duyanh
05-20-2014, 01:28 PM
Giới phân tích cho rằng, dù có là ai thay thế ông Brahimi, cuộc nội chiến ở Syria vẫn sẽ tiếp diễn.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/20/7537b139b459b5.img.jpg
Đặc phái viên chung của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab Lakhdar Brahimi (Ảnh: AP)
Đặc phái viên chung của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab Lakhdar Brahimi về vấn đề Syria mới đây đã đệ đơn xin từ chức lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và sẽ chính thức rời vị trí này vào ngày 31/5 tới. Trong tuyên bố thông báo về quyết định của ông Brahimi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho rằng, quyết định từ chức của ông Brahimi cũng đồng nghĩa với sự thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết một trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của thế giới Arab hiện nay. Trên thực tế, nhà ngoại giao kỳ cựu Brahimi từ lâu đã có ý định từ bỏ nhiệm vụ mà nhiều người cho là “bất khả thi”, cũng giống như người tiền nhiệm của ông, cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan từng làm trong năm 2012. Trước ông Brahimi, ông Annan đã xin từ nhiệm chỉ sau 6 tháng giữ cương vị Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab về vấn đề Syria. Giới phân tích cho rằng, quyết định này của ông Brahimi không khiến nhiều người bất ngờ bởi những bất đồng trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liên quan đến Syria đã báo trước sự ra đi của ông Brahimi. Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thư ký Ban Ki-moon tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York hôm 13/5, ông Brahimi nói: “Đây không phải là một quyết định dễ dàng đối với tôi. Tôi rất buồn khi rời bỏ vị trí này và để lại một đất nước Syria trong hoàn cảnh tồi tệ như vậy”. Ông Brahimi nói thêm: “Tất cả mọi người có trách nhiệm, có liên quan đến những gì đã và đang xảy ra ở Syria cần phải luôn tự vấn, đã có bao nhiêu người vô tội chết dưới súng đạn và bạo lực”. Theo ông Brahimi, các bên liên quan cần phải nhận thức rõ được hành động của họ đã tàn phá đất nước tươi đẹp này như thế nào, chỉ có như vậy, họ mới biết trân trọng giá trị của hòa bình, đưa Syria trở lại với hình ảnh “như mọi người từng biết đến”. Ông Brahimi đã làm tốt Ông Brahimi, 80 tuổi, từng là Ngoại trưởng Algeria từ năm 1991-1993. Ông từng giữ các cương vị Đặc phái viên Liên Hợp Quốc tại Afghanistan và Iraq, Đặc phái viên của Liên đoàn Arab tại Lebanon hồi những năm 1980.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/20/Syria-2.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) cùng Đặc phái viên chung về Syria của Liên Hợp Quốc - Liên đoàn Arab Lakhdar Brahimi ở Paris ngày 13/1 (Ảnh: AP)
Trong gần hai năm nỗ lực nhằm đem lại hòa bình cho Syria, ông Brahimi đã thuyết phục được đại diện Chính phủ Syria và phe đối lập ngồi vào bàn đàm phán tại Geneva (Thụy Sĩ) với mục đích thành lập một chính phủ chuyển tiếp, song cả hai vòng đàm phán đều thất bại. Ông đã gặp các quan chức của cả Mỹ và Nga để thảo luận về cách thức tốt nhất nhằm thuyết phục các bên Syria tham gia đàm phán. Ông thể hiện quyết tâm phải mời được cả chính phủ và đại diện phe đối lập của Syria vào các cuộc đàm phán hòa bình. Việc ông Brahimi dàn xếp cho các bên liên quan ngồi lại với nhau cũng được dư luận thế giới đánh giá cao bởi trước đó, cả Chính phủ Syria và phe đối lập đều không chịu đàm phán. Mặc dù có rất nhiều khó khăn phải đối mặt nhưng ông vẫn luôn khẳng định sẽ không ngừng nỗ lực để tiến tới các cuộc đàm phán hòa bình ở Syria. Trên thực tế, ông Brahimi đã đạt được thành công nhất định mặc dù trước đó ông bị một tờ báo ủng hộ chính phủ Tổng thống Assad chỉ trích là một người “lắm lời” trong khi lực lượng nổi dậy thì tỏ ra tức tối vì ông muốn Chính quyền Assad cũng phải có mặt trong cuộc đàm phán. