duyanh
07-08-2014, 11:43 AM
Hành vi chăn dắt ăn xin đang ngày càng phổ biến trên cả nước do chế tài xử lý quá nhẹ. Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh, việc xử lý nhẹ đến mức như “bỏ qua” hành vi tàn nhẫn này đang góp phần tạo ra sự vô cảm trong xã hội.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1404819770_chandatanxin_7.7.2014-c04f8.jpg
Hai đường dây chăn dắt ăn xin vừa bị phát hiện ở Đồng Nai đang gây bức xúc dư luận thời gian qua. Nhưng điều đáng lo ngại là cơ quan chức năng chỉ có thể xử lý hành chính, không thể “mạnh tay” đối với những kẻ ăn trên mồ hôi, nước mắt của những số phận thiệt thòi. Và như vậy, một lần nữa pháp luật phải “bó tay” với kẻ ác vì “chưa đủ luật”?
Người già, trẻ nhỏ bị ép đi ăn xin trong 2 đường dây chăn dắt vừa bị phát hiện ở Đồng Nai
Dân trí đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Đức Chánh, Giám đốc Công ty luật Đức Chánh về vấn đề này.
Thưa luật sư, với hành vi của các đối tượng chăn dắt các cụ già, người khuyết tật và trẻ em đi ăn xin để thu lợi bất chính mà báo chí đưa tin thời gian qua, pháp luật quy định xử phạt như thế nào?
Về xử phạt hành chính, hành vi ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; Hành vi của cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống hoặc lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi cũng bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; Hành vi ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Còn hành vi tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn hoặc cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Hành vi bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với người cao tuổi bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, hành vi bắt, ép buộc người già, trẻ em đi ăn xin, làm công việc nặng nhọc, độc hại… cũng có thể xử lý hình sự về tội hành hạ người khác theo Điều 110 Bộ luật Hình sự nếu xác định được đối tượng chăn dắt đối xử tàn ác với người lệ thuộc. Mức phạt cho hành vi này là phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Nếu hành vi đối xử tàn ác này gây thương tích thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 BLHS). Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình nếu nạn nhân là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151 BLHS). Cũng có thể xem xét về tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em theo Điều 228 BLHS.
Nếu nói có thể xử phạt hình sự các vụ việc này, vậy tại sao thời gian qua các cơ quan chức năng đều chỉ có thể phạt hành chính?
Có thể nói rằng với căn cứ ở các điều luật mà tôi đã nêu thì rất khó xử lý hình sự hành vi chăn dắt người già hay trẻ em đi ăn xin, bán vé số… Vì để chứng minh được hành vi này đã cấu thành tội hành hạ người khác thì phải chứng minh những kẻ chăn dắt này có hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần của người bị lệ thuộc. Đồng thời phải chứng minh người già, người khuyết tật hay trẻ em phải là người lệ thuộc (có thể lệ thuộc về quan hệ gia đình như con cái, cha mẹ hay lệ thuộc về kinh tế…) với những kẻ chăn dắt.
Còn đối với Điều 228 Bộ luật Hình sự thì rõ ràng để xác định sử dụng trẻ em đi xin ăn, bán vé số,… có phải là làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hay không là rất khó.
Theo luật sư, các hình phạt trong quy định pháp luật hiện nay đã đủ sức răn đe, giáo dục các đối tượng hay chưa?
Như tôi đã trình bày như trên, việc khó xử lý những kẻ chăn dắt này bằng biện pháp hình sự mà chỉ dừng lại việc xử phạt hành chính thì không đủ sức răn đe, giáo dục những người này.
Vì việc thu thập chứng cứ để xử lý hành vi chăn dắt là rất khó khăn. Nhưng khi có được chứng cứ rồi thì so mức xử phạt về hành vi chăn dắt này với những khoản thu lợi bất chính mà họ đã có được thì chẳng ăn thua gì. Điều này không có tác dụng cảnh tỉnh hay răn đe. Chỉ khi nào chúng ta có quy định hình sự để xử lý những hành vi chăn dắt này thì có thể sẽ giảm đi hoặc ngăn chặn được hành vi này.
Cảm nhận của luật sư về hành vi của những đối tượng này như thế nào?
