duyanh
05-31-2014, 12:11 PM
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm qua cho biết Việt Nam đã chuẩn bị các bằng chứng liên quan cho vụ kiện pháp lý với Trung Quốc và đang xem xét thời điểm tốt nhất để đệ trình lên tòa án quốc tế.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/31/953899b619df5e.img.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn của hãng tin Bloomberg. Ảnh: Bloomberg. "Chúng tôi đã chuẩn bị và sẵn sàng cho hành động pháp lý", Bloomberg dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc phỏng vấn hôm qua (30/5) tại văn phòng thủ tướng ở Hà Nội. "Chúng tôi đang xem xét thời điểm thích hợp để thực hiện biện pháp này".
Thông tin trên được Thủ tướng đưa ra 4 ngày sau khi một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gần khu vực Trung Quốc triển khai trái phép giàn khoan dầu Hải Dương 981.
Nếu xung đột xảy ra trên Biển Đông, "sẽ không có bên nào chiến thắng cả", Thủ tướng Việt Nam cảnh báo, đồng thời nói thêm rằng hai phần ba thương mại hàng hải thế giới đi qua tuyến đường biển nơi đây. "Tất cả sẽ đều thua cuộc. Nền kinh tế thế giới sẽ bị tổn thương và thiệt hại không đo đếm được".
Thương mại và chủ quyền
Hãng tin Bloomberg nhận định Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đối mặt với một lựa chọn khó khăn, phải cân nhắc giữa cái giá nền kinh tế Việt Nam phải trả khi muốn đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế với việc hành động để bảo vệ chủ quyền.
Theo số liệu Tổng Cục thống kê Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc năm ngoái đạt mức 50,2 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với thế giới. Hai nước đang muốn thúc đẩy trao đổi thương mại, đạt mục tiêu 60 tỷ USD trong năm 2015.
Căng thẳng trên biển với Trung Quốc "đã có tác động đến một số lĩnh vực của kinh tế Việt Nam", Thủ tướng nói. "Tuy nhiên, chúng tôi đã triển khai những biện pháp thích hợp để ứng phó". Thủ tướng nhắc lại dự báo của chính phủ rằng tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam năm nay sẽ ở mức 5,8%, cao hơn mức 5,42% năm 2013.
Trong cuộc gặp ông Ben Cardin, thượng nghị sĩ thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, hôm 28/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Mỹ "lên tiếng mạnh mẽ hơn" trong việc lên án Trung Quốc. "Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ có những đóng góp cụ thể hơn, hiệu quả hơn cho hòa bình và ổn định trong khu vực", Thủ tướng nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm nay nhận định rằng những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó có việc nước này triển khai trái phép giàn khoan gần quần đảo Trường Sa, đang gây bất ổn cho khu vực.
Trong khi Trung Quốc nói rằng muốn "hòa bình, hữu nghị và hợp tác trên biển", thì những tháng gần đây quốc gia này lại "thực hiện các hành động đơn phương, gây bất ổn để khẳng định chủ quyền" ở Biển Đông, ông Hagel phát biểu tại hội nghị an ninh châu Á, thường gọi là Đối thoại Shangri-la, ở Singapore.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm qua cũng cam kết ủng hộ Việt Nam và Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc. Phát biểu tại Singapore, ông Abe nói rằng Nhật Bản sẽ giúp "duy trì tự do hàng hải và hàng không trong khu vực".
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/31/tau1-7549-1401353049-4868-1401525038.jpg
Các tàu Trung Quốc tiến sát các tàu cảnh sát biển Việt Nam tại địa điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đông.
Bản đồ phi lý của Trung Quốc
Cái gọi là "đường chín đoạn" của Trung Quốc, công bố lần đầu vào những năm 1940, kéo dài hàng trăm km về phía nam tới gần Borneo, quần đảo chung của Malaysia, Indonesia và Brunei. Bắc Kinh đòi chủ quyền với hơn 100 đảo lớn nhỏ, đảo san hô thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đòi có quyền tài phán với khu vực này.
Philippines và Việt Nam đi đầu trong việc phản đối bản đồ trên. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc tham gia (năm 1996), mỗi quốc gia có quyền khai thác dầu mỏ, khí đốt và các "tài nguyên phi sinh vật" trên thềm lục địa hoặc vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trung Quốc đang sử dụng hải quân để hỗ trợ cho những tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc từng chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham từ Philippines vào năm 2012, cho thấy những hậu quả tiềm tàng đối với Việt Nam và Nhật Bản khi Bắc Kinh tìm cách khẳng định chủ quyền.
