PDA

View Full Version : Trần Đức Thảo: Những Lời Trăng Trối



khieman
06-25-2014, 12:09 PM
.


Trần Đức Thảo: Những Lời Trăng Trối
Phan Thanh Tâm


http://www.vietthuc.org/wp-content/uploads/2014/06/2014-JUNE-19-tran-duc-thao-hg-300.jpg (http://www.vietthuc.org/wp-content/uploads/2014/06/2014-JUNE-19-tran-duc-thao-hg-300.jpg)



Hồ Chí Minh: con khủng long ba đầu, chín đuôi

Đã có nhiều tác giả tây ta viết về nhân vật Hồ Chí Minh (HCM), riêng cuốn Trần Đức Thảo Những Lời Trăng Trối là cuốn rất đặc biệt vì sách đã “phân tích sư thật về những hành động khủng khiếp” của họ Hồ bởi một triết gia “lỗi lạc của Việt Nam và thế giới”.

Năm 1951 ông bỏ Paris về bưng, qua ngả Mạc Tư Khoa, tham gia kháng chiến chống Pháp; đã từng “trải nghiệm gian khổ trong chiến tranh, trong cách mạng” suốt 40 năm. Nhà triết học họ Trần trước khi mất đã khẳng định, Marx đã gây ra mọi sai lầm và tội ác. Ông còn nói, chính “cuồng vọng lãnh tụ” đã khiến “ông cụ” là một con người “cực kỳ vị kỷ, bất chấp những chuẩn mực của lương tri, của đạo lý”. Theo ông, đây là “một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời” và “là một con khủng long ba đầu, chín đuôi”.

Lời trối trăng của nhà triết học Trần Đức Thảo cho biết, “nếu không dám khui ra những sai trái lịch sử của “ông cụ”, không dám đưa ra ánh sáng tội lỗi của Marx thì không bao giờ thoát ra được tình trạng bế tắc chính trị độc hại như hiện nay ở nước ta”. Theo ông, quá khứ cách mạng của Viêt Nam đã tích tụ quá nặng đầy những di sản xấu.

Quyển sách dày 427 trang là những lời tâm sự sống động của một nhà tư tưởng giúp độc giả hiểu rõ nguồn gốc của thảm kịch đang bao phủ lên thân phận dân tộc, lên đất nước ta. Ông cảnh báo xã hội Việt Nam “đang bị ung thối bởi căn bệnh xảo trá, căn bệnh thủ đoạn của đảng”. Ông bị tống đi ra khỏi quê hương vĩnh viễn với cái vé đi một chiều, bị đuổi khỏi Saigon, buộc phải đi Pháp, không được trở về Hà nôi.

Trong cuốn sách, nhà triết học Trần Đức Thảo (1917-1993) đã vạch ra rằng, về lâu về dài, càng thấy ba chọn lựa của “cụ Hồ” mang tính sinh tử với đất nước và dân tộc, đã để lại di sản vô cùng trầm trọng:

- chọn chủ nghĩa xã hội của Marx để xây dưng chế độ,

- chọn chiến tranh xoá hiệp định hòa bình để bành trướng xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước,

- chọn Mao và đảng Cộng sản Trung Quốc làm đồng minh, đồng chí”.

Sách có 16 chương, một chương chỉ để giải mã lãnh tụ; nhưng ở chương nào HCM cũng được đề cập tới. Ông xác nhận, hễ nói tới thảm kịch VN thì “không thể không nhăc tới ông cụ”. Cố giáo sư quả quyết, ‘phải nói thẳng ra là Mao đã trực tiếp bẻ lái “ông cụ”; và “Trung Quốc muốn nhuộm đỏ Việt Nam theo đúng màu đỏ đậm của Trung Quốc”.

Đãi ngộ hay bạc đãi

Triết gia Trần Đức Thảo (TĐT), nổi tiếng về hiện tượng luận, từng tranh cãi với Jean-Paul Sartre được đảng Cọng Sản Pháp vận động để được cho về xứ nhằm phục vụ cách mạng vì “tôi có những nghiên cưú sâu rộng cuộc cách mạng tháng 10 ở Nga và có vốn hiểu biết vững chắc tư tưởng của Karl Marx”. Khi về tới quê hương “tôi bị vỡ mặt và vỡ mộng”; bị nghi là “siêu gián điệp trí thức”. Tên tuổi ông, một thời danh tiếng trời Âu chìm hẳn.

Năm 1991 ông “bị đẩy trở lại Paris”. Thế nhưng, sau khi qua đời ngày 24/4/1993, nhà cầm quyền Hà nội lại truy tặng ông huy chưong Độc Lập; ca tụng ông là nhà triết học lớn của thế kỷ. Họ còn cho rằng “tư tưởng HCM” đã có ảnh hưởng với nhà triết học số một Việt Nam và lúc sinh thời đảng, nhả nước rất mực trọng đãi ông.

Có thật thế không? Trong chương "Đãi ngộ hay bạc đãi", ông nói, những chức vị mà người ta ban cho, “che dấu một đối xử nghiệt ngã và tồi tệ”. Ông cho biết, sự có mặt của ông trong một số sinh hoạt chỉ là “bù nhìn đứng giữa ruộng dưa”. Sự thật “họ chỉ để cho sống; cho tôi khỏi chết đói; chỉ toàn là bạc đãi”.

Nhà triết học phân trần, chúng bắt “tôi phải gắng mà học tập nhân dân nghĩa là phải cúi đầu tuyệt đối vâng, nghe lời đảng”. Ông tiết lộ, tuy có chức phó giám đốc trường Đại Học Văn Khoa Sư Phạm nhưng “chưa hề được tham dự bàn bạc gì vào việc tổ chức, điều khiển, ngay cả ý kiến giảng dạy cũng không hề có”. Sự có mặt của ông trong các buổi họp hay đi theo các phái đoàn thanh tra là chỉ để “giới thiệu có thạc sĩ triết bên tây về ủng hộ cách mạng”.

Những điều nói đó phù hợp với bài báo của nhà thơ Phùng Quán "Chuyện vui về triết gia Trần Đức Thảo" đăng trên báo Tiền phong ngày 11/5/1993: nhờ cái chết của nhà tư tưởng lớn này qua các báo mà rất nhiều người trong nước được biết rằng đất nước chúng ta đã từng sinh ra một triết gia tầm cỡ quốc tế. Ông ta sang tận bên Tây mà chết. Khi sống ở trong nước thì lôi thôi nhếch nhác hơn cả mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe đạp “Pơ-giô con vịt” mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc! Mặt cứ vác lên trời, đạp xe thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười một mình, một anh dở người”.

Mưu thần chước quỷ

Nhiều người tự hỏi bị đối xử cay đắng như vậy sao “bác Thảo lại hay có lúc bật cười như điên”; và bị chung quanh chê bai, chế giễu “bác là người khùng”? TĐT cho hay, ông bắt đầu “hết cười rồi lại khóc” sau khi tham gia đợt thi hành cải cách ruộng đất ở huyện Chuyên Hóa, tỉnh Tuyên Quang năm 1953. Lương tri trỗi dậy khi thấy lãnh đạo “chọn con đường hành động nặng tính cuồng tín, dã man”. Ông nói, “chẳng thà là thằng khùng hơn làm thằng đểu, thằng ác, thằng lưu manh”.

Về giai thoại TĐT đi chăn bò, theo ông, đó là một sự xấu hổ cho cả nước. Làm nhục một trí thức là lối hành xử của một chính quyền man rợ, bị ảnh hưởng Trung Quốc, buộc họ phải học thuộc lòng câu “trí thức không bằng cục phân” của Mao.

Nhà tư tưởng họ Trần nhận xét, Cộng Sản Việt Nam rất sùng bái Trung Quốc, ‘cứ như là con đẻ của đảng Cộng sản Trung Quốc”. Là một nhà triết học, có thói quen tìm hiểu, đánh giá lại, ông thấy “nước ta trồng cây tư tưởng của Marx, cho tới nay cây đó chỉ cho toàn quả đắng”. Chính “cái thực tại tàn nhẫn khi chứng kiến sự đau khổ của con người bị kềm kẹp bởi ý thức hệ” khiến ông muốn “đặt lại vấn đề từ học thuyết”.

Triết gia TĐT nói, nhiều lãnh tụ “từ lâu đài tư tưởng Marx bước ra đã trở thành những ác quỉ”. Theo ông, “quỉ ấy là ý thức đấu tranh giai cấp”; là thứ “vi rút” tư tưởng độc hại vô cùng; nó phá hoại xã hội, nó thúc đẩy con người đam mê tìm thắng lợi, bằng đủ thứ quỉ kế, để mưu đồ củng cố cho chế độ độc tài, độc đảng.

Theo nhà triết học số một của Việt Nam, “ông cụ” là một nhà ảo thuật chính trị đại tài: lúc thì biến có thành không, lúc thì biến không thành có”. Đúng là “mưu thần chước quỉ” chuyên hành động muôn hướng, muôn mặt, “trí trá còn hơn huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc!”

Bác Hồ đánh lừa dư luận Âu Mỹ, khi chép lời nói đầu bản tuyên bố độc lập của Mỹ; đánh lừa các đảng trong nước khi thành lập chính phủ đại đoàn kết và mời cựu hoàng Bảo Đại làm cố vấn. Vài tháng sau, Võ Nguyên Giáp dẹp bỏ; coi họ là phản động; đẩy Bảo Đại sang Côn Minh. “Ông cụ” còn được triết gia TĐT gọi là một nhà chính trị “thần sầu quỉ khốc” khi “ông cụ” khôn khéo mưu tìm sự tiến cử của Mao để được đưa về xứ làm lãnh đạo duy nhất phong trào cách mạng Việt Nam.

Cố Giáo sư TĐT kể lại rằng, biết mình bị Đệ Tam Quốc Tế tức Liên Sô loại, đuổi khéo về Viễn Đông và biết Mao là thủ lãnh các phong trào cộng sản ở Châu Á, “ông cụ” vào làm việc cho Bát Lộ Quân, tuyên thệ gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc; được Mao rất ưu ái. Nhờ vậy, “ông cụ” từng bước loại bỏ tất cả đối thủ Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn văn Cừ… để rồi vươn lên làm Tổng Bí Thư kiêm chủ tịch nước năm 1945. Dù sự tấn phong “ông cụ” ở các đại hội Ma Cao và Hồng Kông bị phản ứng của các khu uỷ, xử uỷ và của “Đê Tam” nhưng nhờ Mao dàn xếp nên đã qua mặt những sự phản đối này vì họ là những kẻ đã từng nhận được sự nâng đỡ của cộng sản Trung Quốc. Triết gia họ Trần nói thêm, “ông cụ” luôn luôn là người biết chụp bắt cơ hội”.

