duyanh
06-11-2014, 12:52 PM
Trung Quốc dường như đang tranh thủ lợi dụng sự rạn nứt trong quan hệ giữa chính phủ quân sự Bangkok với Mỹ để lôi kéo quốc gia này về phía mình.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/06/11/5539811f5b0208.img.jpg
Binh lính Thái Lan, hình minh họa.
Reuters đưa tin cho biết, chính quyền quân sự Thái Lan sẽ gửi một đoàn đại biểu tới thăm Trung Quốc vào ngày 11/6 để thảo luận về an ninh khu vực và kế hoạch diễn tập quân sự chung.
Tướng Surasak Kanjanarat, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Thái Lan cho biết, chuyến thăm Bắc Kinh trên là nhằm để thảo luận về kế hoạch hành động chung trong tương lai với quân đội Trung Quốc, "một trong những đồng minh lâu năm nhất trong khu vực". Tuy nhiên, ông không tiết lộ chi tiết kế hoạch này là gì.
Động thái tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc bất thường trên của chính quyền quân sự Thái Lan diễn ra trong bối cảnh Mỹ, một đồng minh lâu năm của Bangkok, chỉ trích cuộc đảo chính ngày 22/5 và tuyên bố dừng viện trợ quân sự để phản đối.
"Cuộc họp này sẽ thảo luận về mối quan hệ... và kế hoạch tương lai của hành động và trao đổi về an ninh khu vực," Surasak, người đứng đầu phái đoàn nói với các phóng viên, nhưng nhấn mạnh rằng hai bên sẽ chỉ hội đàm về tăng cường đào tạo quân sự chứ không nói về tình hình ở Thái Lan.
Ông Surasak dự đoán cũng sẽ có cuộc hội đàm với Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung.
Cuộc đảo chính ngày 22/5 được xem là bằng chứng mới nhất của một cuộc xung đột kéo dài thập kỷ qua giữa nhóm bảo hoàng và phe dân chủ ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và các đồng minh của mình.
Mặc dù cuộc đảo chính này vấp phải sự lên án mạnh mẽ của Mỹ và cộng đồng quốc tế, tuy nhiên Bắc Kinh đã bày tỏ sự ủng hộ đối với chính quyền hiện nay của Thái Lan và thúc đẩy các chương trình hợp tác kinh tế. Hôm 9/6, tập đoàn China Mobile của nhà nước Trung Quốc đã đồng ý mua 19% cổ phần của của tập đoàn viễn thông Thái Lan True Corp với giá 881 triệu USD.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/06/11/thailan1.jpg
Quân đội Thái Lan bảo vệ tòa nhà Quốc hội tại Bangkok.
Trung Quốc dường như đang tranh thủ lợi dụng sự rạn nứt trong quan hệ giữa chính phủ quân sự Bangkok với Mỹ để lôi kéo quốc gia này về phía mình trong bối cảnh Bắc Kinh đang làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ với một số láng giềng Đông Nam Á do các tuyên bố bá quyền của mình Biển Đông.
Ngoài ra, lôi kéo được Thái Lan, Trung Quốc cũng đã góp phần gây cản trở kế hoạch chuyển hướng chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ mà trong đó Thái Lan đóng một vai trò khá quan trọng.
Theo Reuters, hậu quả của tình trạng này có thể là do Mỹ đã phản ứng "thái quá" với cuộc đảo chính ngày 22/5.
Trong một thập kỷ Thái Lan đã bị giằng xé trong một cuộc đấu tranh chính trị giữa những người ủng hộ ông Thaksin ở phía bắc và phía đông bắc với cư dân Bangkok và tầng lớp trung lưu ủng hộ phe bảo hoàng.
Một tờ báo hàng đầu của Trung Quốc hôm 9/6 đã đăng tải bài viết cảnh báo chống bắt chước kiểu dân chủ của phương Tây khi cho rằng nó chỉ mang lại sự hỗn loạn, trong đó lấy Thái Lan làm ví dụ.
theo giaoduc.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/06/11/5539811f5b0208.img.jpg
Binh lính Thái Lan, hình minh họa.
Reuters đưa tin cho biết, chính quyền quân sự Thái Lan sẽ gửi một đoàn đại biểu tới thăm Trung Quốc vào ngày 11/6 để thảo luận về an ninh khu vực và kế hoạch diễn tập quân sự chung.
Tướng Surasak Kanjanarat, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Thái Lan cho biết, chuyến thăm Bắc Kinh trên là nhằm để thảo luận về kế hoạch hành động chung trong tương lai với quân đội Trung Quốc, "một trong những đồng minh lâu năm nhất trong khu vực". Tuy nhiên, ông không tiết lộ chi tiết kế hoạch này là gì.
Động thái tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc bất thường trên của chính quyền quân sự Thái Lan diễn ra trong bối cảnh Mỹ, một đồng minh lâu năm của Bangkok, chỉ trích cuộc đảo chính ngày 22/5 và tuyên bố dừng viện trợ quân sự để phản đối.
"Cuộc họp này sẽ thảo luận về mối quan hệ... và kế hoạch tương lai của hành động và trao đổi về an ninh khu vực," Surasak, người đứng đầu phái đoàn nói với các phóng viên, nhưng nhấn mạnh rằng hai bên sẽ chỉ hội đàm về tăng cường đào tạo quân sự chứ không nói về tình hình ở Thái Lan.
Ông Surasak dự đoán cũng sẽ có cuộc hội đàm với Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung.
Cuộc đảo chính ngày 22/5 được xem là bằng chứng mới nhất của một cuộc xung đột kéo dài thập kỷ qua giữa nhóm bảo hoàng và phe dân chủ ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và các đồng minh của mình.
Mặc dù cuộc đảo chính này vấp phải sự lên án mạnh mẽ của Mỹ và cộng đồng quốc tế, tuy nhiên Bắc Kinh đã bày tỏ sự ủng hộ đối với chính quyền hiện nay của Thái Lan và thúc đẩy các chương trình hợp tác kinh tế. Hôm 9/6, tập đoàn China Mobile của nhà nước Trung Quốc đã đồng ý mua 19% cổ phần của của tập đoàn viễn thông Thái Lan True Corp với giá 881 triệu USD.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/06/11/thailan1.jpg
Quân đội Thái Lan bảo vệ tòa nhà Quốc hội tại Bangkok.
Trung Quốc dường như đang tranh thủ lợi dụng sự rạn nứt trong quan hệ giữa chính phủ quân sự Bangkok với Mỹ để lôi kéo quốc gia này về phía mình trong bối cảnh Bắc Kinh đang làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ với một số láng giềng Đông Nam Á do các tuyên bố bá quyền của mình Biển Đông.
Ngoài ra, lôi kéo được Thái Lan, Trung Quốc cũng đã góp phần gây cản trở kế hoạch chuyển hướng chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ mà trong đó Thái Lan đóng một vai trò khá quan trọng.
Theo Reuters, hậu quả của tình trạng này có thể là do Mỹ đã phản ứng "thái quá" với cuộc đảo chính ngày 22/5.
Trong một thập kỷ Thái Lan đã bị giằng xé trong một cuộc đấu tranh chính trị giữa những người ủng hộ ông Thaksin ở phía bắc và phía đông bắc với cư dân Bangkok và tầng lớp trung lưu ủng hộ phe bảo hoàng.
Một tờ báo hàng đầu của Trung Quốc hôm 9/6 đã đăng tải bài viết cảnh báo chống bắt chước kiểu dân chủ của phương Tây khi cho rằng nó chỉ mang lại sự hỗn loạn, trong đó lấy Thái Lan làm ví dụ.
theo giaoduc.