PDA

View Full Version : Danh Ngôn Triết Học



Phụng Nhi
11-08-2010, 12:48 AM
Danh ngôn triết học ở đây là những lời phát biẻu nổi tiếng của các triết gia vĩ đại trên thế giới. Mỗi câu đều chứa đựng nhiều nội dung tư tưởng sâu sắc, thể hiện tư tưởng về thế giới, về nhân sinh. Mỗi câu đều gợi cho chúng ta ý nghĩa triết học sâu sắc, giúp cho chúng ta định hướng trong duy nghĩ và hành động.




Nguyễn Bá Cường sưu tầm và biên soạn
“Hãy tự thắp đuốc mà đi tới” (Phật Thích Ca Mâu Ni)

“Học không biết chán, dạy người không biết mỏi" (Khổng Tử)

“Tôi chưa gặp một ai yêu đức như người ta yêu sắc đẹp của người phụ nữ” (Khổng Tử)

"Không có giai cấp trong cùng dòng máu đỏ, trong cùng một nước mắt từ mắt,... Mọi đẳng cấp đều hoà tan trong tôn giáo của ta cũng như mọi con sông chảy về biển cả. Cũng như biển cả chỉ có một mùi vị - mùi vị của muối, học thuyết của ta chỉ có một mục đích tối thượng là giải thoát khỏi sự đau khổ". (Phật Thích Ca Mâu Ni)

“Triết học ban tặng cho con người sự khinh thường cái chết” (Dênông - người ở TP. Êlê)

“Tình yêu và thù địch Cả hai đều bất tử” (Empeđôclơ)


“Khi đánh giá con người thì cần phải xem toàn bộ ý định và kết quả hành động của người đó” (Mặc Tử)

“Sự thông thái sinh ra ba năng lực: đưa ra các quyết định tuyệt vời, nói đúng và làm việc nên làm” (Đêmôcrít)

“Con người - Hãy tự nhận thức chính mình” (Sôcrát)

“Triết học đem lại cho tôi khả năng đàm thoại với chính mình” (Antisphen)

“Các nhà triết học chân chính là những người ưu thích phát hiện ra chân lý” (Platôn)

‘Các nhà triết học quen sửng sốt. Sửng sốt chính là sự bắt đầu của triết học” (Platôn)

“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó” (Arixtốt)

“Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên” (Arixtốt)

“Tư duy và cái được tư duy cùng là một, vì cả hai đều có vật chất” (Arixtốt)

“Đông và Tây đối lập với nhau, nhưng không thể tồn tại thiếu nhau” (Trang Tử)

“Cần phải cười và triết lý, đồng thời cũng phải làm kinh tế và sử dụng hết thảy mọi năng lực khác và không ngừng nói ra những động từ của triết học chân chính” (Êpiquya)

“Không sùng bái quá khứ, không đau khổ về tương lai, không đam mê các suy nghĩ mông lung! Khi thời điểm thích hợp tới, cần phải hành động” (Tuân Tử)

“Thời gian là nhà cách tân vĩ đại nhất” (Ph.Bêcơn)

Con ong khai thác vật liệu từ hoa ngừi vườn và ruộng đồng, nhưng sử dụng và biến đổi nó phù hợp với khả năng và chủ định của mình. Công vịcc đích thực của nhà triết học cũng không khác gì công việc đó.” (Ph.Bêcơn)

“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” (Ph.Bêcơn)

“Hãy đưa cho tôi vật chất và vận động, tôi sẽ xây dựng vũ trụ cho các bạn” (Đềcáctơ)

“Thà đừng mong đi tìm bất cứ một chân lý nào cả còn hơn làm việc đó mà không có phương pháp” (Đềcáctơ)

“Không có chân lý nào được toàn bộ nhân loại thừa nhân” (G.Lốccơ)

“Tất cả tri thức của chúng ta đều căn cứ trên kinh nghiệm, rốt cuộc đề bắt nguồn từ nó” (G.Lốccơ)

“Thượng đế và giới tự nhiên chỉ là một” (Spinôda)

“Tồn tại - có nghĩa là được nhận thức” (Béccơli)

“Triết học bất đầu chính từ sự bùng nổ nỗi lo lắng sống động của các nhân con người” (Béccơli)

“Sự tin tưởng không phải là sự bắt đầu, mà là sự kết thúc của mọi nhận thức” (G.V. Gớt)

“Chúng ta cần phải xem xét trạng thái hiện tồn của vũ trụ như là hậu quả của trạng thái trước đó của nó và như là nguyên nhân của trạng thái tiếp theo” (Laplaxơ)

“Mê tín - kẻ thù khủng khiếp nhất của loài người’’ (Vônte)

“Vật chất và ý niệm cũng là các thuộc tính của vũ trụ” (Vônte)

“Con người sinh ra đã muốn hành động” (Vônte)

“Điều gì mình không muốn cho mình thì chớ áp đặt cho người khác” (Khổng Tử)

“Hãy trở thành nhà triết học, , nhưng phải đắm mình trong triết học và phải là con người” (D.Hium)

“Tự nhiên bao giờ cũng mạnh hơn các nguyên tắc” (D.Hium)

“Tôi càng suy ngẫm nhiều thì có hai điều càng làm cho tâm hồn tôi kinh ngạc và tôn kính hơn cả là: bầu trời ở trên đầu tôi và quy tắc đạo đức ở trong tôi” (I. Cantơ)

“Có thể quy triết học theo nghĩa rộng về các vấn đề sau đây:

1). Tôi có thể biết gì?

