duyanh
06-20-2014, 12:39 PM
Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng, các nhóm Hồi giáo cực đoan có thể chiếm quyền kiểm soát bất kỳ địa điểm quân sự nào tại Iraq.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1403267818_453a3ff06d0e7e.img.jpg
Các tay súng của lực lượng nổi dậy ở Iraq (Ảnh: AFP)
Ngày 19/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết, nhóm nổi dậy Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông, hiện kiểm soát nhiều thành phố lớn tại Iraq, đã chiếm một nhà máy sản xuất vũ khí hóa học cũ có từ thời chính quyền Tổng thống Saddam Hussein. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh, nước này không tin nhóm nổi dậy có thể dùng nhà máy này để sản xuất vũ khí hóa học vì những gì còn lại tại đây rất cũ và khó sử dụng. Tổ hợp Al Muthanna, nằm cách thủ đô Baghdad khoảng 70km về phía Tây Bắc, từng được sử dụng để sản xuất khí mù tạt, một loạt chất độc tế bào và hàng trăm tấn chất độc thần kinh như khí Sarin. Nhà máy này đã bị đóng cửa theo một nghị quyết của Liên Hợp Quốc cấm Iraq sản xuất và dự trữ vũ khí hóa học và trong những năm 1990 được sử dụng để giám sát việc tiêu hủy các kho vũ khí hóa học tại nước này. Trong tuyên bố của mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ lo ngại trước việc, các nhóm Hồi giáo cực đoan có thể chiếm quyền kiểm soát bất kỳ địa điểm quân sự nào tại Iraq.
VOV
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1403267818_453a3ff06d0e7e.img.jpg
Các tay súng của lực lượng nổi dậy ở Iraq (Ảnh: AFP)
Ngày 19/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết, nhóm nổi dậy Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông, hiện kiểm soát nhiều thành phố lớn tại Iraq, đã chiếm một nhà máy sản xuất vũ khí hóa học cũ có từ thời chính quyền Tổng thống Saddam Hussein. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh, nước này không tin nhóm nổi dậy có thể dùng nhà máy này để sản xuất vũ khí hóa học vì những gì còn lại tại đây rất cũ và khó sử dụng. Tổ hợp Al Muthanna, nằm cách thủ đô Baghdad khoảng 70km về phía Tây Bắc, từng được sử dụng để sản xuất khí mù tạt, một loạt chất độc tế bào và hàng trăm tấn chất độc thần kinh như khí Sarin. Nhà máy này đã bị đóng cửa theo một nghị quyết của Liên Hợp Quốc cấm Iraq sản xuất và dự trữ vũ khí hóa học và trong những năm 1990 được sử dụng để giám sát việc tiêu hủy các kho vũ khí hóa học tại nước này. Trong tuyên bố của mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ lo ngại trước việc, các nhóm Hồi giáo cực đoan có thể chiếm quyền kiểm soát bất kỳ địa điểm quân sự nào tại Iraq.
VOV