Huyền thoại “bác Hồ”

Vẫn theo nhà tư tưởng TĐT, các nhà nghiên cứu nước ngoài khi viết về HCM họ bị chói lòa bởi những huyền thoại về “ông cụ” của bộ máy tuyên truyền; họ xử dụng sản phẩm chính thống của đảng thì làm sao họ hiểu hết được mặt thật của họ Hồ. Ông nói, có một thứ tư liệu rất chính gốc, bộc lộ rõ cái cuồng vọng lãnh tụ của “ông cụ”; nó chi phối từ nội tâm. Đó là những tên giả chính “cụ Hồ” đã tự đặt cho mình. Muốn tìm hiểu cặn kẻ, phải phân tách những chuyển biến tư tưởng qua từng giai đoạn đổi tên, đổi họ; từ những cái tên “Tất Thành”, rồi “Vương”, rồi là “Ái Quốc”, chót hết là “Chí Minh”. Đấy là những biểu hiện của một thứ bệnh tâm thần, khao khát danh vọng. HCM chỉ thành lãnh tụ cách mạng sau khi không được cho vào học Trường Thuộc Địa để ra là quan.

Nhà triết học nói thêm rằng, một người tự viết sách đề cao mình, như cuốn “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ chủ tịch” và “Vừa đi đường vừa kể chuyện” thì không thể là một người vì nước vì dân được. “Ông cụ” đã tạo ra một thời chính trị điên đảo. Ngoài ra, đám quần thần chung quanh “ông cụ”, không tha thứ cho ai dám tỏ ra ngang hàng với “Người”. Họ tôn vinh “ông cụ” làm bác, làm cha dân tộc. Tạ Thu Thâu chết mất xác vì câu nói “ngoài Bắc có cụ, trong Nam có tôi”. TĐT cho biết, năm 1946 gặp “ông cụ” trong một buổi chiêu đãi ở Paris, ông đã bất ngờ trước lời khước từ: “cách mạng chưa cần tới chú đâu” của HCM; khi ông tự ý nắm tay “ông cụ” ngỏ lời:

“Tôi muốn về nước cùng cụ xây dựng thành công một mô hình cách mạng tốt đẹp tại quê hương”.

Dù thế, triết gia vẫn nhờ bạn bè phương tây giúp ông được vể nước tham gia kháng chiến. Nhờ vậy, ông có cơ hội quan sát một Hà nội và Saigon đang bị lột xác theo sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Một giai cấp thống trị mới đang hình thành. Càng quan sát nhà tư tưởng TĐT càng thấy huyền thoại về “bác Hồ” là tác phẩm của “cả một công trình nghệ thuật hoá trang cao độ”. Cái gì có giá trị là của bác, của đảng. Họ công kênh “ông cụ” lên làm bậc thần, bậc thánh. Theo TĐT, “phải hít thở cái không khí” thờ kính, phục tùng lãnh tụ mới có thể hiểu phần nào những “phương pháp tâm lý tinh vi” tôn sùng HCM. Ông nhấn mạnh, “bác Hồ” chỉ có thể coi như mẫu mực thành đạt về chính trị; “không thể nào là mẫu mực về mặt đạo đức”; vì cách sống muôn mặt của bác đâu phải là gương sáng.

Nhà triết học bị kết tội “cầm đầu âm mưu chống đảng” vì hai bài viết trên Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP), do một số anh em văn nghệ trẻ chủ xướng. Ông cho biết, nếu không có mấy nhà trí thức Pháp đứng đầu là Sartre “tận tình quan tâm, chăm sóc” đến ông thì với mấy tội: tự ý nắm tay bác năm 1946 đòi cùng về nước làm cách mạng; từ chối lên án bố mẹ khi khai lý lịch; muốn đấu lý với cố vấn Trung Quốc lúc làm đội viên cải cách ruông đất và vụ NVGP, ông có thể “dễ chết`như chơi”. Năm 1952 triết gia được dẫn đi chào “Bác”. Ban lễ tân dặn ông bốn điều cần nhớ: phải đứng xa “Người” ba mét, chỉ lại gần khi “Người” ra lệnh; không được nói leo, chỉ trả lời câu hỏi; không được chào trước; không được nói tôi phải xưng bằng cháu, gọi “Người” bằng “bác.

Chư hầu ngoan ngoãn

Theo sự chiêm nghiệm của triết gia TĐT thì HCM chưa đọc kỹ học thuyết sách vở của Marx, “tư duy sổi nên chưa tiêu hóa được”; nhưng lại “đọc thuộc lòng cuốn “Le Prince” của Machiavel”, cuốn chỉ bày tận dụng mọi thứ để người ta sùng bái. “Ông cụ” luôn luôn chứng tỏ một bề ngoài nặng lý trí đến vô cảm; không thiết tha với gia đình; không có bạn hữu thân tình. “Ông cụ” rất ghét cánh Tây học. Trong vòng thân cận, chỉ có toàn hầu cận ít học, được ”ông cụ” đào tạo để phục tùng; rồi sau đề bạt lên làm lớn. “Ông cụ” làm thơ là “do cuồng vọng chính trị”, là để “ca ngợi mình” và “hô hào quyết chiến”. Nhà triết học này còn cho rằng, trên thân phận HCM có một bóng ma quái nó đè. Đó là “ bóng ma đế quốc bành trướng vô cùng độc đoán, lấn át của Mao.”

Vẫn theo TĐT, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chỉ là một phương cách giam hãm các dân tộc chư hầu với cái tên đẹp “khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em” nhưng thực chất là một đế quốc đỏ; nó kềm kẹp các dân tộc nhược tiểu quanh nó. Đó “chỉ là thứ liên minh ma quái, quỉ quyệt, giả dối”; muốn biến “nước ta thành một chư hầu ngoan ngoãn”. “Ông cụ” vì tham vọng quyền lực từ ý chí muốn học ra làm quan nhưng không được nên đã lấy học thuyết “giai cấp đấu tranh” làm kim chỉ nam để tạo cơ hội thành danh, thành lãnh tụ. Nhà triết học nói, để nắm vững quyền lực “ông cụ” phải thủ vai ông thánh, ông thần”, từ bỏ cả vợ con, mất đi tính người, thẳng tay tiêu diệt những kẻ có tài. Lại thêm, Mao đã cài chung quanh “ông cụ” một đám cực kỳ cuồng tín.

Trong chương “Hai chuyến di chuyển đổi đời” của cuốn sách, nhà triết học họ Trần cho biết, ông được rời cảnh “sống như bị giam lỏng ở Hà nội” để vào Saigon ở là nhờ sự vận động của một số đồng chí trí thức Nam Bộ. “Saigon đã làm tôi bàng hoàng tới cùng cực. Khang trang và hiện đại; đâu có đói khổ vì bị Mỹ Ngụy kềm kẹp. Miền Nam đã có một mức độ dân chủ rõ rệt. Miền Bắc bị tư tưởng Mac-Lenine làm nẩy sinh những chính sách đầy sai lầm. Sĩ quan của “bộ đội cụ Hồ” đã có “thái độ thô bạo, ứng xử thô bỉ” khi nhục mạ, gọi Dương văn Minh là mày, và bắt cả nhóm phải đứng cúi đầu.”

Đấy là những lời thố lộ của TĐT mà nhà văn Tri Vũ Phan Ngọc Khuê đã viết lại qua các cuốn băng thu những điều ông tâm sự với một số bạn trong sáu tháng cuối đời ông ở Paris.

Nhà triết học còn thú nhận Trần Dần và Trịnh Công Sơn là hai người đã thúc đẩy ông phải thoát khỏi thái độ hèn nhát đã ngự trị trong đầu óc trí thức và văn nghệ sĩ Hà nội; giới này đã ứng xử đồng lõa với tội ác của cách mạng. Người thứ nhất là Trần Dần lúc ông ta mời viết cho NVGP. Người thứ hai là các bài hát của họ Trịnh. Ngoài ra, những ai từng sống ở Saigon sau 1975, nếu đọc chương “Vẫn chưa được giải phóng” đều nhận thấy những mô tả của triết gia về Hà nội năm 1954 rất giống Saigon sau 30/4/75:

“Cả con người và xã hội ở đây đã không hề được giải phóng” và thật là “vô lý và nhục nhã” khi so sánh với chế độ cũ. Ông nhận xét: tư hữu kiểu cũ do làm cần cù, tích lũy mà có được; tư hữu kiểu mới do chiếm đoạt bằng chữ ký và quyền lực.

Cao vọng hơn “bác Hồ”

Được gợi hứng bởi môi trường miền Nam, trong vòng 10 ngày TĐT hoàn thành một tập sách nhỏ “Con người và chủ nghĩa lý luận không có con người”. Đây là văn bản phản bác giáo điều, được đón nhận như một bông hoa lạ. Chẳng bao lâu sách bị cấm phổ biến. Giới cựu kháng chiến và nhiều trí thức khác còn ở lại trong nước tấp nập tới làm quen với nhà triết học để nghe những “lời tiên tri” là “cách mạng đã biến chất để tư bản man rợ tràn ngập”.

Trung Ương thấy số người “phức tạp” đến gặp “bác Thảo” càng ngày càng đông, nên Đảng đã quyết định “anh phải ra đi”. Nhà triết học than “thôi thì đành mang thân xác ra xứ người”. Qua Pháp, tuy đã một thời vang danh ở Paris, ông vẫn “lâm cảnh sống nay lo mai”, và còn bị Toà đại sứ theo dõi kiểm soát chặt chẽ.

Trong cái xui có cái may. Nhà văn Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê nhờ những lúc nhà triết học bán chữ để kiếm sống qua các buổi thuyết trình ở kinh đô ánh sáng mà đã làm quen thân với ông, được nghe ông tâm sự. Quyển sách ghi lại nỗi hối hận đã thiêu đốt ông vào lúc hoàng hôn của cuộc đời. Nhà văn cho hay ông “sẵn sàng trao mấy cuốn băng cho những ai muốn nghiên cứu về TĐT”. Trong sách nhà triết học có lần đã khẳng định: “tôi có tham vọng cao hơn của “bác Hồ” nhiều lắm”. Đấy là xây dựng “một lâu đài tư tưởng trong đó toàn thể nhân loại đều thể hiện rõ quyền sống của mình, quyền dân chủ bằng lá phiếu của mình”.

