉ chỗ nầy, kẻ chỉ chỗ kia, cuối cùng tiền mất tật mang.
9* Những thách thức đối với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng
Đại tá quân đội Đỗ Kiên Cường, người đã viết rất nhiều bài nghiên cứu về những hiện tượng kỳ lạ đã khẳng định:
“Việc tìm hài cốt liệt sĩ của các nhà ngoại cảm là những trò lừa đảo”
Ông nêu 3 cách để thử thách nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng và các nhà ngoại cảm khác như sau:
Cách 1.
- Cho một hài cốt đã được xét nghiệm DNA (có tên họ) vào một trong 10 cái quan tài trống rỗng. Yêu cầu bà Hằng nói chuyện với vong linh đó để xem quan tài nào có hài cốt. (9 cái quan tài kia trống rỗng)
Cách 2.
- Dùng 5 cái quan tài có chứa 5 hài cốt đã được xác định tên tuổi. Đề nghị bà Hằng nói chuyện với họ để chỉ tên nào nằm trong quan tài nào.
Cách thứ 3 (Đơn giản)
- Ngụy tạo tên của một liệt sĩ không có thật, rồi nhờ bà Hằng đi tìm. (Với điều kiện là không có sự trợ giúp của hai bộ Quốc phòng và Công an, cụ thể là bà ở nhà của gia đình liệt sĩ)
Bà Hằng không dám tham dự những thách thức đó. Có nhiều lý do như: không được khỏe, không thể tập trung, bận việc nhà, muốn giải nghệ vì muốn trở thành một phụ nữ bình thường, mà bà đã từng nêu ra để từ chối.
Ngoài bà Hằng ra, những nhà ngoại cảm đã được mấy ông GS, TS thổi phồng nâng lên tận mây xanh cũng né tránh, im hơi lặng tiếng, đổ thừa là không đọc báo, hoặc thần linh chỉ giúp cho việc tìm thi hài liệt sĩ mà thôi, và không cho làm chuyện thị phi…
06 MAY 2014
TRÚC GIANG MN
của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng
TRÚC GIANG
http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/Phan-thi-bich-hang.jpg (http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/Phan-thi-bich-hang.jpg)
Phan Thị Bích Hằng (thứ hai, từ phải qua)
cùng các nhà ngoại cảm.
1* Mở bài
“Lật tầy trò lừa đảo của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng”. Đó là cái tựa của hàng chục bài viết về nhà ngoại cảm đã có một thời lừng danh được tôn vinh xem như số một ở Việt Nam với thành tích đã tìm được hơn 10,000 hài cốt liệt sĩ trong tổng số 20,000 của toàn đơn vị.
Sự việc nầy gây hoang mang trong những gia đình liệt sĩ, không biết rằng hài cốt mà mình đang thờ phượng có phải là xương động vật hay xương của người lạ, hoặc cũng có thể là hài cốt của anh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa?.
Suốt hơn 10 năm tự do trấn lột các gia đình liệt sĩ, các nhà ngoại cảm trở nên giàu có, xây cất nhà cao cửa rộng.
Những Tiến sĩ, Giáo sư, Phó giáo sư Việt Nam hiện nay công khai và chính thức công nhận rằng thế giới cõi âm là có thật và những người siêu việt có khả năng nói chuyện với người ở âm phủ cũng là có thật. Do đó Đảng và Nhà nước Việt Nam thành lập những viện, những trung tâm mang tên rất khoa học dành cho những người ăn cơm trần gian mà làm việc dưới âm phủ.
Đặc tính vô cảm, lừa lọc, gian manh xảo trá của xã hội cũng không chừa những nhà siêu nhiên nầy, cho nên những trò lừa bịp, mánh mung thể hiện ở những nhà ngoại cảm bị gọi là rởm. Vì tiếp xúc với thế giới ma quỷ, nhiều nhà ngoại cảm tiêm nhiễm nên bị gọi là quỷ đội lốt người.
