giahamdzui
06-02-2014, 08:16 PM
Biển Đông: Trung Quốc bảo Việt Nam đừng thưa kiện
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1401740092_nguyen-chi-vinh-vuong-quan-trung-620x330.jpg
Hãng tin quốc tế Reuters hôm 2/6 cho hay bên lề Hội nghị Shangri-la ở Singapore, Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, nói Hà Nội “chưa quyết định lúc nào sẽ đưa vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ra trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, quyết định của Việt Nam tùy thuộc vào hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.”
Phát biểu của Nguyễn Chí Vịnh được đưa ra sau khi Thủ tướng CSVN tuyên bố Hà Nội đã chuẩn bị các bằng chứng để tiến hành kiện tụng, bác bỏ các đòi hỏi của Trung Quốc đối với vùng biển của Việt Nam và Việt Nam đang xem xét thời điểm tốt nhất để làm việc này.
Ông Vịnh tiết lộ rằng “Trung Quốc đã nhiều lần đề nghị chúng tôi không đưa vụ việc ra trước tòa án quốc tế” nhưng Việt Nam đã trả lời là việc này tùy thuộc vào các hoạt động và cách ứng xử của Trung Quốc; nếu họ tiếp tục dồn ép chúng tôi, chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Giải pháp pháp lý cũng phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Ở Singapore, tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã gặp tướng Vương Quan Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội TQ. Theo phát ngôn viên quân đội TQ, hai bên “đã trao đổi quan điểm một cách thẳng thắn” về các vấn đề an ninh.
Cũng tại Singapore trước đó, sếp của ông Vịnh, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, nói ngoài vụ Biển Đông thì “Quan hệ giữa Việt Nam và nước BẠN láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp” và hai bên có thể giàn xếp sự việc một cách “hết sức bình tĩnh, kiềm chế, đặt lợi ích của quốc gia trong lợi ích của khu vực và quốc tế; lựa chọn giải pháp hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao để giữ gìn quan hệ hữu nghị giữa các nước.”
Đáp trả thái độ nhún nhường này, Tân Hoa Xã đã tiếp tục công bố quan điểm của TQ qua các bài “phân tích” của các chuyên gia của Viện quan hệ quốc tế cận đại.
Chuyên viên Trần Khánh Hồng lên án Việt Nam làm căng thẳng leo thang tại Biển Đông và khẳng định quần đảo Hoàng Sa (TQ gọi là Tây Sa) là thuộc chủ quyền TQ từ đời nhà Hán, đến thập niên 1950, hai nhân vật của chính phủ Hà Nội là Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm (năm 1956) và Thủ tướng Phạm Văn Đồng (năm 1958) đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc.
Ông này kêu gọi Việt Nam phải nhận trách nhiệm gây ra “biến cố tháng Năm”, chính phủ Việt Nam phải bồi thường và xin lỗi nhân dân Trung Quốc.
Chuyên gia thứ hai, Lạc Vĩnh Côn, cảnh cáo Việt Nam và Philippines sẽ thất bại trong chiến thuật làm lớn chuyện để kéo Asean đối đầu với Trung Quốc.
Thời báo
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1401740092_nguyen-chi-vinh-vuong-quan-trung-620x330.jpg
Hãng tin quốc tế Reuters hôm 2/6 cho hay bên lề Hội nghị Shangri-la ở Singapore, Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, nói Hà Nội “chưa quyết định lúc nào sẽ đưa vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ra trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, quyết định của Việt Nam tùy thuộc vào hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.”
Phát biểu của Nguyễn Chí Vịnh được đưa ra sau khi Thủ tướng CSVN tuyên bố Hà Nội đã chuẩn bị các bằng chứng để tiến hành kiện tụng, bác bỏ các đòi hỏi của Trung Quốc đối với vùng biển của Việt Nam và Việt Nam đang xem xét thời điểm tốt nhất để làm việc này.
Ông Vịnh tiết lộ rằng “Trung Quốc đã nhiều lần đề nghị chúng tôi không đưa vụ việc ra trước tòa án quốc tế” nhưng Việt Nam đã trả lời là việc này tùy thuộc vào các hoạt động và cách ứng xử của Trung Quốc; nếu họ tiếp tục dồn ép chúng tôi, chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Giải pháp pháp lý cũng phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Ở Singapore, tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã gặp tướng Vương Quan Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội TQ. Theo phát ngôn viên quân đội TQ, hai bên “đã trao đổi quan điểm một cách thẳng thắn” về các vấn đề an ninh.
Cũng tại Singapore trước đó, sếp của ông Vịnh, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, nói ngoài vụ Biển Đông thì “Quan hệ giữa Việt Nam và nước BẠN láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp” và hai bên có thể giàn xếp sự việc một cách “hết sức bình tĩnh, kiềm chế, đặt lợi ích của quốc gia trong lợi ích của khu vực và quốc tế; lựa chọn giải pháp hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao để giữ gìn quan hệ hữu nghị giữa các nước.”
Đáp trả thái độ nhún nhường này, Tân Hoa Xã đã tiếp tục công bố quan điểm của TQ qua các bài “phân tích” của các chuyên gia của Viện quan hệ quốc tế cận đại.
Chuyên viên Trần Khánh Hồng lên án Việt Nam làm căng thẳng leo thang tại Biển Đông và khẳng định quần đảo Hoàng Sa (TQ gọi là Tây Sa) là thuộc chủ quyền TQ từ đời nhà Hán, đến thập niên 1950, hai nhân vật của chính phủ Hà Nội là Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm (năm 1956) và Thủ tướng Phạm Văn Đồng (năm 1958) đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc.
Ông này kêu gọi Việt Nam phải nhận trách nhiệm gây ra “biến cố tháng Năm”, chính phủ Việt Nam phải bồi thường và xin lỗi nhân dân Trung Quốc.
Chuyên gia thứ hai, Lạc Vĩnh Côn, cảnh cáo Việt Nam và Philippines sẽ thất bại trong chiến thuật làm lớn chuyện để kéo Asean đối đầu với Trung Quốc.
Thời báo