Nhưng mộng đó không thành, triết gia lừng danh một thời trời Âu bị đột tử. Chúng ta mất đi “một kho tàng trải nghiệm về chiến tranh, về cách mạng”.

Người chủ trương Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết việc tái bản cuốn sách là để phục hồi danh dự một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam. Trong lời bạt ông viết, “cuộc đời TĐT xem như cuộc đời tan nát vì “cách mạng” mà ông chọn phục vụ vào năm 1951 nên mọi sự trở nên vỡ lở. Cuộc đời đó có thể xem như một bài học –“an object lesson”- với những ai để cho tình cảm, lý tưởng che mờ đi lý trí, kinh nghiệm. Không những ông mất vợ, không có đời sống gia đình, không có tự do trong bóng tối làm những việc ông muốn làm cho quê hương đất nước của ông. Sự nghiệp triết học của ông là một sự nghiệp dang dở.”

Sách được xuất bản lần đầu với số lượng ít; tên gốc là "Nỗi hối hận lúc hoàng hôn" chỉ để thăm dò ý kiến thân hữu.

Những ai yêu “bác Hồ”, những ai coi HCM là tên tội đồ hay các nhà khoa bảng, các học giả, các ông bà phản chiến và những ai còn nghĩ đến nước Việt nên đọc cuốn này. Cho tới nay chưa có tác giả nào trên thế giới – ngoại trừ triết gia TĐT- nêu ra được, thật sáng tỏ, những điều vô cùng bi thảm trong thời cách mạng; vì ông đã trải nghiệm 40 năm trong cuộc. Ngoài ra, ông bà nào giỏi tiếng Tây tiếng Mỹ nên dịch sách ra cho thế giới biết thêm về HCM, kẻ đã lừa mọi người từ Âu sang Á; khiến nhà tư tưởng số một Việt Nam TĐT phải nói thẳng rằng, Napoléon, Hitler cũng có tâm thức tự cao tự đại nhưng “không gian trá đến mức tinh quái” để có những “hành động muôn hướng, muôn mặt, trí trá còn hơn cả huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc!”.

Saint Paul, 6/2014
Phan Thanh Tâm
http://www.vietthuc.org/tran-duc-thao-nhung-loi-trang-troi/

khieman
06-26-2014, 08:41 PM
.
Tiểu sử Trần Đức Thảo

Trần Đức Thảo sinh ngày 26/9/1917, tại làng Thái Bình, mất ngày 24/4/1993 tại Paris, Quê quán tại làng Song Tháp, Châu Khê, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Năm 1936, ông được nhận học bổng sang Paris, Pháp để thi vào trường École normale supérieure (Paris). Ông đậu thủ khoa bằng Thạc sĩ triết học (Agrégation de Philosophie, tại Pháp, đây là một học vị chuyên môn trên tiến sĩ, dành cho những tiến sĩ muốn làm giáo sư đại học), ngang điểm với Jules Vuillemin, tại Pháp lúc mới 26 tuổi (1942).

Thay mặt sinh viên và trí thức Việt Nam du học ở Pháp, Trần Đức Thảo đã viết thư gửi về Tổ quốc, bày tỏ tình yêu nước nồng nàn đối với đất nước vừa giành được độc lập hồi tháng 8 năm 1945. Lá thư được in trên tờ Cờ giải phóng, cơ quan của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1952 ông về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp.

Sau 1954 từ Việt Bắc về Hà Nội, Giáo sư Trần Đức Thảo kết hôn với Tiến sỹ Nguyễn Thị Nhứt, đến ngày 5 tháng 1 năm 1967, theo yêu cầu của bà Nguyễn Thị Nhứt hai ông bà đã thuận tình ly hôn[1].

Năm 1955, ông trở thành giáo sư Triết học và là Phó Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).

Ông bị quy tội dính líu đến phong trào Nhân văn Giai phẩm khi công bố hai bài báo có bàn đến một số vấn đề về tự do, dân chủ. Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, bị mất chức Phó Giám đốc trường ĐHSP Hà Nội, chức Trưởng khoa Lịch sử chung cho cả ĐHSP và ĐHTH Hà Nội, Trần Ðức Thảo bị cấm giảng dạy, phải dịch thuật lặt vặt để sống, phải bán dần bán mòn những bộ từ điển để ăn. Ông bị chặt đứt mọi liên hệ với thế giới, bị cô lập ngay giữa đồng bào của mình[2].

Thái Vũ kể:

"Việc gặp thầy Trần Đức Thảo từ nước Pháp tư bản trở về là rất dễ bị quy tội như bên Trung Quốc trong Đại Cách mạng Văn hoá. Gặp thầy lủi thủi đạp chiếc xe đạp mini cộc cạch cũng đành làm ngơ, nhiều khi không dám nhìn."[3].

Trong quyển sách hồi ký nguyên văn bằng tiếng Pháp là Mémoire d'un Vietcong (Hồi ký của một Việt Cộng), Trương Như Tảng có nhắc tới thạc sĩ Trần Đức Thảo (tr.300):

" Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc…Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra. Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man."

Françoise Corrèze, người bạn thân của Trần Đức Thảo có hay tới thăm ông ở căn phòng khu tập thể Kim Liên, nhưng chỉ bút đàm, vì phòng bị thu âm[4].

Năm 1985, sau khi đi Cộng hòa dân chủ Đức vừa chữa bệnh, vừa làm việc với Viện hàn lâm khoa học của CHDC Đức, ông có sang làm việc với Viện hàn lâm khoa học Liên Xô.

Năm 1991, ông sang Pháp chữa bệnh kết hợp với "nghiên cứu khoa học, do Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử" (theo TS. Cù Huy Chử) và mất tại Paris vào năm sau. Theo những anh chị em có dịp tiếp cận, Trần Đức Thảo cho biết ông được tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Ban bí thư cử sang Pháp để "giải độc trí thức Việt Kiều" khỏi những ảnh hưởng xấu. [4] Di hài ông được nhà nước đưa về an táng tại Khu A Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.

Chú thích:



1^ “Giáo sư Trần Đức Thảo”. Viet-Studies. 14 tháng 9 năm 2011.
2^ “Trần Ðức Thảo, một kiếp người”. talawas. 1 tháng 6 năm 2004.
3^ “Những chuyến lữ hành của triết gia Trần Đức Thảo”. talawas. 3 tháng 3 năm 2006.
4^ “Với Trần Đức Thảo, một chút duyên nợ”. Diễn đàn. 1 tháng 2 năm 2011.


Nguồn: Wikipedia

khieman
06-26-2014, 09:40 PM
.


Chuyện Hà Thị Cầu & Trần Đức Thảo
Tưởng Năng Tiến


“Cộng sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”

Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói vừa ghi. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hoè ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, cha nội ?

Mà chả chỉ riêng hoa, ở nước ta, cái (mẹ) gì mà không thiếu nên mọi thứ vẫn thường phải phân phối theo tiêu chuẩn – ngoại trừ huân chương, huy hiệu, bằng khen, giấy thưởng… thì mới thừa thôi. Bởi vậy, tôi xin được có ý kiến (hơi) khác với T.T. Thích Trí Quang chút xíu: “Cộng sản nó chôn sống mình hôm nay, mai nó mang huân chương hay giải thưởng
đến để… làm lễ truy tặng!”


http://www.procontra.asia/wp-content/uploads/2013/03/Tr%E1%BA%A7n-%C4%90%E1%BB%A9c-Th%E1%BA%A3o_T%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-Nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-%C4%90%C3%B4ng-D%C6%B0%C6%A1ng.png (http://www.procontra.asia/wp-content/uploads/2013/03/Tr%E1%BA%A7n-%C4%90%E1%BB%A9c-Th%E1%BA%A3o_T%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-Nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-%C4%90%C3%B4ng-D%C6%B0%C6%A1ng.png)


Ông Trần Đức Thảo là một nạn nhân điển hình cho cái cách chôn sống (rất) bất nhân như thế – theo như lời của một bà cụ bán nước trà ở đầu khu tập thể Kim Liên, nơi mà triết gia của chúng ta cư ngụ cho đến gần lúc cuối đời:

"Trong khu nhà B6 đằng kia cũng có một ông tên Thảo, nhưng lôi thôi nhếch nhác quá mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe đạp ‘Pơ-giô con vịt’ mà mấy bà đồng nát cũng chê.

Thật đúng như anh hề làm xiếc! Mặt cứ vác lên trời, đạp xe thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười một mình, một anh dở người…”

Một buổi trưa nắng chang chang, ông ghé vào quán uống cốc nước chè xanh, tôi hỏi:

“Ông đi đâu về mà nom vất vả thế.. ế.. ế. Ông nói: Lên chợ Hàng Bè mua củi đun.

Tôi hỏi: Thế củi ông để đâu cả rồi? Ông quay lại nhìn cái ‘pooc ba ga’, mặt cứ ngẩn tò te. Chỉ còn có sợi dây buộc! Củi nả rơi đâu hết dọc đường, chẳng còn lấy một que… Nghĩ cũng tội, già ngần ấy tuổi đầu mà phải nấu lấy ăn, không vợ, không con… "

(Phùng Quán – “Chuyện vui về triết gia Trần Đức Thảo”. Ba phút sự thực, Văn Nghệ, Sài Gòn: 2007, bản in lần thứ hai)

Nếu bạn thấy những lời lẽ (thượng dẫn) của một bà cụ bán nước trà vô danh chưa đủ trọng lượng thì xin nghe thêm đôi câu nữa, của một chứng nhân thế giá hơn – luật sư Trương Như Tảng:

"Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc…Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra.Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man."

Ngó bộ ông Trương Như Tảng có vẻ hơi quá lời chút xíu, chứ nếu Trần Đức Thảo bị “tra tấn dã man” thì làm sao triết gia của chúng ta sống sót cho mãi đến năm 1991 – năm mà ông được nhà nước tha (tào) và cho trở lại Paris, theo như tường thuật của tác giả Minh Diện:

Bảy mươi tuổi Trần Đức Thảo mới quay về chốn xưa. Tiếc thay thời huy hoàng của ông đã qua lâu rồi. Rất ít người còn nhớ tới ông. Suốt 40 năm ông cô đơn bên trời Nam, giờ lại cô đơn bên trời Tây. Khi người ta đã bỏ lỡ cơ hội thì khó mà tìm lại được.Quay lại Pari, Trần Đức Thảo sống tạm bợ trong căn phòng xép trên tầng 5, nhà khách của Đại sứ quán Việt Nam. Nhà báo Nguyễn Đức Hiền tả lại cảnh sống của ông như sau: “Một ông già ở độ tuổi cổ lai hy, khoác chiếc áo cũ màu tím dài chấm gót, bưng bê lỉnh kỉnh mọi thứ xoong chảo, chai lọ leo lên, leo xuống hàng trăm bậc thang tự lo lấy bữa ăn cho mình. Ông già ấy cứ hành trình chừng mười bậc thì dừng lại, tựa người vào hành lang đứng nhắm mắt, há miệng thở như thổi bễ.”