2* Phong trào tìm hài cốt liệt sĩ
Vì sao phải chờ 20 năm sau khi chiến tranh chấm dứt mới phát động phong trào rầm rộ đi tìm hài cốt liệt sĩ? Việc nầy đáng lẻ phải được thực hiện ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, sự chậm trễ có lý do là để “xoa dịu và mua chuộc gia đình liệt sĩ”.
Trong chiến tranh, những bộ đội đã hy sinh mạng sống hoặc hy sinh một phần thân thể để tạo ra chiến thắng là chiếm được miền Nam, những người nầy bị lãng quên, bị thiệt thòi trong khi đó thế hệ bộ đội sau đã hưởng “vinh hoa, phú quý” do chiến công mà họ tạo ra trước kia.
Gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, thương phế binh, đã trở thành “dân oan” vì bị cướp đất ở khắp nơi trên đất nước. Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng là một ví dụ cụ thể.
Tìm mộ liệt sĩ nằm trong chương trình mua chuộc đó.
2.1. Tổ chức thực hiện việc tìm hài cốt liệt sĩ
Ba cơ quan nhà nước phụ trách việc tìm hài cốt là Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An và Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.
Bộ Quốc phòng quản lý bộ đội, cung cấp danh sách, lý lịch, binh chủng, đơn vị, địa điểm các trận đánh…
Bộ Công An xử dụng cơ quan tình báo điều tra, thu thập tin tức qua các bộ đội còn sống, qua chính quyền địa phương và dân chúng trong các vùng nổ ra các trận đánh.
Ngân Hàng Chính Sách, Xã Hội cung cấp tài chánh cho các nhà ngoại cảm trong công tác đi tìm hài cốt.
Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội do nhà nước lập ra bởi quyết định số 131/2002/QĐ-TTg, thủ tướng ký ngày 4-10-2002.
1). Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Bộ máy quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm: Hội đồng quản trị tại Trung ương, 63 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và hơn 660 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận, huyện.
2). Hội đồng quản trị của ngân hàng
Gồm 14 thành viên, 11 thành viên kiêm nhiệm và 3 thành viên chuyên trách.
• Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Nguyễn Văn Bình - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
• Các ủy viên:
Phạm Văn Phượng: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Trần Xuân Hà: Thứ trưởng Bộ Tài chính
Nguyễn Đồng Tiến: Phó Thống đốc NHNN Việt Nam
Nguyễn Thế Phương: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Nguyễn Trọng Đàm: Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Nguyễn Thị Xuân Thu:[1] Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hà Hùng: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Quốc hội
Hà Phúc Mịch: Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân Việt Nam
Nguyễn Thị Kim Thúy: Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Dương Quyết Thắng: Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội
Lê Ngọc Bảo: Trưởng Ban Kiểm soát Ngân hàng Chính sách Xã hội
Nguyễn Hoàng Hiệp: Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Nguyễn Công Mùi: Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Ngân hàng không có chức năng đi tìm hài cốt thế mà đứng ra tổ chức những buổi lễ cầu hồn rất trang trọng như dựng lều, máy chụp hình, máy quay phim và máy phát hình trực tiếp đến các đài.
Ngân hàng nầy đã trả cho nhà ngoại cảm lừa bịp Nguyễn Thanh Thúy, tức Cậu Thủy, số tiền trên 8 tỷ đồng trả tiền cho 115 bộ hài cốt.
Ngoài ra Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội cũng có “Cục Người Có Công” để hỗ trợ cho ba cơ quan nói trên.
Nói chung đảng và nhà nước chủ trương việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.
2.2. Thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người
Trung tâm nầy được thành lập ngày 16-11-1996 trụ sở tại số 10 đường Đào Tấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Từ năm 2007 GS.TS Đào Vọng Đức làm giám đốc trung tâm.
Trung tâm có ba bộ môn như sau: Năng Lượng Sinh Học, Thông Tin Dự Báo và Cận Tâm Lý.
Bộ môn Cận Tâm Lý
Chủ nhiệm: Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác (nay trên 80 tuổ)
Phó chủ nhiệm: Đại tá Hàn Thụy Vũ
Bộ môn nầy chọn một số nhà ngoại cảm, khoảng 200 người để tìm hài cốt các liệt sĩ, nổi bật nhất có khoảng 15 người như: Đỗ Bá Hiệp, Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Văn Nhã,Nguyễn Ngọc Hoài, Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Văn Lư…
Bộ môn Cận Tâm Lý khẳng định, xin trích như sau:
“Sau khi thể xác chết phần ý thức nhưng phần tinh thần vẫn tồn tại ở một dạng khác, gọi là linh hồn hay vong linh, và thế giới người âm là có thật”.
