sophienguyen
06-22-2014, 02:06 AM
Chiêm ngưỡng chiếc long sàng 'tha hương' của vua Thành Thái
Cuộc đấu giá cổ vật ngày 13/6/2014, tại Chateau de Cheverny (Cộng hòa Pháp) đã xác nhận 2 cổ vật thuộc triều Nguyễn bị lưu lạc qua Pháp, là chiếc long sàng (giường vua Thành Thái) đã được một cá nhân ở Pháp đấu trúng và 1 chiếc xe kéo tay của bà Từ Minh Hoàng Thái hậu (mẹ vua Thành Thái) được người đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế mua thành công, nhưng phía Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet (Paris) đã đề xuất được mua theo giá của tỉnh Thừa Thiên Huế theo nguyên tắc "quyền ưu tiên mua" ở nước sở tại. Như vậy xem ra, đường hồi hương của Cổ vật triều Nguyễn tại Pháp vấn rất khó khăn.
Báu vật độc bản
Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, sau khi tìm kiếm và nghiên cứu hồ sơ hiện vật cũng như tham khảo một số ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu và sưu tập cổ vật, Trung tâm đã có những nhận định cụ thể về giá trị hiện vật.
Chiếc long sàng cao toàn bộ 191cm; dài 212 cm; rộng: 140cm, làm bằng gỗ. Các hoa văn ở các vị trí thành gường, chân giường, khung giường được chạm trổ theo mô-tip cung đình Huế. Cụ thể phần đầu gường ở trên chạm trổ, thếp vàng hoa lá hóa dơi theo mô-tip ngũ phúc; phần đầu hộc giường phía sau chạm trổ, sơn son thếp vàng hoa văn tam sơn, cổ đồ và rồng ngang bốn móng; phần đầu hộc giường phía trước chạm trổ con triện và mô-tip chữ tọ hình đỉnh cách điệu; phần thân và chân giường chạm trổ hoa lá, rồng mây dưới dạng dao hóa không sơn thếp. Đây là một cổ vật thuộc thời Nguyễn, có xuất xứ từ tầng lớp hoàng tộc, với niên đại trên 100 năm (đầu thế kỷ XX).
http://www.lophocvuive.com/trangtin/images/07-2014/long-sang.jpg (http://www.lophocvuive.com/trangtin/images/07-2014/long-sang.jpg)
Long sàng của vua Thành Thái
Chiếc xe kéo, cao toàn bộ: 136 cm; dài 230 cm (kể cả phần tay kéo); rộng: 102cm, làm chủ yếu bằng kim loại và gỗ. Phần gỗ được thực hiện bằng kỹ thuật sơn mài, khảm xà cừ, một loại hình phổ biến ở các vật dụng bằng gỗ ở hoàng cung xưa. Đặc biệt, các loại hoa văn chạm khảm xà cừ cho thấy đây là các hoa văn thuần Việt và phổ biến dưới thời Nguyễn. Chiếc ghế trên xe kéo được bọc nỉ với phong cách kiểu dáng Luis (như nhiều ghế khác cùng thời- thường gọi là phong cách Tân cổ điển, hiện còn ở hoàng cung Huế). Ngoài ra trên xe kéo còn ghi các chữ Hán 東 京 河 內 廣興 造: Đông Kinh, Hà Nội, Quảng Hưng tạo nghĩa là hiệu Quảng Hưng ở Hà Nội, Bắc Kỳ chế tạo. Theo hồ sơ đấu giá, đây là chiếc xe kéo do vua Thành Thái tặng cho mẹ mình là bà Từ Minh hoàng thái hậu để dạo chơi trong vườn ngự uyển.
TS Phan Thanh Hải nhận định 2 hiện vật trên có thể là trong số rất nhiều các cổ vật của triều Nguyễn bị thực dân Pháp cướp đoạt trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, hoặc cũng có thể là những vật dụng gắn liền với gia đình vua Thành Thái trong thời gian nhà vua sống ở thành phố Saint Denis tại đảo Réunion. Chúng là các cổ vật có giá trị về mỹ thuật, kỹ thuật và văn hóa lịch sử.
http://www.lophocvuive.com/trangtin/images/plg_imagesized/550_long-sang.1.jpg (http://www.lophocvuive.com/trangtin/images/plg_imagesized/550_long-sang.1.jpg)
Họa tiết trang trí sơn song thiếp vàng của long sàn
Nhận định chung của các nhà nhà nghiên cứu, chuyên gia về cổ vật, đây là 2 "báu vật hoàng cung" quan trọng mà tỉnh Thừa Thiên Huế cần có chính sách và hành động ngay để được 2 hiện vật này về nước và trưng bày tại hoàng cung Huế.