Một chiều mùa Hè năm 1993, ông già ấy gục xuống tại bậc cầu thang, không bao giờ gượng đứng dậy được nữa… Năm 2000, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Xã hội.Thiệt là… có hậu!



http://www.procontra.asia/wp-content/uploads/2013/03/B%C3%A0-H%C3%A0-Th%E1%BB%8B-C%E1%BA%A7u.png (http://www.procontra.asia/wp-content/uploads/2013/03/B%C3%A0-H%C3%A0-Th%E1%BB%8B-C%E1%BA%A7u.png)



Ít nhất thì những ngày tháng cuối đời “của ông già ấy” cũng (có vẻ) đỡ đoản hậu hơn cuộc sống lê lết của… một bà già khác, cùng thời, bà Hà Thị Cầu. Nhân vật này tuy có kém danh giá hơn ông Thảo (chút đỉnh) nhưng cũng nổi tiếng như cồn, ít ra là ở phạm vi quốc nội. Trên báo Bắc Giang, phát hành vào ngày 1 tháng 4 năm 2009, một nhà văn Việt Nam đã viết những dòng chữ chí tình như sau về người nghệ sĩ này:

"Với bà, tên tuổi, sự nghiệp tôi đã đọc quá nhiều trên báo chí, một nghệ nhân lớn, một người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ, một tài sản dân gian quý báu, một nghệ sĩ nổi tiếng không chỉ trong nước mà ở thế giới…

Và tôi choáng váng vì không thể ngờ, một nghệ sĩ tên tuổi như vậy, báo chí ngợi ca như vậy, các cấp quản lý thay nhau tôn vinh như vậy lại đang có cuộc sống khó khăn đến không tin được. Ngôi nhà bà Hà Thị Cầu bé tí nằm cận kề trụ sở UBND xã Yên Phong. Ngôi nhà bé thế lại còn chia làm hai, một nửa cho bà Cầu ở, nửa còn lại là nhà thờ họ. Phần ở của bà lại chia đôi, phía ngoài đủ đặt cái giường đôi, bộ bàn ghế uống nước, phía trong là nơi bà ngủ, diện tích cũng chỉ nhỉnh hơn cái giường một chút xíu."

BBC, nghe được vào hôm 3 tháng 3 năm 2013, lặng lẽ và buồn bã đi tin:

“Nghệ nhân được coi là linh hồn của hát xẩm Việt Nam với gần 80 năm tuổi nghề, bà Hà Thị Cầu, đã qua đời tại Yên Mô, Ninh Bình…”

Hung tin này đã khiến cho Nguyễn Quang Vinh đùng đùng nổi giận:

"Một nghệ nhân tài hoa như thế, cống hiến cho đất nước như thế, được coi là “báu vật nhân văn” của quốc gia như thế, đã từng đào tạo, truyền nghề cho biết bao nghệ sĩ, đã nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn với nước ngoài…Nhưng suốt đời nghèo đói, suốt đời khổ sở, túng thiếu như kẻ ăn mày. Báo chí lên tiếng, dư luận lên tiếng, những nghệ sĩ tâm huyết thay bà gõ cửa khắp nơi nhưng mặc nhiên không ai đoái hoài, và bà – nghệ nhân Hà Thị Cầu, cho tới lúc nhắm mắt, vẫn trong nghèo đói…

Leo lẻo ca ngợi, leo lẻo thuyết giảng, leo lẻo leo lẻo… ở mọi cấp để rồi bỏ rơi một nghệ nhân lớn, cay đắng hơn, còn lợi dụng tài năng, tên tuổi của bà để trục lợi cả tiền, danh tiếng, uy tín của cá nhân mình.

Thôi nhé, bà mất rồi, im cả đi, đừng lại ngoạc mồm “bà mất đi là địa phương mất đi một tài năng, đất nước mất đi một nghệ nhân lớn… vô cùng đau xót”.

Câm đi…


http://www.procontra.asia/wp-content/uploads/2013/03/Ngh%E1%BB%87-nh%C3%A2n-h%C3%A1t-x%E1%BA%A9m.png (http://www.procontra.asia/wp-content/uploads/2013/03/Ngh%E1%BB%87-nh%C3%A2n-h%C3%A1t-x%E1%BA%A9m.png)



Tôi e rằng nhà văn của chúng ta không hiểu biết về đường lối, cũng như chính sách, của Đảng và Nhà nước (rõ ràng và rành mạch) như nhà nghiên cứu âm nhạc Trần Quang Hải. Trong bản tin củaBBC (thượng dẫn) ông Hải khẳng định:

- "Cũng giống như ca trù, hát xẩm đã bị ‘mất đi’ trong 50 năm vì chính quyền không coi trọng những tài tử dân gian… hát xẩm bị coi là “hạ cấp” và chính quyền không muốn thấy những người hát xẩm lang thang ngoài đường."

Nói cách khác là bà Hà Thị Cầu đã bị chính quyền chôn sống từ lâu nhưng mãi đến tháng Ba năm nay mới (chịu) trút hơi thở cuối cùng. Ngay sau đó, báo Thể thao Văn hoá (số ra ngày 06 tháng 3 năm 2013) đã có… tin vui:

"Tới dự đám tang nghệ nhân Hà Thị Cầu, ông Vương Duy Biên – Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL – chia sẻ tâm nguyện cần đề nghị truy tặng cho bà danh hiệu NSND… Thời gian tới, Bộ VH,TT&DL sẽ xúc tiến thực hiện việc này."

Thiệt là tử tế hết sức!

Theo Wikipedia: Năm 1977 bà Hà Thị Cầu là tác giả của bài Theo Đảng trọn đời. Tôi sợ rằng vì mù chữ, không đọc được Đề cương văn hoá Việt Nam, nên (có lẽ) mãi cho đến khi nhắm mắt người được coi là “báu vật nhân văn sống của Việt Nam” vẫn không biết rằng toàn Đảng không ai thiết tha hay mặn mà gì lắm với tình cảm (thắm thiết) mà bà đã dành cho nó.

Những người “hát xẩm bị coi là hạ cấp,” đã đành, thế còn triết gia thì sao? Giới người này ở bên nước bạn, cũng như ở nước ta, cả hai Đảng đều coi họ không bằng … cục cứt!

Và nói nào ngay, đối với Đảng thì giới người nào cũng vậy – bất kể là nông dân, công nhân, thương nhân, hay trí thức. Tất cả đều chỉ là phương tiện, được sử dụng tùy theo lúc mà thôi. Sau đó đều bị mang chôn sống ráo. Nhà nước đợi cho đến khi họ tắt thở sẽ mang bằng khen hay giải thưởng đến làm lễ truy tặng. Những cái lễ này, cũng tựa như những tấm giẻ lau, dùng để lau sạch máu hay nước mắt (hoặc cả hai) cho nạn nhân của chế độ hiện hành.

***
Ảnh 1: Hình chụp từ tạp chí Nghiên cứu Đông Dương. Nguồn: vnu.edu
Ảnh 2: Báu vật nhân văn sống của Việt Nam, hình chụp trước tư gia. Nguồn: vnexpress.net
Ảnh 3: Bà Hà Thị Cầu. Nguồn: wikipedia©

Tháng 3 22, 2013
Tưởng Năng Tiến
Nguồn: http://www.procontra.asia/?p=1944

khieman
06-27-2014, 05:22 AM
.



Triết gia Trần Đức Thảo
"Những ngày ấy"



Những ngày ấy, tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội rồi thêm trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, giữa những tên tuổi của các ông trùm văn hoá của đất nước như: Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Mạnh Tường, Cao Xuân Huy, Trương Tửu, Trần Văn Giàu… trong dư luận của giới thức giả, cũng như trong ấn tượng của thế hệ sinh viên Văn - Sử - Địa chúng tôi, giáo sư - triết gia Trần Đức Thảo vẫn là thần tượng số một. Trong các buổi giảng về lịch sử triết học phương Tây trước Mác của triết gia, có một hiện tượng lạ mà hơn nửa thế kỷ qua, làm nghề dạy học, tôi chưa thấy có trường hợp thứ hai.

Thầy đến lớp, không một mẩu giáo án. Chỉ ngồi trên ghế hoặc ngồi ghé lên bàn, mắt hướng lên trần nhà và nói thì rất khó khăn. Vậy mà không khí lớp học vẫn tĩnh lặng, trang nghiêm. Buổi giảng nào, ngoài số sinh viên thuộc 2 lớp Văn - Sử - Địa II, III học chung mà hầu như không ai vắng mặt còn rất nhiều giáo viên cấp III của Hà Nội, kể cả một vài sinh viên Y Dược, Đại học Sư phạm Khoa học tự nhiên cũng đến nghe nhờ. Nhà đạo học nổi tiếng của Việt Nam - Cao Xuân Huy - cũng nhiều lần có mặt. Đại giảng đường 35 Lê Thánh Tông, từ phòng học chính đến các chuồng gà ở tầng trên đều chật người. Đúng là một không khí sùng bái kỳ lạ.

Chúng tôi thực sự không hiểu được gì đáng kể những điều thầy giảng nhưng cậu nào, cô nào cũng làm ra khoái chí, hiểu. Bởi nhận là không hiểu thì té ra mình dốt sao. Không ít bạn tập cách nói "Philôdôp" của thầy. Có hai bạn sau này một là giáo sư, một là nhà mỹ học đều nổi danh, viết bài tranh luận thế nào là "Hạt nhân duy lý trong triết học Hégel" đăng trên báo Sinh viên Việt Nam để khoe tài trong khi cùng đeo đuổi một bạn gái xinh đẹp nhất của lớp mà sau đó, có dịp tôi hỏi ý kiến nhận xét của thầy thì được thầy nói:

"Cả hai đều nói rờ nói rận".

Riêng tôi, về sau, trải qua nhiều năm dạy học lại nghiệm ra rằng: Theo cách nghĩ thông thường, trường hợp giảng bài của giáo sư Trần Đức Thảo là một hiện tượng phi sư phạm, phản sư phạm 100% (không giáo án, không quan sát đối tượng, nói năng thiếu trôi chảy, thuyết giảng một bề).

