duyanh
05-19-2014, 12:05 PM
Tổng thống Vladimir Putin ngày mai bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc, nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược song phương trên hai lĩnh vực quân sự và năng lượng, đặc biệt trong bối cảnh hai nước đều đang phải chịu sức ép lớn từ Mỹ.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/19/85379b49c7ae24.img.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du Moscow của ông Tập tháng 3/2013. Ảnh: Reuters. Hai nội dung nổi bật trong chuyến công du sắp tới của Tổng thống Putin là việc cùng Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự lễ khai mạc cuộc tập trận chung tại phía bắc biển Hoa Đông và hàng loạt thỏa thuận hợp tác năng lượng song phương.
Giới phân tích cho rằng, cả Bắc Kinh và Moscow đều nhận ra những lợi thế của việc tăng cường hợp tác trong thời điểm này. "Hai nước muốn cùng nhau làm suy giảm sức ảnh hưởng của Mỹ, từ đó mở ra không gian kinh tế, chiến lược rộng lớn hơn", bình luận viên Brian Spegele thuộc tờ Wall Street Journal nhận định.
Nga lo ngại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) không ngừng mở rộng sức ảnh hưởng về phía đông, đặc biệt là xu hướng khuếch trương của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), uy hiếp đến vùng ảnh hưởng chiến lược của Moscow.
Đây là lý do khiến Nga có phản ứng mạnh mẽ trong vấn đề Ukraine, bởi quốc gia cựu thành viên Liên Xô này là nước có diện tích lớn nhất nằm giữa Nga và EU. Nhưng cũng chính vì vậy mà Moscow đang phải đối diện với nhiều nguy cơ kinh tế, chính trị do bị phương Tây cô lập.
Trung Quốc thì cảm thấy bị Mỹ và các đồng minh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương kiềm chế, đặc biệt sau chuyến công du bốn nước châu Á của Tổng thống Barack Obama.
Trong chuyến thăm Tokyo, ông chủ Nhà Trắng cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản trên vấn đề tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Tại Philippines, Washington ký với Manila thỏa thuận hợp tác quân sự trong thời gian 10 năm, cho phép tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc gia đồng minh.
"Không phải ngẫu nhiên khi Trung Quốc tuyên bố tập trận chung với Nga tại gần biển Hoa Đông, chỉ một ngày sau chuyến công du của Tổng thống Obama. Động thái này nhằm cảnh cáo Mỹ", ông Lý Kiệt, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Quân sự Hải quân Trung Quốc, cho biết.
Ông Lý cũng cho rằng, kế hoạch tập trận lần này cũng phù hợp với lợi ích của Nga, bởi Moscow đang bị cô lập trong vấn đề Ukraine, và quan trọng hơn cả là hai nước với vị thế của những cường quốc đang lên, mong muốn thay đổi trật tự thế giới hiện tại do Mỹ chủ đạo.
Với việc Tổng thống Putin xuất hiện cùng người đồng cấp Trung Quốc trong lễ khai mạc tập trận chung, Moscow đang gửi đi tín hiệu rõ ràng rằng sẽ nghiêng về phía Bắc Kinh trong các vấn đề tranh chấp chủ quyền với quốc gia láng giềng. Trung Quốc cũng đáp lại thiện chí trên bằng việc công khai thái độ không ủng hộ lệnh trừng phạt đối với Nga và tuyên bố cuộc khủng hoảng Ukraine liên quan đến những ảnh hưởng tiêu cực từ Mỹ và các nước phương Tây.
Ngoài lĩnh vực quân sự, hợp tác năng lượng cũng là nội dung quan trọng hàng đầu trong quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung hiện nay. Từ năm 2004, hai nước đã bắt đầu tiến hành đàm phán cung cấp khí đốt, nhưng kết quả không mấy khả quan do những trở ngại trong vấn đề giá cung cấp và cơ chế định giá.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp năng lượng Nga, trụ cột chính của nền kinh tế nước này, đang chịu sức ép lớn từ lệnh trừng phạt của phương Tây, cũng như xu hướng giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung khí đốt Nga của các quốc gia châu Âu. Cục diện trên buộc Moscow phải thỏa hiệp với Bắc Kinh, để mở cửa thị trường tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới này.