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon không tiếc lời khen tặng cho những nỗ lực kiên trì của ông Brahimi. Ông Ban cho rằng, ông Brahimi đã mở ra hướng tiếp cận mới với vấn đề Syria khi những nỗ lực của cộng đồng quốc tế tại nhiều thời điểm gần như là vô vọng. Ngay kể cả lực lượng đối lập chính ở Syria, Liên minh Dân tộc Syria (SNC) cũng bày tỏ sự đánh giá cao những nỗ lực của ông Brahimi để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Syria. Đại diện SNC nói: “Những nỗ lực của ông Brahimi là rất đáng ghi nhận và không phải bàn cãi. Tuy nhiên, rõ ràng là chế độ của ông Assad không có ý định từ bỏ các hoạt động quân sự tàn bạo và không thiện chí tham gia vào một tiến trình chính trị cho đến khi họ bị ép buộc phải làm như vậy. Chính vì thế, quốc tế cần phải phối hợp chặt chẽ hơn để gia tăng áp lực buộc họ phải nghiêm túc tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột hiện nay”. Thất bại của cộng đồng quốc tế Phát biểu trước các phóng viên tại New York, ông Ban Ki-moon thẳng thắn thừa nhận: “Những nỗ lực của ông ấy (Brahimi) đã không nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của cơ quan có trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh Liên Hợp Quốc và từ các nước có ảnh hưởng đến tình hình Syria. Đó là một thất bại của chúng ta”.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/20/geneva2-1.jpg
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon (phải), Đặc sứ Lakhdar Brahimi (giữa) và Trưởng ban Chính sách Đối ngoại EU Catherine Ashton có mặt ở Thụy Sĩ hôm 21/1/14 (Ảnh: AP)
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vốn bị chia rẽ sâu sắc trong vấn đề Syria. Trong khi Mỹ, Anh, Pháp ủng hộ các biện pháp mạnh nhằm loại bỏ quyền lực của ông Assad thì Nga cùng với sự hậu thuẫn của Trung Quốc đã 3 lần phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an về trừng phạt Syria. Nhà phân tích Raed Omari trong một bài bình luận được đăng tải trên tờ báo tiếng Arab Alarabiya, cho rằng: “Khi bạn không thể thực hiện nhiệm vụ mà bạn được giao phó, không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ chức và dừng lại. Nếu không, nhiều người sẽ nói bạn là người tham quyền cố vị, đáng hổ thẹn. Ông Brahimi đã có lựa chọn phù hợp”. Theo ông Omari, một trong những yếu tố quyết định dẫn tới việc ông Brahimi thoái lui là do Chính quyền Tổng thống Assad mới đây đã tuyên bố ấn định cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào ngày 3/6 tới mà trong đó không có chỗ cho các lực lượng đối lập lưu vong. Thậm chí, ông Assad còn đang đứng trước cơ hội lớn tái đắc cử Tổng thống Syria thêm một nhiệm kỳ. Nếu cuộc bầu cử này diễn ra đúng như kế hoạch và theo một kịch bản đã được nhiều người dự đoán, khi đó, nỗ lực của ông Brahimi và 2 vòng đàm phán ở Geneva sẽ không còn ý nghĩa bởi ngay từ đầu, phương Tây đã thể hiện rõ ý định thành lập một Chính phủ chuyển tiếp ở Syria và ông Assad sẽ không có chỗ trong tương lai của đất nước này. Có người kế nhiệm, nội chiến vẫn sẽ tiếp diễn Ông Brahimi đã nhiều lần công khai ý định của mình và thực tế là Liên Hợp Quốc đã xúc tiến tìm kiếm người kế nhiệm trước khi ông Brahimi đưa ra tuyên bố từ chức chính thức. Theo Đài phát thanh và truyền hình Thụy Sĩ, Liên Hợp Quốc đang xem xét nhiều ứng cử viên, trong đó đặc biệt quan tâm đến cựu Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Tunisia, Kamel Morjane.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/20/Kerry-Syria.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong một cuộc gặp với ông Lakhdar Brahimi (Ảnh: AP)