Nhưng chính ở nhà giáo "phi sư phạm" này lại cho tôi một hiệu quả vô cùng lớn lao, chi phối, nâng đỡ tôi suốt hon 50 năm qua trong nghề dạy học và nghiên cứu văn học. Đó là cái ấn tượng vô cùng sâu đậm về cái gọi là năng lực tư duy trừu tượng, mà theo tôi nó là điều kiện cần có nhất, quyết định nhất cho bất cứ ai muốn dấn thân vào khoa học. Là điều mà theo tôi thì người Việt Nam ta vốn có hạn chế nhiều so với nhiều nước trên thế giới. Quả là về năng lực này, cho đến nay trên đất nước ta, tôi chưa thấy ai ngang tầm giáo sư Trần Đức Thảo. Và Trần Đức Thảo, sở dĩ làm nên một tên tuổi sáng giá, được dư luận thế giới, đây đó công nhận, tôn vinh cao độ, chính là nhờ có năng lực tư duy trừu tượng khoa học này.

Trở lại hiện tượng sùng bái giáo sư Trần Đức Thảo một cách kỳ lạ như trên đã nói là có nguyên nhân. ấy là sự đồn đại mà sau này kiểm chứng lại thì nói chung là có thật và nhiều sách báo cũng đều nói vậy. Trần Đức Thảo là một thanh niên Việt Nam đầu tiên (không biết tới nay đã có người thứ hai chưa) tốt nghiệp thủ khoa trường Cao đẳng sư phạm ở phố Ulm tại Paris nước Pháp, vốn là trường tuy chỉ mang danh Cao đẳng sư phạm nhưng thực tế là trường đứng đầu bảng nền đại học Pháp, có lúc còn hơn cả Sorbonne. Muốn thi vào đây, thường sau khi đậu tú tài, phải chuẩn bị thêm một vài năm. Thi vào khoảng ngàn người, chỉ lấy đậu dăm chục.

Tốt nghiệp trường này ra, viết sách chỉ ghi: Ancien élève de l'école normale supérieure de la rue Ulm (cựu học sinh trường Cao đẳng sư phạm phố Ulm) thì thanh danh đã có thể ngang với các danh hiệu cao sang khác. Không ít danh nhân văn hoá Pháp từng xuất thân từ trường này. Việt Nam ta, theo chỗ tôi biết không rõ có chính xác không thì người đầu tiên được học trường Cao đẳng sư phạm phố Ulm là ông Phạm Duy Khiêm (con cụ Phạm Duy Tốn) tốt nghiệp đứng gần chót (thứ 35?) nhưng báo chí trong nước bấy giờ đã tôn vinh là bậc anh tài, kỳ tài của đất nước. Còn Trần Đức Thảo thì đậu đầu nhưng vì là dân thuộc địa nên chỉ được đồng thủ khoa (premier ex aequo). Trần Đức Thảo từng tranh luận triết học với Jean Paul Sartre vốn là một triết gia nổi tiếng của Pháp mà dư luận cho rằng phần thắng thuộc về Trần Đức Thảo.

Trần Đức Thảo làm thư ký cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp Người sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau, Trần Đức Thảo làm chủ tịch Hội Việt kiều tại Pháp. Khi thực dân Pháp rục rịch trở lại xâm chiếm Việt Nam, báo chí phỏng vấn thì Trần Đức Thảo trả lời: "Chỉ có nổ súng". Trần Đức Thảo bị Chính phủ Pháp bỏ tù 3 tháng vì bị quy tội gây mất an ninh cho nước Pháp. Đặc biệt, năm 1951, giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang ở thời kỳ gay go, không ít trí thức cao cấp từng đi kháng chiến, do không kham nổi gian khổ, đã bỏ về thành. Trong khi đó, triết gia Trần Đức Thảo, ngược lại, từ bỏ Paris hoa lệ, theo đường Tiệp Khắc, Liên Xô, qua Trung Hoa, về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến. Thuở ấy, những chuyện được nghe đồn đại về giáo sư Trần Đức Thảo như thế, với chúng tôi, một lớp thanh niên có học, vừa đi qua cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc và đang được hưởng không khí hoà bình tươi vui của miền Bắc, giữa thủ đô Hà Nội vừa được giải phóng, sao mà không mê li, không sùng bái được. Nhất là, một khi lại có thêm những lời nói, không phải là của người thường, mà của các bậc đại nhân về giáo sư Trần Đức Thảo.

Tôi nhớ, ở năm thứ nhất, trong giờ giải lao sau giờ triết học Mác xít của giáo sư Trần Văn Giàu, thầy trò quây quần bên nhau tại sân trường, trò tán dương thầy dạy hay quá thì thầy nói:

"Khoan, các cậu muốn biết thế nào là triết học thì hãy chờ sang năm thứ hai học với thầy Thảo. Thầy Thảo là người đọc gần hết sách của thư viện ở Paris".[1]

Tôi lại còn biết chuyện: chính thầy Giàu sau ngày hoà bình lập lại (1954) đã đến mời kỳ được thầy Thảo bấy giờ đang công tác ở Ban Văn - Sử - Địa về đại học và tự nhường chỗ ở của mình tại 16 Đ ngõ II Hàng Chuối cho thầy Thảo để sang ở nhà 16 Phan Huy Chú, không tốt bằng.

Xin nói thêm, giáo sư Trần Văn Giàu cũng là một người từng được huyền thoại hoá ít nhiều như trong chuyện thầy Giàu là bạn học cùng Ti Tô (Tổng thống Nam Tư), Tô Rê (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Pháp) và thủ khoa trường Đại học Phương Đông - mà còn nói về giáo sư Trần Đức Thảo như trên, chẳng gì mà không góp phần tạo thần tượng về Trần Đức Thảo trong lớp sinh viên trẻ bấy giờ là chúng tôi. Rồi nữa, thầy giáo dạy chính trị của chúng tôi bấy giờ là Hà Huy Giáp, một nhà cách mạng lão thành, vào Đảng Cộng sản Đông Dương từ ngày đầu có Đảng, lúc này lại là uỷ viên trung ương, thứ trưởng kiêm Bí thư Đảng đoàn Bộ giáo dục, trong giờ giảng, với cảm hứng tự hào dân tộc, đã nói:

"Người Việt Nam ta rất thông minh - Có người như ông Trần Đức Thảo, học cho Tây thua liểng xiểng".

Đúng, những ngày ấy là những ngày vinh quang tột đỉnh của triết gia - giáo sư Trần Đức Thảo mặc dù có thể ông không hề nghĩ tới nó. Nhưng rồi! Trời đất ơi! Tổ quốc Việt Nam ta ơi! "Sự đâu sóng gió bất kỳ" đã ập đến cuộc đời Con người này, mà hôm nay trong cuộc hội thảo kỷ niệm 90 năm sinh của Người, tôi ngày ấy là học trò của thầy, rồi là trợ lý của thầy, được thầy thu xếp cho ở cùng nhà tập thể với thầy, hàng ngày được thầy vừa cho vừa bắt ngồi làm việc ở ngay bàn giấy tại phòng riêng của thầy, còn nay tôi là một giáo sư, một nhà giáo nhân dân đã rơi vào tâm trạng vừa muốn nói lại vừa không muốn nói lại cái sự thật đau lòng xót dạ này.

Không muốn nói ra là vì thấy người đời vẫn có tâm lý cái gì không hay đã qua đi để nó qua đi, nói lại làm gì cho thêm nặng nề cuộc sống. Nhất là với những người đã có một vị trí xã hội thì lại thường phải né tránh chuyện đời rắc rối. Nhưng vẫn muốn nói vì nó là sự thật dù có đau lòng, cần nói ra để hậu thế rút kinh nghiệm mà tránh.

Bởi ai dám cam đoan rằng, mai đây, trên đất nước ta, sẽ không còn những chuyện bi ai, đáng tiếc đó. Sau những giờ phút băn khoăn là nên nói hay không nên nói, cuối cùng thì tôi đã quyết định nói ra, trước hết xin coi như là một nén hương thơm để thêm một lần tạ ơn, để thêm một lần cảm thương, và cũng thêm một lần tạ tội với vị ân sư, nhân dịp kỷ niệm 90 năm sinh của Người. Dĩ nhiên là những gì tôi kể lại sau đây là theo chủ quan nhận thức của mình, có thể đúng với người này, không đúng với người khác trong một số chi tiết nhưng với tôi là có sao nói vậy, nhớ đến đâu nói đến đó, mong được chư vị thông cảm.

Đúng là những ngày ấy, "sóng gió bất kỳ" đã ập đến cuộc đời triết gia Trần Đức Thảo. Triết gia bỗng chốc được "phong tặng" danh hiệu mới: Lãnh tụ tinh thần của phong trào Nhân văn Giai phẩm, phản cách mạng một cách nguy hiểm. Chuyện thật là dài dài. Xin tóm lược đôi điều như sau. Bấy giờ, sau khi sai lầm cải cách ruộng đất được thừa nhận và đã có lời nhận lỗi của Đảng và Nhà nước, nhưng tình hình tư tưởng của xã hội ở miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội và chủ yếu trong giới tri thức, văn nghệ sĩ, đã tỏ ra không yên. Nhiều bức xúc vốn dồn chứa từ nhiều năm trước đã có cơ trỗi dậy. Ngoài xã hội, Giai phẩm mùa Đông (I-1956), Giai phẩm mùa xuân, Giai phẩm mùa thu (10-1956), Nhân văn, Ngôn luận (tờ này đã in nhưng không được phát hành) lần lượt ra đời, chủ yếu là với vai trò của một bộ phận văn nghệ sĩ.

Một số giáo sư, giảng viên đại học, tham gia viết bài là: Trương Tửu, Phan Ngọc và Trần Đức Thảo. Đào Duy Anh vừa là người trả lời phỏng vấn của báo Nhân văn vừa là người cho NXB Minh Đức vay tiền in báo Nhân văn. Nguyễn Mạnh Tường thì chuyện lại là ở bài phát biểu tại Mặt trận Tổ quốc Hà Nội. Với giáo sư Trần Đức Thảo, theo chỗ tôi biết, vốn là người rất ít giao du nên cũng chẳng có quan hệ gì với số văn nghệ sĩ làm Nhân văn. Nhưng trước đó, trên Giai phẩm mùa đông, giáo sư đã có bài: "Nội dung xã hội và hình thức tự do". Nhân văn sau khi ra được 2 số, bị báo Nhân dân và một số người lên án thì đã định bỏ cuộc. Nhưng có người nghĩ ra kế lợi dụng uy tín giáo sư Thảo mời viết bài để mà tiếp tục. Do đó, Nhân văn số 3 đã có bài: "Nỗ lực phát triển tự do dân chủ" của giáo sư và Nhân văn ra thêm đến số 5 mới ngừng bản.

