khieman
05-08-2014, 11:16 PM
.
“Sự trăn trở của một kẻ lười biếng”
khiến ta phải trăn trở
Clip “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” đã gây chấn động trong cộng đồng mạng. Một học sinh lớp 12 tự cho mình trăn trở với nền giáo dục của đất nước và nói lên sự trăn trở đó suốt một giờ đồng hồ.
Người viết bài này đã nghe đi nghe lại nhiều lần những đoạn em nói sâu về các căn bệnh của giáo dục Việt Nam. Những điều em nói, xét cho cùng không mới, như bệnh thành tích, học vẹt, dối trá trong thi cử, nhồi sọ, áp đặt một chiều, thủ tiêu tư duy độc lập và năng lực sáng tạo.
Nhưng cái độc đáo của em là ở chỗ, đó là dám nói thẳng và mạnh dạn đưa ra giải pháp như hãy bỏ ngay kỳ thi tốt nghiệp THPT, hãy cho học sinh học tới lớp 9 là đủ, sau đó đi học nghề để chuyên sâu về thực hành. Đặc biệt hơn, độc đáo hơn, đó là những suy tư, thao thức đó lại là của một cậu học trò lớp 12.
Em nói:
“Đánh giá nhau không quan trọng là anh biết được bao nhiêu, mà là anh làm được bao nhiêu với những gì anh biết? Học về thuyết lượng tử ánh sáng mà không lắp được bóng đèn thì học làm gì? Học về phương pháp lai phân tích, quy luật di truyền mà trồng một cái cây không lớn nổi thì học làm gì”. Em muốn những người đi học đừng tự hào những gì mình biết, mà hãy tự hào những gì mình làm được.
“Kiến thức SGK toàn lý thuyết, thiếu thực tiễn, nhiều chỗ mang tính chất hàn lâm mà đâu phải ai cũng đầy đủ năng lực và niềm yêu thích. Quỹ thời gian thì không đủ, nhiều bạn trẻ thức thâu đêm học bài, như thế chỉ tổn thọ chứ chẳng được cái lợi lộc gì”.
“Cả nhân loại vẫn còn bước đi trên con đường tìm kiếm chân lý. Những định luật vững chãi nhất trong giờ phút này cũng được bổ sung và hạ bệ trong nay mai. Chúng ta dựng lên những tượng đài để rồi nó chắn lối trong quá trình phát triển tư duy”.
Đạo đức là điều em cho rằng phải đặt cao hơn việc truyền đạt tri thức. Nếu tri thức là một cỗ xe thì đạo đức là vôlăng, nếu tri thức là chiến mã thì đạo đức là dây cương. Với đạo đức, tri thức sẽ hướng thiện.
Về vai trò của giáo viên, em phân tích:
“Vậy trách nhiệm cao cả của giáo viên là tìm ra con đường dẫn đến trái tim của học sinh, khơi gợi tình thương yêu giữa con người với con người, với con người và vạn vật và thực sự có nhiều hơn một con đường như thế. Các môn văn học, xã hội khác cũng là để nuôi dưỡng tâm hồn. Nhưng chúng ta không làm được, học chỉ là miễn cưỡng, học thuộc lòng cả tiểu sử, cả một bài dài. Các giá trị nhân văn rất khó đi vào lòng người khi chỉ nói suông, tự ca như những con vẹt”.
Cuối cùng, em kêu gọi những người nắm trong tay quyền hành hãy thay đổi ngay từ bây giờ.
“Hãy gạt bỏ tự ái, hãy nâng cao tự trọng mà làm… Dân tộc nào có nhà trường tốt nhất, dân tộc đó đứng trên những dân tộc khác”.
Điều em tỏ ra trăn trở nhất là sự tự do, độc lập của một cá nhân:
“ Chúng ta không phải là loài ký sinh, chúng ta là những con người độc lập… Tự do là khi tâm hồn được giải thoát. Chỉ có sự giải thoát cho bản thân mới giải thoát cho tất cả. Tất cả vì một nền giáo dục khai phóng”.
Một số quan điểm trong bài thuyết trình rất hùng biện của em sẽ còn phải tranh luận, tất nhiên là thế. Nhưng chưa bàn đến tranh luận đúng-sai, bỏ qua tài năng hùng biện hiếm có của em, hãy nghe kỹ nội dung bài nói của em sẽ thấy rất nhiều người trong chúng ta thua xa một em học sinh.
Người lớn chúng ta, phụ huynh, trí thức, thậm chí là đội ngũ giáo viên, cao hơn nữa là các nhà quản lý giáo dục, có được mấy ai thao thức với nền giáo dục đất nước như em. Không phải thao thức bằng sự kêu ca, than vãn hay mắng chửi, mà nghiên cứu sâu sắc, có hệ thống và phản biện, đưa ra các giải pháp cũng có hệ thống. Những điều em nói trong hơn một giờ cho thấy em đã suy nghĩ và nghiên cứu rất kỹ lưỡng, không phải bằng lý trí mà bằng cả trái tim.
Xem clip được đăng tải trên YouTube tại đây (http://www.youtube.com/watch?v=zgmB-gnst5g&feature=youtu.be).