2). Tôi cần phải làm gì?

3). Tôi có thể hy vọng vào cái gì?

4). Con người là gì?

(I. Cantơ)

“Tâm hồn có ba năng lực: Năng lực nhận thức, năng lực thụ cảm và năng lực phán đoán” (I.Cantơ)

“Giới tự nhiên là vô cùng tận trong những biểu hiện mới” (I.Cantơ)

“Đạo đức học là triết học thuyết phục” (I.Cantơ)

“Cần học không phải là các tư tưởng mà là học tư duy” (I.Cantơ)

“Làm việc là cách thưởng thức cuộc sống tốt nhất” (I.Cantơ)

“Chân lý là gì? Là sự phù hợp của tư tưởng với khách thể của nó” (G.B.R. Rôbinê)

“Người ta nói rằng chân lý nằm giữa hai ý kiến đối lập. Không bao giờ! Nằm giữa chúng là vấn đề!” (G.V. Gớt)

“Việc lựa chọn hệ thống triết học được quy định bởi điều bản thân bạn bảo vệ con người, vì hệ thống triết học không phải là dụng cụ chết cứng mà có thể gạt bỏ hay cầm lấy theo ý muốn, nó được khích lệ bởi tâm hồn của con người làm chủ nó’ (G.H.Phíchtơ)

“Không phải chúng ta hành động do chúng ta nhận thức, mà chúng ta nhận thức vì chúng ta có nhiệm vụ hành động” (G.H.Phíchtơ)

“Mọi cái hiện thực đều hợp lý, mọi cái hợp lý đều là hiện thực” (G.Hêghen)

"Tôi biết nhiều khoa học tuyệt vời, nhưng tôi không biết khoa học nào tuyệt vời hơn triết học". "Dù có cố gắng suy luận mà không quan tâm đến triết học, các khoa học khác thiếu nó thì vẫn không thể có sự sống, tinh thần, chân lý". (G. Hêghen)

“Cả thời đại lẫn triết học của nó đều mang trong mình cùng một sự vận động” (G.Hêghen)

“Đúng là các phạm trù không có trong cảm giác trực tiếp” (G.Hêghen)

“Con người là một sự vật đa dạng tới mức mà nó có thể rút ra tất cả” (G.Hêghen)

“Mâu thuẫn là cội nguồn của tất cả mọi sức sống” (G.Hêghen)

“Đạo đức phải thể hiện dưới hình thức cái đẹp” (G.Hêghen)

“Nền giáo dục tốt nhất là: biến học trò thành công dân của dân tộc có tổ chức tốt nhất” (G.Hêghen)

“Con người không thể trở thành chủ nhân của giới tự nhiên khi nó chưa trở thành chủ nhân của bản thân mình” (G.Hêghen)

“Triết học là sự tổng kết lịch sử tư duy” (Hêghen)

“Hiện nay chúng ta phải liên tục nhớ rằng con người khác với con vật chính là ở chỗ con người biết biết tư duy” (Hêghen)

“Triết học là thời đại đương thời với nó được nhận thức trong tư duy” (Hêghen)

“Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” (Ph.Ăngghen)

“Con người sáng tạo theo quy luật của cái đẹp” (Các Mác)

“Trong mọi thời đại, tư tưởng của giai cấp thống trị là tư tưởng thống trị” (Các Mác- Ph. Ăngghen)

“Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người” (Các Mác)

“Con người khong những càng cảm thấy, mà lại càng hiểu biết thêo rằng mình với giới tự nhiên chỉ là một” (Ph. Ăngghen)

“Nếu ai làm việc gì đó nhiều nhất cho nhân loại thì hạnh phúc của người đó thuộc về hàng triệu người” (Các Mác)

“Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục” (Các Mác)

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy. Vậy nên các đáng thánh đế, minh vương không ai không lo việc bồi dưỡng nhân tài, tin dùng kẻ sĩ, vun đắp nguyên khí là việc nên làm trước tiên” (Văn bia khoa Nhâm Tuất - 1442 tại Văn Miếu - Hà Nội do Tiến sĩ Thân Nhân Trung soạn)

“Học thức là tài sản lớn nhất của quốc gia” (Bia Văn Miếu - Hà Nội, năm 1466).

“Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước, phải trọng dụng người tài” (Quang Trung và Ngô Thì Nhậm - Chiếu lập học, khoảng năm 1790).

“Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” (Nguyễn Du)