Riêng trong phạm vi trường Đại học thì có tờ Đất mới do các anh Bùi Quang Đoài (tức nhà văn Thái Vũ hiện nay) Hà Thúc Chỉ (bút danh Thúc Hà, có bài thơ "Chờ con má nhé" được giải nhất trong liên hoan thanh niên thế giới tại Berlin năm 1955), Văn Tâm… đều là sinh viên lớp Văn 3 vừa mới tốt nghiệp được giữ lại làm tập sự trợ lý chủ trì mà khởi đầu không hẳn như báo chí về sau từng nói. Bởi đây có liên quan đến chủ trương của Đảng uỷ nhà trường (lúc này còn chung cho Sư phạm và Tổng hợp). Cụ thể là vào dịp đầu hè 1956 ngay sau khi lớp Văn 3, Sử 3 vừa kết thúc khoá học để ra trường thì thầy Hà Huy Giáp trực tiếp xuống Khu tập thể sinh viên tại Nhà C của Việt Nam học xá (ngày nay thuộc khu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) phát động cho tự do tư tưởng - dĩ nhiên là với ý muốn để xây dựng nhà trường.

Nhưng một không khí gay gắt lên án lãnh đạo Đảng trong nhà trường một cách không bình thường đã diễn ra và tờ Đất mới đã ra đời ngay sau cuộc họp đó để rồi chịu chung số phận với các tờ Nhân văn, Giai phẩm. Sau này, trong một bài viết có nhan đề "Cho tôi nói lại đôi lời", nhà văn Thái Vũ đã thanh minh rằng, ngày đó, làm "Đất mới", các anh không hề có ý gì gọi là chống chế độ, chống Đảng. Chẳng qua chỉ có chuyện ấm ức mà phê phán một số đảng viên lãnh đạo trong trường kể từ ngày còn là Dự bị đại học ở Thanh Hoá.

Trong phạm vi trường đại học, ngoài việc một số thầy giáo viết bài trên Nhân văn, Giai phẩm, ngoài tờ Đất mới, về dư luận cũng đã có chuyện này chuyện khác, mà lúc đầu cũng chưa có gì đặc biệt. Nhưng rồi không khí căng dần lên. ở ngoài trường thì cuộc đấu tranh chống Nhân văn - Giai phẩm đã diễn ra khá quyết liệt. Bấy giờ (8/1957), sau khi tốt nghiệp được giữ lại làm trợ lý cho giáo sư Trần Đức Thảo về bộ môn lịch sử tư tưởng, tôi bắt đầu nghe phong thanh về giáo sư Thảo có chuyện này chuyện khác với lãnh đạo trường nên đã trực tiếp hỏi anh Võ Ất thường trực Đảng uỷ nhà trường sự đánh giá của Đảng uỷ về giáo sư Thảo thì được anh Võ Ất cho biết:

"Giáo sư Trần Đức Thảo là một trí thức lớn rất tốt. Có chuyện gì đó, chẳng qua là do cá tính. Anh yên tâm".

Và tôi đã yên tâm như thế không chỉ với giáo sư Trần Đức Thảo mà còn là với các giáo sư khác. Nhưng không ngờ, sự việc đã bùng nổ một cách bất ngờ đối với tôi.

Chiều hôm đó, tôi nhớ là khoảng đầu năm 1958, bỗng nhiên trong cuộc họp công đoàn của Khoa Sử không có mặt hai giáo sư Trần Đức Thảo và Đào Duy Anh, nổi lên một không khí lên án giáo sư Thảo một cách vô cùng gay gắt. Tôi nhớ nhất là ý kiến của anh V.H.T. tự giới thiệu là người năm 1951, công tác tại văn phòng Tổng bí thư Trường Chinh, là thành viên ban đón tiếp giáo sư Trần Đức Thảo từ biên giới Việt Trung về an toàn khu để ngay ngày đầu được Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cơm, hôm sau được đưa lên gặp Hồ Chủ tịch và Bác nói:

"Chú là một trí thức lớn. Nay chú về nước tham gia kháng chiến, Bác rất mừng. Mong chú đem hết nhiệt tình và tài năng phục vụ kháng chiến thắng lợi.[1]".

Sau đó thì được bố trí làm việc ở Văn phòng Tổng Bí thư. Câu chuyện của anh V.H.T là muốn nêu cho mọi người thấy Trần Đức Thảo là một người đã được Bác Hồ, Đảng, Nhà nước trọng vọng hết mức như thế nhưng nay thì quay ra chống phá cách mạng. Tối hôm đó, tôi đã kể lại những gì vừa xảy ra hồi chiều về giáo sư Trần Đức Thảo cho chị Nhất (lúc này là vợ của Thầy đã cưới được gần 3 năm) nghe, thì chị nói:

"Các anh chị hiểu sai anh Thảo rồi. Anh Thảo không phải người như thế".

Sau cuộc lên án giáo sư Trần Đức Thảo của cuộc họp công đoàn Khoa Sử, trên báo Nhân dân, giáo sư Phạm Huy Thông lúc này là Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội có bài vạch tội Trần Đức Thảo từ ngày còn ở Pháp cho đến bây giờ mà tôi nghe phụ giảng Hoàng Thiếu Sơn - người ở cùng phòng với tôi bấy giờ nói lại là: Cụ Chấn Hưng - thân phụ của giáo sư Thông đã trách con:

"Tôi không ngờ anh đối xử với bạn anh như thế".

Tiếp đó, cuộc đấu tranh chống Nhân văn - Giai phẩm trong hai trường đại học Sư phạm và Tổng hợp đã diễn ra sôi nổi, dĩ nhiên là có lãnh đạo hẳn hoi. Người bị đấu tranh đầu tiên là giáo sư Trương Tửu trong 2 ngày liền. Kế đến, hai giáo sư Đào Duy Anh và Nguyễn Mạnh Tường, mỗi người bị đấu tranh non một ngày.

Riêng giáo sư Trần Đức Thảo vì bị đau răng sưng cả má, phát sốt, nên hơn một tháng sau mới bị đấu tranh. Dự đấu tranh, có Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban khoa học Nhà nước Tạ Quang Bửu, Trưởng ban Văn - Sử - Địa Trung ương Trần Huy Liệu, hai Thứ trưởng Hà Huy Giáp, Nguyễn Khánh Toàn cùng nhiều quan chức khác, nhiều giáo sư thuộc các khoa Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Đại giảng đường 35 Lê Thánh Tông chật ních người tham dự (cuộc đấu tranh với mấy vị giáo sư khác trước đó thì chỉ ở Hội trường B).

Trong những người đấu tranh, có giáo sư, có giảng viên, có trợ lý vốn là học trò giáo sư Thảo. Nội dung phê phán là đủ tội, nhưng nổi lên vẫn là vai trò lãnh tụ tinh thần của nhóm Nhân văn - Giai phẩm và các tội chính là:

"- Dám phê phán Trung ương về triết học là duy tân chủ quan, sai tinh thần của Mác, vì đặt quan hệ sản xuất lên trước lực lượng sản xuất;
- Dám phê phán Đảng sau ngày giành được chính quyền đã tạo ra bộ máy quan liêu;
- Dám chê Mao Trạch Đông dốt
- chê Mâu thuẫn luận và Thực tiễn luận là sai học thuyết Mác;
- Đòi tự do dân chủ một cách vô chính phủ".

Cuộc đấu tranh diễn ra cũng trọn hai ngày. Trước lúc kết thúc, Thứ trưởng Hà Huy Giáp lên diễn đàn nói:

"Vừa qua, ông Trương Tửu viết thư cho đồng chí Tố Hữu nhưng đồng chí không trả lời. Còn ông Trần Đức Thảo viết thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì Thủ tướng có bưu thiếp trả lời và yêu cầu Thứ trưởng đọc trước cử toạ. Trong nửa thế kỷ qua, tôi vẫn nhớ không sai là: "Thân ái gửi anh Thảo. Tôi đã nhận được thư anh. Mong anh nghĩ lại những điều anh em nói. Chúc anh khoẻ mạnh - Phạm Văn Đồng".

Tiếp đó, giáo sư Trần Đức Thảo phát biểu mà tôi cũng hy vọng nhớ không sai như sau:

"Khi viết các bài báo đó là tôi có suy nghĩ. Nay các vị bảo tôi sai. Tôi sẽ nghĩ lại".

Nói xong chỉ chừng ấy thì chắp hai bàn tay giơ lên rồi dang cả hai cánh tay ra và đi xuống chỗ.

Tôi tin rằng cử toạ hôm đó không một ai hiểu trong cái cử chỉ cuối cùng đó của giáo sư Trần Đức Thảo có ý gì? Riêng tôi thì hiểu. Bởi trước hôm giáo sư bị kiểm thảo vài ngày, trong một tối, tôi đã lên phòng Thầy và hai thầy trò tâm sự với nhau nhiều chuyện, trong đó Thầy có nói:

"Mình có nhược điểm không khắc phục được là sống cô độc, ít có khả năng hoà nhập. Ngày còn học trong nước, thấy mấy thằng Tây thuộc địa kém quá. Nghĩ bụng sang Pháp học, may gì gặp được những anh Tây chính quốc giỏi dang. Không ngờ, rồi cũng chán. Do đó, quyết định về nước, tham gia kháng chiến cùng nhân dân mong tìm một sự hoà nhập. Nhưng rồi vẫn thế! Họ bố trí làm việc ở văn phòng ông Trường Chinh, được mấy tháng là chán. Mình xin đi theo văn nghệ quân đội, được ít lâu thì về Ban Văn - Sử - Địa Trung ương. Sống ở đâu, cũng thấy cô độc. Biết vậy là nhược điểm nhưng không bỏ được".

Thầy lại nói chuyện ở Việt Nam đang đấu nhau thế này, là do ở Trung Hoa, sau phong trào "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" (Bách hoa tề khai, bách gia tề minh) thì đang có phong trào chống phái hữu (Thầy muốn nói bấy giờ nếu Trung Quốc không có phong trào chống phái hữu thì Việt Nam cũng không có phong trào chống Nhân văn - Giai phẩm). Cuối cùng thì Thầy nói: "Chuyện đời cứ ít mà xít ra nhiều". Vừa nói vừa làm cái cử chỉ mà hai hôm sau Thầy đã làm lại ở hội trường.

