duyanh
05-23-2014, 11:30 AM
Những đứa trẻ bị bỏ rơi này đều là kết quả của những nữ công nhân, sinh viên, người lao động nghèo tự sinh rồi vứt bỏ.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/22/7537d6b4facdb5.img.jpg
Sư cô Tâm Huệ và những đứa trẻ bị bỏ rơi tại chùa Linh Sơn
Theo thống kê của Sở Lao động TB&XH TP.HCM thì TP.HCM hiện nay có gần 50 trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm nuôi dạy trẻ mồ côi. Một hệ quả của việc thiếu kiến thức về sinh sản và tình dục an toàn.
Ngôi chùa… “cô nhi viện”
Đã gần 6 năm nay, người dân TP.HCM biết nhiều tới chùa Linh Sơn (43/20 đường Đoàn Như Hài, Q.4) nơi đang nuôi dưỡng 47 trẻ mồ côi bị bỏ rơi từ nhiều nơi.
Sư cô Tâm Huệ, trụ trì chùa và cũng là người tổ chức góp nhặt nuôi dưỡng các bé cho biết: “Trong một chuyến đi giảng đạo tại tỉnh Lâm Đồng, sư cô gặp một bé gái bị bỏ rơi tại một trung tâm y tế xã, cô liền đem về nuôi rồi cũng từ đó đi đâu, hoặc có tin nơi nào có trẻ bị bỏ rơi cô liền đến xin các bé về nuôi”.
Sư cô Tâm Huệ sinh năm 1977, từng du học tại Úc với ngành Xã Hội Học, sau 7 năm du học, năm 2010 cô về Việt Nam và bắt tay vào việc nuôi dưỡng trẻ mồ côi. Hiện tại cô đã thành lập Trung tâm trại trẻ mồ côi Tâm Đức và đang thực hiện xây dựng một trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi và người già tại xã Đức Hòa, tỉnh Long An.
“Những đứa trẻ ở đây đều mang tên đệm là Tiểu. Từ khi thành lập trung tâm có nhiều hôm nửa đêm tại bệnh viện hay người dân nào đó có bé bị bỏ rơi họ gọi cô phải chạy xe xuống ngay để kịp làm thủ tục và đưa bé về chăm sóc”, sư cô cho biết.
Cách đây ba tháng, khoảng 4 giờ sáng cửa chùa có tiếng trẻ sơ sinh khóc. Sư cô và mọi người chạy ra mở của thì thấy một trẻ bị bỏ rơi còn nguyên dây rốn được quấn bằng chiếc áo mỏng, người bé đã tím tái và lả vì đói, sư cô liền đưa vào chùa sơ cứu và đưa đi bệnh viện khám sức khỏe rồi nhận nuôi tại chùa.
“Đa số những đứa trẻ bị bỏ rơi đều thiếu tình thương của gia đình, xã hội. Chúng luôn mặc cảm về xuất thân của mình với xã hội và bạn bè. Để tình trạng mỗi ngày một nhiều trẻ bị bỏ rơi, lỗi một phần của xã hội và cách giáo dục của nhà trường và gia đình cũng như xã hội thiếu quan tâm chăm sóc và dạy về cách quan hệ cũng như cách bảo vệ mình khi quan hệ”, sư cô Tâm Huệ nói.
Những con số báo động
Những trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi như trung tâm Tâm Đức chỉ là một phần nhỏ của những đứa trẻ bị bỏ rơi nhưng được cưu mang và chăm sóc, nhưng trên thực tế nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe hay bệnh viện phụ sản mỗi ngày có hàng trăm đứa trẻ bị tước đoạt đi mạng sống từ trong bụng mẹ.
Trao đổi với chúng tôi bà Nguyễn Thị Lệ, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình Bình Dương thuộc huyện Dĩ An, Bình Dương cho biết: “Hàng ngày có khoảng 40 ca đến bỏ thai, trong đó chỉ 40% có người thân đi theo, còn lại là tranh thủ giờ nghỉ trưa công ty tự đến “bỏ con” xong về nghỉ sáng mai đi làm tiếp và 80% trong số đó là nữ công nhân".