Trong khi đó, kênh truyền hình Al Jazeera cho rằng, các ứng cử viên nặng ký khác cho vị trí này còn có cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd, cựu Cao ủy viên đặc trách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Javier Solana, và bà Sigrid Kaag, Điều phối viên chính của Ủy ban hỗn hợp giữa Liên Hợp Quốc và OPCW trong sứ mệnh tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria. Nhà phân tích Raed Omari nhận định: “Dù người kế nhiệm ông Brahimi có là ai, dù trong cuộc bầu cử tới đây ông Assad có thể giành chiến thắng tuyệt đối với tỷ lệ ủng hộ 100%, quân nổi dậy ở Syria vẫn sẽ tiếp tục cuộc chiến chống lại Chính phủ khi con đường chính trị của họ chưa rộng mở”. Ông Omari nói thêm: “Người dân Syria vừa trở về nhà của họ ở Homs sẽ lại sớm rời khỏi đây. Liên Hợp Quốc sẽ có một đặc phái viên mới để bắt đầu những công việc như những người tiền nhiệm đã từng làm. Và rồi lại lặng lẽ ra đi”. Giới phân tích cho rằng, vấn đề hiện nay là Liên Hợp Quốc cần phải tìm ra giải pháp cho những bất đồng trong nội bộ Hội đồng Bảo An bởi chính những bất đồng trong các quốc gia có tiếng nói quyết định trong vấn đề Syria mới là nguyên nhân sâu xa khiến cuộc nội chiến ở quốc gia này vẫn bế tắc. Sau hơn 3 năm, đã có khoảng 160.000 người thiệt mạng trong các cuộc xung đột tại Syria. Ngoài ra còn có khoảng 2,5 triệu người phải chạy tị nạn sang các nước láng giềng. Con số thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy, có 9 triệu người dân Syria đang cần sự trợ giúp, trong số đó có khoảng 3,5 triệu người hiện không được tiếp cận với hàng hóa và các dịch vụ thiết yếu
theo vovnews
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/20/7537b139b459b5.img.jpg
Đặc phái viên chung của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab Lakhdar Brahimi (Ảnh: AP)
Đặc phái viên chung của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab Lakhdar Brahimi về vấn đề Syria mới đây đã đệ đơn xin từ chức lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và sẽ chính thức rời vị trí này vào ngày 31/5 tới. Trong tuyên bố thông báo về quyết định của ông Brahimi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho rằng, quyết định từ chức của ông Brahimi cũng đồng nghĩa với sự thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết một trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của thế giới Arab hiện nay. Trên thực tế, nhà ngoại giao kỳ cựu Brahimi từ lâu đã có ý định từ bỏ nhiệm vụ mà nhiều người cho là “bất khả thi”, cũng giống như người tiền nhiệm của ông, cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan từng làm trong năm 2012. Trước ông Brahimi, ông Annan đã xin từ nhiệm chỉ sau 6 tháng giữ cương vị Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab về vấn đề Syria. Giới phân tích cho rằng, quyết định này của ông Brahimi không khiến nhiều người bất ngờ bởi những bất đồng trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liên quan đến Syria đã báo trước sự ra đi của ông Brahimi. Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thư ký Ban Ki-moon tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York hôm 13/5, ông Brahimi nói: “Đây không phải là một quyết định dễ dàng đối với tôi. Tôi rất buồn khi rời bỏ vị trí này và để lại một đất nước Syria trong hoàn cảnh tồi tệ như vậy”. Ông Brahimi nói thêm: “Tất cả mọi người có trách nhiệm, có liên quan đến những gì đã và đang xảy ra ở Syria cần phải luôn tự vấn, đã có bao nhiêu người vô tội chết dưới súng đạn và bạo lực”. Theo ông Brahimi, các bên liên quan cần phải nhận thức rõ được hành động của họ đã tàn phá đất nước tươi đẹp này như thế nào, chỉ có như vậy, họ mới biết trân trọng giá trị của hòa bình, đưa Syria trở lại với hình ảnh “như mọi người từng biết đến”. Ông Brahimi đã làm tốt Ông Brahimi, 80 tuổi, từng là Ngoại trưởng Algeria từ năm 1991-1993. Ông từng giữ các cương vị Đặc phái viên Liên Hợp Quốc tại Afghanistan và Iraq, Đặc phái viên của Liên đoàn Arab tại Lebanon hồi những năm 1980.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/20/Syria-2.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) cùng Đặc phái viên chung về Syria của Liên Hợp Quốc - Liên đoàn Arab Lakhdar Brahimi ở Paris ngày 13/1 (Ảnh: AP)
Trong gần hai năm nỗ lực nhằm đem lại hòa bình cho Syria, ông Brahimi đã thuyết phục được đại diện Chính phủ Syria và phe đối lập ngồi vào bàn đàm phán tại Geneva (Thụy Sĩ) với mục đích thành lập một chính phủ chuyển tiếp, song cả hai vòng đàm phán đều thất bại. Ông đã gặp các quan chức của cả Mỹ và Nga để thảo luận về cách thức tốt nhất nhằm thuyết phục các bên Syria tham gia đàm phán. Ông thể hiện quyết tâm phải mời được cả chính phủ và đại diện phe đối lập của Syria vào các cuộc đàm phán hòa bình. Việc ông Brahimi dàn xếp cho các bên liên quan ngồi lại với nhau cũng được dư luận thế giới đánh giá cao bởi trước đó, cả Chính phủ Syria và phe đối lập đều không chịu đàm phán. Mặc dù có rất nhiều khó khăn phải đối mặt nhưng ông vẫn luôn khẳng định sẽ không ngừng nỗ lực để tiến tới các cuộc đàm phán hòa bình ở Syria. Trên thực tế, ông Brahimi đã đạt được thành công nhất định mặc dù trước đó ông bị một tờ báo ủng hộ chính phủ Tổng thống Assad chỉ trích là một người “lắm lời” trong khi lực lượng nổi dậy thì tỏ ra tức tối vì ông muốn Chính quyền Assad cũng phải có mặt trong cuộc đàm phán. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon không tiếc lời khen tặng cho những nỗ lực kiên trì của ông Brahimi. Ông Ban cho rằng, ông Brahimi đã mở ra hướng tiếp cận mới với vấn đề Syria khi những nỗ lực của cộng đồng quốc tế tại nhiều thời điểm gần như là vô vọng. Ngay kể cả lực lượng đối lập chính ở Syria, Liên minh Dân tộc Syria (SNC) cũng bày tỏ sự đánh giá cao những nỗ lực của ông Brahimi để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Syria. Đại diện SNC nói: “Những nỗ lực của ông Brahimi là rất đáng ghi nhận và không phải bàn cãi. Tuy nhiên, rõ ràng là chế độ của ông Assad không có ý định từ bỏ các hoạt động quân sự tàn bạo và không thiện chí tham gia vào một tiến trình chính trị cho đến khi họ bị ép buộc phải làm như vậy. Chính vì thế, quốc tế cần phải phối hợp chặt chẽ hơn để gia tăng áp lực buộc họ phải nghiêm túc tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột hiện nay”. Thất bại của cộng đồng quốc tế Phát biểu trước các phóng viên tại New York, ông Ban Ki-moon thẳng thắn thừa nhận: “Những nỗ lực của ông ấy (Brahimi) đã không nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của cơ quan có trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh Liên Hợp Quốc và từ các nước có ảnh hưởng đến tình hình Syria. Đó là một thất bại của chúng ta”.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/20/geneva2-1.jpg
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon (phải), Đặc sứ Lakhdar Brahimi (giữa) và Trưởng ban Chính sách Đối ngoại EU Catherine Ashton có mặt ở Thụy Sĩ hôm 21/1/14 (Ảnh: AP)