Tranh mua giá cao - đường hồi hương chưa rõ
Theo hồ sơ đấu giá, hai cổ vật trên là của ông Prosper Jourdan (vốn là trưởng bộ phận bảo vệ trong cung lúc bấy giờ) mua được và để lại cho con cháu. Giá khởi điểm do văn phòng bán đấu giá Rouillac đưa ra cho chiếc long sàng là 1.000 euro và chiếc xe kéo tay là 2.000 euro.
Trung tâm BTDTCĐ Huế đã đề xuất được tham gia đấu giá và được sự chấp thuận của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với mức giá 33.000 euro (gấp 11 lần so với giá khởi điểm). Trung tâm đã ủy nhiệm Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp giúp đỡ tham gia đấu giá cũng như vận động thêm nguồn kinh phí từ kiều bào ở Pháp và đã có thêm 7.000 euro huy động từ nguồn vận động kiều bào.
http://www.lophocvuive.com/trangtin/images/plg_imagesized/550_long-sang.2.jpg (http://www.lophocvuive.com/trangtin/images/plg_imagesized/550_long-sang.2.jpg)
Liệu báu vật hoàng cung triều Nguyễn này có trở về với cố quốc?
Với 40.000 euro, Đại sứ quán tại Pháp đã cử người đại diện cho Huế trực tiếp tham gia đấu giá. Tại phiên đấu giá, chiếc giường đã bị đẩy lên mức giá quá cao, nên người đại diện của Huế không thể theo được. Cuối cùng, chiếc giường đã được bán đi với mức giá là 100.000 euro (chưa kể 24% lệ phí đấu giá).
http://www.lophocvuive.com/trangtin/images/07-2014/long-sang.3.jpg (http://www.lophocvuive.com/trangtin/images/07-2014/long-sang.3.jpg)
Xe kéo tay của bà Từ Minh Hoàng Thái hậu
Với chiếc xe kéo tay, sau một hồi đấu giá, một người nước ngoài đẩy lên giá 44.000 euro, người đại diện của Huế trả giá cao nhất (45.000 euro) và giành được quyền mua chiếc xe kéo (chưa kể 24% lệ phí đấu giá). Nhưng bất ngờ, bà Katia Mollet - phụ trách trưng bày của Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet (Paris) tuyên bố rằng, Bảo tàng đề nghị mua lại chiếc xe này (với giá trên) theo nguyên tắc "quyền ưu tiên mua" ở nước sở tại. Theo đó trong vòng 15 ngày, nhà nước Pháp phải công bố xác định quyền này cho bảo tàng Guimet. Do đó, cho đến nay, văn phòng Rouillac vẫn chưa xác định bán cho Huế hay cho bảo tàng Guimet.
Hiện nay, phía Việt Nam đang tích cực đưa ra các giải pháp thuyết phục, đấu tranh để đưa chiếc xe kéo trở về Huế, góp phần bảo tồn các giá trị di sản văn hóa dân tộc, đề nghị phía Pháp trên tinh thần nhân văn, phù hợp với các công ước quốc tế về bảo tồn di sản, không nên áp dụng "quyền ưu tiên mua" của nước sở tại trong trường hợp này.
Đối với hiện vật chiếc giường, tin vui vừa nhận được cho biết, người mua được là ông Tạ Văn Quang, cháu họ của vua Thành Thái - với ý định sẽ chuyển chiếc giường này về Việt Nam. Hy vọng với thiện chí từ người mua được hiện vật này thì cơ hội chiếc giường sẽ trở về Việt Nam là rất lớn.