Bác sĩ Phạm Việt Long, chuyên khoa tâm lý của trung tâm cho biết thêm: "Hầu hết các nữ công nhân tới hủy bỏ thai đều chưa kết hôn, họ không bao giờ chủ động dùng và không sử dụng các biện pháp tránh thai. 70% nữ công nhân được hỏi đều nói ngại khi đi mua dụng cụ tránh thai, có người nói bạn trai không thích nên không sử dụng, thậm chí có những công nhân đã hơn 3 lần tới phá thai trong vòng 1 năm với lý do nếu không phá người yêu sẽ bỏ mình".
Cũng theo bác sĩ Long những trường hợp thai đã quá lớn nhưng vẫn yêu cầu chấm dứt thai kỳ không phải hiếm ở đây, các ca 1 năm tới hủy thai từ 2 lần trở lên thì nhiều vô cùng. Thậm chí các bạn còn biết hủy thai nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe như nhiễm khuẩn đường sinh sản, băng huyết, vô sinh… nhưng vẫn chấp nhận bỏ con.
Thậm chí có công nhân tới hủy thai lần thứ 3, về tinh thần ảnh hưởng, mệt mỏi, suy nhược nhưng vẫn phải đi làm vì không được hưởng chế độ và sợ bị đuổi việc nhưng sau một thời gian kiệt sức gia đình phải đưa về quê.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/22/2_22913448.jpg
Những đứa trẻ bị bỏ rơi tại bãi cỏ, thùng rác tại KCN tại Bình Dương được nuôi dưỡng tại Trung Tâm Quê Hương.
Tại Trung tâm Y tế phường Đông Hòa huyện Dĩ An, bác sĩ Minh cho biết: "Mỗi ngày tôi thường tiếp từ 10-15 ca đến khám và hủy thai kỳ, nếu nhỏ thì tôi cho uống thuốc lớn quá thì phải đưa đi bệnh viện chứ tôi không nạo phá tại phòng khám, bệnh nhân chủ yếu là công nhân nhưng có nhiều ca lớn quá tôi khuyên để lại đẻ rồi tính tiếp. Thế nhưng nếu để thì những phụ nữ này phải giấu bầu nên rất hại cho tinh thần, sức khỏe của mẹ và của trẻ”.
Tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore thuộc huyện Thuận An tỉnh Bình Dương, chuyện những đứa trẻ bị bỏ rơi tại bãi cỏ hay thùng rác không hề xa lạ và người dân ở đây đã quen với những tin nhặt được trẻ sơ sinh bị bỏ dơi.
“Nhắc tới chuyện nhặt được các bé bị bỏ rơi ở đây thì giờ đây đã là chuyện bình thường rồi, tháng nào mà không có những bé bị vất bỏ ở đâu đó. Hầu như những đứa trẻ này là con của công nhân trót dại và sau khi họ sinh đành vứt lại quanh khu công nghiệp để ai nhặt thì nhặt, cách đây 3 ngày chúng tôi cũng nhặt được 1 bé gái còn nguyên dây rốn và phải đem gửi vào trung tâm Quê Hương nuôi", anh Huỳnh Văn Thức bảo vệ của khu công nghiệp cho biết.
Mơ hồ về kiến thức sinh sản
Tại trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tỉnh Bình Dương, Y tá tên Võ Thị Hương đang chăm sóc một bà mẹ 17 tuổi tên Thắm quê Hà Tĩnh, là công nhân tại KCX - Linh Trung II.
