duyanh
05-10-2014, 12:53 PM
Nhiều tờ báo lớn của Pháp số ra ngày 8 và 9/5 đã có các bài viết và bình luận tố cáo thái độ hiếu chiến của Trung Quốc trong vụ đưa giàn khoan dầu khổng lồ vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/10/6536daab2c2e7b.img.jpg
Bà Catherine Ashton, Đại diện cấp cao EU về Ngoại giao và Chính sách An ninh, nói rằng hành động đơn phương của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến bầu không khí an ninh trong khu vực
Le Monde, nhật báo lớn nhất của Pháp, trong số ra ngày 8/5, đã có tới hai bài viết phản ánh tình hình xung đột tại Biển Đông. Trong bài “Xung đột giữa Hà Nội và Bắc Kinh ở các đảo nhỏ tranh chấp tại Biển Đông”, phóng viên thường trú của Le Monde tại Đông Nam Á, Bruno Philip, nhận định: việc tàu Trung Quốc tấn công tàu Cảnh sát biển của Việt Nam ra bảo vệ chủ quyền khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, một lần nữa làm tăng thêm căng thẳng tại khu vực bất ổn nơi mà thái độ hung hăng của Trung Quốc làm các nước khu vực lo ngại. Bài báo trước tiên thuật lại nội dung cuộc họp báo quốc tế được Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức ngày 7/5, rồi sau đó nhắc lại chuyện Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Trong khi đó, nhật báo kinh tế Les Echos có bài viết “Căng thẳng cực độ tại châu Á” của chuyên gia Nouriel Roubini. Mở đầu bài viết, tác giả đưa ra ngay một nhận định rằng nguy cơ bất ổn về địa chính trị trong thời đại của chúng ta hoàn toàn không nằm ở cuộc xung đột Israel và Iran, cũng không phải ở những hỗn loạn đã trở thành kinh niên trong vùng Trung Đông-Bắc Phi và cũng chẳng phải ở mối nguy cơ ở cuộc chiến tranh lạnh lần hai giữa Nga với phương Tây trong vấn đề Ukraina. Theo Nouriel Roubini, thách thức chính của thế giới nằm ở chỗ đề phòng được sự lớn mạnh thành siêu cường của Trung Quốc hiện nay. Theo tác giả, các tranh chấp giữa Trung Quốc và nhiều nước láng giềng xung quanh vấn đề chủ quyền biển đảo chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Nhìn lại lịch sử, mỗi khi có một cường quốc mới nổi lên đối mặt với cường quốc đã có thế lực, tiếp sau đó thường có xung đột quân sự. Chính sự bất lực của các quốc gia trong việc đối phó với sức lớn mạnh của nước Đức đã dẫn đến 2 cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20. Hay chính sự đối đầu giữa Nhật và Mỹ trong vùng Thái Bình Dương cũng là một nguyên nhân khiến cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 lan ra khắp châu Á. Theo cách nhìn của chuyên gia Nouriel Roubini, “giờ đây đang có nhiều dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa các cường quốc châu Á đang trầm trọng”. Cùng lúc đó, châu lục này đã và đang xuất hiện những lãnh đạo có đầu óc dân tộc chủ nghĩa cao hơn với những người tiền nhiệm của họ. Đó là những người như Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật, Chủ tịch Tập Cận Bình ở Trung Quốc hay Tổng thống Park Geun-Hye của Hàn Quốc... Tất cả các lãnh đạo đó giờ đang phải đối mặt với thách thức lớn cần cấp thiết cải cách kinh tế để có thể đối mặt được với xu hướng kinh tế toàn cầu hóa đang làm đảo lộn tất cả các mô hình cũ. Nếu những lãnh đạo đó thất bại trên mặt trận kinh tế, có thể họ buộc phải đổ lỗi cho những kẻ thù nào đó ở bên ngoài. Còn tờ Le Figaro ra ngày 9/5 có bài viết: “Biển Đông dậy sóng sau hàng loạt vụ đụng độ giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam”. Tác giả miêu tả thái độ hung hăng của Trung Quốc khi cho tàu đâm thẳng vào tàu của Việt Nam mặc dù Trung Quốc đang vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Bài báo cho rằng hành động Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào sâu trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế về luật biển, có nguy cơ tạo ra mất an ninh và hòa bình khu vực. Le Figaro nhận định việc làm của Bắc Kinh đang tạo ra tiền lệ xấu tại Biển Đông và đang làm uy tín của trung Quốc bị tổn hại nghiêm trọng trong vụ này. Trong khi đó, hãng thông tấn Pháp AFP ngày hôm qua dẫn lời của Đại diện cấp cao EU về Ngoại giao và Chính sách An ninh cho biết EU lo ngại về sự cố gần đây trong quan hệ Việt - Trung liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 ở Biển Đông. Trong một tuyên bố, người phát ngôn của bà Catherine Ashton nêu rõ rằng hành động đơn phương có thể ảnh hưởng đến bầu không khí an ninh trong khu vực, như vụ đụng độ của tàu Trung Quốc và Việt Nam. Bà Ashton kêu gọi tất cả các bên liên quan tìm một giải pháp hòa bình và đàm phán phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm bảo đảm an toàn và tự do hàng hải.