Cần cơ chế và cách làm hiệu quả
Do quá trình lịch sử nên có thể nói rất rất nhiều "báu vật" triều Nguyễn đã lưu lạc tại nước ngoài, trong đó có nhiều ở nước Pháp mà mỗi lần đấu giá những hiện vật thì Việt Nam đều chậm chân hơn do không đủ kinh phí và không có cơ chế đấu giá linh hoạt đến cùng. Đơn cử là trong phiên bán đấu giá bức tranh Chiều tà (Déclin du jour) của vua Hàm Nghi diễn ra 24/11/2010, tại Paris, phía đại diện cho Huế cũng không thể đấu giá đến cùng mà chỉ hồi tiếc nhìn Chiều tà thuộc về sở hữu của người nước ngoài.
Theo TS Phan Thanh Hải, Trung tâm BTDTCĐ Huế sẽ kiến nghị các cấp hữu quan sớm ban hành chính sách cụ thể đối với các hiện vật tương tự để khỏi bị động như trong những trường hợp vừa rồi. Trong đó rất chú trọng đến hình thức tôn vinh những người có công trong việc đưa hiện vật trở lại môi trường mà nó vốn tồn tại. Đối với các hiện vật có xuất xứ từ đánh cắp hay cưỡng đoạt, sẽ kiến nghị làm rõ nguồn gốc, sau đó ý kiến mạnh mẽ, thậm chí tranh kiện để đưa hiện vật quay về Việt Nam. Việc làm cấp bách bây giờ trong nỗ lực đưa các hiện vật giá trị của Huế lưu lạc nước ngoài hồi hương là phải có cơ chế tài chính linh hoạt, đủ mạnh trong việc tham gia đấu giá mua các hiện vật tại nước ngoài.
Ông Nguyễn Văn Mễ, nguyễn Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, nên tiến hành ngay cuộc vận động cấp quốc gia để hồi hương cổ vật một cách hiệu quả vì chúng ta không còn nhiều thời gian và cơ hội nữa. Đồng thời tăng cường quan hệ hữu nghị nhân dân các nước trên thế giới và phát động phong trào hiến tặng, chuyển nhượng các cổ vật và tư liệu quý hiếm đang là tài sản của tập thể, cá nhân ở nước ngoài trên tinh thần hữu nghị, giao lưu, hợp tác phát triển văn hóa.
Trần Ngọc
Thể thao & Văn hóa
Cuộc đấu giá cổ vật ngày 13/6/2014, tại Chateau de Cheverny (Cộng hòa Pháp) đã xác nhận 2 cổ vật thuộc triều Nguyễn bị lưu lạc qua Pháp, là chiếc long sàng (giường vua Thành Thái) đã được một cá nhân ở Pháp đấu trúng và 1 chiếc xe kéo tay của bà Từ Minh Hoàng Thái hậu (mẹ vua Thành Thái) được người đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế mua thành công, nhưng phía Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet (Paris) đã đề xuất được mua theo giá của tỉnh Thừa Thiên Huế theo nguyên tắc "quyền ưu tiên mua" ở nước sở tại. Như vậy xem ra, đường hồi hương của Cổ vật triều Nguyễn tại Pháp vấn rất khó khăn.
Báu vật độc bản
Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, sau khi tìm kiếm và nghiên cứu hồ sơ hiện vật cũng như tham khảo một số ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu và sưu tập cổ vật, Trung tâm đã có những nhận định cụ thể về giá trị hiện vật.
Chiếc long sàng cao toàn bộ 191cm; dài 212 cm; rộng: 140cm, làm bằng gỗ. Các hoa văn ở các vị trí thành gường, chân giường, khung giường được chạm trổ theo mô-tip cung đình Huế. Cụ thể phần đầu gường ở trên chạm trổ, thếp vàng hoa lá hóa dơi theo mô-tip ngũ phúc; phần đầu hộc giường phía sau chạm trổ, sơn son thếp vàng hoa văn tam sơn, cổ đồ và rồng ngang bốn móng; phần đầu hộc giường phía trước chạm trổ con triện và mô-tip chữ tọ hình đỉnh cách điệu; phần thân và chân giường chạm trổ hoa lá, rồng mây dưới dạng dao hóa không sơn thếp. Đây là một cổ vật thuộc thời Nguyễn, có xuất xứ từ tầng lớp hoàng tộc, với niên đại trên 100 năm (đầu thế kỷ XX).