Hình ảnh người khuyết tật trườn dài dọc đường, cụ già ngồi trên xe lăn được một người thanh niên khỏe mạnh đẩy đi khắp chợ, em bé suốt ngày ngủ li bì trên tay người được gọi là “mẹ” đi ăn xin, bán vé số… là rất thương tâm. Họ đều là những người không có khả năng tự vệ, những đứa trẻ yếu ớt, người khuyết tật, người già bị hành xác màhàng ngày phải kiếm tiền để đem về cho những kẻ chăn dắt, những kẻ khỏe mạnh nhưng lại chọn cách kiếm sống bằng việc “ký sinh” trên thân thể người khác. Hành động trên của những kẻ chăn dắt là vô nhân đạo, tàn nhẫn, bất cứ ai, xã hội nào cũng không thể chấp nhận được.
Những việc làm tàn nhẫn này không chỉ gây hại cho cụ già, người khuyết tật hay trẻ em bị lợi dụng mà còn góp phần tạo ra sự “vô cảm” trong xã hội. Vì không một người tốt nào lại muốn bị cho rằng mình có “lỗi” trong việc tạo ra mảnh đất màu mỡ để “dịch vụ chăn dắt” phát triển, từ chính “việc thiện” không đúng chỗ của mình. Hay đứng trước “việc thật, người thật” lại nghi ngờ, hoài nghi có phải là đang đóng kịch, dàn cảnh hay không?
Vậy theo luật sư, phải làm gì để thay đổi tình trạng này?
Chính vì những điều trên, theo quan điểm cá nhân tôi thì trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự sắp tới, chúng ta nên xây dựng điều luật riêng về hành vi “Lợi dụng người già, người khuyết tật, trẻ em để trục lợi”. Chỉ có điều này mới đủ sức răn đe và xử lý thích đáng hành vi của kẻ lợi dụng người già, người khuyết tật, trẻ em đi xin ăn, bán vé số,… để trục lợi.
Tôi xin khẳng định lại là nếu chúng ta không mạnh tay trong việc xử lý hình sự với những kẻ chăn dắt này mà chỉ trông chờ vào đạo đức hay giáo dục, thì chúng ta khó có thể dẹp được vấn nạn này. Mặt khác, cần phải nâng cao hơn nữa phúc lợi xã hội cũng như xây dựng trung tâm bảo trợ xã hội để hỗ trợ phần nào lượng người già, người khuyết tật và trẻ em lang thang, cơ nhỡ.
Xin cảm ơn luật sư!
Tùng Nguyên (thực hiện)
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1404819770_chandatanxin_7.7.2014-c04f8.jpg
Hai đường dây chăn dắt ăn xin vừa bị phát hiện ở Đồng Nai đang gây bức xúc dư luận thời gian qua. Nhưng điều đáng lo ngại là cơ quan chức năng chỉ có thể xử lý hành chính, không thể “mạnh tay” đối với những kẻ ăn trên mồ hôi, nước mắt của những số phận thiệt thòi. Và như vậy, một lần nữa pháp luật phải “bó tay” với kẻ ác vì “chưa đủ luật”?
Người già, trẻ nhỏ bị ép đi ăn xin trong 2 đường dây chăn dắt vừa bị phát hiện ở Đồng Nai
Dân trí đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Đức Chánh, Giám đốc Công ty luật Đức Chánh về vấn đề này.
Thưa luật sư, với hành vi của các đối tượng chăn dắt các cụ già, người khuyết tật và trẻ em đi ăn xin để thu lợi bất chính mà báo chí đưa tin thời gian qua, pháp luật quy định xử phạt như thế nào?
Về xử phạt hành chính, hành vi ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; Hành vi của cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống hoặc lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi cũng bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; Hành vi ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Còn hành vi tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn hoặc cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Hành vi bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với người cao tuổi bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, hành vi bắt, ép buộc người già, trẻ em đi ăn xin, làm công việc nặng nhọc, độc hại… cũng có thể xử lý hình sự về tội hành hạ người khác theo Điều 110 Bộ luật Hình sự nếu xác định được đối tượng chăn dắt đối xử tàn ác với người lệ thuộc. Mức phạt cho hành vi này là phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Nếu hành vi đối xử tàn ác này gây thương tích thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 BLHS). Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình nếu nạn nhân là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151 BLHS). Cũng có thể xem xét về tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em theo Điều 228 BLHS.
Nếu nói có thể xử phạt hình sự các vụ việc này, vậy tại sao thời gian qua các cơ quan chức năng đều chỉ có thể phạt hành chính?