Sau cuộc kiểm điểm toé lửa đối với giáo sư Trần Đức Thảo, anh L.K.T vốn là một sinh viên Sử vừa được giữ lại làm trợ lý đã viết bài "Quét sạch những nọc độc của Trần Đức Thảo trong việc giảng dạy triết" đăng Tạp chí Học tập [1958].

Trong cuộc đấu tố này, riêng tôi, theo yêu cầu của tổ chức do bạn H. và anh B, đảng ủy viên truyền đạt (trong lời truyền đạt, anh B còn nói với tôi: cậu phải thấy rằng chuyện ông Thảo không phải là “faute” mà là “crime”), vì đó phải viết bài phê phán Thầy. Bài viết xoay quanh một ý: "Thầy từng là thần tượng lớn lao của tôi, vậy mà nay thầy lại nói với tôi là 40% người dân không tin vào Đảng nữa. Thầy muốn tôi cũng không tin vào Đảng. Lời kết bài là “mong thầy nghĩ lại để thầy trò ta mãi mãi vẫn là thầy trò ta”.

Đọc xong bài phê phán Thầy, cả hội trường vỗ tay. Có người chúc mừng tôi đã được giải phóng tư tưởng. Sau đó, tôi còn được tổ chức giao việc chuẩn bị đến báo cáo tội trạng của Thầy ở lớp chỉnh huấn của giáo viên cấp Ba toàn miền Bắc tại trường Bổ túc công nông ở Giáp Bát. Thêm nữa, anh TQV cũng yêu cầu tôi góp ý cho bài viết của anh phê phán Thầy để đăng báo theo yêu cầu của lãnh đạo. Phúc may cho tôi là cả hai sự việc này sau không dùng đến. Đúng là bấy giờ, ở tư thế chim sợ làn cong sau ngày cải cách ruộng đất, thiếu bản lĩnh, nên tôi đã để hoàn cảnh đẩy vào tội phản Thầy, tuy chưa đến nỗi tệ mạt như mấy ai đó với Thầy, hoặc với Thầy Trương Tửu trong cuộc đấu tố này, nhưng ở tôi cũng đó là điều phải xấu hổ trong lương tâm hơn nửa thế kỷ nay không dứt.

Tiếp theo đợt đấu tranh là việc xử lý kỷ luật.
Giáo sư Trương Tửu bị khai trừ khỏi ngành.
Giáo sư Đào Duy Anh bị đưa sang Ban Văn - Sử - Địa.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường bị đưa về làm nhân viên Nhà xuất bản Giáo dục.
Phụ giảng Phan Ngọc đang là Tổ trưởng ngôn ngữ bị chuyển sang làm phiên dịch.
Trợ lý Cao Xuân Hạo cũng bị chuyển làm phiên dịch.
Các trợ lý khác: Văn Tâm, Phan Kế Hoành, Hà Thúc Chỉ, Bùi Quang Đoài bị chuyển về phổ thông hoặc cơ quan khác. Một số khác như Phạm Hoàng Gia, Đặng Đức Siêu bị hạ một bậc lương trong dịp xếp lương sau đó vào năm 1960.

Riêng giáo sư Trần Đức Thảo, tôi được nghe nói là mấy tháng đầu nhà trường vẫn cho người đưa lương tới nhà nhưng Thầy chối không nhận với lý do: Không làm việc thì không nhận lương. Tiếp sau đó có chuyện Thầy lên nông trường Ba Vì (Sơn Tây) khoảng 3 tháng mà sau này người nói thế này, người nói thế khác. Có người nói là Thầy bị đưa đi lao động cải tạo, nhưng hôm Thầy đi (kể cả ngày về), tôi có chứng kiến. Chỉ thấy có xe còm măng ca đến đón đi, ngoài va ly đựng vật dụng còn khối là sách. Theo chị Nhất nói với tôi thì việc đi này là do chính Thầy yêu cầu, cho đi để giãn thần kinh sau những ngày căng thẳng.

Lên nông trường, cũng nghe nói Thầy có dạy tiếng Pháp cho một vài cán bộ và trong một lần vừa thổi cơm vừa đọc sách, vô ý để lửa bốc cháy hết quần áo sách vở của mình, và cháy lây thêm một vài nhà của nông trường. Do đó mà tổ chức cho đưa Thầy về lại 16 Đ ngõ II, Hàng Chuối ngay.

Điều không thể không nói là sau đợt đấu tranh này, quan hệ giữa các thầy bị đấu tranh với mọi người, với các học trò, trong đó có quan hệ giữa thầy Thảo với tôi, coi như phải chấm dứt dù còn ở chung nhà tập thể. Cách đây vài năm, anh Cù Huy Chử cho tôi biết ngày Thầy sống ở Sài Gòn trước khi đi Pháp, có lần Thầy nói với anh:

"Nguyễn Đình Chú là người ghi bài giảng của Thầy để làm tài liệu học tập cho sinh viên nhiều nhất và tốt nhất nhưng sau cuộc đấu tố, gặp mình mà không chào".

Quả có sự thật khốn nạn đó. Hàng ngày vẫn gặp Thầy lên xuống ở cầu thang mà tôi cứ phải cúi mặt xuống không dám chào Thầy vì sợ liên lụy, vì xấu hổ về tội phản Thầy. Chỉ một Đoàn Mai Thi là người duy nhất không sợ gì cả vẫn thường xuyên lui tới săn sóc Thầy trong hoạn nạn, để lại một điểm son về đạo tôn sư trong lòng chúng bạn. Một nhân cách như thế mà đã sớm qua đời!

Các bạn trẻ hôm nay, khó lòng mà hình dung nổi cái không khí nặng nề thuở ấy mà chúng tôi đã trải qua. Năm 1960, tôi rời nhà 16 Đ ngõ II Hàng Chuối về sống ở Khu tập thể Đại học Sư phạm tại Cầu Giấy. Giáo sư Trần Đức Thảo cũng chuyển nhà tới B 6 Khu tập thể Kim Liên để rồi mấy năm sau đó sống một mình vì thầy cô chia tay nhau. Cảnh sống của triết gia Trần Đức Thảo ở Kim Liên ra sao, sau ngày triết gia qua đời, nhà văn Phùng Quán đã kể lại trong một bài viết có nhan đề "Chuyện vui về triết gia Trần Đức Thảo".[2]

Chuyện về triết gia giáo sư Trần Đức Thảo sau ngày từ giã giảng đường đại học nước nhà còn dài, không thể kể hết. Chỉ biết là sau ngày giáo sư qua đời tại Pháp, Sứ quán đưa tro về nước, mặc dù trước đó đã được an táng tại nghĩa trang Père Lachaise ở Paris. Lễ tưởng niệm được tổ chức tại đại giảng đường 35 Lê Thánh Tông nơi ngày trước giáo sư từng gắn bó. Chính phủ tặng Huân chương độc lập hạng II. Mộ hiện chôn ở khu A nghĩa trang Văn Điển. Năm 2000, thì được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Báo chí đã giành cho giáo sư nhiều lời tốt đẹp, kể cả những lời cảm thương. Trong đó, đáng chú ý có ý kiến của giáo sư Trần Văn Giàu nói rằng:

"Trên đất nước ta, nếu có một người đáng gọi là triết gia, thì đó chính là Trần Đức Thảo. Giàu này chỉ là giáo sư dạy triết học".

Đặc biệt, trong tác phẩm "Thầy và bạn" của ông Nguyễn Hoà Bình, vốn là Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Thường vụ Đảng uỷ, người trực tiếp làm các văn bản trong cuộc đấu tranh hồi 1957-1958 tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong bài viết "Nhà thơ Tiếng địch sông Ô" có kể lại chuyện ông được giao trách nhiệm viết báo cáo tường thuật tội trạng của các vị giáo sư bị đấu tranh, viết xong, đưa đến cho Hiệu trưởng Phạm Huy Thông thông qua thì chính con người đã từng viết bài phê phán giáo sư Trần Đức Thảo mà trên kia tôi có nhắc lại đã nói với ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Nguyễn Hoà Bình bấy giờ có đoạn như sau:

"Bản chất của con người trí thức chân chính là tôn trọng chân lý và rất tự trọng trên con đường chân lý. Chân lý được lĩnh hội bằng tự giác thông qua tinh thần dân chủ đối thoại đã trở thành lối sống của họ. Những người trí thức cụ thể này có cuộc đời của họ, phấn đấu vì chân lý, cũng có nghĩa vì sự nghiệp của dân tộc, của Đảng".[3]

Kính thưa quý vị, chuyện đời của triết gia - giáo sư Trần Đức Thảo những ngày ấy mà tôi kể lại sơ qua là thế. Quý vị nghĩ gì? Riêng tôi, tôi nghĩ: Chuyện đời quá ư khắc nghiệt. Hiểu cho đúng nhau cũng rất khó khăn. Sự khoan dung sẽ giúp làm vơi bớt sự khó khăn, khắc nghiệt đó. Cái bưu thiếp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi giáo sư Trần Đức Thảo trong những giờ phút éo le, nghiệt ngã kia, đã hé lên chân lý đó. Tiếc rằng, khắc nghiệt vẫn còn khắc nghiệt. Hôm nay, tôi xin nói lên những ý nghĩ này trong sự biết ơn, cảm thương và cũng là tạ lỗi với Thầy tôi - Thầy Trần Đức Thảo vô vàn kính yêu ơi!

(Bài viết nhân dịp kỷ niệm 90 năm sinh Giáo sư - Triết gia Trần Đức Thảo, 2007)
GS.NGND NGUYỄN ĐÌNH CHÚ

[1] Những dòng được để trong ngoặc kép còn có sau đây chủ yếu là ghi theo trí nhớ, mong được chấp nhận tính tương đối của nó.
[2] Xem: Phùng Quán - ba phút Sự thật - NXB Văn nghệ 2006.
[3] NXB Giáo dục - 2003, tr.25

khieman
06-27-2014, 03:29 PM
.


CHUYỆN VUI VỀ TRIẾT GIA TRẦN ĐỨC THẢO
Phùng Quán


Anh Cao Xuân Hạo, nhà ngôn ngữ học, bạn tôi từ mấy chục năm nay.