http://www.lophocvuive.com/trangtin/images/07-2014/long-sang.jpg (http://www.lophocvuive.com/trangtin/images/07-2014/long-sang.jpg)
Long sàng của vua Thành Thái
Chiếc xe kéo, cao toàn bộ: 136 cm; dài 230 cm (kể cả phần tay kéo); rộng: 102cm, làm chủ yếu bằng kim loại và gỗ. Phần gỗ được thực hiện bằng kỹ thuật sơn mài, khảm xà cừ, một loại hình phổ biến ở các vật dụng bằng gỗ ở hoàng cung xưa. Đặc biệt, các loại hoa văn chạm khảm xà cừ cho thấy đây là các hoa văn thuần Việt và phổ biến dưới thời Nguyễn. Chiếc ghế trên xe kéo được bọc nỉ với phong cách kiểu dáng Luis (như nhiều ghế khác cùng thời- thường gọi là phong cách Tân cổ điển, hiện còn ở hoàng cung Huế). Ngoài ra trên xe kéo còn ghi các chữ Hán 東 京 河 內 廣興 造: Đông Kinh, Hà Nội, Quảng Hưng tạo nghĩa là hiệu Quảng Hưng ở Hà Nội, Bắc Kỳ chế tạo. Theo hồ sơ đấu giá, đây là chiếc xe kéo do vua Thành Thái tặng cho mẹ mình là bà Từ Minh hoàng thái hậu để dạo chơi trong vườn ngự uyển.
TS Phan Thanh Hải nhận định 2 hiện vật trên có thể là trong số rất nhiều các cổ vật của triều Nguyễn bị thực dân Pháp cướp đoạt trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, hoặc cũng có thể là những vật dụng gắn liền với gia đình vua Thành Thái trong thời gian nhà vua sống ở thành phố Saint Denis tại đảo Réunion. Chúng là các cổ vật có giá trị về mỹ thuật, kỹ thuật và văn hóa lịch sử.
http://www.lophocvuive.com/trangtin/images/plg_imagesized/550_long-sang.1.jpg (http://www.lophocvuive.com/trangtin/images/plg_imagesized/550_long-sang.1.jpg)
Họa tiết trang trí sơn song thiếp vàng của long sàn
Nhận định chung của các nhà nhà nghiên cứu, chuyên gia về cổ vật, đây là 2 "báu vật hoàng cung" quan trọng mà tỉnh Thừa Thiên Huế cần có chính sách và hành động ngay để được 2 hiện vật này về nước và trưng bày tại hoàng cung Huế.
Tranh mua giá cao - đường hồi hương chưa rõ
Theo hồ sơ đấu giá, hai cổ vật trên là của ông Prosper Jourdan (vốn là trưởng bộ phận bảo vệ trong cung lúc bấy giờ) mua được và để lại cho con cháu. Giá khởi điểm do văn phòng bán đấu giá Rouillac đưa ra cho chiếc long sàng là 1.000 euro và chiếc xe kéo tay là 2.000 euro.
Trung tâm BTDTCĐ Huế đã đề xuất được tham gia đấu giá và được sự chấp thuận của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với mức giá 33.000 euro (gấp 11 lần so với giá khởi điểm). Trung tâm đã ủy nhiệm Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp giúp đỡ tham gia đấu giá cũng như vận động thêm nguồn kinh phí từ kiều bào ở Pháp và đã có thêm 7.000 euro huy động từ nguồn vận động kiều bào.
http://www.lophocvuive.com/trangtin/images/plg_imagesized/550_long-sang.2.jpg (http://www.lophocvuive.com/trangtin/images/plg_imagesized/550_long-sang.2.jpg)
Liệu báu vật hoàng cung triều Nguyễn này có trở về với cố quốc?