2.3. Thành lập Viện Nghiên Cứu và Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người
http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/tiem-nang-con-nguoi.jpg (http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/tiem-nang-con-nguoi.jpg)http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/vien-nghien-cuu-TNCN.jpg (http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/vien-nghien-cuu-TNCN.jpg)
GS. TS Phạm Minh Hạc Viện trưởng Viện Nghiên cứu
và Ứng dụng Tiềm năng Con người.
Viện Nghiên Cứu và Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người (NC/ƯD/TN/CN) được thành lập ngày 14-11-2012 do Quyết định số 760/QĐ/LHHVN) của Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam.
Ngày 27-1-2013 lễ ra mắt Viện nầy được tổ chức và chính thức hoạt động. Một Hội Đồng Viện được bầu ra gồm 6 thành viên và GS.TSKH Phạm Minh Hạc làm Chủ tịch. Phó chủ tịch Hội Đồng là PGS.TS Nguyễn Trọng Điều.
3* Ngoại cảm
3.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của những cơ quan nhà nước nầy thì ngoại cảm là một khả năng đặc biệt của con người, có thể nói chuyện với người chết ở cõi âm. Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người khẳng định có một thế giới khác với dương thế, đó là cõi âm, nơi mà các linh hồn tồn tại và những nhà ngoại cảm có thể đi xuống cõi âm để tiếp cận, nói chuyện với các vong hồn đó.
3.2. Có ba loại ngoại cảm
Trong thế giới những người đang sống, ăn cơm dương thế mà làm việc ở âm phủ, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người chia ngoại cảm ra làm ba loại:
- Ngoại cảm bẩm sinh. Tức là từ lúc mới sinh ra thì đã có khả năng ngoại cảm rồi.
- Ngoại cảm hình thành thành sau khi trải qua biến cố, chấn thương, bịnh tật. Trường hợp nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng bị chó điên cắn chết lâm sàng nhưng sau khi réo ba hồn chín vía thì đương sự hồi dương, và sau đó trở thành nhà ngoại cảm.
- Ngoại cảm do rèn luyện theo phương pháp đặc biệt (?).
4. Những nhà ngoại cảm Việt Nam
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên Hiệp Khoa Học Công Nghệ Thông Tin UIA. (UIA= Scienee Technology Union for Informatics Application) cho biết: “Năm 2013 trung tâm tiếp nhận 200 đối tượng được cho rằng có khả năng ngoại cảm, trong đó 13 người được công nhận. Đặc biệt là nhà ngoại cảm Nguyễn Quang Thắng có đủ tài năng để tham gia Quốc Hội lập pháp. Thường Vụ Quốc Hội có thơ mời nhà ngoại cảm nầy
Những nhà ngoại cảm Việt Nam hiện nay nổi danh gồm có: Nguyễn Bá Hiệp, Nguyễn Văn Liên, Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Văn Nhã, Vũ Thị Minh Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hoài, Nguyễn Văn Lư và nhà ngoại cảm B-29…
Kể từ năm 1990 trung tâm của ông Vũ Thế Khanh đã tìm được hơn 20,000 hài cốt liệt sĩ.
4.1. Trung tâm dịch vụ ngoại cảm mọc lên như nấm
Kể từ khi nhà nước phát động phong trào tìm hài cốt liệt sĩ thì các trung tâm ngoại cảm mọc lên như nấm. Đội quân ngoại cảm làm việc cho Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người có đến hàng trăm người.
Ông Viện trưởng cho biết: “Việt Nam là một quốc gia có con số nhà ngoại cảm nhiều nhất trong lịch sử loài người”.
4.2. Nhà ngoại cảm có nhiều bằng khen nhất
Ngày 4-12-2011, nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nghi, (xã Lạc Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) đã vinh dự đón nhận Bằng khen của thủ tướng chính phủ vì đã có nhiều công sức trong việc tôn tạo di tích lịch sử và tìm mộ liệt sĩ.
