duyanh
07-08-2014, 11:46 AM
Biển Đông nóng: Máy bay quân sự Trung Quốc hoành hành
Chiều 7/7, tại khu vực giàn khoan 981, phía Trung Quốc vừa huy động thêm 2 máy bay mới, bay liên tục quanh giàn khoan.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/07/08/753bb3efc9b0bc.img.jpg
Cận cảnh máy bay và tàu của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
TQ đưa thêm hai máy bay vào khu vực giàn khoan
Cập nhật thông tin đến thời điểm 16h ngày 7/7, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, tại khu vực giàn khoan Hải Dương-981, phía Trung Quốc vừa huy động thêm 2 máy bay mới, bay liên tục quanh giàn khoan.
Cụ thể, từ 8h5 -8h50, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đã phát hiện 1 máy bay trực thăng bay từ giàn khoan ra ở độ cao 300-500m, bay 1 vòng quanh khu vực, sau đó bay về giàn khoan.
Từ 11h 20-11h 30, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam cho biết lại phát hiện thêm 1 máy bay cánh bằng không rõ số hiệu bay từ hướng Bắc tới ở độ cao 800-1.000m, bay 2 vòng, sau đó rời khu vực theo hướng Bắc.
Như vậy, sau nhiều ngày không có sự xuất hiện các máy bay quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981, thì hôm 7/7, phía Trung Quốc lại huy động máy bay xuất hiện trở lại.
Theo đó, phía Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 103-110 tàu các loại; trong đó có 45-47 tàu Hải cảnh, 13-14 tàu vận tải, 12-13 tàu kéo, 29-32 tàu cá các loại và 4 tàu quân sự.
Cung cấp thông tin về diễn biến tại hiện trường thực địa, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn thực hiện nhiệm vụ tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách từ 10-11 hải lý so với giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, khi các tàu Kiểm ngư Việt Nam tiếp cận giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền thì các tàu của Trung Quốc ở vòng ngoài đã tiến hành dàn hàng ngang đồng loạt tăng tốc độ, cơ động áp sát các tàu Kiểm ngư của Việt Nam; ngăn cản, hú còi nhằm uy hiếp và không cho các tàu của Việt Nam tiến vào gần giàn khoan.
Cùng với đó, các tàu cá của ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt thủy sản ở phía Tây Tây Nam, cách giàn khoan 42-45 hải lý.
Trên khu vực tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt thủy sản có khoảng 29-32 tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của 1 tàu Hải cảnh và 1 tàu Ngư chính của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn chặn, ép hướng các tàu cá của ngư dân Việt Nam, không cho các tàu cá của ngư dân Việt Nam tiến vào gần khu vực giàn khoan.
Nhật đánh giá cao nỗ lực giải quyết tranh chấp của Việt Nam
Cũng trong ngày 7/7, tại Trụ sở Quốc hội Việt Nam, ông ETO Akinori, Hạ Nghị sỹ, Chủ nhiệm Ủy ban An ninh Hạ viện Nhật Bản đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, ủng hộ các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN với Trung Quốc.
Ông ETO Akinori nhấn mạnh: Nhật Bản mong muốn hợp tác với các nước thành viên ASEAN trong việc bảo đảm an ninh và giữ gìn hòa bình tại vùng biển cũng như bầu trời, bảo đảm duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không.
Ngày 6/7, tại Lễ hội các Dân tộc và Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập của Đảng Lao động Bang Geneva (Thụy Sĩ), ông René Ecuyer, Chủ tịch Đảng Lao động Geneva ca ngợi Việt Nam là một đất nước, dân tộc anh hùng, đã kiên cường đấu tranh vì độc lập, tự do và ngày nay tiếp tục đấu tranh cho sự phát triển kinh tế, hướng đến một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Trước đó, ngày 27/6, tại phiên họp thứ 92 tại Paris (Pháp) của Hội đồng thường trực Pháp ngữ, cơ quan chính trị của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, đại diện một số nước cũng bày tỏ quan ngại về căng thẳng kéo dài tại Biển Đông, yêu cầu các bên không đe dọa sử dụng vũ lực, gây tổn hại đến an ninh, hòa bình khu vực và giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Hội đồng thường trực Pháp ngữ đã thông qua văn bản bày tỏ lo ngại về căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông, kêu gọi tất cả các bên liên quan hết sức kiềm chế và khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và bằng biện pháp hòa bình.
