duyanh
04-13-2014, 01:00 PM
Hai nam thanh niên chống chính phủ Ai Cập cáo buộc: cảnh sát hiếp dâm họ khi giam giữ họ, điều mà các tổ chức biểu tình nghi là dấu hiệu của một chiến lược mở rộng để đàn áp người biểu tình.
Omar el-Shouekh 19 tuổi tố cáo với báo Observer (Anh) ngày 13.4, rằng cảnh sát mặc thường phục ở một đồn phía đông thủ đô Cairo đã tấn công tình dục với anh vào ngày 24.3, chỉ vài phút sau khi anh bị bắt trong một cuộc biểu tình phản đối của giới sinh viên.
Trong cuộc phỏng vấn lén mà gia đình Shouek dàn xếp với cảnh sát, Shouek tố cáo rằng anh hiếp dâm liên tục, sau đó bị tra tấn bằng cách đánh đập, hoặc bị dí điện vào cánh tay, ngón tay, bụng và bộ phận sinh dục của anh. Một người đi thăm anh trước đó cho biết tình hình sức khỏe của Shouek ngày càng tệ.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1397393982_0413_Rome.jpg
Người ủng hộ Morsi bị bắt khi tham gia biểu tình
Fadi Samir cũng cho biết là nạn nhân của hành vi tấn công tình dục tương tự, tại một đồn cảnh sát ngày 8.1.2014, sau khi anh bị bắt tại một cuộc biểu tình ở trung tâm Cairo. Và trong 42 ngày bị tạm giữ, Samir thường bị ăn đòn. Lần nọ, trong lúc anh đang đi tiểu, một cảnh sát đã dùng tay bóp dương vật của anh.
Samir đã nhiều lần bị bịt mắt, bị đánh vào cổ và lưng, bị một sĩ quan cảnh sát hỏi mãi về quan điểm chính trị của anh: “Ông ta hỏi tôi nhiều câu nhưng không ưa câu trả lời của tôi. Thế nên ông ta sai một cảnh sát dưới quyền chọc ngón tay giữa của anh ta vào hậu môn của tôi.Người cảnh sát đó đã làm theo, hai lần”.
Như bao người bị bắt giam khác, Samir tố cáo rằng các công tố viên lấy lời khai của anh ngay tại trụ sở cảnh sát, tức không thực hiện quy định phải giữ khoảng cách quyền lực hợp lý giữa hệ thống tư pháp với cảnh sát Ai Cập.
Khi được mời bình luận về những cáo buộc cảnh sát hiếp dâm tù phạm, người phát ngôn của Bộ Nội vụ Ai Cập (cơ quan chủ quản của cảnh sát) nói các nạn nhân giả định bị tra tấn nên kiện cáo chính thức với công tố viên trưởng hoặc bộ phận nhân quyền của Bộ này. Nhưng Shouekh nói anh từng tố cáo với công tố viên nhưng đã bị người đó phớt lờ
Shouekh là thủ lĩnh một nhóm sinh viên biểu tình, làm xáo trộn hoạt động của môi trường đại học trong niên khóa này. Anh xuất thân từ một gia đình ủng hộ tổ chức Anh em Hồi giáo từng ủng hộ Tổng thống Mohammed Morsi, người bị lật đổ hồi tháng 7.2013, Ngược lại, Samir là tín đồ đạo Thiên Chúa, từng mừng việc Morsi bị lật đổ, nhưng rồi anh cùng những nhà hoạt động thế tục quay ra phản đối những người kế nhiệm Morsi đã tỏ thái độ độc tài.
Dù bị ngược đãi giống nhau, Samir và Shouek đều có nguồn gốc khác nhau và điều đó chứng tỏ sự bất mãn đối với chính phủ Ai Cập ngày càng lớn. Theo số liệu chính phủ, ít nhất 16.000 người chống đối đã bị bắt từ khi có cuộc trấn áp phe đối lập từ tháng 7.2013. Đa số người chống đối theo đạo Hồi, nhưng càng ngày càng có nhiều những người thế tục tham gia.
Một số người chống đối đã được thả, nhưng vẫn còn hàng ngàn người bị bắt, và nhiều người tố cáo các thẩm phán cứ 45 ngày lại gia hạn thời hạn tạm giam mà không có bằng chứng buộc tội nào. Cũng có vô số cáo buộc cảnh sát tra tấn họ dã man.