Trước đó ngày 27-11-2011 bà Nghi được Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội tặng Bằng khen. Hồi tháng 6 năm 2011 Bộ Văn Hoá-Thể Thao-Du lịch cũng tặng Bằng khen cho bà nầy. Tháng 3 năm 2011 bà Nghi cũng nhận được giấy khen của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hải Dương về thành tích ngoại cảm.
5* Độ chính xác bằng con số không (zero)
Ngày 22-10-2013, trong phóng sự tựa đề “Trở về từ ký ức” của đài VTV, Thượng tá bác sĩ Nguyễn Lê Cát, Trưởng khoa xét nghiệm của Viện Pháp Y Quân Đội, tuyên bố: “Qua thực tế xét nghiệm, kiểm định, chúng tôi thấy rằng hài cốt do các nhà ngoại cảm tìm thấy có độ chính xác bằng con số không (zero).
Hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên do Phan Thị Bích Hằng tìm được chỉ là 13 mảnh sành vụn và một cái răng lợn”.
6* Quy trình xét nghiệm DNA
6.1. Tổng quát về DNA
(DNA=Deoxyribo Nucleic Acid)
http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/PCR9700.jpg (http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/PCR9700.jpg)
Hệ thống máy PCR9700 dùng để nhân bội ADN ty thể.
DNA là những “tế bào” chứa gene di truyền riêng biệt của mỗi người, cũng giống như dấu chỉ ở đầu ngón tay, không có cái nào giống cái nào. Vì thế khoa hình sự dùng dấu chỉ tay để đối chiếu với dấu lăn tay khi làm căn cước trước kia trong hồ sơ lưu để xác định một người.
Nguyên tắc căn bản của việc xét nghiệm DNA để xác định hài cốt là dựa theo gene di truyền lấy từ hài cốt, đem so sánh với gene DNA của người sống để xác định liên hệ gia đình của những người cùng chung một huyết thống, ruột thịt, như ông nội, cha, các con của cha, các cháu thuộc dòng bên nội.
Huyết thống bên ngoại bao gồm bà ngoại, mẹ đẻ, các dì và các cậu là anh chị em của mẹ.
Giữa vợ và chồng không có gene DNA giống nhau.(ngoại trừ những tập tục cho phép dòng họ lấy nhau như có một thời dưới nhà Trần ngày xưa ở Việt Nam)
6.2. Những điều kiện và các bước tiến hành để xét nghiệm DNA
1). Phải có hai mẫu gene DNA, một của hài cốt và một của người còn sống có liên hệ huyết thống với bộ xương.
2). Dùng máy chiết tách DNA PRC9700. Lấy một lượng xương vuông 2x2cm đưa vào máy để software tách riêng ra những DNA cần thiết của người chết.
3). Dùng máy giải trình ABI3100 của hãng Appliedbiosystem (Mỹ) được cài đặt nhu liệu (software) SepScape 2.5. Máy chạy để đối chiếu, so sánh hai mẫu gene để tìm ra quan hệ huyết thống.
4) Nếu hài cốt còn nguyên vẹn, thì chỉ lấy hai cái răng, ưu tiên cho răng còn dính trong xương quai hàm. Nếu hài cốt không nguyên vẹn thì lấy một mẫu vuông 2x2cm thuộc xương ống, xương còn cứng. Những xương xốp như xương sườn, xương sọ, xương hai bàn chân, hai bàn tay, rất khó giám định.
5). Mẫu DNA của người sống có trong móng tay, móng chân, sợi tóc có gốc, tế bào thân thể….
Mẫu DNA của hài cốt và của người sống (tóc, móng tay…) phải được cho vào bao nylon gởi đi xét nghiệm, bên ngoài có ghi đầy đủ chi tiết của người sống, liên hệ gia đình với bộ xương.
Có một số ít cơ quan có chuyên viên và máy móc xét nghiệm DNA ở Việt Nam, như Viện Pháp Y Quân đội và Viện Hình Sự của Bộ Công an.