Trung Quốc bắt nạt không chừa ai
Trung Quốc phải tuân thủ nguyên tắc và luật pháp. Đó là khẳng định của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel trong bài phỏng vấn với báo Asahi Shimbun của Nhật Bản ngày 5/7. Ông Russel nói rằng, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gây căng thẳng cho khu vực.
Ông Russel nhấn mạnh, Trung Quốc phải chấp nhận những nguyên tắc và luật lệ ràng buộc cả những nước lớn mạnh và những quốc gia nhỏ yếu. Đó là thông điệp của Mỹ đối với Trung Quốc về một số vấn đề và thách thức nổi lên trong khu vực.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/07/08/gian-khoan-datviet_72333143.jpg
Đông đảo bạn bè quốc tế rất quan tâm đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nêu rõ, tại sao, trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng công khai tuyên bố cam kết về một môi trường hòa bình, thì nước này lại đột nhiên triển khai giàn khoan trong vùng biển mà người ta biết rõ Việt Nam xem đó là vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Trong bài bình luận mới nhất đăng trên chuyên trang War on the Rocks, Giám đốc chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) Patrick M.Cronin khẳng định Trung Quốc hoàn toàn bất chấp đạo lý và pháp lý khi tuyên bố nước này có quyền dùng tàu hải quân, tàu hải cảnh và tàu cá để bảo vệ giàn khoan trong phạm vi bán kính ít nhất 3 hải lý.
Ông Cronin chỉ rõ, thứ nhất là giàn khoan Hải Dương-981 rõ ràng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam; thứ hai, theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS), kể cả đối với những giàn khoan nằm trong vùng biển Trung Quốc thì nước này cũng chỉ có quyền khoanh vùng bảo vệ bán kính tối đa 500 m.
Song song đó, Trung Quốc còn đưa thêm giàn khoan Nam Hải-09 hoạt động tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ chưa được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc và đang có hoạt động cải tạo phi pháp tại ít nhất 5 bãi đá trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Mới đây nhất, lực lượng nước này đã ngang ngược bắt giữ tàu cá QNg 94912 TS công suất 100 CV của ngư dân xã Phổ Thạnh, H.Đức Phổ, Quảng Ngãi cùng 6 ngư dân. Chuyên gia Cronin nhận định những động thái đó cho thấy Trung Quốc là nước “tỏ ra tích cực tham gia các diễn đàn, khuôn khổ đa phương nhưng chuyên hành động đơn phương dồn ép các nước khác và sẽ không chấp nhận luật pháp quốc tế”.
Vì thế, ông không tin rằng Trung Quốc sẽ hăng hái ủng hộ tìm kiếm các biện pháp xây dựng lòng tin và sớm chấp nhận cho ra Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Cũng trên War on the Rocks, đồng sự của Cronin tại CNAS là chuyên gia Ely Ratner chỉ trích Trung Quốc hiện nay không chấp nhận thực tế phân chia chủ quyền ở châu Á và đang tiến hành các hành động cưỡng bách láng giềng để thay đổi hiện trạng.
Theo ông, có 3 yếu tố cần lưu ý trong những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Thứ nhất là nước này tin rằng mình có thể và sẵn sàng dùng sức mạnh để đạt mục tiêu về lãnh thổ đồng thời chấp nhận nguy cơ bất ổn đối với khu vực.
Thứ hai là sau một thời gian hoạt động riêng rẽ, thậm chí cạnh tranh với nhau trong chính sách về biển và an ninh quốc gia, các đơn vị, lực lượng Trung Quốc đã bị ban lãnh đạo mới ép vào khuôn phép phải thống nhất và phối hợp chặt chẽ hơn.