Có thể nói rằng với căn cứ ở các điều luật mà tôi đã nêu thì rất khó xử lý hình sự hành vi chăn dắt người già hay trẻ em đi ăn xin, bán vé số… Vì để chứng minh được hành vi này đã cấu thành tội hành hạ người khác thì phải chứng minh những kẻ chăn dắt này có hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần của người bị lệ thuộc. Đồng thời phải chứng minh người già, người khuyết tật hay trẻ em phải là người lệ thuộc (có thể lệ thuộc về quan hệ gia đình như con cái, cha mẹ hay lệ thuộc về kinh tế…) với những kẻ chăn dắt.
Còn đối với Điều 228 Bộ luật Hình sự thì rõ ràng để xác định sử dụng trẻ em đi xin ăn, bán vé số,… có phải là làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hay không là rất khó.
Theo luật sư, các hình phạt trong quy định pháp luật hiện nay đã đủ sức răn đe, giáo dục các đối tượng hay chưa?
Như tôi đã trình bày như trên, việc khó xử lý những kẻ chăn dắt này bằng biện pháp hình sự mà chỉ dừng lại việc xử phạt hành chính thì không đủ sức răn đe, giáo dục những người này.
Vì việc thu thập chứng cứ để xử lý hành vi chăn dắt là rất khó khăn. Nhưng khi có được chứng cứ rồi thì so mức xử phạt về hành vi chăn dắt này với những khoản thu lợi bất chính mà họ đã có được thì chẳng ăn thua gì. Điều này không có tác dụng cảnh tỉnh hay răn đe. Chỉ khi nào chúng ta có quy định hình sự để xử lý những hành vi chăn dắt này thì có thể sẽ giảm đi hoặc ngăn chặn được hành vi này.
Cảm nhận của luật sư về hành vi của những đối tượng này như thế nào?
Hình ảnh người khuyết tật trườn dài dọc đường, cụ già ngồi trên xe lăn được một người thanh niên khỏe mạnh đẩy đi khắp chợ, em bé suốt ngày ngủ li bì trên tay người được gọi là “mẹ” đi ăn xin, bán vé số… là rất thương tâm. Họ đều là những người không có khả năng tự vệ, những đứa trẻ yếu ớt, người khuyết tật, người già bị hành xác màhàng ngày phải kiếm tiền để đem về cho những kẻ chăn dắt, những kẻ khỏe mạnh nhưng lại chọn cách kiếm sống bằng việc “ký sinh” trên thân thể người khác. Hành động trên của những kẻ chăn dắt là vô nhân đạo, tàn nhẫn, bất cứ ai, xã hội nào cũng không thể chấp nhận được.
Những việc làm tàn nhẫn này không chỉ gây hại cho cụ già, người khuyết tật hay trẻ em bị lợi dụng mà còn góp phần tạo ra sự “vô cảm” trong xã hội. Vì không một người tốt nào lại muốn bị cho rằng mình có “lỗi” trong việc tạo ra mảnh đất màu mỡ để “dịch vụ chăn dắt” phát triển, từ chính “việc thiện” không đúng chỗ của mình. Hay đứng trước “việc thật, người thật” lại nghi ngờ, hoài nghi có phải là đang đóng kịch, dàn cảnh hay không?
Vậy theo luật sư, phải làm gì để thay đổi tình trạng này?
Chính vì những điều trên, theo quan điểm cá nhân tôi thì trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự sắp tới, chúng ta nên xây dựng điều luật riêng về hành vi “Lợi dụng người già, người khuyết tật, trẻ em để trục lợi”. Chỉ có điều này mới đủ sức răn đe và xử lý thích đáng hành vi của kẻ lợi dụng người già, người khuyết tật, trẻ em đi xin ăn, bán vé số,… để trục lợi.
Tôi xin khẳng định lại là nếu chúng ta không mạnh tay trong việc xử lý hình sự với những kẻ chăn dắt này mà chỉ trông chờ vào đạo đức hay giáo dục, thì chúng ta khó có thể dẹp được vấn nạn này. Mặt khác, cần phải nâng cao hơn nữa phúc lợi xã hội cũng như xây dựng trung tâm bảo trợ xã hội để hỗ trợ phần nào lượng người già, người khuyết tật và trẻ em lang thang, cơ nhỡ.
Xin cảm ơn luật sư!
Tùng Nguyên (thực hiện)