duyanh
05-06-2014, 12:03 PM
Ngoại trưởng Đức hôm 5/5 đã kêu gọi tổ chức Hội nghị quốc tế thứ hai về Ukraine nhằm chấm dứt khủng hoảng tại nước này.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/06/653688cea91781.img.jpg
Tình trạng căng thẳng tại thành phố Odessa có nguy cơ leo thang (Ảnh: EPA) Ngày 5/5 là một trong những ngày đẫm máu nhất trong cuộc khủng hoảng Ukraine khi có thêm hàng chục người thương vong tại các thành phố Slavyansk và Kramatorsk ở miền Đông. Cùng với đó, tình trạng căng thẳng tại thành phố Odessa có nguy cơ leo thang khi Chính quyền Kiev điều thêm quân đến thành phố miền Nam này.
Ngày 5/5, Chính quyền Ukraine đã gửi một đơn vị Vệ binh quốc gia tinh nhuệ nhất tới Odessa để tái kiểm soát và ổn định thành phố cảng chiến lược này. Trong một tuyên bố Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov cho biết, một đơn vị đặc biệt đã được thành lập nhằm kiểm soát thành phố cảng Odessa sau thất bại của lực lượng cảnh sát địa phương khiến hơn 40 người thiệt mạng trong cuộc xung đột hồi tuần trước. Theo ông Avakov, lực lượng đặc nhiệm mới này được gửi đến Odessa sau lời thỉnh cầu từ “các nhà hoạt động dân sự”.
Trong khi đó, binh lính Kiev hôm 5/5 đã có cuộc đụng độ ác liệt với lực lượng phòng vệ ở thành phố Slavyansk - điểm nóng nhất ở miền Đông Ukraine hiện giờ. Cuộc đụng độ này đã gây ra nhiều thương vong. Một người phát ngôn của lực lượng phòng vệ Slavyansk cho biết, khoảng 20 thành viên của họ đã thiệt mạng trong trận đụng độ mới nhất. Hai trong số này đã bị trúng đạn và chết trong khi đang được điều trị tại bệnh viện. Về phía quân Kiev, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Avakov thông báo, 4 trong số các binh lính của họ thiệt mạng và khoảng 30 người khác bị thương trong cuộc tấn công diễn ra trong hôm 5/5. Ông Avakov nói: “Đơn vị chống khủng bố của chúng tôi đã bị một nhóm khủng bố phục kích. Nhóm này sử dụng vũ khí hạng nặng gồm súng máy, súng phòng không và các loại vũ khí khác”.
Tuy nhiên, Bộ Nội vụ Ukraine cho biết, quân Chính phủ đã tái chiếm được đài truyền hình Slavyansk. Trước tình hình chiến sự ngày càng leo thang ở miền Đông Ukraine, Nga đã lên tiếng kêu gọi Chính phủ lâm thời ở Kiev hãy tham gia đối thoại trực tiếp với lực lượng biểu tình. Nga khẳng đinh đây là giải pháp duy nhất lúc này để ngăn chặn bạo lực. Nga cũng kêu gọi các nước phương Tây hậu thuẫn cho Kiev hãy gây áp lực lên Chính quyền lâm thời để họ ngồi vào bàn đàm phán. Ngoại trưởng Nga Lavrov nói: "Nga tin rằng một cuộc đối thoại như vậy giữa chính quyền Kiev và những người biểu tình ở khu vực khác của đất nước là cần thiết. Chúng tôi hy vọng rằng những đồng nghiệp phương Tây - những người vẫn còn đang nghi ngờ về điều này sẽ chấp nhận và không ngăn cản Ukraine”. Ngoại trưởng Đức Frank Walter Steinmeier hôm 5/5 đã kêu gọi tổ chức Hội nghị quốc tế thứ hai về Ukraine nhằm chấm dứt khủng hoảng chính trị ở quốc gia Đông Âu này. Ông Steinmeier cho biết đã điện đàm với Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh Catherine Ashton, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và đại diện Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) để vận động tổ chức cuộc gặp thứ hai ở thành phố Geneva của Thụy Sỹ. Mục đích của cuộc gặp thứ hai nhằm đưa ra