duyanh
05-28-2014, 12:39 PM
Một người phụ nữ Pakistan bị gia đình ném đá đến chết trước cửa tòa án hôm 27-5 vì tự ý kết hôn với người mình yêu.
Cảnh sát Umer Cheema cho biết nạn nhân Farzana Iqbal, 25 tuổi đã bị tấn công bằng gạch và gậy vì không chịu kết hôn người đàn ông do gia đình sắp đặt. Cha mẹ Farzana cáo buộc Muhammad Iqbal, chồng Farzana, đã bắt cóc con gái và nộp đơn kiện lên tòa án tối cao ở thành phố Lahore.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1401280692_nem-da.jpg
Nạn nhân bị gia đình giết hại ngay trước tòa án. Ảnh: Reuters
Nạn nhân nói với cảnh sát rằng cô kết hôn với Muhammad Iqbal và hai người đã có đính ước nhiều năm. Khi Farzana đến tham dự một phiên điều trần tại tòa án, khoảng một chục thành viên gia đình đã xông đến tấn công cô và người chồng nhưng sau đó anh này đã may mắn trốn thoát.
Sau khi cô con gái bị ném đá đến chết, gia đình Farzana đã bỏ trốn trừ cha cô thừa nhận gây ra cái chết của con gái chỉ vì “danh dự”. Cảnh sát cho hay trong nhóm người tấn công còn có các anh trai và vị hôn phu mà gia đình chọn cho nạn nhân.
Tại Pakistan, nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ tự ý kết hôn là nỗi ô nhục của gia đình. Khoảng 1.000 phụ nữ Pakistan bị gia đình giết mỗi năm vì danh dự, theo nhóm nhân quyền Aurat Foundation. Tuy nhiên, con số thực tế còn cao hơn nhiều do nhiều vụ không được khai báo. Các nhà hoạt động cho biết một số người đã đưa vụ việc ra tòa nhưng qua trình kiện tụng cực kỳ dai dằng và cũng không rõ có bao nhiêu người thắng kiện. Theo luật Pakistan, những kẻ giết người vì danh dự thường không bị truy tố. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các thành viên gia đình vẫn phải chịu trách nhiệm.
Những cuộc hôn nhân không do gia đình sắp đặt thường không thể chấp nhận được về mặt văn hóa trong một số khu vực ở Pakistan.
Wasim Wagha, thành viên nhóm Aurat Foundation, cho biết phần lớn hung thủ giết người vì danh dự là gia đình của chính nạn nhân. Luật pháp Pakistan cho phép các gia đình đề cử một người đứng ra thực hiện “nhiệm vụ” vì danh dự và sau đó tha thứ cho người này. Ông Wasim Wagha nói: “Đây là một lỗ hổng rất lớn trong pháp luật. Chúng tôi đang cố gắng đấu tranh về vấn đề này”.
Xuân Mai (Theo Reuters, BBC)
Cảnh sát Umer Cheema cho biết nạn nhân Farzana Iqbal, 25 tuổi đã bị tấn công bằng gạch và gậy vì không chịu kết hôn người đàn ông do gia đình sắp đặt. Cha mẹ Farzana cáo buộc Muhammad Iqbal, chồng Farzana, đã bắt cóc con gái và nộp đơn kiện lên tòa án tối cao ở thành phố Lahore.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1401280692_nem-da.jpg
Nạn nhân bị gia đình giết hại ngay trước tòa án. Ảnh: Reuters
Nạn nhân nói với cảnh sát rằng cô kết hôn với Muhammad Iqbal và hai người đã có đính ước nhiều năm. Khi Farzana đến tham dự một phiên điều trần tại tòa án, khoảng một chục thành viên gia đình đã xông đến tấn công cô và người chồng nhưng sau đó anh này đã may mắn trốn thoát.
Sau khi cô con gái bị ném đá đến chết, gia đình Farzana đã bỏ trốn trừ cha cô thừa nhận gây ra cái chết của con gái chỉ vì “danh dự”. Cảnh sát cho hay trong nhóm người tấn công còn có các anh trai và vị hôn phu mà gia đình chọn cho nạn nhân.
Tại Pakistan, nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ tự ý kết hôn là nỗi ô nhục của gia đình. Khoảng 1.000 phụ nữ Pakistan bị gia đình giết mỗi năm vì danh dự, theo nhóm nhân quyền Aurat Foundation. Tuy nhiên, con số thực tế còn cao hơn nhiều do nhiều vụ không được khai báo. Các nhà hoạt động cho biết một số người đã đưa vụ việc ra tòa nhưng qua trình kiện tụng cực kỳ dai dằng và cũng không rõ có bao nhiêu người thắng kiện. Theo luật Pakistan, những kẻ giết người vì danh dự thường không bị truy tố. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các thành viên gia đình vẫn phải chịu trách nhiệm.
Những cuộc hôn nhân không do gia đình sắp đặt thường không thể chấp nhận được về mặt văn hóa trong một số khu vực ở Pakistan.
Wasim Wagha, thành viên nhóm Aurat Foundation, cho biết phần lớn hung thủ giết người vì danh dự là gia đình của chính nạn nhân. Luật pháp Pakistan cho phép các gia đình đề cử một người đứng ra thực hiện “nhiệm vụ” vì danh dự và sau đó tha thứ cho người này. Ông Wasim Wagha nói: “Đây là một lỗ hổng rất lớn trong pháp luật. Chúng tôi đang cố gắng đấu tranh về vấn đề này”.
Xuân Mai (Theo Reuters, BBC)