Trong các cuộc phỏng vấn, mẹ của Shouek đồng ý công khai tên tuổi của anh nhằm gây sự chú ý về tình trạng bị ngược đãi của con bà. Samir cũng chấp nhận công khai tên tuổi để tố giác sự tàn bạo của cảnh sát. Người chống đối nói rất hiếm có người bị giam dám công bố những trải nghiệm kinh hoàng mà họ đã phải trải qua, các tố cáo tương tự thường chỉ là kể riêng với nhau.
Mohamed Lotfy, đồng sáng lập viên tổ chức nhân quyền độc lập Ủy ban Ai Cập vì quyền và tự do, nói: ngày càng có nhiều tù phạm phàn nàn họ bị sàm sở hoặc bị tấn công tình dục, và xem ra đây là chiến thuật được dùng để làm nhục người bị bắt, khiến họ cảm thấy họ hèn yếu và phải chịu sự kiểm soát của cảnh sát”.
Lofty nói tiếp: “Các vụ này minh họa cảnh sát lạm quyền, cảm thấy họ đứng trên pháp luật nên họ không thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật. Cảnh sát quá tự tin rằng họ có thể phá mọi luật định và cả những hành vi mà xã hội Ai Cập kiêng kỵ, chỉ để nhằm hạ phẩm cách người bị bắt cho bằng được”.
Vấn đề là có rất nhiều người trong xã hội Ai Cập ủng hộ việc cảnh sát mạnh tay. Họ phát chán 3 năm bất ổn chính trị từ sau cuộc cách mạng 2011 và e sợ các hành vi bạo lực, nên nhiều người cho rằng “phải làm thẳng tay mới khôi phục được trật tự trị an.
Sau khi 529 người ủng hộ Morsi bị kết án tử hình trong một phiên tòa xử chớp nhoáng, nhiều người Ai Cập đã hoan nghênh. Rania Badawy khi dẫn chương trình trên kênh truyền hình Tahir đã nói: “Hôm nay chúng ta giành được công lý mà chúng ta muốn. Chúng ta sẽ xây dựng đất nước dù họ có kích động chiến tranh”.
(theo Observer)
Omar el-Shouekh 19 tuổi tố cáo với báo Observer (Anh) ngày 13.4, rằng cảnh sát mặc thường phục ở một đồn phía đông thủ đô Cairo đã tấn công tình dục với anh vào ngày 24.3, chỉ vài phút sau khi anh bị bắt trong một cuộc biểu tình phản đối của giới sinh viên.
Trong cuộc phỏng vấn lén mà gia đình Shouek dàn xếp với cảnh sát, Shouek tố cáo rằng anh hiếp dâm liên tục, sau đó bị tra tấn bằng cách đánh đập, hoặc bị dí điện vào cánh tay, ngón tay, bụng và bộ phận sinh dục của anh. Một người đi thăm anh trước đó cho biết tình hình sức khỏe của Shouek ngày càng tệ.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1397393982_0413_Rome.jpg
Người ủng hộ Morsi bị bắt khi tham gia biểu tình
Fadi Samir cũng cho biết là nạn nhân của hành vi tấn công tình dục tương tự, tại một đồn cảnh sát ngày 8.1.2014, sau khi anh bị bắt tại một cuộc biểu tình ở trung tâm Cairo. Và trong 42 ngày bị tạm giữ, Samir thường bị ăn đòn. Lần nọ, trong lúc anh đang đi tiểu, một cảnh sát đã dùng tay bóp dương vật của anh.
Samir đã nhiều lần bị bịt mắt, bị đánh vào cổ và lưng, bị một sĩ quan cảnh sát hỏi mãi về quan điểm chính trị của anh: “Ông ta hỏi tôi nhiều câu nhưng không ưa câu trả lời của tôi. Thế nên ông ta sai một cảnh sát dưới quyền chọc ngón tay giữa của anh ta vào hậu môn của tôi.Người cảnh sát đó đã làm theo, hai lần”.