Ngoài ra, nguồn cung thị trường khí đốt thế giới gia tăng trong những năm qua cũng khiến Bắc Kinh có thêm phần lợi thế trên bàn đàm phán. "Đàm phán càng lâu thì tiếng nói của Trung Quốc trên vấn đề định giá càng có trọng lượng", ông Gordon Kwan, Giám đốc bộ phận phân tích thị trường năng lượng thuộc công ty tư vấn Nomura, cho biết.
Ngày 13/5, Thứ trưởng Năng lượng Nga Anatoly Yanovsky cho biết, hợp đồng cung cấp khí đốt của Gazprom cho Trung Quốc đã hoàn thành 98%, và dự kiến ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin. Ngoài Gazprom, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) cũng ký hợp đồng trị giá 270 tỷ USD với hãng dầu mỏ quốc gia Nga Rosneft để mua dầu thô.
Trong thời gian 30 năm bắt đầu từ năm 2018, Nga sẽ cung cấp 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc. Và trong 25 năm tới, 700 triệu tấn dầu của Nga sẽ được nhập khẩu vào thị trường nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đối thủ tiềm tàng
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/19/russia-map-siberia-1588-139694-2263-7345-1400473448.jpg
Nga mong muốn tăng cường hợp tác với Trung Quốc, nhưng lo ngại Bắc Kinh chiếm thế thượng phong tại vùng Siberia và Trung Á. Đồ họa: LA Times.
Mặc dù viễn cảnh hợp tác năng lượng được đánh gia là đầy tiềm năng, quan hệ Nga - Trung vẫn tồn tại những nhân tố trở ngại lớn. Ông Dmitri Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, cho biết, điều Bắc Kinh mong muốn là mối quan hệ đối tác trên lĩnh vực năng lượng, cho phép họ nắm giữ cổ phần trong các hạng mục liên quan chứ không chỉ là người mua.
Tuy nhiên, Moscow không quá nhiệt tình với viễn cảnh trên, bởi lo ngại Trung Quốc sẽ chiếm thế thượng phong tại khu vực Siberia ít người, đất rộng, giàu tài nguyên. Điều này giải thích cho việc Gazprom một mặt khẳng định sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên cho Bắc Kinh, nhưng tuyên bố không có kế hoạch hợp tác khoan dầu cùng nước này.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lược "Con đường tơ lụa mới", tập trung đầu tư phát triển mối quan hệ với các quốc gia Trung Á, khu vực có trữ lượng khí đốt phong phú vốn nằm trong vòng ảnh hưởng của Nga.
Theo các tài liệu ngoại giao do Wikileaks tiết lộ, năm 2010, một quan chức ngoại giao Anh từng nhận định rằng Bắc Kinh đang tiến hành chiến lược "xâm chiếm thương mại tại khu vực Trung Á, và Moscow chỉ còn biết đứng nhìn thế chủ đạo của mình đang mất dần".
Cũng trong năm đó, đại sứ Trung Quốc tại Kazakhstan từng công khai tuyên bố quan hệ giữa các nước lớn tại khu vực Trung Á sẽ trở nên vô cùng phức tạp và các đường ống dẫn dầu mới sẽ phá vỡ thế độc quyền năng lượng của Nga tại đây.
Chính vì vậy, Nga chỉ muốn xây dựng mối quan hệ "chuẩn đồng minh" với Trung Quốc, bởi những lợi ích mà hai bên cùng chia sẻ tại thời điểm này. Mối quan hệ đồng minh chính thức sẽ liên quan đến việc nước nào nắm vai trò chủ đạo, điều mà Moscow không mong muốn khi đang ở trong thế yếu hơn lúc này.
"Sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không có lợi gì cho mong muốn duy trì địa vị nước lớn của Nga tại lục địa Á Âu. Đối thủ cạnh tranh mà ông Putin nên cảnh giác không nằm ở phía Tây mà ở phía Nam", Giáo sư Robert Service thuộc Đại học Oxford, nhận định.
theo vnexpress.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/19/85379b49c7ae24.img.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du Moscow của ông Tập tháng 3/2013. Ảnh: Reuters. Hai nội dung nổi bật trong chuyến công du sắp tới của Tổng thống Putin là việc cùng Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự lễ khai mạc cuộc tập trận chung tại phía bắc biển Hoa Đông và hàng loạt thỏa thuận hợp tác năng lượng song phương.
Giới phân tích cho rằng, cả Bắc Kinh và Moscow đều nhận ra những lợi thế của việc tăng cường hợp tác trong thời điểm này. "Hai nước muốn cùng nhau làm suy giảm sức ảnh hưởng của Mỹ, từ đó mở ra không gian kinh tế, chiến lược rộng lớn hơn", bình luận viên Brian Spegele thuộc tờ Wall Street Journal nhận định.
Nga lo ngại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) không ngừng mở rộng sức ảnh hưởng về phía đông, đặc biệt là xu hướng khuếch trương của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), uy hiếp đến vùng ảnh hưởng chiến lược của Moscow.
Đây là lý do khiến Nga có phản ứng mạnh mẽ trong vấn đề Ukraine, bởi quốc gia cựu thành viên Liên Xô này là nước có diện tích lớn nhất nằm giữa Nga và EU. Nhưng cũng chính vì vậy mà Moscow đang phải đối diện với nhiều nguy cơ kinh tế, chính trị do bị phương Tây cô lập.
Trung Quốc thì cảm thấy bị Mỹ và các đồng minh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương kiềm chế, đặc biệt sau chuyến công du bốn nước châu Á của Tổng thống Barack Obama.
Trong chuyến thăm Tokyo, ông chủ Nhà Trắng cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản trên vấn đề tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Tại Philippines, Washington ký với Manila thỏa thuận hợp tác quân sự trong thời gian 10 năm, cho phép tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc gia đồng minh.
"Không phải ngẫu nhiên khi Trung Quốc tuyên bố tập trận chung với Nga tại gần biển Hoa Đông, chỉ một ngày sau chuyến công du của Tổng thống Obama. Động thái này nhằm cảnh cáo Mỹ", ông Lý Kiệt, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Quân sự Hải quân Trung Quốc, cho biết.
Ông Lý cũng cho rằng, kế hoạch tập trận lần này cũng phù hợp với lợi ích của Nga, bởi Moscow đang bị cô lập trong vấn đề Ukraine, và quan trọng hơn cả là hai nước với vị thế của những cường quốc đang lên, mong muốn thay đổi trật tự thế giới hiện tại do Mỹ chủ đạo.
Với việc Tổng thống Putin xuất hiện cùng người đồng cấp Trung Quốc trong lễ khai mạc tập trận chung, Moscow đang gửi đi tín hiệu rõ ràng rằng sẽ nghiêng về phía Bắc Kinh trong các vấn đề tranh chấp chủ quyền với quốc gia láng giềng. Trung Quốc cũng đáp lại thiện chí trên bằng việc công khai thái độ không ủng hộ lệnh trừng phạt đối với Nga và tuyên bố cuộc khủng hoảng Ukraine liên quan đến những ảnh hưởng tiêu cực từ Mỹ và các nước phương Tây.
Ngoài lĩnh vực quân sự, hợp tác năng lượng cũng là nội dung quan trọng hàng đầu trong quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung hiện nay. Từ năm 2004, hai nước đã bắt đầu tiến hành đàm phán cung cấp khí đốt, nhưng kết quả không mấy khả quan do những trở ngại trong vấn đề giá cung cấp và cơ chế định giá.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp năng lượng Nga, trụ cột chính của nền kinh tế nước này, đang chịu sức ép lớn từ lệnh trừng phạt của phương Tây, cũng như xu hướng giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung khí đốt Nga của các quốc gia châu Âu. Cục diện trên buộc Moscow phải thỏa hiệp với Bắc Kinh, để mở cửa thị trường tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới này.