Anh vừa là học trò vừa là hàng xóm của triết gia Trần Đức Thảo, trước ngõ Hàng Chuối và sau này ở khu tập thể Kim Liên. Anh kể:

- "Mình đang ngồi dịch sách bỗng ngửi thấy mùi cháy khét. Nhìn sang buồng thầy Thảo, thấy khói tuôn ra ngách cửa. Mình hổt hoảng xô cửa vào. Cả gian buồng mờ mịt khói. Lạ lùng nhất là thấy thầy đang đứng bên cửa sổ, giữa đám khói, hai tay vung vẩy, miệng lẩm bẩm độc thoại, như đang trình bày một vấn đề gì đó với cả đám đông vô hình trước mặt. Mình gọi giật: “Anh Thảo! Anh Thảo! Buồng anh cái gì cháy thế?”. Thầy giật mình có vẻ ngơ ngác như vừa bị đánh thức khỏi cơn mê ngủ: “Cháy à? Cái gì cháy, ở đâu nhỉ? ờ … ờ… khói ở đâu mà nhiều thế?”. “Thì khói ngay trong buồng anh chứ đâu!” Mình xông vào giữa đám khói, tìm quanh gian buồng. Một lúc mới phát hiện ra cái bếp dầu để khuất sau tủ sách, trên bếp một cái xoong nhôm bị nung đỏ rực. Té ra thầy nấu cơm, cơm cạn, quên cả đậy vung, quên cả tắt bếp. Xoong cơm nấu một bữa ăn cả ngày, cháy thành than và đang bốc khói mùi khét lẹt. Phải vất vả lắm mình mới tắt được cái bếp dầu nóng rẫy, và bưng được cái xoong than cơm ra khỏi buồng. Mình không bưng thì thầy không thể dùng tay không mà bê cái xoong… “Anh đang làm gì mà mải mê thế?” – mình hỏi. Thầy gỡ cặp kính ra khỏi mắt, lau lau vào vạt áo, nói: “Mình đang chú giải một chương hết sức lý thú và quan trọng trong toàn bộ trước tác của Hêghen…”. Rồi thầy ngồi luôn vào bàn viết… như không còn nhớ gì đến vụ hoả hoạn chết người suýt nữa xảy ra.


***
Thầy ở tầng gác ba. Các gian buồng ở khu tập thể được thiết kế rất giống nhau. Một buổi trưa thầy đi chợ về, tay xách cái làn đựng mớ rau muống, mấy bìa đậu phụ, chai nước mắm… Mới trèo lên đến tầng hai, thấy gian buồng cạnh cầu thang cửa khép hờ, thầy đẩy cửa bước vào: cửa buồng của thầy cũng thường khép hờ như vậy.

Người đãng trí thi thoảng cũng có thể vào nhầm buồng. Nhưng vừa bước vào họ đã nhận ra ngay. Nhưng thầy Thảo thì không. Mặc dầu vật dụng trong buồng này sang trọng gấp mười vật dụng trong buồng của thầy. Riêng cái giường của thầy, hẹp mà trải chiếc chiếu mốc meo. Còn buồng này giường rộng gấp đôi, trải vải hoa sặc sỡ. Thầy thản nhiên để cái làn xuống nhà, nằm lăn ra giường, mắt lơ đãng nhìn lên trần nhà, và thượng cả hai chân lấm bụi lên vải hoa. Chị chủ nhà quét tước ngoài hành lang, bước vào, trố mắt nhìn:

“Anh Thảo vào chơi lúc nào mà em không để ý?”.

Thầy hơi ngẩng đầu lên, nhìn chị chủ nhà, mặt nhăn lại, nói:

“Xin lỗi chị tôi vừa đi về hơi mệt. Có gì cần trao đổi, mời chị đến chiều…”.

“Nhưng đây là buồng nhà em kia mà!”.

Thầy hớt hải ngồi dậy, nhìn quanh buồng, vẻ ngơ ngác:

“Ừ nhỉ, chết thật! Đúng là tôi nhầm… Thành thật xin lỗi chị…”.

Một hôm, thầy gọi mình sang - Hạo kể - Tôi đọc em nghe cái này, rồi em góp ý kiến xem, tôi viết thế đã được chưa… Mình chuẩn bị tinh thần để nghe một thiên khảo luận triết học.

Nhưng té ra là một bức thư gửi Uỷ ban nhân dân khu phố và ban lãnh đạo khối phố. Thư được viết với văn phong chuẩn mực, chính xác của một thiên bút ký triết học. Nội dung tóm tắt của bức thư như sau: Sau khi bố tôi mất, trong khu phố có dư luận Trần Đức Thảo đối xử với bố không tốt, bố ốm không thuốc men, chăm sóc chu đáo, nên bệnh tình ngày càng trầm trọng… Tôi xin thanh minh là dư luận đó không đúng. Tôi đã nuôi dưỡng bố tôi rất tận tình, lúc đó bố tôi ốm, tôi lo chạy chữa thuốc men đầy đủ, mặc dầu hoàn cảnh kinh tế rất eo hẹp. Nếu cần thiết, Uỷ ban cho người đến điều tra các hộ hàng xóm để xác minh ý kiến trình bày của tôi v.v…

Mình ngồi ngẩn ra, nhìn thầy và tự hỏi: “Không biết thầy đã điên chưa đây?”. Mình hỏi: “Những việc này cần thiết gì mà thầy phải mất công đến như vậy?” Thầy nhìn mình, mắt chớp chớp sau cặp kính trắng, có vẻ lấy làm lạ sao cậu học trò mình lại đặt ra một câu hỏi ngu ngốc thế? Thầy cẩn thận gấp bức thư đút vào phong bì, nói:

“Việc này theo tôi rất cần thiết. Để chính quyền người ta khỏi hiểu nhầm đạo đức của người trí thức”.


***

Sau ngày ông cụ mất ít lâu, thầy muốn dẹp bỏ những vật dụng thường dùng của bố, vì gian buồng quá chật chội. Nhưng một mình thầy không đủ sức chuyển những vật dụng khá nặng từ tầng gác ba xuống sân.

Một buổi trưa, thầy đi đâu về, thấy mấy chị buôn chè chai đồng nát ngồi túm tụm trên bãi cỏ, soạn xếp những vật dụng mua được. Thầy quan sát có rất nhiều thứ mà mình đang muốn bỏ đi. Thầy nói với các chị:

“Tôi có một số đồ đạc bỏ đi giống những thứ này, nhưng không mang xuống được. Tôi muốn nhờ các chị khiêng giúp, có được không?”.

Các chị vui vẻ nhận lời ngay. Giường, tủ buýp-phê, ghế đẩu, ghế tựa, chậu thau, chăn màn, áo quần, giày dép… được đưa xuống, chất thành một đống lớn. Các chị lại còn giúp thầy quét tước gian buồng khá tươm tất. Thầy rất cảm động trước lòng tốt và nhiệt tình của các chị. Thầy nói:

“Tôi muốn phiền các chị mang những đồ đạc đó ra khỏi sân. Vứt ngổn ngang ở đó bà con trong khu tập thể họ phê bình làm mất trật tự, vệ sinh công cộng. Tiền công bao nhiêu, các chị cho tôi biết”.

Các chị nói:

“Chị em chúng tôi thấy hoàn cảnh bác neo đơn, dọn dẹp giúp bác, chẳng phải công xá gì đâu ạ”.

Một giáo sư đại học ở tầng trên, nhìn xuống đống đồ đạc dưới sân, tiếc ngẩn người:

“Giường tủ, chăn màn còn tốt thế kia, sao ông ấy không nhờ mình khiêng giúp!”

Còn thầy thì phấn khởi ra mặt vì khỏi tốn đồng tiền công nào mà giải quyết được một việc sức mình không sao giải quyết nổi.

Thầy gọi Cao Xuân Hạo sang xem gian buồng vừa được dọn sạch đồ đạc gật gù đắc ý:

“Bà con lao động thật tốt, thật từ tâm, thật đáng kính trọng!”.


***

Dễ có đến hai năm tôi không đến khu tập thể Kim Liên. Lần này trở lại, tôi ngạc nhiên thấy cái quán của bà cụ móm dưới gốc xà cừ, mà mười năm trước tôi thường ghé hút thuốc uống nước, vẫn còn nguyên ở đó. Tôi vào quán uống chén rượu thay bữa ăn sáng. Bà cụ đang rôm rả nói chuyện với mấy anh xích lô, chắc là những khách quen…

“Con cháu nhà tôi nó vừa sắm được cái ti vi màu nội địa. Tối hôm kia, bắt dây rợ xong, bật lên thấy đang chiếu cảnh tang lễ một ông tên là gì gì Thảo đó. Người ta giới thiệu cái ông Thảo này là nhà triết học nổi tiếng thế giới, làm đến sáu, bảy chức, chức nào cũng dài dài là, chắc là toàn chức to, được tặng Huân chương Độc lập hạng Hai. Ông ta sang tận bên Tây mà chết, cả Tây cả ta đều làm lễ truy điệu. Toàn cán bộ cấp cao, có danh giá đến dự. Trong khu nhà B6 đằng kia cũng có một ông tên Thảo, nhưng lôi thôi nhếch nhác quá mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe đạp “Pơ-giô con vịt” mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc! Mặt cứ vác lên trời, đạp xe thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười một mình, một anh dở người… Một buổi trưa nắng chang chang, ông ghé vào quán uống cốc nước chè xanh, tôi hỏi: “Ông đi đâu về mà nom vất vả thế.. ế.. ế." Ông nói: "Lên chợ Hàng Bè mua củi đun". Tôi hỏi: "Thế củi ông để đâu cả rồi?" Ông quay lại nhìn cái “pooc ba ga”, mặt cứ ngẩn tò te. Chỉ còn có sợi dây buộc! Củi nả rơi đâu hết dọc đường, chẳng còn lấy một que… Nghĩ cũng tội, già ngần ấy tuổi đầu mà phải nấu lấy ăn, không vợ, không con… Đấy, cũng là Thảo cả đấy, mà Thảo này thì sống cơ cực trần ai – bà cụ chép miệng thương cảm: "Một vài năm nay không thấy ông đạp xe ngang qua đây, dễ chết rồi cũng nên…”

Tôi uống cạn chén rượu, cười góp chuyện:

“Cái ông Thảo mà bà kể đó chính là cái ông Thảo người ta chiếu tang lễ trên ti-vi…”.

Bà già bĩu môi:

“Ông đừng cho tôi già cả mà nói lỡm tôi!”.

Phùng Quán
Tiền phong Chủ nhật, 16/5/1993
Xin cám ơn Lã Thị Hải Yến đã chép lại bài này