PDA

View Full Version : VN nằm đâu trong xếp hạng tham nhũng?



sophienguyen
06-06-2014, 02:52 AM
VN nằm đâu trong xếp hạng tham nhũng?






http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/6eb4c88779b64c9d94f3fe47a12824f8.jpg

Việt Nam tăng hạng nhưng điểm không đổi trong khảo sát

Việt Nam xếp thứ 116 trên tổng số 177 nước trong bảng đánh giá hàng năm về tham nhũng trong khu vực công của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Năm ngoái Việt Nam xếp thứ 123 trên tổng số 176 nước trong bảng xếp hạng này, với số điểm không đổi là 31/100.
Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận về mức độ tham nhũng trong khu vực công.

Minh bạch Quốc tế nói Chỉ số của họ tìm hiểu cảm nhận về tham nhũng của những người ở vị trí có thể đưa ra đánh giá về tham nhũng trong khu vực công.
Họ gọi đây là phương pháp “đáng tin cậy nhất” để so sánh mức độ tham nhũng một cách tương đối giữa các quốc gia.

Năm nay, Tây Ban Nha sụt 6 điểm, xếp thứ 40 sau khi chứng kiến nhiều bê bối liên quan tiền chuyển cho chính khách và gia đình hoàng gia.
Chỉ có Syria, đang hứng chịu nội chiến, mất nhiều điểm hơn trong khảo sát năm nay của tổ chức đặt ở Berlin.


http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/e86c76946b39476b80c9fa157a7eafa7.jpg

Đan Mạch và New Zealand cùng dẫn đầu với 91/100 điểm.
Anh xếp thứ 14, so với hạng 17 năm ngoái, với 76/100 điểm.
Mỹ xếp thứ 19 và Trung Quốc 80, không đổi so với năm ngoái.
Nga cải thiện chút ít, với vị trí 127 so với 133 năm ngoái.
Các vị trí chót bảng vẫn là Somalia, Bắc Hàn và Afghanistan.
Tại Tây Ban Nha, cựu thủ quỹ của Đảng Nhân dân cầm quyền nói với quan tòa rằng ông ta đã chuyển tiền tài trợ từ các công ty xây dựng vào túi giới chính trị gia.
Bản thân ông ta có gần 50 triệu euro trong một tài khoản ở Thụy Sĩ.
Con rể của nhà vua cũng bị truy tố trong năm nay vì biển thủ quỹ công.

Người VN 'bi quan hơn về tham nhũng'

http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/ed76030de49a4c50875ab6414f19349c.jpg
Cảnh sát là lĩnh vực bị xem là chịu tác động nhiều nhất bởi tham nhũng, trong khi người dân Việt Nam năm 2013 bi quan hơn về tham nhũng, theo một khảo sát mới.
Được công bố hôm 9/7, Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu của tổ chức Transparency International là khảo sát lớn nhất thế giới, tiến hành với 114,000 người ở 107 quốc gia.
Tại Việt Nam, khảo sát được nói là thực hiện với 1000 người ở 15 tỉnh thành cuối năm 2012.
Đa số người Việt được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên trong hai năm qua, và hiệu quả chống tham nhũng của chính phủ giảm sút.
Chưa đầy một phần tư số người được hỏi cho rằng nỗ lực của chính phủ có hiệu quả.

Các đối tượng tham nhũng

http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/b/c7a5766987a149748632ae599b24177b.jpg

Cảnh sát, y tế và dịch vụ đất đai là những lĩnh vực có mức độ tham nhũng cao nhất, trong khi truyền thông, các tổ chức tôn giáo và tổ chức phi chính phủ được cho là ít tham nhũng nhất.
37% người được hỏi nói ngành cảnh sát và quản lý đất đai là tham nhũng hàng đầu, cao nhất trong khảo sát.
Tiếp theo là dịch vụ y tế (26% người nói cực kỳ tham nhũng), cán bộ hành chính công (21%), tư pháp (19%), giáo dục (15%), doanh nghiệp (10%), đảng chính trị (8%), quân đội (8%), quốc hội (7%), truyền thông (5%), tổ chức phi chính phủ (5%), và tổ chức tôn giáo (3%).
Gần một phần ba số người được hỏi đã phải đưa hối lộ trong năm qua. Lý do phổ biến nhất của việc đưa hối lộ là để giải quyết công việc nhanh hơn, trong khi số người đưa hối lộ vì đó “là cách duy nhất để được phục vụ” cũng tăng lên
Khi được hỏi lần gần đây nhất bạn đưa hối lộ cho cảnh sát là lĩnh vực nào, 90% người nói đó là cảnh sát giao thông, 8% nói là công an hộ khẩu/phường, 1% công an kinh tế.
Bi quan

http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/b/a8d06ecb9e7a40c8b61cc8185eb053de.jpg

Trong 15 tỉnh được khảo sát, nhìn nhận tiêu cực nhất về tham nhũng thuộc về người dân Lạng Sơn (69%), Hà Nội (53%), Đà Nẵng (43%) và thành phố HCM (35%).
36% số người được hỏi cho rằng Chính phủ hoàn toàn hoặc phần lớn bị “chi phối bởi một số nhóm lợi ích”.
Chưa đầy một phần tư số người được hỏi (24%) cho rằng những nỗ lực chống tham nhũng của Chính phủ là có hiệu quả.
Ngược lại, 38% cho rằng những nỗ lực đó không hiệu quả hoặc rất không hiệu quả. 39% nhận định những nỗ lực này không rõ hiệu quả hay không hiệu quả (bình thường).
Ngoài ra, khi so sánh với các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á, nhận thức của người dân Việt Nam cũng có vẻ trở nên bi quan hơn theo thời gian.