Việc gởi mẫu DNA phải do chính người thân liên hệ đệ nạp, những nhà ngoại cảm không có tư cách pháp nhân để xin giám định.
6.3. Hài cốt do nhà ngoại cảm tìm đều không qua xét nghiệm DNA
http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/hai-cot.jpg (http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/hai-cot.jpg)
Hài cốt nầy được đem về thờ.
“Hầu như những hài cốt do các nhà ngoại cảm tìm ra đều không qua giám định DNA vì các nhà ngoại cảm đòi ký giấy cam kết ngay từ đầu là không có giám định. “Chỉ cái gì thì mang về cái ấy”. Nhiều nhà ngoại cảm còn không cho thân nhân liệm cốt mà tự tay họ gói ghém, lý do là phải ếm bùa. Còn dọa rằng hễ mở ra thì bị trời vật, trời đá tam tộc phải tan tành tiêu tan.
Nhà báo Thu Uyên cho biết thêm:
“Một sự thật rùng rợn hơn nữa là nhà ngoại cảm thu phục người có tâm bằng cách cho họ biết là họ sắp chết trong vài tháng tới, tan xương nát thịt, muốn tránh được họa thì phải phục vụ “Cậu” cho thật tốt.
Nhận xét về các nhà ngoại cảm, nhà báo Thu Uyên cho biết:
“Cũng có những nhà ngoại cảm muốn chứng minh mình có khả năng siêu nhiên. Cũng có nhiều người vụ danh, vụ lợi nhưng cũng có nhiều kẻ lừa đảo có âm mưu. Đến nay, ngoại cảm trở thành một cái nghề thu vào khá bộn tiền trong khi Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội hậu thuẩn cho những nhà tâm linh làm hài cốt giả mạo điển hình là vụ Cậu Thủy.
Mấy chuc ngàn hài cốt được phô trương thành tích không có bộ nào được đưa đi xét nghiệm DNA cả. Thượng tá Nguyễn Lê Cát, trưởng khoa xét nghiệm Viện Pháp Y Quân Đội, xác nhận rằng hài cốt do các nhà ngoại cảm tìm ra có độ chính xác bằng con số không (zero)
7* Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng
7.1. Tiểu sử
http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/Phan-thi-bich-hang-2.jpg (http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/Phan-thi-bich-hang-2.jpg)
Phan Thị Bích Hằng.
Phan Thị Bích Hằng sinh ngày 15-2-1972 là nhà ngoại cảm nổi tiếng ở Việt Nam. Sinh ở xã Khánh Hoà, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Đầu năm 2005, mở doanh nghiệp thiết kế nội thất, chồng làm giám đốc, vợ làm phó giám đốc. Có 2 con.
Năm 2007, thạc sĩ Bích Hằng công tác tại Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Là cán bộ môn Cận Tâm Lý tại Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người, thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật VN.
7.2. Trở thành nhà ngoại cảm sau một biến cố lớn
Năm 1988, cô và người bạn bị một con chó dại cắn. Người bạn gái chết. Bích Hằng được gia đình đưa đi chữa trị nhiều nơi, từ đông y đến tây y nhưng không lành bịnh. Một thầy lang chữa bằng bài thuốc gia truyền, sau một đợt lên cơn dại, cô khỏi bịnh.
Vài tháng sau hoàn toàn bình phục và khoẻ mạnh, cô phát hiện ra khả năng tiếp cận và “giao lưu” với vong linh ở cõi âm, được mọi người biết đến và gọi cô là nhà ngoại cảm.
“Theo quan điểm của nhà ngoại cảm, khi người ta chết đi, hồn còn tồn tại trong thế giới vô hình hay còn gọi là cõi âm. Người thường không thể nhìn thấy được, nhưng nhà ngoại cảm có thể nhìn thấy và “giao lưu” được với linh hồn ở các giới: thượng giới, trung giới và hạ giới còn được gọi là cõi âm”. Phan Thị Bích Hằng đã giải đáp về cõi âm như thế.
Chính cô đã tìm được gần 10,000 hài cốt của các liệt sĩ vô danh và những hài cốt mất tích lâu năm.