Thứ ba là những công cụ kinh tế như giàn khoan dầu đang bị biến thành một “lực lượng tiên phong” để mở đường tạo cớ cho máy bay, tàu quân sự và bán quân sự xâm nhập những vùng biển Trung Quốc muốn chiếm đoạt.
theo baodatviet
Chiều 7/7, tại khu vực giàn khoan 981, phía Trung Quốc vừa huy động thêm 2 máy bay mới, bay liên tục quanh giàn khoan.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/07/08/753bb3efc9b0bc.img.jpg
Cận cảnh máy bay và tàu của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
TQ đưa thêm hai máy bay vào khu vực giàn khoan
Cập nhật thông tin đến thời điểm 16h ngày 7/7, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, tại khu vực giàn khoan Hải Dương-981, phía Trung Quốc vừa huy động thêm 2 máy bay mới, bay liên tục quanh giàn khoan.
Cụ thể, từ 8h5 -8h50, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đã phát hiện 1 máy bay trực thăng bay từ giàn khoan ra ở độ cao 300-500m, bay 1 vòng quanh khu vực, sau đó bay về giàn khoan.
Từ 11h 20-11h 30, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam cho biết lại phát hiện thêm 1 máy bay cánh bằng không rõ số hiệu bay từ hướng Bắc tới ở độ cao 800-1.000m, bay 2 vòng, sau đó rời khu vực theo hướng Bắc.
Như vậy, sau nhiều ngày không có sự xuất hiện các máy bay quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981, thì hôm 7/7, phía Trung Quốc lại huy động máy bay xuất hiện trở lại.
Theo đó, phía Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 103-110 tàu các loại; trong đó có 45-47 tàu Hải cảnh, 13-14 tàu vận tải, 12-13 tàu kéo, 29-32 tàu cá các loại và 4 tàu quân sự.
Cung cấp thông tin về diễn biến tại hiện trường thực địa, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn thực hiện nhiệm vụ tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách từ 10-11 hải lý so với giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, khi các tàu Kiểm ngư Việt Nam tiếp cận giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền thì các tàu của Trung Quốc ở vòng ngoài đã tiến hành dàn hàng ngang đồng loạt tăng tốc độ, cơ động áp sát các tàu Kiểm ngư của Việt Nam; ngăn cản, hú còi nhằm uy hiếp và không cho các tàu của Việt Nam tiến vào gần giàn khoan.
Cùng với đó, các tàu cá của ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt thủy sản ở phía Tây Tây Nam, cách giàn khoan 42-45 hải lý.
Trên khu vực tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt thủy sản có khoảng 29-32 tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của 1 tàu Hải cảnh và 1 tàu Ngư chính của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn chặn, ép hướng các tàu cá của ngư dân Việt Nam, không cho các tàu cá của ngư dân Việt Nam tiến vào gần khu vực giàn khoan.
Nhật đánh giá cao nỗ lực giải quyết tranh chấp của Việt Nam
Cũng trong ngày 7/7, tại Trụ sở Quốc hội Việt Nam, ông ETO Akinori, Hạ Nghị sỹ, Chủ nhiệm Ủy ban An ninh Hạ viện Nhật Bản đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, ủng hộ các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN với Trung Quốc.
Ông ETO Akinori nhấn mạnh: Nhật Bản mong muốn hợp tác với các nước thành viên ASEAN trong việc bảo đảm an ninh và giữ gìn hòa bình tại vùng biển cũng như bầu trời, bảo đảm duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không.
Ngày 6/7, tại Lễ hội các Dân tộc và Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập của Đảng Lao động Bang Geneva (Thụy Sĩ), ông René Ecuyer, Chủ tịch Đảng Lao động Geneva ca ngợi Việt Nam là một đất nước, dân tộc anh hùng, đã kiên cường đấu tranh vì độc lập, tự do và ngày nay tiếp tục đấu tranh cho sự phát triển kinh tế, hướng đến một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Trước đó, ngày 27/6, tại phiên họp thứ 92 tại Paris (Pháp) của Hội đồng thường trực Pháp ngữ, cơ quan chính trị của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, đại diện một số nước cũng bày tỏ quan ngại về căng thẳng kéo dài tại Biển Đông, yêu cầu các bên không đe dọa sử dụng vũ lực, gây tổn hại đến an ninh, hòa bình khu vực và giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Hội đồng thường trực Pháp ngữ đã thông qua văn bản bày tỏ lo ngại về căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông, kêu gọi tất cả các bên liên quan hết sức kiềm chế và khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và bằng biện pháp hòa bình.