“Cô bé này quan hệ với bạn trai và tới tháng thứ 6 mới biết mình có thai nhưng khi đó đi phá thì quá muộn, hàng ngày Thắm bó bụng đi làm và tới ngày sinh cũng không biết nên đẻ rớt tại xưởng và được mọi người đưa vào trung tâm chăm sóc”, chị Hương kể.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/22/3_22915628.jpg
Những đứa trẻ bị bỏ rơi này đều là kết quả của những nữ công nhân, sinh viên, người lao động nghèo tự sinh rồi vứt bỏ
Đã 12 năm nay cô Hương ngoài nhiệm vụ là Y tá cô còn được mọi người biết tới với nhiệm vụ đi nhặt những bào thai bị vứt bỏ đem chôn cất. “Những nữ công nhân tại các khu công nghiệp hầu như không hiểu về sức khỏe sinh sản, hoặc những nguy hiểm có thể gặp phải khi nạo phá thai. Có những ca chỉ 15-17 tuổi nhưng khi có bầu đã tự phá thai để rồi con chết lưu trong bụng mà không hay biết, khi được cấp cứu kịp và hỏi sao làm vậy thì câu trả lời là thấy mấy người lớn nói học làm theo", cô Hương cho biết.
“Mỗi năm công đoàn vẫn tổ chức 1-2 kỳ tuyên truyền về sức khỏe sinh sản cho anh, chị em công nhân. Thế nhưng lúc vận động ai cũng nói tham gia nhưng khi tổ chức thì chỉ mấy anh chị cán bộ tổ trưởng hay bên công đoàn có mặt, còn công nhân không thấy ai đi hết”, cô Phạm Anh Thư, Phó Chủ tịch công đoàn KCN Việt Nam -Singapore cho biết.
“Mỗi năm nhân sự của các công ty lại thay đổi khá lớn, vậy nên các doanh nghiệp hầu như không hề quan tâm tới vấn đề sức khỏe sinh sản của công nhân. Sắp tới bên công đoàn chúng tôi đang bắt tay với các doanh nghiệp tăng cường hỗ trợ cũng như tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai miễn phí cho công nhân”, cô Thư cho biết thêm.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ cho biết thêm, hiện nay Việt Nam đang đứng đầu thế giới về tỷ lệ nạo phá thái. Sự hiểu biết về sức khỏe sinh sản của thanh niên, công nhân đều không rõ ràng bởi không được cung cấp kiến thức cần thiết.
theo baodatviet
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/22/7537d6b4facdb5.img.jpg
Sư cô Tâm Huệ và những đứa trẻ bị bỏ rơi tại chùa Linh Sơn
Theo thống kê của Sở Lao động TB&XH TP.HCM thì TP.HCM hiện nay có gần 50 trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm nuôi dạy trẻ mồ côi. Một hệ quả của việc thiếu kiến thức về sinh sản và tình dục an toàn.
Ngôi chùa… “cô nhi viện”
Đã gần 6 năm nay, người dân TP.HCM biết nhiều tới chùa Linh Sơn (43/20 đường Đoàn Như Hài, Q.4) nơi đang nuôi dưỡng 47 trẻ mồ côi bị bỏ rơi từ nhiều nơi.
Sư cô Tâm Huệ, trụ trì chùa và cũng là người tổ chức góp nhặt nuôi dưỡng các bé cho biết: “Trong một chuyến đi giảng đạo tại tỉnh Lâm Đồng, sư cô gặp một bé gái bị bỏ rơi tại một trung tâm y tế xã, cô liền đem về nuôi rồi cũng từ đó đi đâu, hoặc có tin nơi nào có trẻ bị bỏ rơi cô liền đến xin các bé về nuôi”.
Sư cô Tâm Huệ sinh năm 1977, từng du học tại Úc với ngành Xã Hội Học, sau 7 năm du học, năm 2010 cô về Việt Nam và bắt tay vào việc nuôi dưỡng trẻ mồ côi. Hiện tại cô đã thành lập Trung tâm trại trẻ mồ côi Tâm Đức và đang thực hiện xây dựng một trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi và người già tại xã Đức Hòa, tỉnh Long An.
“Những đứa trẻ ở đây đều mang tên đệm là Tiểu. Từ khi thành lập trung tâm có nhiều hôm nửa đêm tại bệnh viện hay người dân nào đó có bé bị bỏ rơi họ gọi cô phải chạy xe xuống ngay để kịp làm thủ tục và đưa bé về chăm sóc”, sư cô cho biết.