Trong vùng, năm 2010, người dân Việt Nam có một cái nhìn khá tích cực về những nỗ lực của Chính phủ, chỉ đứng sau Campuchia về tỉ lệ phần trăm những người cho rằng những nỗ lực đó là có hiệu quả. Năm 2013, Việt Nam lại là nước có tỷ lệ người dân được hỏi đánh giá những nỗ lực chống tham nhũng của Chính phủ có hiệu quả hoặc rất hiệu quả gần thấp nhất (24%), chỉ trên Indonesia (16%).

Ở các nước khác, tỷ lệ này đều cao hơn như Campuchia (57%), Malaysia (31%), Philippines (41%) và Thái Lan (25%).

http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/3728a8ba83634656bdda5e6465f72313.jpg

60% số người được hỏi ở Việt Nam tin rằng người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Cư dân nông thôn có quan điểm tích cực nhất với 65% số người được hỏi đồng ý hoặc rất đồng ý rằng người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt so với chỉ 47% ở cư dân đô thị.

Tuy nhiên, khi so sánh những con số này với các nước được khảo sát trong khu vực Đông Nam Á, những người được hỏi ở Việt Nam lại là những người bi quan nhất về khả năng có thể tạo ra thay đổi của mình.

Tính trung bình, 76% số người được hỏi ở Đông Nam Á tin rằng người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt, trong đó người dân Malaysia là những người lạc quan nhất (87% tin rằng người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt).

Ngay ở Thái Lan, nơi đứng thứ 2 về số người có nhìn nhận bi quan, cũng có tới 71% số người được hỏi tin rằng người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt.
Transparency International so sánh kết quả khảo sát tại 5 thành phố Việt Nam 2010 và 2013 thì thấy rằng năm 2013 số người tán thành ít hơn hẳn khi được hỏi liệu người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Sự bi quan ngày càng tăng (về việc người dân bình thường không thể tạo ra sự khác biệt trong phòng, chống tham nhũng) cũng có nghĩa là ý thức tự nguyện của người dân về việc trực tiếp tham gia đấu tranh chống tham nhũng cũng hạn chế.

Trong khi 60% số người được hỏi sẵn sàng ký vào một bản kiến nghị yêu cầu Chính phủ phải nỗ lực nhiều hơn để phòng, chống tham nhũng, thì chỉ chưa đầy một nửa cho biết sẵn sàng tham gia vào bất kỳ hoạt động phòng, chống tham nhũng nào khác.

Không sẵn sàng

http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/dbb9d6e9207845b9b5abd511a0a6adad.jpg

Bệnh viện Việt Nam: y tế bị than phiền về tham nhũng nhiều nhất

Tỷ lệ người Việt Nam được hỏi sẵn sàng tham gia đấu tranh chống tham nhũng dưới mọi hình thức hành động đều thấp hơn mức trung bình của các nước Đông Nam Á. Trong mỗi trường hợp, ý thức tự nguyện của người dân Việt Nam tham gia vào các hành động chống tham nhũng đều đứng thấp nhất hoặc gần thấp nhất (sau Indonesia).

Về lý do tại sao người dân Việt Nam miễn cưỡng tố cáo tham nhũng, hơn một nửa số người được hỏi cho biết đó là vì việc tố cáo của họ “chẳng thay đổi được gì”.

So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, số người Việt Nam coi đây là lý do chính để không tố cáo tham nhũng cao hơn khá nhiều so với bất kỳ nước nào khác.

Lý do phổ biến thứ hai mà những người Việt Nam được hỏi đưa ra là họ “sợ gánh chịu hậu quả”.

Theo khảo sát, người dân Việt Nam “có thể và cần phải tham gia tích cực hơn vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng”.
Các tác giả ghi nhận trong khu vực, người Việt Nam ít có khả năng từ chối nhất khi bị đòi hỏi phải đưa hối lộ.

Tuy nhiên, khảo sát nói, thực tế là hơn ba phần tư số người từng từ chối đưa hối lộ không phải chịu hậu quả bất lợi gì hoặc có gặp phải một số vấn đề nhưng vẫn có thể được phục vụ.

Vì vậy, họ khuyến nghị người dân Việt Nam có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng bằng cách kiên quyết chấm dứt đưa và từ chối đưa hối lộ.

Theonguoiduatin