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vốn bị chia rẽ sâu sắc trong vấn đề Syria. Trong khi Mỹ, Anh, Pháp ủng hộ các biện pháp mạnh nhằm loại bỏ quyền lực của ông Assad thì Nga cùng với sự hậu thuẫn của Trung Quốc đã 3 lần phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an về trừng phạt Syria. Nhà phân tích Raed Omari trong một bài bình luận được đăng tải trên tờ báo tiếng Arab Alarabiya, cho rằng: “Khi bạn không thể thực hiện nhiệm vụ mà bạn được giao phó, không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ chức và dừng lại. Nếu không, nhiều người sẽ nói bạn là người tham quyền cố vị, đáng hổ thẹn. Ông Brahimi đã có lựa chọn phù hợp”. Theo ông Omari, một trong những yếu tố quyết định dẫn tới việc ông Brahimi thoái lui là do Chính quyền Tổng thống Assad mới đây đã tuyên bố ấn định cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào ngày 3/6 tới mà trong đó không có chỗ cho các lực lượng đối lập lưu vong. Thậm chí, ông Assad còn đang đứng trước cơ hội lớn tái đắc cử Tổng thống Syria thêm một nhiệm kỳ. Nếu cuộc bầu cử này diễn ra đúng như kế hoạch và theo một kịch bản đã được nhiều người dự đoán, khi đó, nỗ lực của ông Brahimi và 2 vòng đàm phán ở Geneva sẽ không còn ý nghĩa bởi ngay từ đầu, phương Tây đã thể hiện rõ ý định thành lập một Chính phủ chuyển tiếp ở Syria và ông Assad sẽ không có chỗ trong tương lai của đất nước này. Có người kế nhiệm, nội chiến vẫn sẽ tiếp diễn Ông Brahimi đã nhiều lần công khai ý định của mình và thực tế là Liên Hợp Quốc đã xúc tiến tìm kiếm người kế nhiệm trước khi ông Brahimi đưa ra tuyên bố từ chức chính thức. Theo Đài phát thanh và truyền hình Thụy Sĩ, Liên Hợp Quốc đang xem xét nhiều ứng cử viên, trong đó đặc biệt quan tâm đến cựu Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Tunisia, Kamel Morjane.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/20/Kerry-Syria.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong một cuộc gặp với ông Lakhdar Brahimi (Ảnh: AP)
Trong khi đó, kênh truyền hình Al Jazeera cho rằng, các ứng cử viên nặng ký khác cho vị trí này còn có cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd, cựu Cao ủy viên đặc trách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Javier Solana, và bà Sigrid Kaag, Điều phối viên chính của Ủy ban hỗn hợp giữa Liên Hợp Quốc và OPCW trong sứ mệnh tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria. Nhà phân tích Raed Omari nhận định: “Dù người kế nhiệm ông Brahimi có là ai, dù trong cuộc bầu cử tới đây ông Assad có thể giành chiến thắng tuyệt đối với tỷ lệ ủng hộ 100%, quân nổi dậy ở Syria vẫn sẽ tiếp tục cuộc chiến chống lại Chính phủ khi con đường chính trị của họ chưa rộng mở”. Ông Omari nói thêm: “Người dân Syria vừa trở về nhà của họ ở Homs sẽ lại sớm rời khỏi đây. Liên Hợp Quốc sẽ có một đặc phái viên mới để bắt đầu những công việc như những người tiền nhiệm đã từng làm. Và rồi lại lặng lẽ ra đi”. Giới phân tích cho rằng, vấn đề hiện nay là Liên Hợp Quốc cần phải tìm ra giải pháp cho những bất đồng trong nội bộ Hội đồng Bảo An bởi chính những bất đồng trong các quốc gia có tiếng nói quyết định trong vấn đề Syria mới là nguyên nhân sâu xa khiến cuộc nội chiến ở quốc gia này vẫn bế tắc. Sau hơn 3 năm, đã có khoảng 160.000 người thiệt mạng trong các cuộc xung đột tại Syria. Ngoài ra còn có khoảng 2,5 triệu người phải chạy tị nạn sang các nước láng giềng. Con số thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy, có 9 triệu người dân Syria đang cần sự trợ giúp, trong số đó có khoảng 3,5 triệu người hiện không được tiếp cận với hàng hóa và các dịch vụ thiết yếu
theo vovnews