PDA

View Full Version : Mỹ trước những rối ren, bất ổn và nguy cơ chiến tranh tại Iraq



duyanh
06-15-2014, 12:23 PM
Thủ tướng Maliki đang thúc giục Mỹ tiến hành các cuộc không kích vào phần đất mà chính quyền Baghdad mới bị thất thủ. Tuy nhiên, Washington đã bác bỏ đề nghị của Baghdad, và điều này càng gây khó khăn hơn cho chính phủ của ông Maliki khi phải đối mặt với lực lượng nổi dậy.

Báo "Trung Đông" vừa dẫn lại bài viết của báo "The National Interest" (Mỹ) cho rằng trong thời gian vừa qua, tình hình tại Iraq diễn biến hết sức phức tạp. Các phiến quân người Sunni, trong đó chủ yếu là các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL), đã chiếm được một phần diện tích rộng lớn ở miền Tây nước này.

Tuần trước, các lực lượng này đã chiếm đóng thêm được thành phố Mosul lớn nhất miền Bắc Iraq và Tikrit, quê hương của cố Tổng thống Saddam Hussein. Những thành phố này đều chỉ cách thủ đô Baghdad vài giờ đồng hồ chạy xe. Có vẻ như quân đội Iraq "không nhiệt tình" đáp trả các cuộc tấn công này, thậm chí có tin nói rằng hàng nghìn quân chính phủ đã bỏ chạy trước cuộc tấn công của vài trăm phiến quân. Nếu thực tế là như vậy thì việc các tổ chức khủng bố này tiến vào Baghdad là hoàn toàn có thể xảy ra.



http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1402834960_Iraq12.jpg

Lực lượng an ninh Iraq giao tranh với các tay súng phiến quân "Nhà nước Hồi giáo Jihadist và Cận Đông (ISIL) ở Brema, phía tây Kirkuk. Ảnh: AFP-TTXVN


Tình hình còn phức tạp hơn khi ISIL không phải là lực lượng duy nhất đang thực hiện các chiến dịch tấn công tại Iraq. Các lực lượng của người Kurd đã chiếm được thành phố Kirkuk, một thành phố giàu dầu lửa nằm ở biên giới giữa Iraq (trung ương) với lãnh thổ của Chính phủ khu vực Kurdistan. Từ lâu đã nổ ra những tranh chấp giữa Baghdad và cộng đồng người Kurd đối với vùng đất này, gây ra nỗi lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự giữa hai bên. Đối với nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù trong thời gian gần đây đã có những động thái xích lại gần với cộng đồng người Kurk tại Iraq, nhưng người ta tin rằng sự thất thủ của Kirkuk sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải can thiệp, do nước này lo sợ một chính thể người Kurd độc lập sẽ đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.


Tất cả những sự kiện trên đều có liên quan đến Syria, do ISIL hoạt động ở cả Iraq lẫn Syria. Những diễn biến này đang gây lo ngại cho các nước trong khu vực: Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), còn Iran cử ông Kassem Suleiman - thuộc Lữ đoàn al-Quds - đến Baghdad để phối hợp với chính quyền nước sở tại, hay nói cách khác là trợ giúp chính phủ của Thủ tướng Nouri al-Maliki, giống như những gì đã làm với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Thậm chí, một số nguồn tin còn nói rằng các lực lượng Iran đã có mặt trên lãnh thổ Iraq. Về phần mình, Thủ tướng Maliki đang thúc giục Mỹ tiến hành các cuộc không kích vào phần đất mà chính quyền Baghdad mới bị thất thủ. Tuy nhiên, Washington đã bác bỏ đề nghị của Baghdad, và điều này càng gây khó khăn hơn cho chính phủ của ông Maliki khi phải đối mặt với lực lượng nổi dậy. Điều rất đáng lo ngại là lực lượng này không chỉ bao gồm các nhóm Hồi giáo thánh chiến vốn được biết đến với hình ảnh man rợ và có liên hệ với tổ chức al-Qaeda, mà còn có sự góp mặt của nhiều nhóm Hồi giáo Sunni khác, những nhóm từng là đối thủ của ISIL hoặc thậm chí đi theo hệ tư tưởng của đảng Baath - đảng của ông Saddam Hussein. Đây là lý do khiến vấn đề Iraq trở nên phức tạp hơn.


Có một thực tế là trong suốt những năm cầm quyền vừa qua, ông Maliki đã không nỗ lực để đáp ứng những nhu cầu của cộng đồng người Sunni, trong khi phái Shi'ite của ông ngày càng chiếm đa số trong quân đội Iraq. Có rất nhiều người Iraq theo dòng Sunni không ưa ông Maliki và coi chính phủ của ông là một chính phủ chuyên chế, tay sai. Tại các vùng mà phiến quân mới chiếm đóng như Mosul hay Tikrit, nhiều người dân địa phương được cho là đã tỏ ra trung lập, hoặc thậm chí "vui mừng" trước chiến thắng của phiến quân.


Tình hình Iraq hiện nay cũng đang là một thách thức đối với Washington, khi ISIL đang trở thành một mối đe dọa ngày càng lớn đối với an ninh của Mỹ. Nếu tổ chức này tiếp tục chiếm đóng được nhiều phần lãnh thổ hơn ở Iraq, đồng thời có trong tay nguồn tài nguyên to lớn từ các mỏ dầu lớn và hàng trăm triệu USD trong các ngân hàng ở Mosul, đây sẽ thật sự là một điều hết sức nguy hiểm. Một nhà nước Sunni kéo dài từ Syria sang Iraq sẽ tạo ra một lực li tâm trên toàn khu vực. Khi đó, liệu cộng đồng người Kurd đang trỗi dậy mạnh mẽ tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iran có bị kích động? Liệu các khu vực khác tại Iraq có muốn đứng ra thành lập nhà nước riêng? Sự lớn mạnh hơn nữa của ISIL sẽ càng làm cho xung đột sắc tộc trở nên căng thẳng và đẫm máu hơn, đồng thời kích động các nhân tố cực đoan ở mỗi bên.


Ngay cả việc can thiệp, nếu có, của Mỹ giúp chính phủ của ông Maliki cũng sẽ tạo ra những bất lợi. Khi đó, cộng đồng người Sunni tại Iraq sẽ cho rằng Mỹ đang thiên vị một bên trong cuộc xung đột sắc tộc tại đất nước này. ISIS cũng sẽ có cớ để coi Mỹ như kẻ thù "không đội trời chung" của mình, và sẽ dồn mọi nỗ lực để tấn công vào công dân cũng như các lợi ích của Mỹ.


Ngoài ra, nếu can thiệp vào Iraq, vô hình chung Mỹ sẽ kề vai sát cánh với Iran và thậm chí là cả chính quyền của Tổng thống Assad ở Syria. Khi đó, mối quan hệ của Mỹ với đồng minh Arập theo dòng Sunni sẽ bị tác động tiêu cực. Sự kiện các lực lượng người Kurd chiếm được thành phố Kirkuk sẽ làm dấy lên câu hỏi về cách tiếp cận của Mỹ đối với cộng đồng này cũng như đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều nhà phân tích tại Trung Đông đã cảnh báo về những thay đổi này và đều cho rằng việc tạo ra những thay đổi về chiến lược giữa những xung đột và bất ổn hiện nay tại khu vực sẽ là một điều rất mạo hiểm.


Hiện nay, đối với Mỹ, Iraq đang có nguy cơ trở thành một Pakistan mới: bất ổn, rối ren và sẽ là một đồng minh "hai mặt", nơi Mỹ không thể tìm được sự lựa chọn tốt đẹp nào.



TTXVN/Tin Tức