“Cuộc tìm kiếm được 4,000 hài cốt của các tù binh cộng sản ở nhà tù Phú Quốc của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là một cuộc tìm kiếm đầy xúc động và lớn nhất trong lịch sử VN”.
Việc tìm 4,000 hài cốt ở trại tù binh Việt Cộng Phú Quốc không cần tới khả năng ngoại cảm, vì trại tù nào cũng có một khu vực để chôn người chết cả. Những cựu tù binh Việt Cộng và những quân cảnh VNCH ở trại Phú Quốc, ai ai cũng đều biết nơi tập trung chôn xác người đó cả.
Trại tù Côn Đảo có “nghĩa địa Hàng Dương”, trại tù cải tạo Trảng Lớn (Tây Ninh) có khu chôn người chết ở sát phi trường, được gọi là nghĩa trang phi trường Trảng Lớn.
8* Vạch mặt nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng
8.1.Hài cốt liệt sĩ Phùng Chí Kiên là 13 mảnh sành vụn và một cái răng heo
http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/Phung-Chi-Kien.jpg (http://vietvungvinh.com/2013/images/stories/2014-05/Phung-Chi-Kien.jpg)
Hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là mảnh sành vụn
và một chiếc răng động vật.
Nhà báo Thu Uyên, chủ nhiệm chương trình “Trở về từ ký ức” của đài VTV nói về nhà ngoại cảm Bích Hằng như sau: “Việc bà Hằng và người bạn bị chó dại cắn, người bạn chết, Bích Hằng suýt chết, từ cõi âm vể dương thế nên có khả năng tiếp cận và giao lưu với những vong hồn ở âm phủ”.
Phóng viên điều tra đến gặp ngay thầy giáo Ngưyễn Tử Nhiên là giáo viên chủ nhiệm suốt ba lớp học của bà Hằng tại trường Yên Khánh, Ninh Bình, thầy giáo nầy cho biết, có nghe nói Hằng bị chó dại cắn nhưng chuyện người bạn chết thì tuyệt đối không có. Hơn nữa, người dân trong khu vực đều xác nhận rằng trong thời gian đó không có ai chết do bị chó dại cắn cả.
Ngày 28-10-2013 nhà báo Thu Uyên cho biết tiếp như sau: “Sự kiện được nhắc tới bằng giấy trắng mực đen là kết quả giám định mẫu xương được cho là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là 13 mảnh sành và một cái răng heo. Viện Pháp Y Quân Đội tiến hành giám định từ ngày 19-8-2008 đến ngày 3-9-2008, kết quả cho thấy: Mẫu vật gồm có đất trộn lẫn đá vụn. 13 mảnh sành, 3 mảnh đá nhỏ và một cái răng lợn” Đó là kết quả tìm kiếm của bà Hằng”.
Với sự tham dự của một số cán bộ cao cấp và hàng loạt bài viết nhằm phanh phui những vụ tìm hài cốt bịp bợm của bà Hằng. Vốn là một thạc sĩ nên các du thuyết, diễn thuyết cũng có khá nhiều cơ sở và con người tin theo.
8.2. Phan Thị Bích Hằng bị cáo hối lộ thân nhân liệt sĩ 400 triệu đồng
Ngày 26-11-2013, trong đợt lũ lụt ở miền Trung, bà Hằng đưa ra 400 triệu đồng làm từ thiện nhưng thực chất là hối lộ thân nhân của các liệt sĩ để họ không phơi bày sự thật với báo chí.
Một cán bộ nghỉ hưu cho biết, bà Hằng đã chỉ sai rất nhiều. Có trưởng hợp cả làng xử dụng chung một giếng nước thì bà Hằng bảo rằng hài cốt ở giữa giếng. Phải khó khăn lắm mới hút hết nước dưới giếng, nhưng tìm không thấy gì cả. Bà lại bảo, mộ nằm ở bờ ruộng, tìm kiếm cũng không thấy. Bà Hằng nói rằng bà bị “vong trêu”.
Bà Hằng đưa 400 triệu đồng đi làm từ thiện tại khu vực mà bà không tìm ra hài cốt như đã nêu trên.