những thỏa thuận rõ ràng về cách thức chấm dứt xung đột ở Ukraine và từng bước tiến tới giải pháp chính trị cho vấn đề này. Trong phản ứng mới nhất, Chủ tịch Tổ chức hợp tác và an ninh châu Âu (OSCE), đồng thời cũng là Tổng thống Thụy Sĩ Didier Burkhalter cho biết sẽ tới Nga vào ngày mai (7/5) để đáp lại những lời kêu gọi tổ chức này đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Kiev và lực lượng ly khai ở phía Đông Ukraine. Hội đồng Xã hội dân sự và Nhân quyền cho Tổng thống Nga hôm 5/5 cũng ra thông báo cho biết, cơ quan này sẵn sàng trở thành đối tác của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), tổ chức các cuộc hội đàm giữa các bên có liên quan. Cùng ngày, Ukraine cho biết, nước này ủng hộ sáng kiến của Đức về việc tổ chức vòng đàm phán ngoại giao thứ 2 tại Geneva nhằm chấm dứt bạo lực tại Ukraine. Phát biểu tại một cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Eugene Perebiynis nói: “Chúng tôi tin rằng cuộc họp mới phải được tổ chức theo dạng tương tự như cuộc họp ở Geneva lần trước. Điều quan trọng là tất cả các bên phải thực hiện những điều dự kiến đạt được tại cuộc họp sắp tới. Hơn nữa, theo ý kiến của chúng tôi, tại cuộc họp này, các bên cần tập trung vào các vấn đề sẽ góp phần làm giảm căng thẳng tại Ukraine". Hiện các bên vẫn đang cáo buộc lẫn nhau đã phá vỡ tuyên bố chung Geneva được 4 bên (Nga, Ukraine, Mỹ và Liên minh châu Âu) ký ngày 17/4
theo vovnews
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/05/06/653688cea91781.img.jpg
Tình trạng căng thẳng tại thành phố Odessa có nguy cơ leo thang (Ảnh: EPA) Ngày 5/5 là một trong những ngày đẫm máu nhất trong cuộc khủng hoảng Ukraine khi có thêm hàng chục người thương vong tại các thành phố Slavyansk và Kramatorsk ở miền Đông. Cùng với đó, tình trạng căng thẳng tại thành phố Odessa có nguy cơ leo thang khi Chính quyền Kiev điều thêm quân đến thành phố miền Nam này.
Ngày 5/5, Chính quyền Ukraine đã gửi một đơn vị Vệ binh quốc gia tinh nhuệ nhất tới Odessa để tái kiểm soát và ổn định thành phố cảng chiến lược này. Trong một tuyên bố Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov cho biết, một đơn vị đặc biệt đã được thành lập nhằm kiểm soát thành phố cảng Odessa sau thất bại của lực lượng cảnh sát địa phương khiến hơn 40 người thiệt mạng trong cuộc xung đột hồi tuần trước. Theo ông Avakov, lực lượng đặc nhiệm mới này được gửi đến Odessa sau lời thỉnh cầu từ “các nhà hoạt động dân sự”.
Trong khi đó, binh lính Kiev hôm 5/5 đã có cuộc đụng độ ác liệt với lực lượng phòng vệ ở thành phố Slavyansk - điểm nóng nhất ở miền Đông Ukraine hiện giờ. Cuộc đụng độ này đã gây ra nhiều thương vong. Một người phát ngôn của lực lượng phòng vệ Slavyansk cho biết, khoảng 20 thành viên của họ đã thiệt mạng trong trận đụng độ mới nhất. Hai trong số này đã bị trúng đạn và chết trong khi đang được điều trị tại bệnh viện. Về phía quân Kiev, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Avakov thông báo, 4 trong số các binh lính của họ thiệt mạng và khoảng 30 người khác bị thương trong cuộc tấn công diễn ra trong hôm 5/5. Ông Avakov nói: “Đơn vị chống khủng bố của chúng tôi đã bị một nhóm khủng bố phục kích. Nhóm này sử dụng vũ khí hạng nặng gồm súng máy, súng phòng không và các loại vũ khí khác”.