Như bao người bị bắt giam khác, Samir tố cáo rằng các công tố viên lấy lời khai của anh ngay tại trụ sở cảnh sát, tức không thực hiện quy định phải giữ khoảng cách quyền lực hợp lý giữa hệ thống tư pháp với cảnh sát Ai Cập.
Khi được mời bình luận về những cáo buộc cảnh sát hiếp dâm tù phạm, người phát ngôn của Bộ Nội vụ Ai Cập (cơ quan chủ quản của cảnh sát) nói các nạn nhân giả định bị tra tấn nên kiện cáo chính thức với công tố viên trưởng hoặc bộ phận nhân quyền của Bộ này. Nhưng Shouekh nói anh từng tố cáo với công tố viên nhưng đã bị người đó phớt lờ
Shouekh là thủ lĩnh một nhóm sinh viên biểu tình, làm xáo trộn hoạt động của môi trường đại học trong niên khóa này. Anh xuất thân từ một gia đình ủng hộ tổ chức Anh em Hồi giáo từng ủng hộ Tổng thống Mohammed Morsi, người bị lật đổ hồi tháng 7.2013, Ngược lại, Samir là tín đồ đạo Thiên Chúa, từng mừng việc Morsi bị lật đổ, nhưng rồi anh cùng những nhà hoạt động thế tục quay ra phản đối những người kế nhiệm Morsi đã tỏ thái độ độc tài.
Dù bị ngược đãi giống nhau, Samir và Shouek đều có nguồn gốc khác nhau và điều đó chứng tỏ sự bất mãn đối với chính phủ Ai Cập ngày càng lớn. Theo số liệu chính phủ, ít nhất 16.000 người chống đối đã bị bắt từ khi có cuộc trấn áp phe đối lập từ tháng 7.2013. Đa số người chống đối theo đạo Hồi, nhưng càng ngày càng có nhiều những người thế tục tham gia.
Một số người chống đối đã được thả, nhưng vẫn còn hàng ngàn người bị bắt, và nhiều người tố cáo các thẩm phán cứ 45 ngày lại gia hạn thời hạn tạm giam mà không có bằng chứng buộc tội nào. Cũng có vô số cáo buộc cảnh sát tra tấn họ dã man.
Trong các cuộc phỏng vấn, mẹ của Shouek đồng ý công khai tên tuổi của anh nhằm gây sự chú ý về tình trạng bị ngược đãi của con bà. Samir cũng chấp nhận công khai tên tuổi để tố giác sự tàn bạo của cảnh sát. Người chống đối nói rất hiếm có người bị giam dám công bố những trải nghiệm kinh hoàng mà họ đã phải trải qua, các tố cáo tương tự thường chỉ là kể riêng với nhau.
Mohamed Lotfy, đồng sáng lập viên tổ chức nhân quyền độc lập Ủy ban Ai Cập vì quyền và tự do, nói: ngày càng có nhiều tù phạm phàn nàn họ bị sàm sở hoặc bị tấn công tình dục, và xem ra đây là chiến thuật được dùng để làm nhục người bị bắt, khiến họ cảm thấy họ hèn yếu và phải chịu sự kiểm soát của cảnh sát”.
Lofty nói tiếp: “Các vụ này minh họa cảnh sát lạm quyền, cảm thấy họ đứng trên pháp luật nên họ không thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật. Cảnh sát quá tự tin rằng họ có thể phá mọi luật định và cả những hành vi mà xã hội Ai Cập kiêng kỵ, chỉ để nhằm hạ phẩm cách người bị bắt cho bằng được”.
Vấn đề là có rất nhiều người trong xã hội Ai Cập ủng hộ việc cảnh sát mạnh tay. Họ phát chán 3 năm bất ổn chính trị từ sau cuộc cách mạng 2011 và e sợ các hành vi bạo lực, nên nhiều người cho rằng “phải làm thẳng tay mới khôi phục được trật tự trị an.
Sau khi 529 người ủng hộ Morsi bị kết án tử hình trong một phiên tòa xử chớp nhoáng, nhiều người Ai Cập đã hoan nghênh. Rania Badawy khi dẫn chương trình trên kênh truyền hình Tahir đã nói: “Hôm nay chúng ta giành được công lý mà chúng ta muốn. Chúng ta sẽ xây dựng đất nước dù họ có kích động chiến tranh”.
(theo Observer)