8.3. Phan Thị Bích Hằng tìm hài cốt bằng điều khiển từ xa
Năm 2008, bà Hằng tìm hài cốt bộ đội bằng cách điều khiển từ xa. Đó là liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm quê quán ở tỉnh Thái Bình.
Ở Hà Nội bà Hằng dùng điện thoại cho biết vị trí mộ liệt sĩ Đảm ở đồi 467, hàng thứ 5, lô 1, mộ thứ 2 tại nghĩa trang Ayunt Pa, tỉnh Gia Lai.
Khi bốc mộ có lọ penicillin ghi tên tuổi và địa chỉ của người chết như sau: Hoàng Ngọc Đảm, đơn vị C2, D67, quê quán ở “Huyện Thái Thụy” tỉnh Thái Bình. Ngày chết 13-8-1969 ở tỉnh Gia Lai.
Một điều kỳ lạ là khi bộ đội Hoàng Ngọc Đảm chết thì chưa có huyện Thái Thụy. Mãi tới hơn 3 tháng sau, chính quyền mới sát nhập hai huyện Thái Ninh và Thụy Anh thành một huyện mới, ghép hai chữ đầu của Thái Ninh và Thụy Anh thành huyện mang tên Thái Thụy.
Điều nầy chứng tỏ chi tiết trên lọ penicillin được viết ra sau khi bộ đội nầy chết, vì khi chết thì huyện Thái Thụy chưa được thành lập. Tóm lại hồ sơ nầy có thể do hai bộ chủ quản là Bộ Quốc Phòng và bộ Công An đẻ ra.
8.4. Phan Thị Bích Hằng tìm không ra hài cốt liệt sĩ
Bà Vũ Thị Nguồn, vợ của liệt sĩ Bùi Văn Hướng (Hải Dương) cho biết:
“Gia đình tôi đi khắp nơi tìm đến rất nhiều nhà ngoại cảm trong đó có Phan Thị Bích Hằng, và mới đây nhà ngoại cảm ở huyện Gia Lộc, nhưng tất cả đều bó tay, không tìm ra hài cốt. Người chỉ chỗ nầy, kẻ chỉ chỗ kia, cuối cùng tiền mất tật mang.
9* Những thách thức đối với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng
Đại tá quân đội Đỗ Kiên Cường, người đã viết rất nhiều bài nghiên cứu về những hiện tượng kỳ lạ đã khẳng định:
“Việc tìm hài cốt liệt sĩ của các nhà ngoại cảm là những trò lừa đảo”
Ông nêu 3 cách để thử thách nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng và các nhà ngoại cảm khác như sau:
Cách 1.
- Cho một hài cốt đã được xét nghiệm DNA (có tên họ) vào một trong 10 cái quan tài trống rỗng. Yêu cầu bà Hằng nói chuyện với vong linh đó để xem quan tài nào có hài cốt. (9 cái quan tài kia trống rỗng)
Cách 2.
- Dùng 5 cái quan tài có chứa 5 hài cốt đã được xác định tên tuổi. Đề nghị bà Hằng nói chuyện với họ để chỉ tên nào nằm trong quan tài nào.
Cách thứ 3 (Đơn giản)
- Ngụy tạo tên của một liệt sĩ không có thật, rồi nhờ bà Hằng đi tìm. (Với điều kiện là không có sự trợ giúp của hai bộ Quốc phòng và Công an, cụ thể là bà ở nhà của gia đình liệt sĩ)
Bà Hằng không dám tham dự những thách thức đó. Có nhiều lý do như: không được khỏe, không thể tập trung, bận việc nhà, muốn giải nghệ vì muốn trở thành một phụ nữ bình thường, mà bà đã từng nêu ra để từ chối.
Ngoài bà Hằng ra, những nhà ngoại cảm đã được mấy ông GS, TS thổi phồng nâng lên tận mây xanh cũng né tránh, im hơi lặng tiếng, đổ thừa là không đọc báo, hoặc thần linh chỉ giúp cho việc tìm thi hài liệt sĩ mà thôi, và không cho làm chuyện thị phi…
06 MAY 2014
TRÚC GIANG MN