Tàu Trung Quốc hôm 26/5 đâm chìm một tàu cá Việt Nam đang hoạt động trên ngư trường truyền thống, gần khu vực giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc chối bỏ việc đâm chìm tàu cá Việt Nam, vu cho tàu cá Việt Nam quấy rối hoạt động của giàn khoan mà Trung Quốc đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam sẽ sử dụng "mọi biện pháp hòa bình có thể" để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. "Việt Nam sẽ chỉ sử dụng biện pháp quân sự khi buộc phải làm như vậy để tự vệ", Thủ tướng nhấn mạnh.
theo vnexpress.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/31/953899b619df5e.img.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn của hãng tin Bloomberg. Ảnh: Bloomberg. "Chúng tôi đã chuẩn bị và sẵn sàng cho hành động pháp lý", Bloomberg dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc phỏng vấn hôm qua (30/5) tại văn phòng thủ tướng ở Hà Nội. "Chúng tôi đang xem xét thời điểm thích hợp để thực hiện biện pháp này".
Thông tin trên được Thủ tướng đưa ra 4 ngày sau khi một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gần khu vực Trung Quốc triển khai trái phép giàn khoan dầu Hải Dương 981.
Nếu xung đột xảy ra trên Biển Đông, "sẽ không có bên nào chiến thắng cả", Thủ tướng Việt Nam cảnh báo, đồng thời nói thêm rằng hai phần ba thương mại hàng hải thế giới đi qua tuyến đường biển nơi đây. "Tất cả sẽ đều thua cuộc. Nền kinh tế thế giới sẽ bị tổn thương và thiệt hại không đo đếm được".
Thương mại và chủ quyền
Hãng tin Bloomberg nhận định Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đối mặt với một lựa chọn khó khăn, phải cân nhắc giữa cái giá nền kinh tế Việt Nam phải trả khi muốn đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế với việc hành động để bảo vệ chủ quyền.
Theo số liệu Tổng Cục thống kê Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc năm ngoái đạt mức 50,2 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với thế giới. Hai nước đang muốn thúc đẩy trao đổi thương mại, đạt mục tiêu 60 tỷ USD trong năm 2015.
Căng thẳng trên biển với Trung Quốc "đã có tác động đến một số lĩnh vực của kinh tế Việt Nam", Thủ tướng nói. "Tuy nhiên, chúng tôi đã triển khai những biện pháp thích hợp để ứng phó". Thủ tướng nhắc lại dự báo của chính phủ rằng tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam năm nay sẽ ở mức 5,8%, cao hơn mức 5,42% năm 2013.
Trong cuộc gặp ông Ben Cardin, thượng nghị sĩ thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, hôm 28/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Mỹ "lên tiếng mạnh mẽ hơn" trong việc lên án Trung Quốc. "Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ có những đóng góp cụ thể hơn, hiệu quả hơn cho hòa bình và ổn định trong khu vực", Thủ tướng nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm nay nhận định rằng những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó có việc nước này triển khai trái phép giàn khoan gần quần đảo Trường Sa, đang gây bất ổn cho khu vực.
Trong khi Trung Quốc nói rằng muốn "hòa bình, hữu nghị và hợp tác trên biển", thì những tháng gần đây quốc gia này lại "thực hiện các hành động đơn phương, gây bất ổn để khẳng định chủ quyền" ở Biển Đông, ông Hagel phát biểu tại hội nghị an ninh châu Á, thường gọi là Đối thoại Shangri-la, ở Singapore.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm qua cũng cam kết ủng hộ Việt Nam và Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc. Phát biểu tại Singapore, ông Abe nói rằng Nhật Bản sẽ giúp "duy trì tự do hàng hải và hàng không trong khu vực".
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/31/tau1-7549-1401353049-4868-1401525038.jpg
Các tàu Trung Quốc tiến sát các tàu cảnh sát biển Việt Nam tại địa điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đông.
Bản đồ phi lý của Trung Quốc
Cái gọi là "đường chín đoạn" của Trung Quốc, công bố lần đầu vào những năm 1940, kéo dài hàng trăm km về phía nam tới gần Borneo, quần đảo chung của Malaysia, Indonesia và Brunei. Bắc Kinh đòi chủ quyền với hơn 100 đảo lớn nhỏ, đảo san hô thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đòi có quyền tài phán với khu vực này.
Philippines và Việt Nam đi đầu trong việc phản đối bản đồ trên. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc tham gia (năm 1996), mỗi quốc gia có quyền khai thác dầu mỏ, khí đốt và các "tài nguyên phi sinh vật" trên thềm lục địa hoặc vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trung Quốc đang sử dụng hải quân để hỗ trợ cho những tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc từng chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham từ Philippines vào năm 2012, cho thấy những hậu quả tiềm tàng đối với Việt Nam và Nhật Bản khi Bắc Kinh tìm cách khẳng định chủ quyền.
Tàu Trung Quốc hôm 26/5 đâm chìm một tàu cá Việt Nam đang hoạt động trên ngư trường truyền thống, gần khu vực giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc chối bỏ việc đâm chìm tàu cá Việt Nam, vu cho tàu cá Việt Nam quấy rối hoạt động của giàn khoan mà Trung Quốc đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam sẽ sử dụng "mọi biện pháp hòa bình có thể" để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. "Việt Nam sẽ chỉ sử dụng biện pháp quân sự khi buộc phải làm như vậy để tự vệ", Thủ tướng nhấn mạnh.
theo vnexpress.