Theo Lao Động
Nguồn: Dân Trí
“Sự trăn trở của một kẻ lười biếng”
khiến ta phải trăn trở
Clip “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” đã gây chấn động trong cộng đồng mạng. Một học sinh lớp 12 tự cho mình trăn trở với nền giáo dục của đất nước và nói lên sự trăn trở đó suốt một giờ đồng hồ.
Người viết bài này đã nghe đi nghe lại nhiều lần những đoạn em nói sâu về các căn bệnh của giáo dục Việt Nam. Những điều em nói, xét cho cùng không mới, như bệnh thành tích, học vẹt, dối trá trong thi cử, nhồi sọ, áp đặt một chiều, thủ tiêu tư duy độc lập và năng lực sáng tạo.
Nhưng cái độc đáo của em là ở chỗ, đó là dám nói thẳng và mạnh dạn đưa ra giải pháp như hãy bỏ ngay kỳ thi tốt nghiệp THPT, hãy cho học sinh học tới lớp 9 là đủ, sau đó đi học nghề để chuyên sâu về thực hành. Đặc biệt hơn, độc đáo hơn, đó là những suy tư, thao thức đó lại là của một cậu học trò lớp 12.
Em nói:
“Đánh giá nhau không quan trọng là anh biết được bao nhiêu, mà là anh làm được bao nhiêu với những gì anh biết? Học về thuyết lượng tử ánh sáng mà không lắp được bóng đèn thì học làm gì? Học về phương pháp lai phân tích, quy luật di truyền mà trồng một cái cây không lớn nổi thì học làm gì”. Em muốn những người đi học đừng tự hào những gì mình biết, mà hãy tự hào những gì mình làm được.
“Kiến thức SGK toàn lý thuyết, thiếu thực tiễn, nhiều chỗ mang tính chất hàn lâm mà đâu phải ai cũng đầy đủ năng lực và niềm yêu thích. Quỹ thời gian thì không đủ, nhiều bạn trẻ thức thâu đêm học bài, như thế chỉ tổn thọ chứ chẳng được cái lợi lộc gì”.
“Cả nhân loại vẫn còn bước đi trên con đường tìm kiếm chân lý. Những định luật vững chãi nhất trong giờ phút này cũng được bổ sung và hạ bệ trong nay mai. Chúng ta dựng lên những tượng đài để rồi nó chắn lối trong quá trình phát triển tư duy”.
Đạo đức là điều em cho rằng phải đặt cao hơn việc truyền đạt tri thức. Nếu tri thức là một cỗ xe thì đạo đức là vôlăng, nếu tri thức là chiến mã thì đạo đức là dây cương. Với đạo đức, tri thức sẽ hướng thiện.
Về vai trò của giáo viên, em phân tích:
“Vậy trách nhiệm cao cả của giáo viên là tìm ra con đường dẫn đến trái tim của học sinh, khơi gợi tình thương yêu giữa con người với con người, với con người và vạn vật và thực sự có nhiều hơn một con đường như thế. Các môn văn học, xã hội khác cũng là để nuôi dưỡng tâm hồn. Nhưng chúng ta không làm được, học chỉ là miễn cưỡng, học thuộc lòng cả tiểu sử, cả một bài dài. Các giá trị nhân văn rất khó đi vào lòng người khi chỉ nói suông, tự ca như những con vẹt”.
Cuối cùng, em kêu gọi những người nắm trong tay quyền hành hãy thay đổi ngay từ bây giờ.
“Hãy gạt bỏ tự ái, hãy nâng cao tự trọng mà làm… Dân tộc nào có nhà trường tốt nhất, dân tộc đó đứng trên những dân tộc khác”.
Điều em tỏ ra trăn trở nhất là sự tự do, độc lập của một cá nhân:
“ Chúng ta không phải là loài ký sinh, chúng ta là những con người độc lập… Tự do là khi tâm hồn được giải thoát. Chỉ có sự giải thoát cho bản thân mới giải thoát cho tất cả. Tất cả vì một nền giáo dục khai phóng”.
Một số quan điểm trong bài thuyết trình rất hùng biện của em sẽ còn phải tranh luận, tất nhiên là thế. Nhưng chưa bàn đến tranh luận đúng-sai, bỏ qua tài năng hùng biện hiếm có của em, hãy nghe kỹ nội dung bài nói của em sẽ thấy rất nhiều người trong chúng ta thua xa một em học sinh.
Người lớn chúng ta, phụ huynh, trí thức, thậm chí là đội ngũ giáo viên, cao hơn nữa là các nhà quản lý giáo dục, có được mấy ai thao thức với nền giáo dục đất nước như em. Không phải thao thức bằng sự kêu ca, than vãn hay mắng chửi, mà nghiên cứu sâu sắc, có hệ thống và phản biện, đưa ra các giải pháp cũng có hệ thống. Những điều em nói trong hơn một giờ cho thấy em đã suy nghĩ và nghiên cứu rất kỹ lưỡng, không phải bằng lý trí mà bằng cả trái tim.
Xem clip được đăng tải trên YouTube tại đây (http://www.youtube.com/watch?v=zgmB-gnst5g&feature=youtu.be).
Theo Lao Động
Nguồn: Dân Trí