Trung Quốc bắt nạt không chừa ai
Trung Quốc phải tuân thủ nguyên tắc và luật pháp. Đó là khẳng định của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel trong bài phỏng vấn với báo Asahi Shimbun của Nhật Bản ngày 5/7. Ông Russel nói rằng, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gây căng thẳng cho khu vực.
Ông Russel nhấn mạnh, Trung Quốc phải chấp nhận những nguyên tắc và luật lệ ràng buộc cả những nước lớn mạnh và những quốc gia nhỏ yếu. Đó là thông điệp của Mỹ đối với Trung Quốc về một số vấn đề và thách thức nổi lên trong khu vực.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/07/08/gian-khoan-datviet_72333143.jpg
Đông đảo bạn bè quốc tế rất quan tâm đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nêu rõ, tại sao, trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng công khai tuyên bố cam kết về một môi trường hòa bình, thì nước này lại đột nhiên triển khai giàn khoan trong vùng biển mà người ta biết rõ Việt Nam xem đó là vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Trong bài bình luận mới nhất đăng trên chuyên trang War on the Rocks, Giám đốc chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) Patrick M.Cronin khẳng định Trung Quốc hoàn toàn bất chấp đạo lý và pháp lý khi tuyên bố nước này có quyền dùng tàu hải quân, tàu hải cảnh và tàu cá để bảo vệ giàn khoan trong phạm vi bán kính ít nhất 3 hải lý.
Ông Cronin chỉ rõ, thứ nhất là giàn khoan Hải Dương-981 rõ ràng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam; thứ hai, theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS), kể cả đối với những giàn khoan nằm trong vùng biển Trung Quốc thì nước này cũng chỉ có quyền khoanh vùng bảo vệ bán kính tối đa 500 m.
Song song đó, Trung Quốc còn đưa thêm giàn khoan Nam Hải-09 hoạt động tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ chưa được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc và đang có hoạt động cải tạo phi pháp tại ít nhất 5 bãi đá trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Mới đây nhất, lực lượng nước này đã ngang ngược bắt giữ tàu cá QNg 94912 TS công suất 100 CV của ngư dân xã Phổ Thạnh, H.Đức Phổ, Quảng Ngãi cùng 6 ngư dân. Chuyên gia Cronin nhận định những động thái đó cho thấy Trung Quốc là nước “tỏ ra tích cực tham gia các diễn đàn, khuôn khổ đa phương nhưng chuyên hành động đơn phương dồn ép các nước khác và sẽ không chấp nhận luật pháp quốc tế”.
Vì thế, ông không tin rằng Trung Quốc sẽ hăng hái ủng hộ tìm kiếm các biện pháp xây dựng lòng tin và sớm chấp nhận cho ra Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Cũng trên War on the Rocks, đồng sự của Cronin tại CNAS là chuyên gia Ely Ratner chỉ trích Trung Quốc hiện nay không chấp nhận thực tế phân chia chủ quyền ở châu Á và đang tiến hành các hành động cưỡng bách láng giềng để thay đổi hiện trạng.
Theo ông, có 3 yếu tố cần lưu ý trong những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Thứ nhất là nước này tin rằng mình có thể và sẵn sàng dùng sức mạnh để đạt mục tiêu về lãnh thổ đồng thời chấp nhận nguy cơ bất ổn đối với khu vực.
Thứ hai là sau một thời gian hoạt động riêng rẽ, thậm chí cạnh tranh với nhau trong chính sách về biển và an ninh quốc gia, các đơn vị, lực lượng Trung Quốc đã bị ban lãnh đạo mới ép vào khuôn phép phải thống nhất và phối hợp chặt chẽ hơn.
Thứ ba là những công cụ kinh tế như giàn khoan dầu đang bị biến thành một “lực lượng tiên phong” để mở đường tạo cớ cho máy bay, tàu quân sự và bán quân sự xâm nhập những vùng biển Trung Quốc muốn chiếm đoạt.
theo baodatviet