theo petrotimes
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/10/6536daab2c2e7b.img.jpg
Bà Catherine Ashton, Đại diện cấp cao EU về Ngoại giao và Chính sách An ninh, nói rằng hành động đơn phương của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến bầu không khí an ninh trong khu vực
Le Monde, nhật báo lớn nhất của Pháp, trong số ra ngày 8/5, đã có tới hai bài viết phản ánh tình hình xung đột tại Biển Đông. Trong bài “Xung đột giữa Hà Nội và Bắc Kinh ở các đảo nhỏ tranh chấp tại Biển Đông”, phóng viên thường trú của Le Monde tại Đông Nam Á, Bruno Philip, nhận định: việc tàu Trung Quốc tấn công tàu Cảnh sát biển của Việt Nam ra bảo vệ chủ quyền khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, một lần nữa làm tăng thêm căng thẳng tại khu vực bất ổn nơi mà thái độ hung hăng của Trung Quốc làm các nước khu vực lo ngại. Bài báo trước tiên thuật lại nội dung cuộc họp báo quốc tế được Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức ngày 7/5, rồi sau đó nhắc lại chuyện Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Trong khi đó, nhật báo kinh tế Les Echos có bài viết “Căng thẳng cực độ tại châu Á” của chuyên gia Nouriel Roubini. Mở đầu bài viết, tác giả đưa ra ngay một nhận định rằng nguy cơ bất ổn về địa chính trị trong thời đại của chúng ta hoàn toàn không nằm ở cuộc xung đột Israel và Iran, cũng không phải ở những hỗn loạn đã trở thành kinh niên trong vùng Trung Đông-Bắc Phi và cũng chẳng phải ở mối nguy cơ ở cuộc chiến tranh lạnh lần hai giữa Nga với phương Tây trong vấn đề Ukraina. Theo Nouriel Roubini, thách thức chính của thế giới nằm ở chỗ đề phòng được sự lớn mạnh thành siêu cường của Trung Quốc hiện nay. Theo tác giả, các tranh chấp giữa Trung Quốc và nhiều nước láng giềng xung quanh vấn đề chủ quyền biển đảo chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Nhìn lại lịch sử, mỗi khi có một cường quốc mới nổi lên đối mặt với cường quốc đã có thế lực, tiếp sau đó thường có xung đột quân sự. Chính sự bất lực của các quốc gia trong việc đối phó với sức lớn mạnh của nước Đức đã dẫn đến 2 cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20. Hay chính sự đối đầu giữa Nhật và Mỹ trong vùng Thái Bình Dương cũng là một nguyên nhân khiến cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 lan ra khắp châu Á. Theo cách nhìn của chuyên gia Nouriel Roubini, “giờ đây đang có nhiều dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa các cường quốc châu Á đang trầm trọng”. Cùng lúc đó, châu lục này đã và đang xuất hiện những lãnh đạo có đầu óc dân tộc chủ nghĩa cao hơn với những người tiền nhiệm của họ. Đó là những người như Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật, Chủ tịch Tập Cận Bình ở Trung Quốc hay Tổng thống Park Geun-Hye của Hàn Quốc... Tất cả các lãnh đạo đó giờ đang phải đối mặt với thách thức lớn cần cấp thiết cải cách kinh tế để có thể đối mặt được với xu hướng kinh tế toàn cầu hóa đang làm đảo lộn tất cả các mô hình cũ. Nếu những lãnh đạo đó thất bại trên mặt trận kinh tế, có thể họ buộc phải đổ lỗi cho những kẻ thù nào đó ở bên ngoài. Còn tờ Le Figaro ra ngày 9/5 có bài viết: “Biển Đông dậy sóng sau hàng loạt vụ đụng độ giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam”. Tác giả miêu tả thái độ hung hăng của Trung Quốc khi cho tàu đâm thẳng vào tàu của Việt Nam mặc dù Trung Quốc đang vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Bài báo cho rằng hành động Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào sâu trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế về luật biển, có nguy cơ tạo ra mất an ninh và hòa bình khu vực. Le Figaro nhận định việc làm của Bắc Kinh đang tạo ra tiền lệ xấu tại Biển Đông và đang làm uy tín của trung Quốc bị tổn hại nghiêm trọng trong vụ này. Trong khi đó, hãng thông tấn Pháp AFP ngày hôm qua dẫn lời của Đại diện cấp cao EU về Ngoại giao và Chính sách An ninh cho biết EU lo ngại về sự cố gần đây trong quan hệ Việt - Trung liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 ở Biển Đông. Trong một tuyên bố, người phát ngôn của bà Catherine Ashton nêu rõ rằng hành động đơn phương có thể ảnh hưởng đến bầu không khí an ninh trong khu vực, như vụ đụng độ của tàu Trung Quốc và Việt Nam. Bà Ashton kêu gọi tất cả các bên liên quan tìm một giải pháp hòa bình và đàm phán phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm bảo đảm an toàn và tự do hàng hải.
theo petrotimes