Cách đây ba tháng, khoảng 4 giờ sáng cửa chùa có tiếng trẻ sơ sinh khóc. Sư cô và mọi người chạy ra mở của thì thấy một trẻ bị bỏ rơi còn nguyên dây rốn được quấn bằng chiếc áo mỏng, người bé đã tím tái và lả vì đói, sư cô liền đưa vào chùa sơ cứu và đưa đi bệnh viện khám sức khỏe rồi nhận nuôi tại chùa.
“Đa số những đứa trẻ bị bỏ rơi đều thiếu tình thương của gia đình, xã hội. Chúng luôn mặc cảm về xuất thân của mình với xã hội và bạn bè. Để tình trạng mỗi ngày một nhiều trẻ bị bỏ rơi, lỗi một phần của xã hội và cách giáo dục của nhà trường và gia đình cũng như xã hội thiếu quan tâm chăm sóc và dạy về cách quan hệ cũng như cách bảo vệ mình khi quan hệ”, sư cô Tâm Huệ nói.
Những con số báo động
Những trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi như trung tâm Tâm Đức chỉ là một phần nhỏ của những đứa trẻ bị bỏ rơi nhưng được cưu mang và chăm sóc, nhưng trên thực tế nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe hay bệnh viện phụ sản mỗi ngày có hàng trăm đứa trẻ bị tước đoạt đi mạng sống từ trong bụng mẹ.
Trao đổi với chúng tôi bà Nguyễn Thị Lệ, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình Bình Dương thuộc huyện Dĩ An, Bình Dương cho biết: “Hàng ngày có khoảng 40 ca đến bỏ thai, trong đó chỉ 40% có người thân đi theo, còn lại là tranh thủ giờ nghỉ trưa công ty tự đến “bỏ con” xong về nghỉ sáng mai đi làm tiếp và 80% trong số đó là nữ công nhân".
Bác sĩ Phạm Việt Long, chuyên khoa tâm lý của trung tâm cho biết thêm: "Hầu hết các nữ công nhân tới hủy bỏ thai đều chưa kết hôn, họ không bao giờ chủ động dùng và không sử dụng các biện pháp tránh thai. 70% nữ công nhân được hỏi đều nói ngại khi đi mua dụng cụ tránh thai, có người nói bạn trai không thích nên không sử dụng, thậm chí có những công nhân đã hơn 3 lần tới phá thai trong vòng 1 năm với lý do nếu không phá người yêu sẽ bỏ mình".
Cũng theo bác sĩ Long những trường hợp thai đã quá lớn nhưng vẫn yêu cầu chấm dứt thai kỳ không phải hiếm ở đây, các ca 1 năm tới hủy thai từ 2 lần trở lên thì nhiều vô cùng. Thậm chí các bạn còn biết hủy thai nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe như nhiễm khuẩn đường sinh sản, băng huyết, vô sinh… nhưng vẫn chấp nhận bỏ con.
Thậm chí có công nhân tới hủy thai lần thứ 3, về tinh thần ảnh hưởng, mệt mỏi, suy nhược nhưng vẫn phải đi làm vì không được hưởng chế độ và sợ bị đuổi việc nhưng sau một thời gian kiệt sức gia đình phải đưa về quê.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/22/2_22913448.jpg
Những đứa trẻ bị bỏ rơi tại bãi cỏ, thùng rác tại KCN tại Bình Dương được nuôi dưỡng tại Trung Tâm Quê Hương.
Tại Trung tâm Y tế phường Đông Hòa huyện Dĩ An, bác sĩ Minh cho biết: "Mỗi ngày tôi thường tiếp từ 10-15 ca đến khám và hủy thai kỳ, nếu nhỏ thì tôi cho uống thuốc lớn quá thì phải đưa đi bệnh viện chứ tôi không nạo phá tại phòng khám, bệnh nhân chủ yếu là công nhân nhưng có nhiều ca lớn quá tôi khuyên để lại đẻ rồi tính tiếp. Thế nhưng nếu để thì những phụ nữ này phải giấu bầu nên rất hại cho tinh thần, sức khỏe của mẹ và của trẻ”.
Tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore thuộc huyện Thuận An tỉnh Bình Dương, chuyện những đứa trẻ bị bỏ rơi tại bãi cỏ hay thùng rác không hề xa lạ và người dân ở đây đã quen với những tin nhặt được trẻ sơ sinh bị bỏ dơi.
“Nhắc tới chuyện nhặt được các bé bị bỏ rơi ở đây thì giờ đây đã là chuyện bình thường rồi, tháng nào mà không có những bé bị vất bỏ ở đâu đó. Hầu như những đứa trẻ này là con của công nhân trót dại và sau khi họ sinh đành vứt lại quanh khu công nghiệp để ai nhặt thì nhặt, cách đây 3 ngày chúng tôi cũng nhặt được 1 bé gái còn nguyên dây rốn và phải đem gửi vào trung tâm Quê Hương nuôi", anh Huỳnh Văn Thức bảo vệ của khu công nghiệp cho biết.
Mơ hồ về kiến thức sinh sản
Tại trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tỉnh Bình Dương, Y tá tên Võ Thị Hương đang chăm sóc một bà mẹ 17 tuổi tên Thắm quê Hà Tĩnh, là công nhân tại KCX - Linh Trung II.
“Cô bé này quan hệ với bạn trai và tới tháng thứ 6 mới biết mình có thai nhưng khi đó đi phá thì quá muộn, hàng ngày Thắm bó bụng đi làm và tới ngày sinh cũng không biết nên đẻ rớt tại xưởng và được mọi người đưa vào trung tâm chăm sóc”, chị Hương kể.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/22/3_22915628.jpg
Những đứa trẻ bị bỏ rơi này đều là kết quả của những nữ công nhân, sinh viên, người lao động nghèo tự sinh rồi vứt bỏ
Đã 12 năm nay cô Hương ngoài nhiệm vụ là Y tá cô còn được mọi người biết tới với nhiệm vụ đi nhặt những bào thai bị vứt bỏ đem chôn cất. “Những nữ công nhân tại các khu công nghiệp hầu như không hiểu về sức khỏe sinh sản, hoặc những nguy hiểm có thể gặp phải khi nạo phá thai. Có những ca chỉ 15-17 tuổi nhưng khi có bầu đã tự phá thai để rồi con chết lưu trong bụng mà không hay biết, khi được cấp cứu kịp và hỏi sao làm vậy thì câu trả lời là thấy mấy người lớn nói học làm theo", cô Hương cho biết.
“Mỗi năm công đoàn vẫn tổ chức 1-2 kỳ tuyên truyền về sức khỏe sinh sản cho anh, chị em công nhân. Thế nhưng lúc vận động ai cũng nói tham gia nhưng khi tổ chức thì chỉ mấy anh chị cán bộ tổ trưởng hay bên công đoàn có mặt, còn công nhân không thấy ai đi hết”, cô Phạm Anh Thư, Phó Chủ tịch công đoàn KCN Việt Nam -Singapore cho biết.
“Mỗi năm nhân sự của các công ty lại thay đổi khá lớn, vậy nên các doanh nghiệp hầu như không hề quan tâm tới vấn đề sức khỏe sinh sản của công nhân. Sắp tới bên công đoàn chúng tôi đang bắt tay với các doanh nghiệp tăng cường hỗ trợ cũng như tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai miễn phí cho công nhân”, cô Thư cho biết thêm.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ cho biết thêm, hiện nay Việt Nam đang đứng đầu thế giới về tỷ lệ nạo phá thái. Sự hiểu biết về sức khỏe sinh sản của thanh niên, công nhân đều không rõ ràng bởi không được cung cấp kiến thức cần thiết.
theo baodatviet