Ngoài ra, nguồn cung thị trường khí đốt thế giới gia tăng trong những năm qua cũng khiến Bắc Kinh có thêm phần lợi thế trên bàn đàm phán. "Đàm phán càng lâu thì tiếng nói của Trung Quốc trên vấn đề định giá càng có trọng lượng", ông Gordon Kwan, Giám đốc bộ phận phân tích thị trường năng lượng thuộc công ty tư vấn Nomura, cho biết.
Ngày 13/5, Thứ trưởng Năng lượng Nga Anatoly Yanovsky cho biết, hợp đồng cung cấp khí đốt của Gazprom cho Trung Quốc đã hoàn thành 98%, và dự kiến ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin. Ngoài Gazprom, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) cũng ký hợp đồng trị giá 270 tỷ USD với hãng dầu mỏ quốc gia Nga Rosneft để mua dầu thô.
Trong thời gian 30 năm bắt đầu từ năm 2018, Nga sẽ cung cấp 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc. Và trong 25 năm tới, 700 triệu tấn dầu của Nga sẽ được nhập khẩu vào thị trường nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đối thủ tiềm tàng
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/19/russia-map-siberia-1588-139694-2263-7345-1400473448.jpg
Nga mong muốn tăng cường hợp tác với Trung Quốc, nhưng lo ngại Bắc Kinh chiếm thế thượng phong tại vùng Siberia và Trung Á. Đồ họa: LA Times.
Mặc dù viễn cảnh hợp tác năng lượng được đánh gia là đầy tiềm năng, quan hệ Nga - Trung vẫn tồn tại những nhân tố trở ngại lớn. Ông Dmitri Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, cho biết, điều Bắc Kinh mong muốn là mối quan hệ đối tác trên lĩnh vực năng lượng, cho phép họ nắm giữ cổ phần trong các hạng mục liên quan chứ không chỉ là người mua.
Tuy nhiên, Moscow không quá nhiệt tình với viễn cảnh trên, bởi lo ngại Trung Quốc sẽ chiếm thế thượng phong tại khu vực Siberia ít người, đất rộng, giàu tài nguyên. Điều này giải thích cho việc Gazprom một mặt khẳng định sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên cho Bắc Kinh, nhưng tuyên bố không có kế hoạch hợp tác khoan dầu cùng nước này.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lược "Con đường tơ lụa mới", tập trung đầu tư phát triển mối quan hệ với các quốc gia Trung Á, khu vực có trữ lượng khí đốt phong phú vốn nằm trong vòng ảnh hưởng của Nga.
Theo các tài liệu ngoại giao do Wikileaks tiết lộ, năm 2010, một quan chức ngoại giao Anh từng nhận định rằng Bắc Kinh đang tiến hành chiến lược "xâm chiếm thương mại tại khu vực Trung Á, và Moscow chỉ còn biết đứng nhìn thế chủ đạo của mình đang mất dần".
Cũng trong năm đó, đại sứ Trung Quốc tại Kazakhstan từng công khai tuyên bố quan hệ giữa các nước lớn tại khu vực Trung Á sẽ trở nên vô cùng phức tạp và các đường ống dẫn dầu mới sẽ phá vỡ thế độc quyền năng lượng của Nga tại đây.
Chính vì vậy, Nga chỉ muốn xây dựng mối quan hệ "chuẩn đồng minh" với Trung Quốc, bởi những lợi ích mà hai bên cùng chia sẻ tại thời điểm này. Mối quan hệ đồng minh chính thức sẽ liên quan đến việc nước nào nắm vai trò chủ đạo, điều mà Moscow không mong muốn khi đang ở trong thế yếu hơn lúc này.
"Sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không có lợi gì cho mong muốn duy trì địa vị nước lớn của Nga tại lục địa Á Âu. Đối thủ cạnh tranh mà ông Putin nên cảnh giác không nằm ở phía Tây mà ở phía Nam", Giáo sư Robert Service thuộc Đại học Oxford, nhận định.
theo vnexpress.