Với 40.000 euro, Đại sứ quán tại Pháp đã cử người đại diện cho Huế trực tiếp tham gia đấu giá. Tại phiên đấu giá, chiếc giường đã bị đẩy lên mức giá quá cao, nên người đại diện của Huế không thể theo được. Cuối cùng, chiếc giường đã được bán đi với mức giá là 100.000 euro (chưa kể 24% lệ phí đấu giá).
http://www.lophocvuive.com/trangtin/images/07-2014/long-sang.3.jpg (http://www.lophocvuive.com/trangtin/images/07-2014/long-sang.3.jpg)
Xe kéo tay của bà Từ Minh Hoàng Thái hậu
Với chiếc xe kéo tay, sau một hồi đấu giá, một người nước ngoài đẩy lên giá 44.000 euro, người đại diện của Huế trả giá cao nhất (45.000 euro) và giành được quyền mua chiếc xe kéo (chưa kể 24% lệ phí đấu giá). Nhưng bất ngờ, bà Katia Mollet - phụ trách trưng bày của Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet (Paris) tuyên bố rằng, Bảo tàng đề nghị mua lại chiếc xe này (với giá trên) theo nguyên tắc "quyền ưu tiên mua" ở nước sở tại. Theo đó trong vòng 15 ngày, nhà nước Pháp phải công bố xác định quyền này cho bảo tàng Guimet. Do đó, cho đến nay, văn phòng Rouillac vẫn chưa xác định bán cho Huế hay cho bảo tàng Guimet.
Hiện nay, phía Việt Nam đang tích cực đưa ra các giải pháp thuyết phục, đấu tranh để đưa chiếc xe kéo trở về Huế, góp phần bảo tồn các giá trị di sản văn hóa dân tộc, đề nghị phía Pháp trên tinh thần nhân văn, phù hợp với các công ước quốc tế về bảo tồn di sản, không nên áp dụng "quyền ưu tiên mua" của nước sở tại trong trường hợp này.
Đối với hiện vật chiếc giường, tin vui vừa nhận được cho biết, người mua được là ông Tạ Văn Quang, cháu họ của vua Thành Thái - với ý định sẽ chuyển chiếc giường này về Việt Nam. Hy vọng với thiện chí từ người mua được hiện vật này thì cơ hội chiếc giường sẽ trở về Việt Nam là rất lớn.
Cần cơ chế và cách làm hiệu quả
Do quá trình lịch sử nên có thể nói rất rất nhiều "báu vật" triều Nguyễn đã lưu lạc tại nước ngoài, trong đó có nhiều ở nước Pháp mà mỗi lần đấu giá những hiện vật thì Việt Nam đều chậm chân hơn do không đủ kinh phí và không có cơ chế đấu giá linh hoạt đến cùng. Đơn cử là trong phiên bán đấu giá bức tranh Chiều tà (Déclin du jour) của vua Hàm Nghi diễn ra 24/11/2010, tại Paris, phía đại diện cho Huế cũng không thể đấu giá đến cùng mà chỉ hồi tiếc nhìn Chiều tà thuộc về sở hữu của người nước ngoài.
Theo TS Phan Thanh Hải, Trung tâm BTDTCĐ Huế sẽ kiến nghị các cấp hữu quan sớm ban hành chính sách cụ thể đối với các hiện vật tương tự để khỏi bị động như trong những trường hợp vừa rồi. Trong đó rất chú trọng đến hình thức tôn vinh những người có công trong việc đưa hiện vật trở lại môi trường mà nó vốn tồn tại. Đối với các hiện vật có xuất xứ từ đánh cắp hay cưỡng đoạt, sẽ kiến nghị làm rõ nguồn gốc, sau đó ý kiến mạnh mẽ, thậm chí tranh kiện để đưa hiện vật quay về Việt Nam. Việc làm cấp bách bây giờ trong nỗ lực đưa các hiện vật giá trị của Huế lưu lạc nước ngoài hồi hương là phải có cơ chế tài chính linh hoạt, đủ mạnh trong việc tham gia đấu giá mua các hiện vật tại nước ngoài.
Ông Nguyễn Văn Mễ, nguyễn Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, nên tiến hành ngay cuộc vận động cấp quốc gia để hồi hương cổ vật một cách hiệu quả vì chúng ta không còn nhiều thời gian và cơ hội nữa. Đồng thời tăng cường quan hệ hữu nghị nhân dân các nước trên thế giới và phát động phong trào hiến tặng, chuyển nhượng các cổ vật và tư liệu quý hiếm đang là tài sản của tập thể, cá nhân ở nước ngoài trên tinh thần hữu nghị, giao lưu, hợp tác phát triển văn hóa.
Trần Ngọc
Thể thao & Văn hóa