Tuy nhiên, Bộ Nội vụ Ukraine cho biết, quân Chính phủ đã tái chiếm được đài truyền hình Slavyansk. Trước tình hình chiến sự ngày càng leo thang ở miền Đông Ukraine, Nga đã lên tiếng kêu gọi Chính phủ lâm thời ở Kiev hãy tham gia đối thoại trực tiếp với lực lượng biểu tình. Nga khẳng đinh đây là giải pháp duy nhất lúc này để ngăn chặn bạo lực. Nga cũng kêu gọi các nước phương Tây hậu thuẫn cho Kiev hãy gây áp lực lên Chính quyền lâm thời để họ ngồi vào bàn đàm phán. Ngoại trưởng Nga Lavrov nói: "Nga tin rằng một cuộc đối thoại như vậy giữa chính quyền Kiev và những người biểu tình ở khu vực khác của đất nước là cần thiết. Chúng tôi hy vọng rằng những đồng nghiệp phương Tây - những người vẫn còn đang nghi ngờ về điều này sẽ chấp nhận và không ngăn cản Ukraine”. Ngoại trưởng Đức Frank Walter Steinmeier hôm 5/5 đã kêu gọi tổ chức Hội nghị quốc tế thứ hai về Ukraine nhằm chấm dứt khủng hoảng chính trị ở quốc gia Đông Âu này. Ông Steinmeier cho biết đã điện đàm với Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh Catherine Ashton, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và đại diện Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) để vận động tổ chức cuộc gặp thứ hai ở thành phố Geneva của Thụy Sỹ. Mục đích của cuộc gặp thứ hai nhằm đưa ra những thỏa thuận rõ ràng về cách thức chấm dứt xung đột ở Ukraine và từng bước tiến tới giải pháp chính trị cho vấn đề này. Trong phản ứng mới nhất, Chủ tịch Tổ chức hợp tác và an ninh châu Âu (OSCE), đồng thời cũng là Tổng thống Thụy Sĩ Didier Burkhalter cho biết sẽ tới Nga vào ngày mai (7/5) để đáp lại những lời kêu gọi tổ chức này đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Kiev và lực lượng ly khai ở phía Đông Ukraine. Hội đồng Xã hội dân sự và Nhân quyền cho Tổng thống Nga hôm 5/5 cũng ra thông báo cho biết, cơ quan này sẵn sàng trở thành đối tác của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), tổ chức các cuộc hội đàm giữa các bên có liên quan. Cùng ngày, Ukraine cho biết, nước này ủng hộ sáng kiến của Đức về việc tổ chức vòng đàm phán ngoại giao thứ 2 tại Geneva nhằm chấm dứt bạo lực tại Ukraine. Phát biểu tại một cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Eugene Perebiynis nói: “Chúng tôi tin rằng cuộc họp mới phải được tổ chức theo dạng tương tự như cuộc họp ở Geneva lần trước. Điều quan trọng là tất cả các bên phải thực hiện những điều dự kiến đạt được tại cuộc họp sắp tới. Hơn nữa, theo ý kiến của chúng tôi, tại cuộc họp này, các bên cần tập trung vào các vấn đề sẽ góp phần làm giảm căng thẳng tại Ukraine". Hiện các bên vẫn đang cáo buộc lẫn nhau đã phá vỡ tuyên bố chung Geneva được 4 bên (Nga, Ukraine, Mỹ và Liên minh châu Âu) ký ngày 17/4
theo vovnews